CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

02

Th 01

BỊ CÚM KHI MANG THAI TUẦN ĐẦU, 3 THÁNG ĐẦU GÂY RA NHỮNG ẢNH HƯỞNG GÌ?

BỊ CÚM KHI MANG THAI TUẦN ĐẦU, 3 THÁNG ĐẦU GÂY RA NHỮNG ẢNH HƯỞNG GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Cúm là căn bệnh do virus cúm gây ra và rất dễ lây lan, nhất là vào thời điểm chuyển mùa lạnh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh cúm có thể gặp phải các triệu chứng nặng hơn người bình thường. Vì vậy những chị em bị cúm khi mang thai tuần đầu hoặc những tháng đầu có sao không?

Mẹ bầu bị cúm khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Điều này khiến các mẹ bầu cảm thấy lo lắng không biết bị cúm khi mang thai tuần đầu, những tháng đầu có nguy hiểm không? Để có được câu trả lời, hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1.VÌ SAO MẸ BẦU BỊ CÚM?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch bị ức chế một cách tự nhiên khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh thông thường như cúm. Lúc này nếu hít phải virus cúm trong không khí hoặc chạm vào đồ vật nhiễm virus cúm, phụ nữ rất dễ mắc phải căn bệnh này.

Loại virus gây cúm ở mẹ bầu cũng tương tự như các virus cúm thông thường, điển hình là các loại nhóm virus cúm A, B, C, H5N1, H1N1… Virus cúm lây nhiễm vào phổi, mũi và cổ họng của mẹ bầu, gây ra các triệu chứng hô hấp như cảm lạnh.

Nếu không kịp thời nhận biết và điều trị đúng cách, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho cả thai nhi và mẹ bầu. Đây cũng là lý do vì sao không ít chị em cảm thấy lo lắng nếu chẳng may bị cúm khi mang thai tuần đầu hay những tháng đầu thai kỳ.

2.TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CÚM KHI MANG THAI TUẦN ĐẦU, 3 THÁNG ĐẦU

Việc nhận biết những dấu hiệu mắc cúm có thể giúp mẹ bầu sớm phát hiện bệnh, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị dễ dàng hơn, ít gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Thông thường, khi bị cúm, phụ nữ mang thai thường có các triệu chứng sau:

  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Ho
  • Khó thở
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa
  • Sốt đột ngột hoặc ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Ăn mất ngon

3.BỊ CÚM KHI MANG THAI TUẦN ĐẦU, 3 THÁNG ĐẦU CÓ SAO KHÔNG?

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc phụ nữ bị cúm khi mang thai tuần đầu, 3 tháng đầu khiến mẹ bầu và bé cưng gặp phải các triệu chứng sau:

Biến chứng ở phụ nữ bị cúm khi mang thai tuần đầu, 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai bị bệnh cúm thường gặp phải các triệu chứng nặng hơn người không mang thai. Ngay cả khi có sức khỏe tốt và thai kỳ bình thường, mẹ bầu bị cúm cũng có thể tiến triển các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng và cần phải nhập viện để điều trị. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng tai giữa
  • Nhiễm trùng máu
  • Sốc nhiễm trùng
  • Viêm màng não
  • Viêm não
  • Tổn thương tim hoặc cơ quan khác.

Bị cúm khi mang thai tuần đầu, 3 tháng đầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào:

Việc bị cúm khi mang thai tuần đầu, 3 tháng đầu không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu mà còn cả thai nhi. Trong giai đoạn quan trọng này, các cơ quan quan trọng trong cơ thể của bé đang được hình thành. Do đó nếu các chị em đang trong giai đoạn bầu bí bị cúm, em bé trong bụng cũng chịu những ảnh hưởng xấu:

Các vấn đề liên quan đến cúm khi mang thai ở thai nhi bao gồm:

  • Sảy thai.
  • Thai lưu.
  • Sinh non.

Hơn nữa, một triệu chứng phổ biến của cúm là sốt. Sốt khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gây ra nhiều vấn đề cho thai nhi, điển hình là làm tăng nguy cơ sinh non dị tật ống thần kinh và các vấn đề bất lợi khác đối với em bé đang phát triển.

4.MẸ BẦU BỊ CÚM PHẢI LÀM SAO?

Nếu nghi ngờ bản thân bị cúm khi mang thai tuần đầu, các chị em bầu bí nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ đề ra biện pháp chữa trị phù hợp. Bác sĩ sẽ đề ra biện pháp chữa trị kịp thời cho phụ nữ mang thai.

Có một số loại thuốc kháng virus cúm theo toa có thể điều trị bệnh cúm và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của cúm. Tuy nhiên phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra các chị em bầu bí cũng có thể áp dụng một số biện pháp để giảm các triệu chứng cúm, chẳng hạn như uống đủ nước, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học, giữ ấm cho cơ thể.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: