CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

04

Th 11

3 CẤP ĐỘ BÉ BỊ TIÊU CHẢY MẸ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT ĐỂ BIẾT CÁCH XỬ LÝ ĐÚNG CÁCH

3 CẤP ĐỘ BÉ BỊ TIÊU CHẢY MẸ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT ĐỂ BIẾT CÁCH XỬ LÝ ĐÚNG CÁCH

  • admin
  • 0 bình luận

Tiêu chảy là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này được chia thành nhiều cấp độ với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Việc hiểu rõ các cấp độ trẻ bị tiêu chảy sẽ giúp mẹ biết cách xử lý hiệu quả để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa nói riêng cũng như sức khỏe tổng thể của bé nói chung.

1.BÉ ĐI NGOÀI PHÂN LỎNG

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phân của bé thường mềm, sệt, ngoài ra tần suất bé đi ngoài cũng khá thường xuyên, thậm chí bé có thể ị sau mỗi cữ bú. Do đó, rất khó để mẹ biết bé có bị tiêu chảy hay không.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy phân của bé dễ lỏng hơn bình thường nhưng chưa lỏng như nước, đồng thời bé cũng bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần hơn, thì cần cảnh giác bởi đây là biểu hiện con đang có vấn đề về đường tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé đi ngoài nhiều lần hơn và lỏng hơn bình thường rất đa dạng nhưng không quá nghiêm trọng như:

Ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ: nếu chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng thì sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu bé đang bắt đầu tập ăn dặm, mẹ cũng sẽ bắt gặp tình trạng này do trong giai đoạn tập ăn dặm, bé dễ gặp các vấn đề tiêu hóa hơn.

Bé phải dùng kháng sinh hoặc mẹ cho con bú đang dùng kháng sinh. Kháng sinh có thể làm chết các vi khuẩn có lợi ở đường ruột và khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, từ đó dẫn đến tình trạng bé đi ngoài phân lỏng hơn bình thường.

Bé gặp rắc rối khi tiêu hóa sữa. Tình trạng này rất thường gặp với bé dùng sữa ngoài. Nguyên nhân là bởi đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu khi sản xuất bị gia nhiệt nhiều lần sẽ bị biến đổi cấu trúc, trở thành đạm sữa vón cục, khó tiêu. Nếu công thức sữa bé đang dùng chứa loại đạm này, khi đi vào cơ thể, đạm biến tính sẽ ở rất lâu trong đường tiêu hóa, khiến bé khó tiêu, khó hấp thu, lâu ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa, và dẫn đến tình trạng bé đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Khi con gặp phải tình trạng này, bố mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy tiếp tục duy trì cho bé bú, và chú ý theo dõi các biểu hiện của bé. Đồng thời, cố gắng xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Nếu nguyên nhân đến từ chế độ ăn của mẹ, mẹ hãy xem xét điều chỉnh chế độ ăn của bản thân.

Các vấn đề về tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng là vấn đề khó tránh khỏi khi mẹ cho con bú hoặc sử dụng kháng sinh để điều  trị các tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ đang cho con bú và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bé ăn dặm thêm sữa ngoài, nếu mẹ nghi ngờ bé đi ngoài phân lỏng là do đang gặp vấn đề về đạm sữa biến tính, vậy mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi cho con một công thức sữa khác. Khi lựa chọn công thức sữa cho con, bố mẹ nên lựa chọn những công thức sữa giúp con tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu nhanh với quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần. Bởi quy trình này sẽ giúp bảo toàn trên 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên trong sữa. Ngoài ra, công thức sữa mẹ nên chọn êm dịu với hệ tiêu hóa, giúp cho con êm bụng, êm giấc với nguồn sữa chất lượng từ giống bò thuần chủng Hà Lan cùng hương vị thanh nhạt để bé dễ hợp vị, đồng thời giảm nguy cơ sâu răng và béo phì.

2.BÉ BỊ TIÊU CHẢY NHẸ VÀ TRUNG BÌNH

Bé bị tiêu chảy nhẹ và trung bình là khi mẹ thấy bé đột ngột đi ngoài phân lỏng như nước với tần suất trên 3 lần/ ngày và tùy vào mức độ nghiêm trọng. Đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ, bé có thể đi ngoài từ 3-5 lần mỗi ngày, với mức độ trung bình, tần suất bé đi ngoài là từ 6-9 lần. Thông thường, tình trạng tiêu chảy cấp chỉ kéo dài 1-2 ngày.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp rất đa dạng nhưng thường là do bé bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Đối với tình trạng này mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì việc cho con bú. Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể dồi dào với trẻ. Đồng thời, đây cũng là một cách giúp bù nước cho con hiệu quả. Với những bé dùng sữa ngoài, mẹ hãy cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng giàu đạm mềm, nhỏ tự nhiên, không biến tính do gia nhiệt nhiều lần để tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Điều này sẽ giúp con tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu, cải thiện hoạt động của đường ruột nhằm giúp con hồi phục nhanh hơn.

Ngoài ra, khi các bé bị tiêu chảy cấp, bố mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc để ngừa nhiễm trùng. Bố mẹ hãy tiệt trùng các vật dụng của bé thật kỹ, đặc biệt là dụng cụ pha sữa.

Bên cạnh đó bố mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống thuốc giảm tiêu chảy và nôn ói. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Và điều quan trọng là nên theo dõi sát sao các biểu hiện của bé. Nếu tình trạng của con khiến bạn lo lắng hoặc trẻ có những biểu hiện bất thường, hãy đưa bé đi khám sớm.

3.BÉ TIÊU CHẢY NẶNG HOẶC KÉO DÀI

Bé tiêu chảy nặng sẽ đi ngoài hơn 10  lần mỗi ngày, phân của bé có lẫn máu, bé nôn hơn 3 lần… Trong một số trường hợp, bé tiêu chảy nghiêm trọng có thể xuất hiện dấu hiệu mất nước như mắt trũng, khóc không chảy nước mắt, tã ít ướt, nước tiểu sẫm màu, môi khô… Đối với trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay vì đây là biểu hiện cho thấy bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy tuy là tình trạng không hiếm gặp nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bố mẹ xem nhẹ và không can thiệp kịp thời. Việc hiểu rõ các cấp độ tiêu chảy mà trẻ gặp phải sẽ giúp bố mẹ biết cách xử lý hiệu quả hoặc đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám khi cần thiết. Trong mọi trường hợp, bố mẹ nên theo dõi sát sao các biểu hiện của con và nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường.












 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: