Đau khớp hay viêm khớp khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Một số thực phẩm sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng. Do vậy bạn cần biết đau nhức xương khớp không nên ăn gì để chủ động hơn trong bữa ăn của mình.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Một số người vì không nắm rõ thông tin dinh dưỡng dành cho người đau khớp mà khiến bệnh trở nặng. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần hết sức lưu ý cần tránh hoặc hạn chế sử dụng.
1.THỨC ĂN CHIÊN VÀ ĐỒ CHẾ BIẾN SẴN
Người bị đau xương khớp không nên ăn gì? Nghiên cứu về chế độ ăn và phòng tránh bệnh cho thấy người đau xương khớp nên tránh dùng các thực phẩm như thịt chiên hay các món ăn đông lạnh được chế biến sẵn để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, việc này cũng giúp khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể được phục hồi.
Giải pháp cho bạn là cần cắt giảm lượng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên hay đồ chế biến sẵn. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ, đặc biệt là các loại quả mọng giàu chất chống viêm và oxy hóa.
2.GIẢM LƯỢNG AGE - SẢN PHẨM GLYCAT HÓA BỀN VỮNG
AGE là các sản phẩm glycat hóa bền vững. Nó là một chất độc được sản sinh khi chúng ta hâm nóng, nướng hay diệt khuẩn thực phẩm ở nhiệt độ cao. Sự xuất hiện của AGE sẽ dẫn đến sự phá hủy protein trong cơ thể. Để phá hủy AGE, cơ thể cần sử dụng cytokine - một chất chuyển viêm. Do đó sự hình thành AGE cũng làm phát triển chứng viêm khớp và các loại viêm nhiễm khác.
Giải pháp lúc này là bạn cần hạn chế sử dụng các sản phẩm được nấu ở nhiệt độ quá cao hay sử dụng đồ ăn được hâm lại nhiều lần. Ngoài ra nên tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, giàu đường, nấu quá lâu, đã bị caramen hóa, giảm ăn chất béo bão hòa, thịt mỡ và thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao.
3.ĐƯỜNG VÀ CÁC THỰC PHẨM CHỨA CARBOHYDRATE CHẾ BIẾN SẴN
Lượng đường trong cơ thể cũng đại diện cho lượng AGE xuất hiện trong máu. Như đã nói, AGE dẫn đến sự viêm nhiễm, viêm khớp hay đau khớp. Do đó người bị viêm xương khớp nên tránh ăn bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm làm từ bột mì, các loại nước ngọt có gas.
4.SẢN PHẨM LÀM TỪ SỮA
Sản phẩm làm từ sữa chứa nhiều protein dẫn đến viêm khớp. Protein có thể gây hại cho các mô xung quanh khớp. Vì nguyên nhân này, một vài bệnh nhân viêm khớp chọn chế độ ăn chay trong cuộc sống thường ngày.
Giải pháp: người bị đau khớp có thể hấp thụ protein từ các nguồn thay thế khác như rau củ và đậu. Cải bó xôi, bơ đậu phộng, đậu hũ, các loại hạt, đậu lăng, và hạt diêm mạch là nguồn thực phẩm tốt.
5.MUỐI VÀ CÁC CHẤT BẢO QUẢN
Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều muối và chất bảo quản bằng cách tìm hiểu thật cẩn thận về các thực phẩm mà bạn dùng. Bởi ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp.
Giải pháp: Đọc thông tin dinh dưỡng trên bao bì cẩn thận khi mua thực phẩm. Hãy đảm bảo những thực phẩm đó chứa ít hoặc không chứa các chất bảo quản và chất phụ gia. Các món ăn chế biến sẵn đều không phải lựa chọn tốt vì chúng chứa quá nhiều muối.
6.DẦU BẮP
Các món nướng và đồ ăn vặt chứa nhiều dầu bắp và các loại dầu chứa nhiều axit béo omega 6. Chúng đều là chất gây viêm. Nếu bị đau khớp, bạn nên tránh ăn các món đồ ăn vặt chứa nhiều dầu bắp, thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm có chứa axit béo chống viêm omega 3. Bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu oliu, đậu phộng, hạt lanh và hạt bí đỏ. Những nghiên cứu cho thấy omega 3 có khả năng làm giảm đau khớp đối với nhiều người.
7.ĐỒ UỐNG CÓ CỒN VÀ THUỐC LÁ
Đồ uống có cồn gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe xương khớp, bao gồm việc gây hại cho xương khớp. Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có khả năng mắc bệnh thấp khớp, trong khi những người uống rượu sẽ bị bệnh gout.
Giải pháp: Nếu đang bị bệnh đau khớp, tốt nhất bạn nên ngưng uống rượu bia và hút thuốc lá. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi thích hợp, ngủ đủ giấc góp phần hạ giảm các triệu chứng đau khớp.
Nhìn chung, các bệnh nhân viêm khớp nên duy trì cân nặng lý tưởng và sử dụng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Nếu bệnh trở nặng và gây ra cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn được gọi là NSAIDs) để giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh hoặc bệnh lý đi kèm trước khi sử dụng thuốc NSAIDs nhé.