Th 03
Nhiều bạn khi bắt đầu tham gia vào bộ môn gym chắc chắn sẽ nghe qua từ thực phẩm bổ sung. Trên thực tế thực phẩm bổ sung là 1 trong những nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể được nhiều người lựa chọn. Thực phẩm bổ sung có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho bạn - nhưng việc dùng TPBS cũng có thể mang đến những rủi ro về mặt sức khỏe. Đó là lý do vì sao hôm nay Hadu sẽ cùng các bạn giải đáp về thực phẩm bổ sung để hiểu hơn về nó. 1.THỰC PHẨM BỔ SUNG LÀ GÌ? Thực phẩm bổ sung ngày nay vô cùng phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Người dùng lựa chọn TPBS thường là các Gymer, những vận động viên hay các cầu thủ… TPBS là các sản phẩm có tác dụng cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể vào chế độ ăn uống. Tùy vào đối tượng sử dụng mà công dụng của các TPBS sẽ khác nhau. Trong TPBS sẽ có các thành phần dinh dưỡng tốt như: protein, vitamin khoáng chất, calories,... Cơ thể khi có bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì sức khỏe sẽ ổn định, tăng cường cơ bắp, kiểm soát cân nặng hiệu quả. Nguồn gốc của TPBS là từ tự nhiên an toàn cho người dùng. Chẳng hạn như thực phẩm bổ sung protein hỗ trợ phát triển cơ bắp như Whey Protein sẽ được chiết xuất 100% sữa bò nguyên chất. Hay với TPBS vitamin thì nguồn nguyên liệu sẽ được chiết xuất từ rau củ. Việc lựa chọn TPBS cũng như chúng ta ăn uống thường ngày. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng được tổng hợp lại nên bạn không cần ăn quá nhiều thức ăn và hiệu quả đem lại tốt hơn. 2.THỰC PHẨM BỔ SUNG CÓ PHẢI LÀ TPCN? Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và cũng không phải là thực phẩm chức năng. Thực phẩm này cũng được khuyến cáo là không nên dùng để ăn thay bữa chính hoặc thay hoàn toàn cho nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên. Ngược lại, TPBS chỉ nên được dùng vào các bữa phụ hằng ngày. TPBS có phải là TPCN? TPBS có công dụng bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt. Còn TPCN nhằm giải quyết, phục vụ một vấn đề, mục đích cụ thể. Nếu TPBS có thể sử dụng trong thời gian dài thì TPCN được khuyến cáo chỉ nên sử dụng 1 thời gian rồi nghỉ. 3.CÓ NÊN DÙNG TPBS KHÔNG? TPBS là một cách để bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng, tiện lợi hơn so với thực phẩm truyền thống. Người dùng không cần phải mất quá nhiều thời gian để chế biến nguồn thực phẩm như cá, thịt, trứng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Thay vào đó thì chỉ cần sử dụng TPBS là có thể đầy đủ chất dinh dưỡng, tiết kiệm nhiều thời gian. Tuy nhiên dù không có TPBS thì mọi người có thể hấp thụ dinh dưỡng qua thực phẩm tự nhiên. Bởi vậy chúng ta không nhất thiết phải sử dụng TPBS. Chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, giúp chúng ta đạt được mục tiêu nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng thêm TPBS trong chế độ dinh dưỡng và luyện tập hằng ngày của mình. THỰC PHẨM BỔ SUNG CÓ LỢI ÍCH GÌ? Một số chất bổ sung có thể giúp bạn nhận được đủ các chất quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động, những người khác có thể là giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng TPBS không nên thay thế cho các bữa ăn hoàn chỉnh cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh - vì vậy hãy nhớ ăn nhiều loại thực phẩm. Không giống như thuốc, chất bổ sung không được phép bán trên thị trường với mục đích điều trị, chẩn đoán, phòng ngừa hoặc chữa bệnh. Điều đó có nghĩa là các chất bổ sung không được đưa ra các tuyên bố về bệnh tật, chẳng hạn như “giảm cholesterol cao” hoặc điều trị bệnh tim. THỰC PHẨM BỔ SUNG CÓ RỦI RO GÌ KHÔNG? Có. Nhiều chất bổ sung chứa các thành phần hoạt tính có tác dụng sinh học mạnh mẽ trong cơ thể. Điều này có thể làm cho chúng không an toàn trong một số tình huống và làm tổn thương hoặc biến chứng sức khỏe. Ví dụ những hành động sau đây có thể có hại - thậm chí đe dọa tính mạng: Kết hợp bổ sung Sử dụng chất bổ sung với thuốc (dù kê đơn hay không kê đơn) Thay thế các chất bổ sung cho thuốc kê đơn Dùng quá nhiều một số chất bổ sung, chẳng hạn như vitamin A, vitamin D hoặc sắt Một số chất bổ sung cũng có thể có tác dụng không mong muốn trước, trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về bất kì chất bổ sung nào bạn đang dùng.
Th 03
Vitamin tổng hợp là chất bổ sung được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Khi mức sống ngày càng tăng thì mức độ phổ biến của nó đã tăng lên nhanh chóng trong vài thập kỷ. Ngày nay chúng ta có thói quen dùng vitamin tổng hợp để giúp cơ thể nạp đủ lượng vitamin cần thiết, cải thiện sức khỏe thậm chí là phòng ngừa các bệnh mãn tính. Những lợi ích đó có thật sự đúng? Hãy cùng Hadu tìm hiểu rõ hơn về vitamin tổng hợp qua bài viết dưới đây nhé! 1.VITAMIN TỔNG HỢP LÀ GÌ? Vitamin tổng hợp là chất bổ sung có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau và thường được cân nhắc sử dụng khi cơ thể không hấp thụ vitamin qua chế độ ăn uống hoặc đang trong giai đoạn bệnh tật, mang thai, dinh dưỡng kém, rối loạn tiêu hóa. Đặc điểm: trong thực tế vitamin tổng hợp có thành phần hóa học gần như giống hệt với vitamin có trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Tuy nhiên quá trình cơ thể hấp thu vitamin tổng hợp rất khác so với hấp thu vitamin tự nhiên, tạo nên những phản ứng khác nhau của cơ thể. 2.VAI TRÒ CỦA VITAMIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI Theo các nghiên cứu khoa học, có 13 loại vitamin và ít nhất 16 loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của bạn. Thật vậy, vitamin giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cần cho hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin còn bảo vệ tế bào khỏi bị tấn công nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa. Tham gia bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương. Vai trò của vitamin đối với cơ thể con người Vitamin cũng rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Ví dụ nếu thiếu hụt nghiêm trọng một hoặc nhiều các chất dinh dưỡng (vitamin) ngay trong bào thai, trẻ có thể mắc các bệnh bẩm sinh. Trong những năm tháng đầu đời, thiếu vitamin và khoáng chất gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 3.VITAMIN TỔNG HỢP CHỨA NHỮNG GÌ? Vitamin tổng hợp có thể cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần - nhưng ở các dạng và lượng khác nhau. Có thể bao gồm: Vitamin A Vitamin B3 Vitamin B6 Vitamin B9 Vitamin B12 Vitamin C Vitamin D Vitamin E Calcium Iron Magnesium Potassium Selenium ZinC Chúng cũng có thể chứa các thành phần khác như thảo mộc, axit amin và axit béo. Các chất dinh dưỡng trong vitamin tổng hợp được bán rất rộng rãi và có nhiều mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Vitamin tổng hợp có thể chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn hoặc thấp hơn so với trạng thái nhãn. Trong một số trường hợp, chúng có thể thậm chí không cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng được liệt kê. Do đó bạn cần mua vitamin ở một nhà sản xuất có uy tín. 4.NHỮNG LỢI ÍCH CỤ THỂ KHI DÙNG VITAMIN TỔNG HỢP TRONG VIỆC NGĂN NGỪA CÁC LOẠI BỆNH LÝ Vitamin tổng hợp và bệnh tim Bệnh tim là một trong những bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ người mắc và tử vong cao hàng đầu thế giới. Các nhà khoa học cho rằng vitamin tổng hợp có khả năng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tim mạch, ví dụ như giảm biểu hiện đau tim, đột quỵ hay tử vong do các bệnh về tim. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để chứng minh được tác dụng cụ thể của vitamin tổng hợp trong việc hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh này. Vitamin tổng hợp giúp tăng cường chức năng não Việc sử dụng vitamin tổng hợp còn giúp tăng cường trí nhớ ở người cao tuổi. Ngoài ra chúng còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm thiểu tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm. Vitamin tổng hợp tốt cho mắt Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mù lòa trên thế giới đó là bệnh thoái hóa điểm vàng. Khi bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể sẽ giúp làm chậm diễn tiến của bệnh thoái hóa điểm vàng. Ngoài căn bệnh này ra một số vấn đề phổ biến về