CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

15

Th 03

BÉ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI TĂNG CÂN CHẬM: NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ MẸ KHÔNG NGỜ!

BÉ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI TĂNG CÂN CHẬM: NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ MẸ KHÔNG NGỜ!

  • admin
  • 0 bình luận

Việc bé dưới 6 tháng tuổi tăng cân chậm có thể khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng. Trong một số trường hợp, tình trạng này không quá đáng ngại nhưng với nhiều trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe!

1.CÂN NẶNG CỦA TRẺ BIẾN ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO TRONG 6 THÁNG ĐẦU ĐỜI?

Nhiều bố mẹ lo lắng khi cân nặng của con không tăng như mong đợi. Tuy nhiên nếu hiểu rõ tốc độ phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn.

Theo đó, trẻ sơ sinh thường giảm khoảng 5-10%  trọng lượng cơ thể trong vòng 5-7 ngày sau sinh. Lúc này bố mẹ không cần quá lo lắng bởi bé sẽ lấy lại số cân mất đi sau 10-14 ngày tiếp theo.

Ở những giai đoạn sau bé có thể tăng 28g mỗi ngày và đạt cân nặng gấp đôi lúc sinh khoảng 4-6 tháng tuổi. Đến khoảng 12 tháng, hầu hết cân nặng của con sẽ tăng gấp 3 lần lúc sinh.

Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không bé nào giống bé nào. Một số trẻ sẽ phát triển chậm hơn, trong khi một số bé khác tăng trưởng nhanh. Miễn là con bạn vẫn bú tốt và sức khỏe khám đạt chuẩn thì việc chậm tăng cân hơn bình thường không quá đáng lo ngại.

Tuy nhiên nếu trẻ không tăng cân trở lại sau 2 tuần sau sinh hoặc không tăng cân đều đặn sau đó, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc khả năng hấp thu dinh dưỡng.

2.NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG CHO TÌNH TRẠNG TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI

Trẻ dưới 6 tháng tuổi chậm tăng cân do nhiều lý do. Nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng này và bạn cảm thấy quá lo lắng, hãy tìm hiểu về những lý do khiến con chậm tăng cân cũng như những giải pháp có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình phát triển của bé.

TRẺ KHÔNG NHẬN ĐỦ LƯỢNG CALO CẦN THIẾT

Không nhận đủ lượng calo cần thiết là một trong những lý do đầu tiên khiến trẻ không tăng cân đều đặn. Hầu hết trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh sẽ bú từ 30 đến 60ml mỗi cữ bú và cứ 2-3 giờ lại bú một lần. Khi bé lớn lên, lượng sữa mỗi lần bú tăng lên và tần suất các cữ bú trong ngày dần giảm xuống nhưng tổng lượng calo cơ thể bé cần vẫn được đáp ứng đủ. Tuy nhiên cũng có những bé không nhận đủ lượng calo cho cơ thể do một số nguyên nhân như:

TÌNH TRẠNG MẸ ÍT SỮA, BÉ BÚ KHÔNG ĐỦ

Tình trạng này có thể bắt nguồn từ một số lý do như mẹ cho con bú không thường xuyên, mẹ phẫu thuật vú… Đối với các vấn đề liên quan đến điều trị y tế, mẹ nên xin ý kiến bác sĩ để đưa ra tư vấn kịp thời. Trường hợp mẹ ít sữa, không đủ sữa, mẹ có thể thực hiện các biện pháp giúp sữa mẹ về nhiều như cho con bú thường xuyên, massage ngực kích thích sữa về, vắt sữa thường xuyên, ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung các thực phẩm lợi sữa…

THỜI GIAN CỮ BÚ NGẮN

Thời gian cữ bú ngắn cũng có thể là lý do khiến bé không nhận đủ calo và chậm tăng cân. Tình trạng này có thể là do sữa mẹ ít, chậm về, bé gặp khó khăn khi bú, bé có thói quen ngủ khi bú mẹ… Với trường hợp này mẹ cần tìm cách tăng lượng sữa mẹ. Nếu bé ngủ khi bú bố mẹ có thể đánh thức trẻ dậy và dỗ bé bằng cách vỗ má hoặc vuốt tay chân để con bú lâu hơn.

BÉ BÚ SAI KHỚP NGẬM

Các vấn đề sai khớp ngậm cũng khiến bé khó bú đủ sữa mẹ. Đồng thời việc này cũng khiến mẹ đau đớn, khó chịu và từ đó dẫn đến việc không cho bé bú thường xuyên. 

Trong trường hợp bé gặp vấn đề sai khớp ngậm, bạn nên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh cách cho bé bú cũng như đảm bảo các kỹ thuật cho bé bú để bú đúng khớp ngậm. Một số điểm then chốt mẹ cần lưu ý khi cho bé bú là đầu và thân trẻ nằm trên 1 đường thẳng, toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú. Đối với trẻ sơ sinh mẹ không những đỡ đầu, vai mà còn phải đỡ phần mông của trẻ.

TRẺ GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HẤP THU DƯỠNG CHẤT VÀ CALO

Nếu thấy con đã bú đầy đủ, bú đúng cách nhưng bé vẫn chậm tăng cân thì có thể là do bé đang gặp khó khăn trong việc hấp thu dưỡng chất và chuyển hóa năng lượng. Tình trạng này thường do các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày… gây ra.

Bé bú mẹ thường sẽ ít gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đi ngoài phân lỏng do đạm sữa mẹ là đạm mềm, nó tự nhiên phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Còn với bé dùng sữa ngoài, bé có nguy cơ đụng đạm biến tính. Do đó nếu bé dùng sữa ngoài chậm tăng cân, mẹ có thể cần xem lại công thức sữa bé đang dùng có dễ tiêu hóa và hấp thu không. Nếu nghi ngờ là do thành phần đạm biến tính trong sữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ việc đổi sữa công thức cho con giúp con tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. 

CÁC VẤN ĐỀ Y TẾ KHÁC

Ngoài 2 nguyên nhân kể trên, một số vấn đề y tế khác cũng có thể khiến cho bé dưới 6 tháng tuổi chậm tăng cân. Trẻ sinh non, hội chứng down, hở hàm ếch… thường không đủ khả năng để bú mẹ hiệu quả. Ngoài ra một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh mãn tính, bệnh viêm mãn tính, bệnh hô hấp mãn tính, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, cường giáp… sẽ khiến cơ thể bé tiêu hao calo quá nhiều, từ đó dẫn đến thiếu hụt calo cần thiết để tăng trưởng.

Các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng cân của trẻ. Đối với các trường hợp như vậy bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như có hướng điều trị bệnh lý tiềm ẩn nếu có.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: