Cúm có thể lây lan và xảy ra theo mùa, tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cúm không có nghĩa rằng bạn sẽ hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh này.
Bạn đã từng bao giờ nghe nói rằng chúng ta vẫn có khả năng bị ốm ngay cả sau khi tiêm vắc xin cúm? Việc tiêm vắc xin cúm tuy là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp chống lại những chủng virus cúm phổ biến nhất, nhưng sẽ không bảo vệ bạn khỏi tất cả các bệnh về đường hô hấp.
Vậy, tại sao tiêm vắc xin mà vẫn bị cúm? Hãy cùng tìm hiểu 4 lý do qua bài viết dưới đây nhé!
1.VẮC XIN CHƯA ĐỦ THỜI GIAN TÁC ĐỘNG
Thông thường, vắc xin cúm phải mất khoảng 2 tuần để phát triển khả năng miễn dịch với cúm sau khi được tiêm. Nếu bạn mắc phải cúm trong vòng 2 tuần sau khi tiêm, điều này có lẽ là do bạn tiếp xúc với virus trước hoặc ngay sau khi bạn tiêm phòng. Sự phơi nhiễm này có thể khiến một người bị bệnh cúm trước khi vắc xin phát huy hiệu lực.
2.CHỦNG CÚM MẮC PHẢI KHÔNG CÓ TRONG VẮC XIN
Việc tiêm vắc xin cúm nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại chủng cúm cụ thể mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể chống lại các bệnh xảy ra ở các mùa trong năm. Tuy nhiên, điều này không thể giúp cơ thể bạn chống lại tất cả chủng cúm có thể xảy ra. Đồng thời, virus cúm cũng tự biến đổi và thay đổi hằng năm. Đây là lý do loại vắc xin mới này cần được thực hiện và kiểm soát vào mỗi mùa cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.
Một số người có thể bị bệnh do các loại virus đường hô hấp khác ngoài bệnh cúm chẳng hạn như rhinovirus, có liên quan đến cảm lạnh thông thường. Những loại virus này có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh cúm, đồng thời cũng lây lan và gây bệnh trong mùa cúm. Thuốc chủng ngừa cúm chỉ bảo vệ chống lại bệnh cúm và các biến chứng của nó, không bảo vệ các bệnh khác.
Bạn có thể mắc phải nhiều căn bệnh có triệu chứng giống bệnh cúm. Việc tiêm phòng cúm không thể giúp bạn bảo vệ chống lại một số bệnh như:
- Cảm lạnh
- Viêm phế quản
- Bệnh cúm dạ dày
- Viêm phổi (tuy nhiên có thể ngăn ngừa trong trường hợp viêm phổi là biến chứng của cảm cúm)
Dù đã tiêm vắc xin cúm, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc bệnh vào một lúc nào đó trong mùa cúm với một số bệnh khác có thể nhầm lẫn với bệnh cúm. Chỉ vì bạn đã tiêm phòng cúm, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị bệnh gì cả. Bạn có thể mắc một căn bệnh tương tự do một loại virus khác.
3.CƠ THỂ KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐỦ VỚI VẮC XIN
Sự bảo vệ sau khi tiêm phòng cúm có thể rất khác nhau tùy theo sức khỏe và tuổi tác của người được tiêm phòng. Vắc xin cúm hoạt động tốt nhất ở những người trẻ tuổi và trẻ lớn hơn khỏe mạnh.
Trong một số trường hợp ít gặp, bạn vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm vắc xin cúm do cơ thể đáp ứng miễn dịch không đủ. Điều này thường xảy ra ở 2 nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch không ổn định là người lớn và trẻ em. Việc tiêm phòng cúm có khả năng hoạt động theo những cách hơi khác nhau đối với 2 nhóm này.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn người được tiêm phòng cúm có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn khi bị bệnh so với những người không được tiêm chủng. Đồng thời, khả năng bị biến chứng nghiêm trọng khi mắc bệnh xảy ra thấp nếu bạn đã tiêm phòng.
4.NGƯỜI TRÊN 65 TUỔI NÊN TIÊM PHÒNG VẮC XIN CÚM HÀNG NĂM
Bất cứ ai trên 65 tuổi đều được coi là thuộc nhóm có nguy cơ cao và nên tiêm vắc xin cúm hằng năm. Vắc xin tuy không thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa cúm ở lứa tuổi này, thế nhưng trong số những người lớn tuổi không mắc bệnh mãn tính và không sống trong viện dưỡng lão, mũi tiêm này có hiệu quả từ 40-70% trong việc ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến cúm.
Một số người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính có thể phát triển khả năng miễn dịch kém hơn sau khi tiêm chủng. Tiêm phòng cúm hằng năm, không phải là một công cụ hoàn hảo, nhưng nó là cách tốt nhất để bảo vệ khỏi bị cảm cúm.