Th 09
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương. Bệnh còi xương phổ biến nhất ở trẻ em từ 6-36 tháng tuổi vì đây là lứa tuổi mà hệ xương đang phát triển mạnh. Đây là thời điểm mà cơ thể trẻ cần nhiều canxi và photpho nhất để củng cố hệ xương phát triển. Các triệu chứng của bệnh còi xương bao gồm đau và nhạy cảm ở xương, đặc biệt là cột sống, cánh tay, xương chậu và chân, chậm phát triển và/ hoặc thấp bé, chuột rút cơ, răng bất thường. Còi xương là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và gây ra nhiều biến chứng về sau. Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương. 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ BỊ CÒI XƯƠNG Các vấn đề về dinh dưỡng hoặc di truyền thường là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương. Chế độ ăn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất giúp hình thành xương. Canxi: là thành phần chính cấu tạo nên xương. Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. Photpho: làm chắc khỏe xương và răng. Các vitamin và khoáng chất như magie, kẽm, đồng… cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hỗ trợ quá trình phục hồi, giúp cơ thể trẻ bị còi xương phục hồi nhanh chóng, xương phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng của còi xương như biến dạng xương, chậm lớn, suy yếu hệ miễn dịch. 2.CÁC DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU ĐỐI VỚI TRẺ CÒI XƯƠNG Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thêm vitamin và tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời là đủ để chữa khỏi căn bệnh này. Còi xương là do thiếu hụt ít nhất 1 trong 3 chất dinh dưỡng thiết yếu: vitamin D, canxi hoặc photpho. Do đó, chế độ ăn để đảo ngược bệnh còi xương cần chứa những loại thực phẩm giàu ít nhất một trong những chất dinh dưỡng này. THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN D Bổ sung đủ vitamin D giúp xương chắc khỏe và có thể ngăn ngừa còi xương. Khi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời chiếu vào da sẽ tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, trẻ em thường ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị thiếu hụt vitamin D và do đó dễ bị còi xương. Ăn thực phẩm giàu vitamin D có thể cung cấp vitamin D hỗ trợ xương chắc khỏe. Trong tự nhiên có nhiều thực phẩm chứa vitamin D. Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm một số loại dầu gan cá, trứng gà được nuôi và bổ sung vitamin D, dầu tăng cường vitamin D hoặc các thực phẩm bổ sung vitamin D. Ngoài ra một số loại cá giàu chất béo như cá hồi cũng là nguồn cung cấp vitamin D. Các nguồn vitamin D tốt trong chế độ ăn uống bao gồm: Dầu gan cá tuyết Cá hồi, cá thu, cá ngừ Trứng Sữa chua Nhiều loại thực phẩm cũng được bổ sung vitamin D, chẳng hạn như nước, cam, sữa, bơ thực vật và ngũ cốc ăn sáng. THỰC PHẨM GIÀU CANXI Chế độ ăn cho trẻ còi xương cũng nên chứa loại thực phẩm giàu khoáng chất thiết yếu là canxi. Hơn 99% canxi trong cơ thể tích tụ trong xương và khoáng chất này cần thiết kết hợp với vitamin D và photpho để ngăn ngừa còi xương. Thực phẩm giàu canxi là các loại thực phẩm từ sữa như sữa chua, sữa, pho mát, các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina cũng chứa những loại canxi tốt. THỰC PHẨM GIÀU PHOTPHO Vì photpho cần thiết cho xương chắc khỏe, chế độ ăn của trẻ còi xương cũng nên chứa các loại thực phẩm cung cấp các khoáng chất thiết yếu này. Các nguồn photpho tốt trong chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm giàu canxi: thực phẩm từ sữa, trứng và cá hồi. Những loại thực phẩm khác chứa photpho là bánh mì nguyên cám và bánh mì bổ sung, cá bơn, thịt bò, thịt gà… TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỮA Sữa là một sự bổ sung có lợi cho chế độ ăn uống của trẻ còi xương vì nó chứa vitamin D, canxi và photpho. Tuy nhiên, một số trẻ không uống sữa vì một vài lý do, chẳng hạn như không thích sữa, tránh các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nói chung hoặc không dung nạp lactose. Đối với những trẻ này, điều quan trọng là chế độ ăn của trẻ còi xương phải có chứa một số loại thực phẩm khác giàu vitamin D, canxi và/ hoặc photpho. 3.LƯU Ý KHI XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ CÒI XƯƠNG Theo Viện Dinh Dưỡng, trẻ còi xương cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, trong đó phải đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính, đó là: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trẻ cần được tập trung bổ sung nhóm vi chất để xương của trẻ phát triển là vitamin D, canxi, photpho, sắt, kẽm. Ngoài ra, trong mỗi bữa ăn hằng ngày của trẻ cũng được tăng cường bổ sung lượng chất béo từ dầu mỡ bởi chất béo đóng vai trò hấp thu vitamin D của trẻ. Khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương, trẻ cần được quan tâm, theo dõi để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn hằng ngày. Điều trị cho trẻ còi xương thường bắt đầu bằng việc bổ sung vitamin D và canxi. Trẻ em mắc bệnh còi xương di truyền thường được điều trị bởi một chuyên gia về hormone. Trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng sẽ ngay lập tức bắt đầu bổ sung vitamin D từ 1.000-2.000 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày. Đôi khi bác sĩ sẽ sử dụng liều lượng vitamin D cao hơn nhiều. Lượng canxi nên hấp thụ là 1.000-1.500mg mỗi ngày, thông qua thực phẩm giàu canxi hoặc thực phẩm bổ sung. Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, nhu cầu vitamin D cần bổ sung hằng ngày cho từng lứa tuổi như sau: Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 400UI vitamin D3/ ngày. Trẻ lớn hơn và người trưởng thành 600UI D3/ ngày. Người từ 50 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, nhu cầu cao hơn 800UI D3/ ngày. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ CÒI XƯƠNG -Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn và tiếp tục bú mẹ cho tới khi được 2 tuổi. Ngay từ những tuần đầu sau sinh nên cho trẻ ra tắm nắng từ 10-15 phút trước 9 giờ sáng, mùa đông có thể tắm muộn hơn một chút. Khi tắm nên che mắt cho trẻ để ánh nắng mặt trời không gây hại mắt, không tắm cho trẻ lúc trời nắng gay gắt để tránh gây ung thư da. Trong trường hợp thời tiết lạnh, không có ánh nắng có thể bổ sung dự phòng vitamin D, MK7 hằng ngày cho trẻ dưới sự giám sát của bác sĩ. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa và chuyển hóa hấp thụ canxi, photpho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua vài lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng. -Với trẻ trên 6 tháng tuổi: Bên cạnh việc tắm nắng hằng ngày cho trẻ, trong chế độ ăn uống bổ sung cần chú ý thức ăn giàu canxi và các khoáng chất như tôm, cua, cá, trứng, rau xanh, đậu, sữa, chế phẩm từ sữa. Chú ý cho trẻ ăn đủ chất béo, dầu mỡ giúp hấp thụ vitamin D, MK7 và các vitamin tan trong dầu để trẻ phát triển tốt. -Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương. Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thụ được nên vẫn bị còi xương. -Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông. Lưu ý cho trẻ uống thêm các chế phẩm canxi như: calciumcobier 5ml: 1-2 ống/ ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cafe/ ngày, ngoài ra có thể bổ sung thêm kẽm, vitamin K2 theo hướng dẫn của bác sĩ. -Hạn chế dùng thức ăn nhanh, đồ uống ngọt, đồ uống có gas: Bà mẹ cho con bú cũng nên kiêng những loại thực phẩm này vì đây là những thực phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi và gây ra bệnh lý khác ở trẻ. Cho trẻ uống đủ nước, khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, hoa quả. Bên cạnh vitamin D và canxi, mẹ cần chú ý điều chỉnh lượng vitamin K2, kẽm, magie cung cấp cho trẻ mỗi ngày.
Th 09
Estrogen thấp có thể khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, thiếu kinh, dẫn đến mãn kinh sớm hoặc thậm chí là vô sinh. Cách bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể sẽ hỗ trợ phần nào giải quyết các tình trạng này. Ngoài những vấn đề sinh sản, sự thiếu hụt estrogen còn khiến phụ nữ dễ bị giảm ham muốn tình dục, cảm xúc không ổn định, tăng cân, trầm cảm, lo lắng, tóc mỏng… Để tránh nhiều tác hại của việc mất cân bằng nội tiết tố, bạn đã biết bổ sung estrogen đúng cách là gì chưa? 1.BỔ SUNG ESTROGEN TỰ NHIÊN BẰNG CÁCH BẢO VỆ SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT Nghiên cứu cho thấy các lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sự cân bằng estrogen và các chức năng điều hòa hormone khác. Vì thế, bạn hãy bảo vệ sức khỏe đường ruột bằng cách tăng vi khuẩn có lợi cho cơ thể qua các thực phẩm như dưa cải bắp, kim chi, súp miso, nấm sữa kefir, trà kombucha, sữa chua… 2.NGỦ NHIỀU HƠN ĐỂ BỔ SUNG ESTROGEN TỰ NHIÊN Cách bổ sung nội tiết tố nữ tự nhiên là ngủ đủ giấc mỗi ngày. Giấc ngủ giúp cơ thể tự sửa chữa những phần bị tổn thương. Một trong những chu trình sửa chữa có thể là hoạt động điều chỉnh hormone, trong đó có estrogen. Vì vậy, bạn hãy tăng cường giấc ngủ để phục hồi cơ thể. Nếu ban ngày thường xuyên phải chịu căng thẳng khiến bạn mất ngủ, bạn hãy học những bí quyết giúp ngủ ngon dù căng thẳng cả ngày dài. 3.BỔ SUNG ESTROGEN TỰ NHIÊN QUA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG Thiếu estrogen nên ăn gì? Có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung estrogen bạn có thể ăn mỗi ngày. Bạn hãy để ý chế độ ăn uống lành mạnh bằng bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể. Các thực phẩm bổ sung estrogen cho cơ thể là hạt lanh, đậu nành, trái cây khô, hạt vừng, quả mọng, rau họ cải, súp lơ, dâu tây, quả đào, tỏi… 4.CÁCH TĂNG HORMONE NỮ: HẠN CHẾ TỐI ĐA CĂNG THẲNG Căng thẳng làm bạn mất cân bằng hormone, trong đó có estrogen. Vì thế, bạn hãy giữ tinh thần lạc quan bằng cách xem những chương trình giải trí hài hước, đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, chia sẻ tâm sự, làm đẹp bản thân là cách làm tăng hormone nữ bạn có thể thực hiện mỗi ngày… Cách làm tăng hormone estrogen khác là thực hiện các bài tập thiền hoặc các bài tập thở. Điều này cũng tạo điều kiện tốt cho hệ nội tiết hoạt động khỏe mạnh. 5.TẬP YOGA ĐỂ BỔ SUNG ESTROGEN TỰ NHIÊN Một trong những tác dụng của yoga đối với phụ nữ là giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp suôn sẻ thời kỳ mãn kinh, cải thiện tâm trạng và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bạn có thể tập yoga 30-45’ mỗi ngày để bổ sung estrogen tự nhiên cho cơ thể. 6.THỰC HIỆN LỐI SỐNG XANH AN TOÀN CHO SỨC KHỎE Các hóa chất gia dụng mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày có tác dụng đến sự cân bằng estrogen. Ví dụ, hộp đựng thực phẩm bằng nhựa thường chứa các chất gây rối loạn nội tiết (như BPA). Ngoài ra, các hóa chất tẩy rửa và các sản phẩm làm đẹp cũng có thể làm gia tăng nguy cơ khiến bạn bị rối loạn nội tiết tố. Khi chọn mua bất kỳ sản phẩm gia dụng nào, bạn hãy lựa chọn những nhãn hiệu đi theo tiêu chí thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe với thành phần tự nhiên lành tính. 7.HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT BỔ SUNG ESTROGEN TỰ NHIÊN Tập thể dục điều độ không chỉ làm tăng estrogen mà còn làm tác động đến nhiều hormone trong cơ thể như làm giảm cortisol (hormone gây căng thẳng), giải phóng serotonin (thúc đẩy giấc ngủ ngon, suy nghĩ lạc quan, tăng trí nhớ). Bạn có thể tập đa dạng các bài tập sức bền như chạy bộ, tập plank, squat, cardio hay tham gia vào các bộ môn thể thao như quần vợt, cầu lông, khiêu vũ, leo cầu thang… Bạn nên tập ít nhất 40 phút/ ngày và tập khoảng 5 ngày/ tuần vào một giờ cố định để đạt hiệu quả sức khỏe. 8.HẠN CHẾ ĂN THỰC PHẨM KHÔNG LÀNH MẠNH Bạn nên tránh ăn các thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt… thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh như bánh snack, hamburger, pizza, … Những thực phẩm này đều làm giảm mức estrogen và khiến cơ thể bạn mất cân bằng nội tiết tố.
Th 09
Chế độ ăn uống góp phần gây bệnh ung thư, tái phát ung thư, và có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Nhiều bệnh nhân bị ung thư tự kiêng không ăn các loại thịt động vật, gia cầm, trứng, sữa… 1.DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư, trong đó có chế độ ăn chưa hợp lý, do thực phẩm nhiễm bẩn. Từ khâu chế biến, nuôi trồng, vận chuyển… đều có thể có nguy cơ gây ung thư. Vì ung thư là tế bào đột biến, những tế bào khỏe mạnh khác cũng cần phát triển bình thường nên vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh có đủ sức để chống chọi với bệnh tật, đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư đặc biệt như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Nếu tình trạng dinh dưỡng người bệnh không cải thiện thì bác sĩ không được thực hiện các phác đồ điều trị hoặc kết quả thất bại vì bệnh nhân không có đủ sức chịu đựng các tác dụng phụ của phác đồ điều trị. Vì thế, người bệnh cần hiểu dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng cao thể trạng người mắc bệnh ung thư. 2.BỆNH NHÂN UNG THƯ CÓ NÊN ĂN TRỨNG, UỐNG SỮA KHÔNG? Vì quan niệm trong dân gian và hiện nay vẫn còn phổ biến ở nước ta là người mắc bệnh ung thư phải hạn chế các chất đạm có nguồn gốc động vật để tế bào ung thư không phát triển nhanh, nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Trứng, sữa, thịt gà, thịt bò, rau xanh, đậu đỏ, gạo mì, khoai… có nhiều protein, đây là chất cơ bản giúp cơ thể người bị ung thư làm lành vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Nó cũng là nguyên liệu bồi phục lại các khối nạc của cơ thể đã bị mất đi do tăng quá trình dị hóa của cơ thể. Đồng thời giúp tăng cường khả năng ngon miệng trong khi người ung thư luôn cảm thấy chán ăn, ăn uống kém. Vì vậy việc một số bệnh nhân ung thư kiêng trứng và uống sữa và các chất đạm khác như thịt gà, thịt lợn… là một sai lầm lớn. Các thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng và dễ hấp thu, giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho các bệnh nhân ung thư tốt. Điều quan trọng là phải lựa chọn sữa sao cho phù hợp và liều lượng vừa phải. Theo các chuyên gia, sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị cho người ung thư gồm: sữa, phomat, phomat làm từ sữa tách kem, sữa chua, đồ uống trộn sữa, sữa chua uống. Các sản phẩm từ sữa với lượng vừa phải bao gồm: kem, sữa có thêm hương socola, cà phê, dâu và các loại sữa khác như sữa yến mạch, sữa gạo, sữa từ các loại hạt… Đặc biệt, sữa không tiệt trùng, phomat có chứa thành phần thực vật và gia vị không được nấu như tiêu ớt, phomat xanh thì không nên ăn uống. Thực phẩm từ trứng được khuyến nghị bao gồm: trứng nguyên quả - trứng trần, trứng bác, trứng ốp lết chín kỹ, trứng tráng. Trứng muối, trứng bách thảo thì ăn với liều lượng vừa phải. Trứng sống, trứng chưa chín kỹ tuyệt đối không cho bệnh nhân ung thư ăn. Thịt và gia cầm được các chuyên gia khuyến nghị nên ăn là thịt gà, thịt ngan, thịt nạc, thịt bò. 3.NGƯỜI BỊ UNG THƯ NÊN KIÊNG ĂN CÁC MÓN GÌ? Kiêng theo món ăn Một số nhóm thực phẩm người mắc bệnh ung thư nên kiêng kị, tuy nhiên còn tùy vào từng cơ thể, từng dạng bệnh và từng thời điểm mà chế độ ăn kiêng phù hợp như sau: Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn như thịt đóng hộp, cá đóng hộp, thịt nguội, xúc xích… Không uống bia rượu, các loại nước ngọt đóng chai. Không ăn hải sản ở các vùng ô nhiễm, hạn chế ăn trai, ốc, hến vì nồng độ chì cao. Không nên dùng nhiều thực phẩm lên men như dưa muối, cà thịt ngâm, thịt muối. Không nên dùng cafe, nhất là những bệnh nhân bị ung thư bàng quang, tuyến tụy… Không ăn thức ăn nướng, vì trong quá trình nướng sẽ tạo ra chất gây ung thư. Kiêng theo thể trạng người bệnh: Người thể hư: cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao, kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức ăn chiên rán, thịt mỡ. Người thể nhiệt: chọn các loại thức ăn mát, kiêng các thức ăn cay như gừng, tỏi, ớt, rượu, các thức uống hun nướng, thịt dê, thịt gà, thịt chó, thịt chim sẻ. Người thể hàn: chọn các thức ăn bình bổ, kiêng các thức ăn sống, lạnh như các loại dưa và các loại trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh khác, các thứ rau mát và hải sản có tính lạnh. Người thể thực: Tăng protein vào một cách thích đáng, kiêng ăn nhiều một thứ như thịt, vịt, gà, cá, kiêng thuốc lá, rượu bia, nhất là kiêng ăn uống bừa bãi, có hàm lượng mỡ cao.
