Th 07
Thành phần sữa mẹ có các chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, các yếu tố vi lượng mà con cần để phát triển khỏe mạnh, với lượng cần thiết cho nhu cầu từng độ tuổi của bé. VI CHẤT TRONG SỮA MẸ GIÚP TRẺ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ MIỄN DỊCH Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất, đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ của trẻ, các thành phần sữa mẹ không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng mà đối với người mẹ, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ mang lại nhiều lợi ích. Sữa mẹ và đặc biệt là sữa non có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu, lượng chất đạm trong sữa non cao gấp 10 lần trong sữa mẹ bình thường. Ngoài ra, trong sữa non có chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin…. Các kháng thể có trong sữa non có khả năng diệt vi khuẩn, virus độc hại và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh. Thành phần sữa mẹ có chứa các chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng mà con cần để phát triển, với lượng cần thiết cho nhu cầu từng độ tuổi của bé. Hàm lượng của sữa mẹ thích ứng một cách chính xác với nhu cầu của bé trong suốt quá trình phát triển. Sữa mẹ chứa một lượng vitamin và khoáng chất khác (bao gồm vitamin E, K, D và vitamin B) và một loạt các hormone, yếu tố tăng trưởng và các chất chống nhiễm trùng. Nồng độ sắt có thể dao động từ 0,2 đến 0,9 mg/L. Khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì… Thành phần sữa mẹ còn có vai trò giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch tự nhiên bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật… Trẻ nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ sẽ kéo dài vượt qua thời kỳ cai sữa. Sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa những bệnh chuyển hóa tim mạch như béo phì, cao huyết áp, lipid máu cao và bệnh tiểu đường loại 2. Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là từ 10-15 ngày sau sinh nên các bác sĩ khuyên mẹ hãy cho bé bú ngay từ khi lọt lòng. CÁC THÀNH PHẦN CHẤT DINH DƯỠNG CHỦ YẾU TRONG SỮA MẸ Chất béo (Lipid) Trong sữa mẹ, thành phần quan trọng chủ yếu nhất là chất béo - cung cấp 50% năng lượng hằng ngày cho trẻ. Triglyceride và các acid béo dài: AA và DHA trong chất béo sẽ giúp trẻ phát triển võng mạc, não bộ, mô thần kinh và hoàn thiện hệ miễn dịch. Còn có một loại acid béo ngắn trong sữa mẹ là HMO, có tính năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột của trẻ, đóng vai trò như một chất xơ (vì trong sữa mẹ không có chất xơ). Vậy nên dù bú mẹ hoàn toàn bé vẫn không bị khó tiêu hóa hay bị tiêu chảy, bé đi nhiều lần 2 ngày hay 1 ngày nhiều lần thì phân vẫn rất mềm, vàng và không bị vón cục. Bên cạnh đó, chất béo còn có công dụng như dung môi để giúp trẻ hấp thụ một số vitamin quan trọng. Chất đạm (Protein) Chất đạm trong sữa mẹ cũng quan trọng không thua kém gì chất béo vì cung cấp amino acid cho trẻ dễ tăng trưởng cơ và xương, tạo kháng thể, tạo các men cần thiết, tạo dung môi cho hormone. Trong chất đạm có WHEY PROTEIN và CASEIN PROTEIN. WHEY PROTEIN: chiếm 60% lượng chất đạm trong sữa với các thành phần a-lactalbumin, lysozyme, lactoferrin, immunoglobulin… Công dụng của WHEY PROTEIN là cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ, đào thải ra ngoài cơ thể các chất dư thừa, cặn bã, chất độc, tế bào lạ. Trong sữa mẹ, WHEY PROTEIN ở dạng lỏng nên trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu dễ dàng qua ruột để hoàn chỉnh niêm mạc ruột, tạo kháng thể. CASEIN PROTEIN: Chiếm 40% chất đạm trong sữa, mang công dụng chính là đạm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ vì dạng kết tủa trong ruột mềm như đậu phụ. Kháng thể trong sữa mẹ Các kháng thể trong sữa mẹ giúp chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài để khỏe mạnh hơn. Có hàng triệu bạch cầu sống và các globulin từ sữa mẹ đi vào cơ thể của trẻ nhỏ qua mỗi cữ bú. Các chất này sẽ bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn tấn công. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh để được bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vi chất dinh dưỡng Có một số lượng lớn sắt, canxi và selen dễ hấp thu trong sữa mẹ giúp trẻ có một bộ xương và răng chắc khỏe, hệ miễn dịch khỏe mạnh và trí não phát triển. Chất bột đường (Carbohydrate) Đường Lactose cũng là thành phần chính trong sữa mẹ, có khả năng cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho trẻ tăng trưởng và phát triển. Hai loại carbohydrate quan trọng và chủ yếu là lactose và oligosaccharide sẽ hỗ trợ sự phát triển của não bộ và tăng cường sự khỏe mạnh của đường ruột, để trẻ tiêu hóa và dễ hấp thu dinh dưỡng hơn. Men và hormone Men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin trong sữa mẹ sẽ tăng sức khỏe đường ruột, cân bằng sinh hóa. Mùi vị của sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi các loại men và hormone này, nếu mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống thì men và hormone này cũng sẽ thay đổi theo nên mẹ hãy giúp trẻ làm quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ dinh dưỡng.
Th 07
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa hấp thụ và có đủ các chất dinh dưỡng giúp đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. SỮA MẸ LÀ NGUỒN CUNG CẤP DINH DƯỠNG TỐT NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH NHẤT Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất và hoàn chỉnh nhất bởi thành phần chất dinh dưỡng trong sữa mẹ là vừa đủ cho nhu cầu khuyến cáo hằng ngày của trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, glucid, lipid, các vitamin và chất khoáng. Các chất này có tỷ lệ thích hợp và dễ hấp thu do đó đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ để phát triển bình thường trong vòng 6 tháng đầu. Khi bà mẹ có chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ, vi chất dinh dưỡng như vitamin và các khoáng chất trong sữa mẹ sẽ đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Thiếu vitamin A ở trẻ nhỏ ở nước ta hiện nay chủ yếu là thể tiền lâm sàng, được phát hiện khi lượng retinol huyết thanh thấp dưới mức 0,7umol/l. Trẻ mới sinh ra thì lượng vitamin A được dự trữ ở gan và lượng này phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai. Sau khi ra đời, nhu cầu vitamin A của trẻ tăng lên do việc sử dụng nguồn vitamin A dự trữ đó cạn kiệt và cần thiết được bổ sung bởi trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhu cầu vitamin A hằng ngày là khoảng 350-500 mcg/ ngày. Nguồn vitamin A trong sữa mẹ có thể đảm bảo nhu cầu về vitamin A cho trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là trong vòng 6 tháng đầu (sữa mẹ chứa khoảng 400-700 mcg/l vitamin A). Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả những bà mẹ có dinh dưỡng kém (ở những nơi thiếu thốn về lương thực thực phẩm) việc bổ sung vitamin A liều cao sau 24h sau khi sinh cho bà mẹ giúp duy trì lượng vitamin A (retinol) trong sữa mẹ trong vòng 4-6 tháng sau khi sinh ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn. Do đó công tác khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ nhằm phòng ngừa vấn đề thiếu vitamin A ở trẻ là rất cần thiết và việc tuyên truyền này nên được kết hợp với những đợt tiêm chủng hoặc trong ngày vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ có thể đảm bảo được lượng canxi cho trẻ bởi trong sữa mẹ lượng này tuy ít nhưng dễ hấp thu, bên cạnh đó hàm lượng phospho và vitamin D trong sữa mẹ có hàm lượng tương thích hơn với sữa công thức do đó trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ còi xương thấp hơn ở trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Lượng sắt trong sữa mẹ thấp, chỉ vào khoảng 0.3mg/ l. Tuy nhiên lượng sắt này vẫn đủ với nhu cầu khuyến cáo cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi bởi vì giá trị sinh học của sắt trong sữa mẹ cao hơn do nó gắn trực tiếp với lactoferrin - một loại protein gắn sắt có trong sữa mẹ. Do đó những đứa trẻ được nuôi bằng sữa bò có thể không nhận đủ sắt và thường bị thiếu máu, trẻ bú đủ sữa mẹ trong những tháng đầu thì nhận đủ sắt và sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin C, khoáng chất như kẽm, đồng cũng có hàm lượng vừa đủ trong sữa mẹ có thể đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CÓ NHỮNG LỢI ÍCH GÌ? Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa hấp thụ và có đủ chất dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Trẻ bú sữa mẹ ít khi bị suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì sau này. Sữa mẹ có vai trò miễn dịch bảo vệ cơ thể phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy và viêm phổi. Trẻ bú sữa mẹ cũng có tác dụng dự phòng các bệnh mãn tính khi trưởng thành như đái tháo đường, béo phì, tim mạch… Nuôi con bằng sữa mẹ hình thành được mối quan hệ yêu thương gắn bó tình cảm mẹ con. Người mẹ có thời gian gần gũi, chăm sóc con giúp trẻ phát triển hài hòa. Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp góp phần kế hoạch hóa gia đình, giúp cho mẹ chậm có thai và giảm được nguy cơ ung thư vú và buồng trứng. Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém và cũng là sự đầu tư tốt nhất cho gia đình và tiết kiệm ngân sách quốc gia. TẠI SAO SỮA MẸ LÀ NGUỒN DINH DƯỠNG TỐT NHẤT CHO TRẺ NHỎ? Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh nguyệt hay gầy yếu. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian từ sau sinh đến 6 tháng tuổi. Sữa mẹ trong vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non, có màu vàng nhạt và đặc sánh. Sữa non nhiều đạm, vitamin A, và các yếu tố bảo vệ cơ thể, giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non có tác dụng đào thải phân su giúp trẻ đỡ vàng da. Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp sang giai đoạn sữa trưởng thành, sữa này gồm có sữa đầu bữa và sữa cuối bữa. Sữa đầu bữa là sữa ở đầu bữa bú. Sữa có màu hơi xanh, trong và lỏng. Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được nhiều nước và đủ chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa là sữa ở cuối bữa bú, có màu trắng đục vì chứa nhiều chất béo và có nhiều năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt. Phân tích thành phần các chất trong sữa mẹ cho thấy chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ. Đường lactose trong sữa mẹ nhiều hơn trong các loại sữa khác nên cung cấp năng lượng cho trẻ. Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên trẻ bú mẹ sẽ không bị thiếu máu do thiếu sắt. Sữa mẹ chứa đủ lượng canxi và photpho giúp trẻ phát triển tốt, không bị còi xương. Sữa mẹ có đầy đủ các loại vitamin, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu thì không cần bổ sung thêm vitamin và nước hoa quả. VÌ SAO PHẢI CHO TRẺ BÚ SỚM NGAY SAU ĐẺ? Sữa mẹ được bài tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú xung động cảm giác từ vú lên não để sản xuất hai loại nội tiết tố là Prolactin và Oxytocin. Prolactin kích thích tế bào tiết sữa. Oxytocin có tác dụng làm cho sữa chảy ra đầu vú. Sự tiếp xúc sớm ngay sau đẻ làm tăng mối quan hệ gắn bó mẹ con. Động tác bú của trẻ có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu sau đẻ, mẹ đỡ thiếu máu. Bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết sớm đồng thời tránh được hiện tượng cương vú, khả năng tiết sữa kéo dài hơn, thời gian cho bú lâu hơn. Bú sớm trẻ sẽ nhận được sữa non - là thức ăn phù hợp với bộ máy tiêu hóa của trẻ và tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn sau đẻ. Bú sớm cũng giúp trẻ bú đúng cách ngay từ ban đầu, nuôi con bằng sữa mẹ dễ thành công. Vì vậy ngay sau đẻ cho trẻ tiếp xúc da kề da, mẹ nằm cạnh con và cho bú sớm trong vòng một giờ đầu tiên. NGAY SAU ĐẺ CÓ CẦN CHO TRẺ UỐNG NƯỚC ĐƯỜNG, NƯỚC CAM THẢO HOẶC CÁC LOẠI SỮA KHÁC KHÔNG? Điều này không tốt, vì nếu trẻ uống nước đường, cam thảo hoặc các loại sữa khác thì mẹ sẽ cho trẻ bú muộn hơn, và khi trẻ đã thỏa mãn cơn đói thì bú mẹ ít hơn làm ảnh hưởng đến ngậm bắt vú của trẻ. Trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, vì quá trình pha chế cốc thìa không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt nếu cho trẻ bú bình sẽ ảnh hưởng tới việc cho con bú sau này. Chìa khóa để cho bú mẹ thành công, ngoài việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú rất quan trọng trong việc duy trì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong dòng sữa. Trong vòng 6 tháng đầu, người mẹ nên ăn nhiều và đa dạng các loại thực phẩm (15-20 loại thức ăn phối hợp từ 4 nhóm thực phẩm) hơn thì mới có đủ lượng sữa và chất lượng tốt để nuôi con.
