Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề như táo bón, đi ngoài phân lỏng, đầy hơi, nôn/ trớ…Để giúp bé giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề này, mẹ sẽ cần chú ý chăm chút hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy làm thế nào để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Hãy cùng nhà máy Hadu Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1.BỔ SUNG THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA TRẺ
Trẻ từ 1-3 tuổi cần được cung cấp 19g chất xơ, trẻ từ 4-8 tuổi cần được cung cấp 25g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, không chỉ giúp nhuận tràng mà còn giúp điều hòa hệ vi sinh đường ruột. Những thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ có thể kể đến là:
- Trái cây như táo và lê
- Các loại hạt (hạt đậu đen, đậu cúc, đậu đỏ)
- Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây
Ngoài các thực phẩm kể trên, mẹ cũng nên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn, chẳng hạn như sữa chua… Đây là những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giúp bé giảm nguy cơ gặp phải các rối loạn tiêu hóa thường gặp như táo bón, đi ngoài phân lỏng.
2.LỰA CHỌN LOẠI SỮA PHÙ HỢP GIÚP BÉ TIÊU HÓA KHỎE, HẤP THU NHANH
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bởi sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà bé cần còn dễ tiêu, giúp bé hấp thu nhanh và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Trường hợp không thể cho bé bú, bạn cần chọn cho bé những công thức sữa giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. Cụ thể, để chọn được sữa công thức đáp ứng tiêu chí này, mẹ cần lưu ý đến quá trình sản xuất và nên ưu tiên những công thức sữa sở hữu quy trình xử lý nhiệt nhẹ một lần. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với quá trình thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm biến tính khó tiêu nên nếu bị gia nhiệt nhiều lần, từ đó gây ra các rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Ngược lại, với quy trình xử lý nhiệt chỉ một lần này sẽ giúp bảo toàn, hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên trong sữa sẽ được bảo toàn, giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. Ngoài ra mẹ cũng nên chọn sữa “êm dịu” với đường tiêu hóa của bé với nguồn sữa chất lượng từ giống bò thuần chủng Hà Lan cùng vị thanh nhạt, không chứa đường sucrose để bé uống ngon và giảm nguy cơ sâu răng, béo phì từ những năm đầu đời.
3.CHO TRẺ UỐNG ĐỦ NƯỚC
Ăn nhiều chất xơ nhưng không uống đủ nước sẽ giống như đổ “siêu keo vào ruột”, như vậy sẽ khiến các vấn đề tiêu hóa ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Do vậy một trong những bí quyết để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa là cho bé uống nhiều nước. Nếu gia đình bạn sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, hoặc nếu bé vận động, tập thể dục ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều thì việc cho bé uống đủ nước càng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc, hạn chế cho bé dùng các loại thức uống nhiều đường, chẳng hạn như nước ngọt, nước tăng lực…
4.TẬP THỂ DỤC
Tập thể dục không chỉ tốt cho tim, phổi, hệ miễn dịch mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, mẹ cần để bé vận động, vui chơi ngoài trời. Bởi việc này sẽ góp phần kích thích hoạt động ở đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Tuy nhiên khi trẻ vận động, vui chơi ngoài trời hoặc khi trẻ đang tập trung làm một điều gì đó, nhiều trẻ sẽ không muốn dừng lại để đi vệ sinh, đặc biệt với những trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn nên chú ý nhắc nhở con đi toilet thường xuyên. Việc nín tiểu hoặc nín đi cầu thường xuyên có thể dẫn tới các vấn đề về đường ruột và táo bón.
5.KHÔNG ĐỂ TRẺ BỊ CĂNG THẲNG
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là căng thẳng. Căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân gây ra một số vấn đề tiêu hóa như hội chứng kích thích ruột hay Crohn. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất khó để nhận biết trẻ đang gặp căng thẳng vì trẻ chưa biết cách thể hiện. Trẻ chỉ có thể thể hiện qua việc hay khóc, ngủ mớ, không chịu đến một môi trường nào đó có khả năng gây căng thẳng như lớp học, biếng ăn…
Nếu con bạn gặp vấn đề khi đi vệ sinh, bạn cũng đừng la mắng hay áp lực lên trẻ. Thi thoảng trẻ nín đi cầu vì bận chơi hoặc vì một lý do nào đó. Để giúp trẻ tránh gặp các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên tập cho trẻ đi cầu và đừng nên ép trẻ quá mức. Ngoài ra bạn cũng nên thử trò chuyện với con để giúp trẻ thư giãn, an tâm hơn và nếu còn gặp khó khăn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.