CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

13

Th 03

7 PHƯƠNG PHÁP GIÚP CẢI THIỆN HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

7 PHƯƠNG PHÁP GIÚP CẢI THIỆN HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, để giúp con hấp thụ tối đa dinh dưỡng, ngoài việc chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề về thói quen ăn uống nhằm giúp bé cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

1.TRÁNH ĐỂ BÉ ĂN HOẶC BÚ QUÁ NHIỀU

Ăn hoặc bú sữa quá nhiều gây ra áp lực lên dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Khi ăn hoặc bú quá nhiều, hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa chất dinh dưỡng. Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hoặc cữ bú cho con. Ngoài ra, đối với trẻ lớn hoặc đang tập ăn dặm, phương pháp này có thể giúp bé rèn luyện thói quen ăn chậm, nhai kỹ, từ đó giúp hạn chế các vấn đề tiêu hóa khác.

2.KHÔNG UỐNG TRONG KHI ĂN

Thông thường, khi các bé ngồi xuống mâm cơm, bố mẹ sẽ cho một cốc nước lọc hoặc một loại nước nào đó để con uống. Sự kết hợp giữa thức ăn và đồ uống có thể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn do dịch tiêu hóa bị pha loãng. Tốt nhất, bố mẹ cần hạn chế quá trình con vừa ăn vừa uống. Thay vào đó mẹ nên cho bé uống nước trước bữa ăn 15 phút hoặc khoảng 30 đến 45 phút sau bữa ăn.

3.KHÔNG ĂN THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN

Thực phẩm chế biến sẵn bao gồm thực phẩm đóng gói và thức ăn nhanh. Bố mẹ cần hạn chế các thực phẩm này trong chế độ ăn uống của con nhất là khi con gặp vấn đề tiêu hóa. Nguyên nhân là do những thực phẩm này thường chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe như chất béo bão hòa và chất bảo quản.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn nghèo dưỡng chất. Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Đó là chưa kể đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở những cửa hàng ăn nhanh. Nhiều trẻ bị tiêu chảy đầy hơi khi ăn phải những thực phẩm bẩn hay ở khâu chế biến mất vệ sinh.

4.HẠN CHẾ CÁC LOẠI THỰC PHẨM KHÓ TIÊU HÓA

Một số loại thực phẩm, như thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…), sản phẩm từ sữa (chẳng hạn như phô mai) khó tiêu hóa hơn những loại khác. Nếu trẻ vừa gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm này.

5.LỰA CHỌN CÔNG THỨC SỮA DỄ TIÊU HÓA GIÚP BÉ TIÊU HÓA KHỎE, HẤP THU NHANH

Ngoài các lưu ý trong chế độ ăn uống, bạn cũng nên quan tâm đến sữa công thức mà bé uống. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là ưu tiên hàng đầu và mẹ cần cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ cần chọn cho bé sữa công thức dễ tiêu, giúp bé đi phân đều và đẹp. Để đáp ứng tiêu chí này, khi chọn sữa công thức, mẹ cần lưu ý về quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm khó tiêu, gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Do đó khi chọn sữa công thức cho con mẹ chỉ nên chọn những công thức sữa chỉ qua một lần xử lý nhiệt nhẹ bởi điều này sẽ giúp bảo toàn 90% đạm sữa mềm, nhỏ tự nhiên, tránh tình trạng đạm sữa bị biến tính, khiến bé bị khó tiêu. Ngoài ra công thức sữa mẹ chọn cần “êm dịu” với hệ tiêu hóa, giúp bé êm bụng, êm giấc và có hương vị thanh mát, không chứa đường sucrose (đường mía) để hạn chế tình trạng sâu răng, béo phì cho những trẻ những năm đầu đời.

6.XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN HỢP LÝ VÀ KHOA HỌC

Việc kết hợp thực phẩm với nhau một cách khoa học là điều rất quan trọng nhằm giúp cho hệ tiêu hóa của con làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là với các bé đang tập ăn dặm, hệ tiêu hóa còn non nớt. Bố mẹ nên hạn chế kết hợp thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, khoai tây, gạo, mì ống với các loại thịt đỏ vì chúng gây ra tình trạng khó tiêu. Thay vào đó, bố mẹ cần thiết kế bữa ăn hằng ngày bằng việc kết hợp một số loại thực phẩm thích hợp giúp hệ tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

7.KHÔNG VỪA ĂN VỪA LÀM VIỆC KHÁC

Nhiều trẻ em thường hay ăn cơm trong lúc xem tivi hoặc chơi máy tính. Thói quen này có thể cản trở quá trình tiêu hóa, vì cơ thể không tập trung tiêu hóa thức ăn. Để tránh tình trạng này, cả gia đình nên ngồi ăn cùng nhau và không làm việc khác khi ăn. Điều này sẽ giúp bé tập được thói quen tập trung ăn uống, từ đó, việc nhai hay gắp thức ăn diễn ra một cách chậm rãi từ tốn, tạo điều kiện để trẻ có thể cảm nhận được hương vị thức ăn và có được một tâm lý tốt.


 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: