Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ có những thay đổi nhất định về trí não. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ giúp bố mẹ hỗ trợ con xây dựng một nền tảng trí tuệ vững chắc. Qua đó, giúp trẻ thông minh hơn, có khả năng học hỏi, tư duy và ghi nhớ tốt trong tương lai.
KHÁM PHÁ 3 GIAI ĐOẠN “VÀNG” PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ
Giai đoạn 1: Thai kỳ
Ngay từ những tuần đầu tiên thai kỳ, bộ não của trẻ đã bắt đầu hình thành và phát triển xuyên suốt trong thai kỳ. Cụ thể:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: Ống thần kinh được hình thành và phát triển thành não cùng tủy sống.
- Tam cá nguyệt thứ hai: Các nếp nhăn và rãnh bắt đầu xuất hiện trên bề mặt não. Đến cuối tháng thứ 6 thì quá trình này gần như hoàn tất.
- Tam cá nguyệt thứ ba: Não bộ bắt đầu có các phản xạ với nhịp thở hoặc những tiếng động lớn từ bên ngoài.
Đến khi chào đời, bộ não của trẻ nặng khoảng 200g, đạt 25% trọng lượng não bộ của người trưởng thành.
Giai đoạn 2: 0-2 tuổi
Đây là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, khi tròn 1 tuổi trọng lượng của não của trẻ đạt 75% so với người trưởng thành, đến khi 2 tuổi thì não của con đạt 80% với trọng lượng khoảng 1.1000g. Lúc này, trẻ có thể:
- Nhận ra khuôn mặt, tiếng nói của bố mẹ, người thân.
- Biết thích một đồ vật, màu sắc.
- Phân biệt được biểu cảm vui buồn.
- Trẻ có xu hướng tò mò với những điều mới lạ xung quanh và bắt chước theo những gì chúng nhìn thấy.
- Trẻ biểu lộ cảm xúc nhiều hơn như dễ giận dữ, khó chịu, vui vẻ…
- Trẻ nghe hiểu được những gì mà bố mẹ đang nói.
- Trẻ biết hát và kể lại những mẩu chuyện nhỏ dù phát âm chưa rõ ràng.
Giai đoạn 3: 2-6 tuổi
Khi bước vào giai đoạn 2-6 tuổi, não bộ của trẻ bước vào giai đoạn hoàn thiện. Trọng lượng não bộ lúc này đạt 100% so với não người trưởng thành. Theo đó, từ năm thứ 2 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn và đến năm 6 tuổi cấu trúc của bộ não gần như hoàn thiện. Lúc này, con bắt đầu tò mò về sự vật, sự việc xung quanh, đồng thời khả năng ghi nhớ, học hỏi cũng nâng cao.
Não bộ trẻ phát triển nhanh nhất ở giai đoạn nào?
1000 ngày đầu đời (0-2 tuổi) mà giai đoạn mà não bộ trẻ phát triển nhanh nhất, có thể đạt đến 80% trọng lượng so với kích thước não của người trưởng thành. Vậy nên, bố mẹ hãy tận dụng cơ hội này hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu, để con lớn lên khỏe mạnh và thông minh.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ
Quá trình phát triển não bộ của trẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Di truyền: Gen là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoàn thiện và phát triển não bộ của trẻ. Theo đó, nếu bố mẹ có những dị thể bất thường thì có thể sinh ra trẻ mắc phải các khuyết tật của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì có thể kích thích khả năng ghi nhớ và tiếp thu. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa ở mẹ bầu cũng có tác dụng tăng cường trí nhớ của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, trẻ có thể chậm phát triển trí não.
- Môi trường sống: Trẻ em có thể phát triển trí não tối ưu trong môi trường sống an toàn, được chăm sóc tốt với nhiều cơ hội vui chơi, khám phá. Còn nếu trẻ sống trong môi trường hạn chế thì con không thể hoàn thiện trí não đúng giai đoạn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này.
- Sự quan tâm của bố mẹ: Trẻ có thể phát triển não bộ, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp nếu bố mẹ thường xuyên quan tâm, trò chuyện, chơi đùa cùng với con. Ngược lại, nếu phụ huynh nói chuyện căng thẳng, khó chịu với con thì có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài cho con trẻ.
BỎ LỠ GIAI ĐOẠN VÀNG PHÁT TRIỂN CỦA NÃO BỘ CÓ SAO KHÔNG?
Giai đoạn vàng là thời điểm mà não bộ của trẻ có sự tăng trưởng vượt bậc, là nền tảng cho sự phát triển bình thường cũng như hình thành các kỹ năng quan trọng của trẻ sau này. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, con có thể bị chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, giao tiếp, tự chăm sóc, hành xử xã hội…
CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ KHỎE MẠNH
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sau khi sinh ra.
- Xây dựng môi trường sống lành mạnh cho trẻ, đặc biệt đảm bảo cho con có một nơi yên tĩnh, thoải mái khi ngủ.
- Luôn chú ý khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
- Cho con trải nghiệm các hoạt động phát triển não bộ như trò chơi hình khối, trò chơi nấu ăn…
- Phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm đến trẻ.