Th 07
Mẹ có biết giai đoạn đầu đời, sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng giúp con tăng trưởng, phát triển mà đây còn là nguồn cung cấp kháng thể quan trọng giúp bảo vệ con yêu chống chọi lại bệnh tật từ môi trường. Thế nhưng phải làm sao nếu mẹ không đủ sữa cho con? Liệu bé yêu có thiếu hụt kháng thể và có cách nào bổ sung kháng thể cho con khi mẹ không đủ sữa? 1.MẸ KHÔNG ĐỦ SỮA: BÉ CÓ NGUY CƠ GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE Khi con bú đủ sữa, mẹ sẽ dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện như bé tươi tỉnh, vui vẻ, tăng cân đều, đi ngoài tốt, nhiều tã ướt… Ngược lại, nếu mẹ không đủ sữa khiến con yêu bú không đủ no, bé thường có biểu hiện gặp phải những rắc rối như: THIẾU HỤT KHÁNG THỂ GÂY MIỄN DỊCH KÉM Sữa mẹ chứa rất nhiều yếu tố giúp hỗ trợ sức đề kháng của trẻ sơ sinh bao gồm: protein, chất béo, đường và các tế bào chống lại nhiễm trùng như kháng thể, tế bào bạch cầu, lactoferrin, lysozyme, oligosaccharides… Về kháng thể, mẹ thể hiểu đây là những protein có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus gây mầm bệnh và tạo nền tảng vững chắc cho bé. Trong đó, kháng thể chính trong sữa mẹ thì khả năng con không nhận đủ kháng thể cần thiết có thể xảy ra. Đối với trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt kháng thể sẽ làm tăng nguy cơ bé mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến như viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột và viêm phổi. Qua đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ nhỏ. DỄ GẶP CÁC VẤN ĐỀ TIÊU HÓA Hệ tiêu hóa của trẻ thường gặp rất nhiều lợi khuẩn từ sữa mẹ như Staphylococci, Streptococci, Corynebacterium, vi khuẩn axit lactic, Propionibacterium và Bifidobacteria. Trong đó sự có mặt của lợi khuẩn chiếm một lượng khoảng 101-107 đơn vị hình thành khuẩn lạc trên một mL sữa mẹ. Sau khi sinh, sữa mẹ là một trong những nguồn thức ăn giúp định hình và cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Việc bổ sung đủ lợi khuẩn qua sữa mẹ cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ cân bằng và có lợi cho sự phát triển, trưởng thành của hệ miễn dịch. Ngược lại, việc bé không bú đủ sữa mẹ cũng phần nào gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy khi thời gian trẻ bú mẹ ngắn hơn có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, trào ngược… Ngược lại, việc bé bú không đủ sữa mẹ cũng phần nào gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy khi thời gian trẻ bú mẹ ngắn hơn có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, trào ngược dạ dày… Bên cạnh đó, nếu mẹ không đủ sữa chọn cách dặm thêm sữa ngoài nhưng lại chọn phải sữa công thức chứa đạm sữa biến tính, kém chất lượng thì còn có thể làm bé khó tiêu, đau bụng, táo bón hay quấy khóc… Vậy nên, việc lựa chọn nguồn dinh dưỡng đầu đời phù hợp với khả năng tiêu hóa, hấp thu của con là điều rất quan trọng. ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LƯỢNG CỦA BÉ Mẹ không đủ sữa còn có thể khiến bé không đủ no, hay đói bụng. Mẹ có thể nhận thấy trẻ không có nhiều năng lượng qua các biểu hiện như hay buồn ngủ, lờ đờ, khó đánh thức bé dậy, bé bú phản ứng chậm và ít chú ý đến những kích bên ngoài như âm thanh hoặc thị giác. Sự lờ đờ của con có thể là nhiễm trùng hoặc lượng đường trong máu thấp. Ngoài ra bé bú không thường xuyên cũng dẫn đến chậm tăng cân và dễ gây ra hệ quả con kém tăng trưởng. 2.LỢI ÍCH CỦA SỮA MẸ VỚI SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CON TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI KHÁNG THỂ Với trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tiêu chuẩn vàng vì chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với sự tăng trưởng, phát triển, cũng như góp phần xây dựng nền tảng đề kháng vững vàng từ những năm đầu đời. Trong đó, sữa mẹ mang đến nhiều lợi ích quan trọng như: Tăng cường miễn dịch: Sữa mẹ cung cấp các kháng thể quan trọng giúp bảo vệ con khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, đường ruột có hơn 70-80% cơ quan miễn dịch nên đường ruột khỏe mạnh là tiền đề cho một nền tảng đề kháng vững vàng. Đáp ứng lại nhu cầu này của con, sữa mẹ có chứa nhiều prebiotic - một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn thân thiện tại đường ruột. Do đó, các lợi khuẩn sẽ được nuôi dưỡng và tăng lên để nâng cao sức khỏe đường ruột của bé, nhờ đó mà sức đề kháng của con cũng được tăng cường. Tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh: Sữa mẹ có đạm mềm, nhỏ nên sẽ giúp con dễ tiêu hóa hơn so với bất kỳ nguồn sữa nào khác. Vì vậy, trẻ bú sữa mẹ có xu hướng ít gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy hơn so với trẻ bú sữa ngoài. Cung cấp năng lượng cho trẻ: Trẻ bú sữa mẹ tốt sẽ luôn có năng lượng cần thiết để tăng cân và phát triển toàn diện. Mẹ có đủ sữa cho bé bú cho thấy con tỉnh táo, năng động hơn, dễ dàng đạt được các cột mốc phát triển. Do đó, trong giai đoạn đầu đời, để giúp con có nền tảng vững vàng, mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời hoặc đến khi trẻ 2 tuổi. Thế nhưng, thực tế, việc nuôi con bằng sữa mẹ đôi lúc không hề đơn giản vì có hàng tá các vấn đề mẹ cần phải đối mặt như không đủ sữa, sữa không về kịp, tắc tia sữa… Những lúc này, chắc băn khoăn hàng đầu mẹ gặp phải là làm sao để bé yêu bú đủ, tiêu hóa tốt và nhận đủ kháng thể. 3.PHẢI LÀM SAO ĐỂ CON NHẬN ĐỦ KHÁNG THỂ KHI SỮA MẸ KHÔNG ĐỦ BÚ? LỰA CHỌN GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG THAY THẾ Việc cho con bú sữa mẹ sớm hoặc bú đúng lúc là điều được khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên không phải mẹ lúc nào cũng đủ sữa cho bé bú, trong trường hợp như sữa chậm về do sinh mổ, căng thẳng… hoặc mẹ bị tắc tia sữa trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ do bé bú sai khớp ngậm, không hút sữa đều đặn… Đối với trường hợp này, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia hoặc chủ động tìm hiểu thêm về giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp với tiêu hóa của con cũng như nâng cao đề kháng hiệu quả. Trong đó, công thức sữa mẹ chọn cần đáp ứng các tiêu chí sau: Đạm sữa mềm giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu: Mẹ cần ưu tiên nguồn sữa mát dễ tiêu với đạm mềm nhỏ, tự nhiên giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh. Tăng lợi khuẩn đường ruột, nâng cao đề kháng cho bé: Công thức sữa mẹ chọn nên được bổ sung thêm prebiotic để nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, điển hình là chất xơ GOS để tăng cường lợi khuẩn đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa. Qua đó, nâng cao đề kháng đường ruột và khả năng chống chọi với mầm bệnh. Hương vị sữa thanh nhạt, giúp con dễ hấp thu: Mẹ cũng cần ưu tiên công thức sữa không chứa đường sucrose để đảm bảo vị sữa thanh nhạt, giúp bé bú khỏe để nhận đủ dưỡng chất và không từ chối sữa mẹ khi mẹ có đủ điều kiện cho bé bú. Ngoài ra mẹ có nhu cầu dặm thêm sữa công thức cho con nhưng lo lắng bé không hợp sữa thì sản phẩm dạng đóng gói là giải pháp tối ưu cho mẹ. Bên cạnh đó, việc mang theo khi đi sinh, đi ra ngoài… cũng tiện hơn vì không chiếm diện tích trong giỏ đồ và dễ sử dụng ở mọi nơi. Sữa gói lẻ tiện dụng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và hương vị thanh nhạt cho bé nên mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng nhé! ĐẢM BẢO LỊCH TIÊM VACXIN ĐẦY ĐỦ CHO BÉ Tiêm vacxin là cách giúp cơ thể học cách chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đối với trẻ nhỏ, các bé chưa có sức đề kháng mạnh mẽ như người lớn thì việc cho bé bú và chủ động tiêm phòng theo lịch khuyến cáo là rất quan trọng. Nhìn chung, việc cho bé bú mẹ sẽ cung cấp kháng thể bảo vệ trẻ trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, trường hợp không đủ sữa cho bé bú, mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy tìm các giải pháp dinh dưỡng thay thế với đạm mềm dễ tiêu, cùng chất xơ GOS để giúp con dễ tiêu hóa, hấp thu tốt và hỗ trợ củng cố nền tảng đề kháng trong khi chờ sữa mẹ.
Th 07
Trẻ nhỏ rất hay bị bệnh do hệ miễn dịch còn non nớt. Tuy nhiên, dù vậy, bạn có thể bảo vệ con yêu bằng một chế độ ăn giàu thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch. Một trong những điều quan trọng để đảm bảo hệ miễn dịch của bé yêu luôn khỏe mạnh là chế độ ăn uống thích hợp, đa dạng các loại thực phẩm và lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. 1.HẠNH NHÂN Hạnh nhân chứa rất nhiều vitamin E và mangan, bộ đôi dưỡng chất có tác dụng cực tốt trong nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Không những vậy, bộ đôi này còn giúp tăng cường hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK - một loại bạch cầu, có khả năng tiêu diệt các yếu tố gây hại cho cơ thể). Cách chế biến: Hiện có rất nhiều cách chế biến hạnh nhân khác nhau nhưng dưới đây là 3 món phổ biến nhất: Cháo hạt hạnh nhân: Đối với các bé nhỏ, bạn nên ngâm hạt hạnh nhân trong nước và xay nhuyễn trước khi nấu cháo cho các bé thưởng thức. Sữa hạnh nhân: Thức uống chứa nhiều dinh dưỡng, cung cấp năng lượng đầy đủ cho bé cả ngày dài. Chè hạnh nhân: Món ăn lý tưởng cho bé trên 2 tuổi bởi độ tuổi này, các bé rất thích ăn đồ ngọt. 2.QUẢ MỌNG Quả mọng là một thuật ngữ để chỉ một loại trái cây nhỏ chứa nhiều nước, da thường căng bóng, căng tròn. Loại quả này rất giàu chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại stress hóa gây ra bởi các gốc tự do, từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Có rất nhiều loại quả mọng khác nhau mà bạn nên thêm vào chế độ ăn của trẻ như dâu tây, việt quất, sơ ri, nam việt quất, mận… Có rất nhiều cách để thưởng thức quả mọng. Bạn có thể trộn salad, chế biến thành nước ép, sinh tố hoặc dùng các loại quả này để trang trí cho món bánh yêu thích của bé yêu. 3.SỮA CHUA Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng phòng tránh và ngăn ngừa các loại bệnh tật. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, những đứa trẻ được ăn sữa chua thường xuyên giảm nguy cơ mắc bệnh như viêm họng, nhiễm trùng tai, cảm lạnh… Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ sữa chua ít hoặc không đường bởi đường có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt với hệ miễn dịch. Cách chế biến: Nhằm giúp bé yêu yêu thích món ăn này, bạn có thể dùng sữa chua chế biến thành nhiều món hấp dẫn như: Sinh tố sữa chua: Bạn có thể kết hợp cùng các loại trái cây như bơ, việt quất, dâu, mít, đu đủ để tạo thành món ăn ngon miệng cho trẻ trong những ngày nóng nực. Ngũ cốc sữa chua: Ngũ cốc mà kết hợp với sữa chua là lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng nhiều năng lượng. 4.CÁ HỒI Cá hồi rất giàu chất béo Omega 3, chất béo này không chỉ cần thiết cho sự phát triển của não bộ mà còn giúp giảm viêm, tăng khả năng bảo vệ phổi khỏi cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp. Nghiên cứu mới nhất cũng chỉ ra rằng các axit béo Omega 3 còn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ bằng cách tăng cường chức năng của tế bào miễn dịch. Chế biến: Bạn có thể dùng cá hồi để chế biến thành nhiều món ăn cho bé như chà bông cá hồi, cháo cá hồi củ dền, khoai môn, cháo cá hồi bí đỏ, cá hồi áp chảo… 5.TRỨNG Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi cơ thể thiếu vitamin D, trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Trứng là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin D tự nhiên. Không những vậy, trong trứng còn chứa một số chất dinh dưỡng tăng cường khả năng miễn dịch như vitamin B và selen. Cách chế biến: Trứng là loại thực phẩm rất dễ ăn và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bạn có thể luộc trứng cho trẻ và làm một bữa ăn nhẹ hoặc dùng trứng để chế biến thành các món ăn với cơm như trứng chiên, trứng hấp, trứng ốp la kết hợp với bánh mì cho bé bữa sáng thơm ngon… 6.BÔNG CẢI XANH Bông cải xanh được coi là siêu thực phẩm bởi loại rau củ này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng khả năng miễn dịch như vitamin A, C, E và một số chất chống oxy hóa. Cách chế biến: Bông cải xanh tuy có chứa thành phần dinh dưỡng nhưng được đánh giá là thực phẩm sử dụng nhiều phân bón hóa học để trừ sâu và thúc đẩy tăng trưởng. Do đó, bạn nên chọn mua các sản phẩm được canh tác bằng phân hữu cơ để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ. Bạn có thể chế biến bông cải xanh bằng cách luộc, nấu hoặc dùng bông cải xanh kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến thành những món ăn ngon miệng cho bé như súp bông cải xanh, bông cải xanh nghiền cà rốt, cháo bông cải xanh… 7.RAU CHÂN VỊT Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bina, cải bó xôi) là loại rau chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Không những vậy, trong cải bó xôi còn chứa các dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt và kali giúp não bộ của trẻ phát triển toàn diện, hệ tuần hoàn của máu hoạt động tốt hơn, canxi và magie giúp hệ xương của bé phát triển tốt, vitamin A giúp tăng cường thị lực… Cách chế biến: Theo chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên cho bé bắt đầu món ăn dặm với cải bó xôi từ tuần thứ ăn dặm thứ 8 của trẻ. Khi chọn mua cải bó xôi cho bé, bạn những bó rau tươi, không héo úa, giập nát. Bạn có thể nấu cháo cải bó xôi với thịt bò, thịt heo, tôm, trứng… để tạo thành món ăn hấp dẫn cho bé. 8.KHOAI LANG Khoai lang chứa nhiều beta-carotene, một dưỡng chất được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng làm tăng số lượng tế bào bạch cầu và tăng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên. Không những vậy, khoai lang còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Cách chế biến: Khoai lang cần phải được chế biến kỹ, nhừ trước khi cho ăn. Bạn có thể luộc, hấp hoặc nướng chín khoai lang trước khi chế biến thành các món ăn cho bé. Sau đó nghiền thật mịn khoai lang với một chút nước hoặc ít sữa mẹ (hay sữa công thức đã pha) và cho bé thưởng thức. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng khoai lang để chế biến thành các món ăn như khoai lang dầm sữa chua, bánh khoai lang, chè khoai lang, khoai lang lắc phô mai… 9.CÁC LOẠI HẠT Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt lanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm này để giúp bổ sung vitamin E, kẽm, và axit béo omega 3. Cách chế biến: Bạn có thể trộn các loại hạt lại với nhau và tạo thành món ăn nhẹ cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể rắc những loại hạt này lên món salad hoặc rắc bột hạt lanh nhuyễn vào món sinh tố để tăng hương vị. 10.YẾN MẠCH Yến mạch có chứa beta glucans, một dưỡng chất có tác dụng kích hoạt các tế bào miễn dịch tự nhiên giúp phòng chống nhiễm trùng, chữa lành vết thương, tăng hệ miễn dịch và tiêu diệt tế bào ung thư. Cách chế biến: Yến mạch là một loại thực phẩm dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo thành các món ăn hấp dẫn. Bạn có thể nấu cháo yến mạch với thịt băm, thịt bò, rau củ hoặc trộn với sữa và cho bé thưởng thức.