Đau mắt đỏ, tay chân miệng, thủy đậu, cảm cúm, sốt xuất huyết… Đến hẹn lại lên, chưa bao giờ các dịch bệnh chịu “ngủ yên” đặc biệt trong giai đoạn giao mùa. Đây cũng là thời điểm mà số ca trẻ nhập viện vì dịch bệnh gia tăng đáng kể. Vậy làm sao để bảo vệ con luôn khỏe mạnh, thách thức mọi dịch bệnh bủa vây?
Trẻ ốm vặt quanh năm, dịch nào cũng mắc… vì đề kháng kém
Những ngày gần đây, tỷ lệ trẻ nhập viện do các bệnh truyền nhiễm tăng cao. Bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, đau mắt đỏ, tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… là những cái tên thường được nhắc tới.
Dịch chồng dịch, bệnh nối tiếp bệnh. Không ít trẻ phải nghỉ học, nằm viện cả tháng. Có lớp quá nửa học sinh nghỉ học ngay trong tuần đầu tựu trường. Và không ít gia đình phải rơi vào tình trạng khủng hoảng vì con ốm liên tục, dịch nào cũng mắc.
Đáng lo ngại hơn cả chính là ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh tới sức khỏe của trẻ. Hậu quả của những chuỗi ngày ốm là sức khỏe của con ngày càng xuống dốc. Trẻ lười ăn hơn, xanh xao, người mệt mỏi, kém tập trung và đối mặt với nguy cơ biến chứng khi bệnh trở nặng… Thậm chí, trong nhiều trường hợp, sức khỏe của trẻ sẽ giảm sút, thể trạng suy nhược và kém phục hồi.
Vậy tại sao trẻ lại dễ mắc bệnh đến vậy? Có thể nói dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, các biến thể của virus ngày càng thông minh hay do sự thất thường của thời tiết? tất cả khiến cho trẻ dễ bị ốm hơn. Nhưng trên tất cả, có một nguyên nhân mà bất kì ông bố, bà mẹ nào cũng đều nhận thức rõ là đề kháng trẻ kém.
Tại sao đề kháng trẻ kém, dễ mắc bệnh hơn?
Sau khi chào đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Khi trẻ lớn lên, hệ miễn dịch dần phát triển hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị tác động từ thay đổi môi trường bên ngoài.
Trẻ có đề kháng kém tức là ít có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên hay bị ốm hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ có đề kháng kém thường do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, môi trường sống ô nhiễm, biếng ăn, lạm dụng thuốc kháng sinh… Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng hay bị ốm. Thường gặp là các bệnh đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, viêm họng… Thậm chí, khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh dịch như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng, thủy đậu…
Cơ thể đủ vi chất - Nền tảng vững chắc giúp tăng đề kháng từ gốc cho trẻ
Để tăng đề kháng cho trẻ, giúp con chống lại virus, vi khuẩn, dịch bệnh, trước hết ba mẹ cần luôn đồng hành cùng con với một chế độ sinh hoạt hợp lý. Cụ thể đó là:
-Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây: Bữa ăn của trẻ cần cân đối 4 nhóm dưỡng chất: chất béo, chất đạm, chất đường bột, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt.
-Tiêm phòng đầy đủ, sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ: Trẻ được tiêm phòng đủ các mũi phòng bệnh. Không lạm dụng kháng sinh vì khi đó, cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.
-Ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên: ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ tạo điều kiện cho cơ thể và não bộ của trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ…