Sữa là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với sức khỏe của mọi lứa tuổi. Thế nhưng để uống sữa đúng thời điểm, đúng liều lượng, lựa chọn sữa thích hợp… để tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Các dưỡng chất có trong sữa đều là những chất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: calo, canxi, kali, chất đạm, chất béo, vitamin D, carb…
1.NÊN UỐNG SỮA VÀO LÚC NÀO ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE?
Uống trước khi đi ngủ: Uống 1 ly sữa vào buổi tối có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, trong sữa có chứa melatonin và tryptophan hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bạn, góp phần điều trị rối loạn giấc ngủ, giảm chứng trầm cảm, lo âu hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên uống sữa trước khi đi ngủ 2 tiếng để cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không bị rối loạn tiêu hóa và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Uống sau khi ăn sáng: Nhiều người thường có thói quen uống sữa vào buổi sáng sớm. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa vào buổi sáng sớm không phải là tốt nhất. Các hormone tăng trưởng trong máu người tương đối thấp và sau khi ăn cơm khoảng 3-4 giờ đồng hồ thì cao hơn một chút. Nhưng nồng độ hormone tăng trưởng lại tăng cao đột ngột sau khi chìm vào giấc ngủ sâu sau khoảng một giờ. Việc uống một cốc sữa sau khi ăn sáng và uống cách bữa ăn 1-2 giờ là thời điểm giúp cho việc tiêu hóa thức ăn có hiệu quả tốt nhất, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho hoạt động của cơ thể hoạt động đạt mức tối đa.
Uống sữa sau khi chơi thể thao: cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng trong quá trình tập luyện. Vì vậy uống sữa đúng cách sau khi tập thể dục có thể bổ sung kịp thời nước và các chất dinh dưỡng vừa tiêu hao. Hơn nữa một số thành phần có trong sữa giúp cho xương chắc khỏe và tăng cường cơ bắp.
3.AI KHÔNG NÊN UỐNG SỮA VÀO BUỔI SÁNG?
Tuy sữa rất tốt cho sức khỏe, cho mọi lứa tuổi, nhưng thói quen uống 1 cốc sữa thay cho bữa sáng chưa chắc đã tốt, nhất là đối với các trường hợp dưới đây:
Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng. Sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng bệnh nhân thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong khi đó, sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, khi kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí gây chướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng của nhu động ruột.
Người mắc chứng thiếu máu: Những người mắc chứng bệnh này nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa kết hợp với canxi và photphat tạo thành một hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày với chứng viêm nhiễm.
Người đang sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu bạn đang uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Do vậy, bạn phải uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.