Th 09
Bé yêu đang lớn khôn, mẹ vội vàng muốn tập cho bé kỹ năng nhai, nuốt, sau này con ăn thô giỏi hơn. Có nhà ông bà cũng liên tục hối thúc bố mẹ ăn quá sớm để con cứng cáp, bụ bẫm. Ti tỉ ý kiến này, phương án kia, mà sức khỏe của con lại quan trọng, mẹ muốn tìm hiểu kỹ xem cho con ăn dặm sớm có tốt không, từ đó cân nhắc điều chỉnh lịch sinh hoạt cho con yêu. 1.MẸ ĐÃ THỰC SỰ HIỂU ĐÚNG VỀ ĂN DẶM SỚM? Mẹ ơi trước thời điểm bé có thể ăn dặm 1-2 tuần mà mẹ cho bé ăn dặm thì được coi là ăn dặm sớm rồi đó. Cụ thể là: Theo Tổ chức Y Tế thế giới WHO, 6 tháng tuổi là thời điểm bé nên tập ăn dặm. Mẹ cho bé ăn trước khoảng thời gian này được gọi là ăn dặm sớm. Khi bé yêu chưa có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm mà mẹ đã tập cho ăn cũng được coi là ăn dặm sớm mẹ nhé. (Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như giữ được tư thế ngồi cân bằng, cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh, phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn, bé thích thú với thức ăn mà bố mẹ, ông bà đưa cho…). Trường hợp bé được 5,5 tháng trở lên và đã xuất hiện các dấu hiệu ăn dặm được thì không sao, bé vẫn đang ăn theo đúng khuyến cáo của chuyên gia đó ạ. 2.CHO TRẺ ĂN DẶM SỚM CÓ TỐT KHÔNG? Việc cho bé cưng ăn dặm sớm không tốt đâu mẹ, nhiều khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Bởi vì bé còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các kỹ năng cầm, nắm, nhai, nuốt còn yếu, mẹ cho ăn sớm bé dễ bị quá tải, có khi còn dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, dần dần khiến con sợ hãi ăn dặm. 3.NGUY HẠI TỪ VIỆC ĂN DẶM SỚM Giảm dung nạp dinh dưỡng từ sữa Việc cho bé ăn dặm quá sớm có thể khiến bé bỏ lỡ những dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ có thể hiểu đơn giản là, thức ăn luôn có nhiều màu sắc và hương vị riêng, khi làm quen quá sớm con dễ bị thu hút bởi thức ăn và bỏ qua sữa mẹ (sữa công thức), bé cứ chăm chăm đòi ăn dặm, mẹ đưa sữa thì sẽ lè lưỡi, ngoảnh mặt, không chịu bú. Điều này khiến con giảm dung nạp dinh dưỡng quan trọng từ sữa như oligosaccharide cung cấp lợi khuẩn tốt cho đường ruột, hơn 40 loại enzyme tăng cường miễn dịch, prolactin giúp cân bằng sinh hóa… Con dễ bị tiêu chảy, ốm vặt và cảm lạnh, tệ hơn là dị ứng và nổi mẩn đỏ khắp người. Bé dễ bị hóc đồ ăn Ở giai đoạn 4-5 tháng, hệ tiêu hóa của bé cưng còn non yếu, con hầu như chỉ tiêu thụ được mỗi sữa, vì sữa rất lành tính, kết cấu lỏng giúp con dễ nuốt chửng. Nếu mẹ chuyển cho con sang ăn dặm sớm, con khó làm quen với kết cấu của thức ăn, dẫn tới bị nghẹn, hóc. Lượng dưỡng chất đa dạng và mới lạ đến từ nhiều loại thực phẩm khiến gan và thận hấp thụ không kịp, con bị đầy hơi, khó tiêu thậm chí còn đau dạ dày và nôn ói liên tục. Bé từ chối măm măm Nếu tập cho con ăn dặm khi bé chưa đủ cứng cáp, chưa ngồi vững, mẹ buộc phải cho bé ngồi vào lòng như khi cho bú. Điều này có thể khiến bé nhầm tưởng sẽ được ti mẹ, và khi không đạt được điều mình mong muốn, bé có thể từ chối thức ăn. Hơn nữa, việc vận động cơ hàm để nhai nuốt thức ăn khi còn quá nhỏ cũng dễ làm con bị mỏi, đâm ra chán nản và từ chối măm măm. Bé tăng cân mất kiểm soát Việc cho bé ăn dặm sớm làm tăng nguy cơ béo phì cao gấp 6 lần. Bởi lẽ, thức ăn dặm phong phú, chứa nhiều calories và chất béo khiến con tăng cân mất kiểm soát. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bé dễ mắc các bệnh liên quan đến khả năng chuyển hóa như tiểu đường, bệnh Coeliac nếu ăn dặm quá sớm. Con sẽ mệt mỏi, khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giải trí, học tập và tìm tòi thế giới xung quanh. 4.MÁCH MẸ 3 CÁCH CHỮA CHÁY NẾU CHO BÉ ĂN DẶM QUÁ SỚM Cho bé cai ăn dặm dần Nếu đã ăn dặm rồi, mẹ không nên ngưng cho con ăn đột ngột, dễ làm con bị sốc và lầm tưởng rằng mẹ không thương con, giận nên mới cắt đồ ăn của con. Thay vào đó, mẹ hãy thực hiện cai ăn dặm dần mẹ nhé. Ví dụ bình thường mẹ đang cho con ăn dặm 2 bữa/ ngày thì ngày đầu tiên của lịch trình cai, mẹ vẫn cho con ăn 2 bữa nhưng giảm lượng thức ăn xuống, trước đó con măm 1 lần một bát cơm thì giờ mẹ cho ăn ⅔ bát thôi. Ngày thứ hai mẹ tiếp tục giảm xuống còn ½ bát. Sang ngày kế tiếp, mẹ cắt còn một bữa, cho con khoảng ⅓ bát. Ngày 4-5 vẫn giữ nguyên như vậy, sang ngày thứ 6 con hết đòi ăn dặm là mẹ đã cai thành công rồi đó. Khi con được 5-6 tháng tuổi hoặc con có các dấu hiệu đã sẵn sàng ăn dặm, mẹ tập cho con ăn các món phù hợp để luyện nhai, ăn uống giỏi y như người lớn. Theo dõi sức khỏe bé thường xuyên Ăn dặm sớm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó mẹ cần thường xuyên quan sát, theo dõi sức khỏe của con, nếu phát hiện vấn đề bất thường, bé khó thở, dị ứng nặng hoặc tiêu chảy kéo dài, mẹ cho con thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân xử lý, tránh kéo dài quá lâu làm con mệt mỏi, chậm lớn. Làm công tác tư tưởng cho ông bà Nhiều mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm chăm con, mới lên chức thường rất lo lắng khi tập ăn dặm cho con, mẹ nghe ông bà bảo gì làm nấy. Lỡ cho con ăn dặm quá sớm rồi nhưng nếu đột nhiên cai ăn dặm, ông bà sẽ hỏi tại sao rồi lại cấm cản, bắt mẹ phải tiếp tục cho bé ăn, nếu không bé sẽ thấp còi và kém phát triển. Mách mẹ cách chữa cháy bằng cách làm tư tưởng cho ông bà. Chẳng hạn mẹ cho ông bà đọc sách, báo, rủ ông bà cùng đi nghe các hội thảo tư tưởng, cách chăm con, cho các ông bà xem chương trình tivi nói về tác hại xấu của cho con ăn dặm sớm để ông bà hiểu, cùng với mẹ đưa con trở về lịch trình ăn dặm khoa học, giúp con khôn lớn và khỏe mạnh.