Nuôi con khôn lớn là điều không hề dễ dàng với mọi ông bố, bà mẹ. Theo khuyến cáo đến từ các chuyên gia, việc nuôi dạy các con theo quan niệm dân gian không có khoa học sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và bố mẹ nên tránh mắc phải những điều này. Bài viết dưới đây Hadu chia sẻ tới bạn 7 quan niệm dân gian sai lầm khi nuôi con!
1.TRẺ CÓ ĐẦU CÀNG TO THÌ CÀNG THÔNG MINH
Một số nghiên cứu cho thấy đầu to có nhiều hoạt động tế bào thần kinh não. Tuy nhiên, chu vi vòng đầu cần nằm trong mức bình thường khoảng 34-35cm khi trẻ mới sinh.
Vượt quá mức này ở độ tuổi nhất định có thể là dấu hiệu của bệnh lý như não úng thủy, dị tật não và có thể ảnh hưởng đến thị giác, trí tuệ, ngôn ngữ… Vì vậy, đầu có kích thước bình thường là tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
2.TRẺ SƠ SINH SOI GƯƠNG SẼ GẶP ÁC MỘNG VÀO BAN ĐÊM
Mọi quan niệm phổ biến của các bậc phụ huynh là trẻ sơ sinh không nên nhìn vào gương, vì điều này có thể gây ra ác mộng. Tuy nhiên, không có một mối quan hệ trực tiếp nào giữa việc nhìn vào gương và việc gặp ác mộng. Trái lại nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trẻ nhìn vào gương đúng cách có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ trong những khía cạnh như tư duy, thể chất và nhận thức về bản thân.
Giải thích cho trẻ hiểu khi nhìn vào gương thì đó vẫn chính là bé khi soi gương. Mẹ hãy trò chuyện, tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho con vào buổi tối trước trước khi đi ngủ nữa nhé!
3.VUỐT MŨI ĐỂ MŨI TRẺ CAO HƠN
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng quan điểm này chưa được kiểm chứng. Độ cao sống mũi của trẻ phụ thuộc vào gen di truyền từ cả bố và mẹ, tốc độ phát triển, và chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn đầu đời. Hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng vuốt mũi của trẻ sơ sinh thường xuyên có thể làm mũi cao hơn.
Khoang mũi của trẻ sơ sinh đặc biệt khác so với người lớn. Khoang mũi của trẻ thường ngắn hơn, lỗ mũi hẹp hơn và chứa nhiều mạch máu. Nếu thường xuyên vuốt mũi của trẻ sơ sinh, có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây tổn thương niêm mạc và mạch máu trong mạch mũi. Điều này có thể dẫn đến phản ứng viêm nhiễm, làm cho trẻ dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn, từ đó gây ra các vấn đề về sức khỏe.
4.CẠO LÔNG MÀY SẼ MỌC LẠI ĐẬM HƠN
Nhiều người truyền tai một quan niệm không chính xác rằng sau khi cạo lông mày, chúng sẽ mọc lại đậm và dày hơn. Tuy nhiên, việc lông mày đậm hay dày phụ thuộc vào yếu tố di truyền và cạo lông mày không ảnh hưởng đến việc này. Ngoài ra, lông mày có chức năng bảo vệ mắt của trẻ, vì vậy việc cạo lông mày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
Các bác sĩ khuyến cáo không nên cạo lông mày cho trẻ vì có thể gây ra trầy xước da, gây khó chịu cho trẻ và ảnh hưởng đến quá trình mọc lại lông mày. Hành động này có thể tác động đến ngoại hình của trẻ trong tương lai đấy.
5.THỨC ĂN DẶM CÀNG LOÃNG SẼ CÀNG DỄ TIÊU HÓA
Khi bé đủ 6 tháng tuổi, mẹ mới có thể cho bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ đang trong quá trình phát triển, quy tắc quan trọng là bắt đầu từ thực phẩm loãng sau đó đến thực phẩm đặc.
Đồ ăn dặm cần phải điều chỉnh và ngày càng trở nên đặc hơn theo sự phát triển của trẻ chứ không phải loãng hoàn toàn. Việc này giúp bé rèn luyện khả năng nhai và nuốt thức ăn. Nếu thức ăn quá loãng, khả năng này của bé sẽ không phát triển đúng cách, có thể ảnh hưởng đến cơ miệng của bé trong tương lai.
6.NGƯỜI TÀI THƯỜNG CHẬM NÓI
Câu “Quý nhân chậm nói” thường được truyền tai nhau và người ta tin rằng những trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra rằng, việc trẻ nói sớm hay muộn không ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Thay vào đó có thể là các dấu hiệu của các rối loạn như tự kỷ hoặc hội chứng Einstein và cần được chẩn đoán bởi các chuyên gia y tế.
Có nhiều trường hợp khi trẻ nói chậm có thể đối mặt với khả năng khiếm thính hoặc phát triển trí tuệ chậm. Trong tình huống này, quan trọng là mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra và được chẩn đoán sớm để bảo đảm rằng trẻ nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Không nên dựa vào tin đồn mà bỏ lỡ cơ hội quý báu để giúp con bắt đầu quá trình điều trị.