mắt khác như đục thủy tinh thể cũng có khả năng cải thiện khi tăng cường sử dụng vitamin tổng hợp. 5.CÓ NÊN UỐNG VITAMIN TỔNG HỢP KHÔNG? UỐNG QUÁ LIỀU SẼ CÓ TÁC DỤNG PHỤ GÌ? Vitamin nếu được bổ sung theo đường ăn uống (tức thực phẩm truyền thống) sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất, đặc biệt những người quá bận rộn với công việc và không có thời gian để ăn thường xuyên. Trong những trường hợp như vậy thì uống vitamin tổng hợp là giải pháp hiệu quả giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, những người có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường như bệnh nhân, phụ nữ mang thai, người tập thể hình hoặc những vấn đề khả năng hấp thụ cũng nên sử dụng vitamin tổng hợp để cơ thể luôn được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Có nên uống vitamin tổng hợp không? Nếu dùng vitamin tổng hợp không đúng cách hoặc quá liều có thể dẫn tới các tác dụng không mong muốn như sau: Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng vitamin A vì nếu dư thừa loại vitamin này có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Người nghiện thuốc lá không nên dùng phối kết hợp với một số loại vitamin tổng hợp chứa vitamin A hoặc beta carotene vì chúng có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Nên cân đối giữa việc ăn uống và bổ sung vitamin tổng hợp vì nếu bổ sung dư thừa vitamin sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Th 03
Sắt vốn là yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em thường nằm trong danh sách nhóm bệnh thiếu máu dinh dưỡng khá phổ biến, đặc biệt ở các nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mức độ cũng như tần suất mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt ở nước ta hiện nay tuy đã giảm so với trước đây nhưng tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ em vẫn còn khá cao. Bài viết này Hadu sẽ cung cấp thêm thông tin về các dấu hiệu thiếu sắt để bạn có thể nhận biết sớm! 1.SẮT VÀ CHỨC NĂNG CỦA SẮT ĐỐI VỚI CƠ THỂ Sắt được biết đến trong nhóm vi chất dinh dưỡng khá quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Chức năng của sắt giúp vận chuyển oxy trong máu đồng thời còn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ em. Hơn nữa ở giai đoạn thai kỳ bổ sung sắt và acid folic đầy đủ có thể giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường. Theo kết quả điều tra về vi chất dinh dưỡng toàn quốc cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi gặp tình trạng thiếu máu chiếm 27,8%. Trong đó có khoảng từ 42,7% đến 45% trường hợp trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Và tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt khá cao đối với những trẻ dưới 5 tuổi. Vai trò chính của sắt trong cơ thể: Sắt cùng với protein kết hợp tạo thành huyết sắc tố hemoglobin, có chức năng vận chuyển CO2 trong quá trình hô hấp. Ngoài ra, sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, vì sắt có thể tham gia vào thành phần của một enzyme trong hệ miễn dịch và giúp biến đổi các hợp chất beta carotene thành vitamin A. Hơn nữa sắt còn tham gia quá trình tạo collagen giúp gắn kết các mô khác nhau trong cơ thể. Với trường hợp sắt không được cung cấp đầy đủ có thể sẽ khiến cho cơ thể lâm vào tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Với thai nhi, thiếu máu có thể gây ra tình trạng đẻ non và có nhiều nguy cơ cao tử vong sơ sinh. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thiếu máu dinh dưỡng thường do bà mẹ bà mẹ bị thiếu máu dẫn tới lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ không đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vì vậy khi mang thai bà mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt hằng ngày theo nhu cầu cơ thể của mẹ và bé, hàm lượng sắt có thể cần nhiều hơn 1000mg hoặc có thể sử dụng 60g sắt nguyên tố hằng ngày. Tuy nhiên đối với phụ nữ không có thai cũng cần đảm bảo lượng sắt theo nhu cầu nếu không có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt. 2.TRẺ CÓ NGUY CƠ THIẾU SẮT CAO HƠN KHI NÀO? Dưới đây là một số trường hợp khiến trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn: Trẻ sinh non và cân nặng quá thấp: Ngay từ khi mang thai, mẹ đã phải bổ sung một lượng sắt đủ để dự trữ trong vòng 6 tháng kể từ khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên đối với trẻ sinh non hoặc trường hợp trẻ sinh ra có cân nặng quá thấp, hàm lượng sắt có thể đã cạn kiệt trước đó. Trẻ em có nguy cơ thiếu sắt cao hơn người trưởng thành Trẻ chỉ sử dụng sữa bò: hàm lượng sắt trong sữa bò chắc chắn sẽ không thể đáp ứng nhu cầu sắt của trẻ. Không những vậy, nó còn khiến cho quá trình hấp thụ sắt từ nhiều nguồn khác suy giảm. Trong nhiều trường hợp sữa bò dễ gây kích ứng da nên sự lựa chọn tốt nhất luôn là sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng nghèo sắt: thực phẩm là một trong những nguồn cung cấp sắt an toàn nhất mà mẹ có thể cân nhắc. Do đó xây dựng thực đơn dinh dưỡng không khoa học, thiếu đi những thực phẩm giàu chất sắt chẳng những khiến trẻ thiếu hụt sắt mà còn cản trở quá trình hấp thu sắt từ những nguồn khác. 3.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ THIẾU SẮT Ở nhiều trường hợp, trẻ thiếu sắt sẽ không bộc lộ triệu chứng, cho đến khi chuyển giai đoạn nặng hơn. Các biểu hiện thiếu sắt ở trẻ thường không rõ ràng. Do vậy mẹ phải quan sát và để ý bé thường xuyên. Muốn biết con thiếu sắt hay không mẹ có thể dựa vào các yếu tố sau: Trẻ bị mệt mỏi, bất thường Mệt mỏi, uể oải là dấu hiệu thiếu sắt mẹ chớ coi thường. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết cơ thể người cần sắt để sản sinh hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào, khi thiếu sắt, cơ thể không đủ nhiên liệu để vận chuyển oxy, trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất sức. Không chỉ để cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể, tim phải hoạt động nhiều hơn. Điều này kéo dài gây ra tình trạng mệt mỏi, đau nhức. Da xanh xao, nhợt nhạt Da xanh xao, mệt mỏi, cũng là dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ mà mẹ nào cũng cần ghi nhớ. Theo các chuyên gia, huyết sắc tố là yếu tố giúp máu có màu đỏ tươi. Khi thiếu sắt, huyết sắc tố giảm, máu có màu nhạt hơn. Đó là lý do vì sao da của bé lúc này sẽ xanh xao, nhợt nhạt. Trẻ da xanh xao, nhợt nhạt Để nhận biết trẻ có thiếu sắt hay không mẹ có thể quan sát lòng bàn tay, niêm mạc mắt và cổ họng của bé. Nếu có dấu hiệu thiếu máu bộ phận này sẽ bị tái nhợt, thiếu sức sống. Khó thở Khó thở cũng là dấu hiệu trẻ bị thiếu sắt. Tình trạng này xuất hiện khi hemoglobin bị thiếu hụt, lượng oxy trong máu ít đi. Cơ thể không đủ nhiên liệu để hoạt động, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy cho tế bào. Khi đó nhịp tim của bé sẽ tăng cao, bé khó thở, thở gắng sức. Bé bị đau đầu, chóng mặt Thiếu sắt, huyết sắc tố trong hồng cầu xuống thấp. Đồng nghĩa với đó là cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho tế bào não. Khi đó, các mao mạch bị sưng phù, tạo áp lực lên thành mạch, gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt. Bé bị đau đầu, chóng mặt Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đau đầu. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất dày đặc, kèm theo hoa mắt, chóng mặt thì đây có thể là dấu hiệu trẻ thiếu sắt. Lúc này mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Da và tóc bị hư tổn, thô ráp Theo các chuyên gia, khi thiếu sắt cơ thể sẽ ưu tiên vận chuyển oxy cho tế bào quan trọng như hô hấp, não bộ, cơ bắp. Lúc này, da, tóc sẽ bị thiếu hụt oxy, trở nên khô, yếu. Thậm chí một số trường hợp thiếu sắt nghiêm trọng, trẻ nhỏ còn xuất hiện tình trạng rụng tóc vành khăn. Lưỡi, miệng bị sưng và đau Đôi khi chỉ nhìn bên trong và xung quanh miệng mẹ cũng có thể nhận thấy biểu hiện trẻ thiếu sắt. Các biểu hiện bao gồm lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc xuất hiện vùng nhẵn mịn một cách kỳ lạ. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu sắt, huyết sắc tố giảm, hồng cầu trở nên nhạt màu. Lúc này nồng độ Myoglobin xuống thấp khiến lưỡi bị sưng và đau. Ngoài ra biểu hiện của trẻ thiếu sắt là khô miệng, nứt nẻ hoặc loét miệng. Móng tay giòn, hình thìa Đây là biểu hiện hiếm gặp và thường chỉ thấy trong tình trạng thiếu sắt nặng. Khi đó móng tay sẽ giòn, dễ gãy, đầu móng nứt chỉ. Tình trạng này để lâu các cạnh bên của móng sẽ nâng lên, phần giữa lõm xuống tạo thành hình thìa. Trẻ biếng ăn, bỏ bú, giảm hấp thu Trẻ thiếu sắt luôn trong tình trạng mệt mỏi, kể cả các hoạt động thường ngày. Tình trạng này kéo dài khiến tế bào thiếu hụt năng lượng, gây ra tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là chậm phát triển thể chất. Trẻ biếng ăn, bỏ bú, giảm hấp thu Với trẻ sơ sinh thiếu sắt mẹ có thể nhận thấy hiện tượng bỏ bú, tăng cân chậm. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nếu đi kèm với mệt mỏi, da xanh xao thì chắc chắn đây là biểu hiện trẻ sơ sinh thiếu sắt. Hội chứng chân đứng không yên Theo các chuyên gia, có tới 25% trẻ nhỏ thiếu sắt có hội chứng này. Lý do là bởi khi thiếu sắt, nồng độ máu trong cơ thể thấp xuống, thôi thúc sự di chuyển của trẻ khi đang nghỉ ngơi bằng cách gây khó chịu ở lòng bàn chân. Lúc này để giải tỏa cơn ngứa trẻ sẽ tìm cách đi lại và di chuyển. Đây là lý do vì sao trẻ sơ sinh thiếu sắt thường quấy khóc và vật lộn về đêm. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có thêm kiến thức về dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin mới nhất về Y Dược nhé!
Th 03
Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng trẻ em Việt Nam toàn quốc của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, gần 70% trẻ bị thiếu kẽm, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Việc thiếu kẽm gây ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ như dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Vì thế mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm dưới đây để có biện pháp phòng chống và chữa trị kịp thời. 1.TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM Ở TRẺ Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ mang thai có đến 8 bà mẹ bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ là 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Hiện nay chế độ ăn của người Việt đang thiếu những thực phẩm giàu kẽm, bên cạnh đó chất lượng mỗi bữa ăn khá thấp, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật còn thiếu khá nhiều. Đặc biệt đối với trẻ, đối tượng thường hay biếng ăn, khi mà chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo kèm theo biếng ăn thì khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt kẽm. 2.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ THIẾU KẼM Ngủ không ngon giấc Kẽm là khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ, đóng vai trò như những chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn thần kinh như trẻ ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình, hay quấy khóc vào ban đêm và ngủ không yên giấc vào ban ngày. Hay cáu giận, tinh thần uể oải Trẻ em được bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp trẻ có khả năng tư duy, trí nhớ tốt là nhờ kẽm duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ. Tuy nhiên, nếu trẻ thiếu kẽm, hoạt động thần kinh sẽ bị ảnh hưởng làm tăng tình trạng lo âu, căng thẳng, stress khiến con hay nổi cáu, dễ khóc nhè, không dỗ được khi gặp những chuyện không vừa ý. Trẻ hay quấy khóc, tinh thần uể oải Tình trạng trẻ thiếu kẽm nếu kéo dài mà mẹ không nhận biết sớm có thể gây nên những rối loạn về não bộ từ nhẹ đến nặng. Ban đầu là những rối loạn nhẹ về thần kinh, sau đó tiến triển nghiêm trọng hơn, gây chứng khó đọc và các vấn đề khác về phát triển tâm thần như trầm cảm, động kinh, tâm thần phân liệt. Khi trẻ lớn lên việc thiếu kẽm khiến khả năng nhận thức của trẻ cũng kém đi, ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc, dễ sa đà vào việc nghiện rượu, xuất hiện các hành vi phạm pháp và phạm tội. Trẻ ăn không ngon miệng, vị giác biến đổi Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong duy trì tuyến tiêu hóa tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời kích thích vị giác giúp con ăn ngon miệng hơn. Khi trẻ thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ăn ngon miệng, từ đó biếng ăn và hay quấy khóc khi ăn. Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy kéo dài Dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng kẽm lại chiếm một vai trò lớn trong việc sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, giúp các chất dinh dưỡng được tiêu hóa một cách hiệu quả hơn. Vì thế nếu mẹ thấy con ăn không ngon miệng, ăn vào bị trướng bụng, tiêu chảy kéo dài, thì nên nghĩ ngay đến trường hợp trẻ thiếu kẽm. Nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa thiếu kẽm làm cho việc đổi mới các mô ruột và sản sinh mật trong đường ruột bị gián đoạn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa các chất. Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy kéo dài Rụng tóc Dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm của cơ thể là xuất hiện tình trạng rụng tóc, rụng tóc hình vành khăn, vì việc thiếu hụt kẽm trong cơ thể sẽ khiến tóc mỏng dần và dẫn đến rụng tóc. Xương chậm phát triển Sự ổn định lượng kẽm trong cơ thể giúp cân bằng các chức năng trong cơ thể như tự tổng hợp, bài tiết cũng như hoạt hóa hormone tăng trưởng GH và IGF 1, giúp hệ xương, cơ phát triển khỏe mạnh. Vì thế khi mẹ thấy con chậm biết đi, chậm mọc răng, cơ thể còi cọc do có thể là việc thiếu hụt kẽm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương. Về lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, khi con còi cọc, chiều cao không phát triển dẫn đến trẻ thấp còi hơn so với những bạn cùng trang lứa. Thương tổn vùng da và mắt Cùng với các loại vitamin, kẽm rất quan trọng cho việc phát triển thị lực tốt, biểu hiện ở việc chúng ta có thể thấy phần lớn lượng kẽm trong cơ thể tập trung trong các mô mắt, đặc biệt là võng mạc. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp mắt trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh thoái hóa điểm vàng. Khi thiếu kẽm, chúng ta sẽ thấy vùng da ở mắt khô hơn, mắt trẻ mờ và cay mắt, khô mắt rất khó chịu, thị lực ban đêm kém đi trông thấy. Cảm cúm và cảm lạnh thường xuyên Đây là biểu hiện của nhiều bệnh nhưng trẻ thiếu kẽm cũng là một nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị cảm cúm và cảm lạnh thường xuyên. Bạn biết không, khi cơ thể đủ kẽm sẽ giúp tăng cường miễn dịch, vì kẽm có khả năng kháng virus và các đặc tính thúc đẩy miễn dịch, khiến cơ thể trẻ mạnh mẽ hơn khi chống chọi lại những bệnh tật theo mùa. Cảm cúm và cảm lạnh Da thô ráp, móng tay/chân mỏng, có các bợn trắng nhỏ trên móng tay/ chân Các nghiên cứu cho thấy rằng, kẽm có vai trò điều hòa quá trình chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến sinh trưởng của các tế bào da. Khi trẻ thiếu kẽm, da mất tính linh hoạt và độ đàn hồi, dễ xuất hiện các vết rạn da, da thô ráp, móng tay chân mỏng, có các bợn trắng nhỏ trên móng tay/ chân. Hậu quả khi bị thiếu kẽm cũng khiến tình trạng bệnh viêm da, vảy nến, mụn trên da mặt diễn biến nhanh và nặng hơn so với những trẻ em thông thường. Chậm lành vết thương Kẽm trong cơ thể giúp kích hoạt tế bào T để tạo ra một khoáng chất quan trọng dùng để rút ngắn thời gian phục hồi chấn thương và bệnh tật. Vì thế khi mẹ thấy con chậm lành những vết thương, dễ bị gãy xương khi gặp chấn thương thì hãy đến bác sĩ để được thăm khám về việc thiếu hụt kẽm. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp cha mẹ hiểu hơn về các dấu hiệu thiếu hụt kẽm ở trẻ. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Y Dược mới nhất nhé!