CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

21

Th 05

AXIT FOLIC LÀ GÌ VÀ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

AXIT FOLIC LÀ GÌ VÀ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

  • admin
  • 0 bình luận

Acid folic là một trong những hoạt chất thiết yếu, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Nếu không bổ sung đủ lượng dưỡng chất này, mọi hoạt động của cơ thể sẽ ngưng trệ. Để nắm rõ hơn các thông tin quan trọng về acid folic, ảnh hưởng của hoạt chất đối với sức khỏe, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của HADU PHARMA.

Chúng ta thường được khuyến cáo rằng, cần bổ sung acid folic trong chế độ ăn uống mỗi ngày nhằm đảm bảo sức khỏe. Hoặc khi đi khám thai những tháng đầu, bác sĩ thường kê những loại thuốc bổ sung chất này. Vậy đây là chất gì?

1.AXIT FOLIC LÀ GÌ?

Axit folic (hay là acid folic) là một dạng tổng hợp của Folate. Trong y khoa còn có tên gọi khác là vitamin B9, folat hay folacin (các dạng có thể hòa tan trong nước của vitamin B9). Đây là một sản phẩm nhân tạo được các nhà sản xuất thêm vào các chất bổ sung vitamin và thực phẩm tăng cường.

Loại vitamin này còn là thành phần cấu tạo nên nucleoprotein và tế bào hồng cầu, giúp tạo ra DNA và các vật liệu di truyền khác. Đặc biệt, vitamin B9 còn được xếp vào nhóm 13 vitamin cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Phụ nữ tiền mang thai, khi mang thai, sau sinh hay trẻ sơ sinh là những đối tượng cần bổ sung vitamin B9 lớn nhất.

2.AXIT FOLIC CÓ TÁC DỤNG GÌ?

ĐỐI VỚI NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

Acid folic có nhiệm vụ là sản xuất mới và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Đồng thời còn giúp cơ thể phòng chống ung thư thông qua việc ngăn ngừa những thay đổi ở DNA. Trong Y Học sử dụng Acid Folic tương tự như loại thuốc điều trị thiếu hụt Acid Folic cũng như một số bệnh thiếu tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu.

Acid Folic ngăn chặn thêm một số bệnh khác của cơ thể như: mất trí nhớ, dấu hiệu lão hóa, loãng xương, người già nghe kém trầm cảm, khó ngủ, đau cơ bắp, bạch biến, bồn chồn ở chân.

ĐỐI VỚI MẸ BẦU

Ngăn ngừa được các khuyết tật bẩm sinh đến từ não và tủy sống. Khi bắt đầu mang thai, não và tủy sống là những bộ phận quan trọng hình thành đầu tiên. Chính vì vậy, giai đoạn này rất cần acid folic.

Ngăn ngừa các bệnh thiếu máu của cơ thể vì vitamin B9 có nhiệm vụ hỗ trợ tạo tế bào máu. Hạn chế các trường hợp đáng tiếc như sinh non, sảy thai, suy dinh dưỡng, chứng rối loạn tâm thần.

Tác dụng lớn trong việc suy giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư ruột kết, giảm đột quỵ…

Hạn chế quá trình lão hóa, loãng xương, giảm trầm cảm, bệnh nứt đốt sống…

ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

Giảm thiểu khả năng mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh liên quan đến não (vô sọ) và tủy sống (nứt tủy sống).

2.AI NÊN BỔ SUNG AXIT FOLIC?

Là một trong những hoạt chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Hầu như tất cả mọi người đều cần bổ sung Axit folic mỗi ngày, đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng mà liều lượng bổ sung sẽ có sự chênh lệch khác nhau.

Chính vì vậy, khi bổ sung Vitamin B9 cần nắm rõ điều này. Sau đây là những đối tượng nên bổ sung Axit folic để duy trì cơ thể khỏe mạnh:

  • Trẻ em khi vừa sinh ra, thiếu nhi hoặc thanh thiếu niên.
  • Người trưởng thành, người già.
  • Phụ nữ đang chuẩn bị cho quá trình mang thai.
  • Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ cần bổ sung nhiều Acid folic. Qua 3 tháng vẫn cần duy trì mức độ ổn định theo liều lượng bác sĩ kê đơn.
  • Riêng đối với các bà bầu, tiền sử gia đình có người mắc các bệnh dưới đây, khả năng cao em bé sẽ bị khuyết tật ống thần kinh. Vậy cần bổ sung Acid Folic đầy đủ:
  • Tiền sử mang thai bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ống thần kinh.
  • Bản thân người mẹ hoặc cha có tiền sử gia đình có người bị mắc khuyết tật ống thần kinh.
  • Người mẹ bị bệnh tiểu đường hay thừa cân nhiều.
  • Mẹ mắc chứng hồng cầu hình liềm.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc trị động kinh.
  • Người mẹ đang sử dụng các loại thuốc trong điều trị HIV.

3.NHU CẦU ACID FOLIC CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ

Như đã nêu trên, acid folic là hoạt chất thiết yếu của cơ thể, ai cũng cần bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và từng trường hợp cụ thể để bổ sung đúng với nhu cầu mà cơ thể cần. Với người bình thường, lượng acid folic cần bổ sung mỗi ngày như sau:

  • Từ 0-6 tháng tuổi là 25-35mcg/ ngày đối với trẻ sinh thiếu tháng liề lượng 50mcg/ ngày.
  • Từ 7-12 tháng cần 80mcg/ ngày.
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi là 150mcg/ ngày.
  • Từ 4-8 tuổi là 200mcg/ ngày.
  • Độ tuổi thiếu niên 9-13 tuổi cần 300mcg/ ngày.
  • Từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung 400mcg/ ngày.

Riêng phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị cho quá trình mang thai là đối tượng cần bổ sung Acid folic nhiều nhất, khoảng 400-800mcg/ ngày. Đặc biệt, phụ nữ vừa mới mang thai trong 12 tuần đầu thai kỳ thì liều lượng acid folic cao hơn. Vì vậy khi khám thai trong 12 tuần đầu bác sĩ bao giờ cũng sẽ kê thêm axit folic.

Điều này nhằm giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật ống thần kinh. Đồng thời còn giúp cho não bộ và cột sống của trẻ phát triển một cách bình thường.

Đối với bà mẹ cho con bú thì liều lượng axit folic cần khoảng 500mcg/ ngày. Riêng các trường hợp bệnh nhân bị nứt đốt sống, gia đình có tiền sử dị tật ống thần kinh thì liều lượng khuyến cáo là 4000mcg/ ngày.

4.THIẾU AXIT FOLIC CÓ GÂY NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE KHÔNG?

Nằm trong nhóm 13 hoạt chất thiết yếu mà cơ thể cần mỗi ngày nên thiếu axit folic, sức khỏe sẽ gặp trục trặc. Thậm chí trong một số trường hợp còn dẫn đến báo động.

Thiếu axit folic xảy ra khi cơ thể không cung cấp đủ vitamin B9. Từ đó dẫn đến một loạt các tình trạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ dễ dẫn đến các biến chứng về xương, biến chứng tim và một số biến chứng khác như: vô sinh, mất trí nhớ, tăng nguy cơ ung thư, đi lại khó khăn.

Một biến chứng khác khi thiếu acid folic nữa đó là gây giảm bạch cầu và tiểu cầu. Lúc này cơ thể sẽ giảm khả năng chống nhiễm trùng, đông máu, tình trạng chảy máu. Hoặc nặng hơn có thể gây xuất huyết não và tử vong trong thời gian ngắn.

Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu thiếu acid folic sẽ làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong bào thai như: vô sọ, chẻ đôi đốt sống, dễ bị sảy thai, nguy cơ sinh non cao. Khi sinh ra trẻ dễ tử vong sau sinh, suy dinh dưỡng…

Khi không cung cấp đủ lượng axit folic cơ thể sẽ thường xảy ra các dấu hiệu như: cơ thể mệt mỏi và yếu đuối, đau đầu, khó tập trung, dễ cáu gắt, tình trạng tim đập nhanh và khó thở, cơ thể khó chịu. Ngoài ra còn một số triệu chứng biểu hiện rõ nét hơn như: trên lưỡi và bên trong miệng có các vết loét, da tóc và móng tay bị đổi màu.






 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: