CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

12

Th 06

13 DẤU HIỆU CẢNH BÁO CƠ THỂ THIẾU CANXI

13 DẤU HIỆU CẢNH BÁO CƠ THỂ THIẾU CANXI

  • admin
  • 0 bình luận

Tình trạng thiếu canxi kéo dài có thể gây nên chứng co giật, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng thiếu canxi phổ biến nhất là gì?

Canxi là một khoáng chất cần thiết cho mọi sinh vật sống. Trong cơ thể con người, 99% khối lượng canxi nằm ở xương và răng, trong khi 1% còn lại nằm rải rác trong máu và tế bào (đặc biệt là ở các tế bào cơ). Vì thế, canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương, răng, cơ bắp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, bao gồm:

  • Hỗ trợ sự co bóp của cơ bắp và hoạt động của thần kinh
  • Giúp huyết đồng tử giãn ra và co lại
  • Tham gia vào quá trình đông máu
  • Giúp điều hòa các tín hiệu trong cơ thể
  • Hỗ trợ chức năng của nhiều enzyme trong cơ thể

Một lượng canxi cần thiết trong chế độ ăn uống là rất quan trọng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, khẩu phần ăn hằng ngày của người Việt trong những năm gần đây chỉ cung cấp đủ 50% nhu cầu canxi của cơ thể cần. Vì thế, tình trạng thiếu canxi hiện nay vẫn tiếp tục là một rối loạn dinh dưỡng hết sức phổ biến, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.

1.THIẾU CANXI LÀ GÌ?

Thiếu canxi là tình trạng bệnh lý xảy ra khi nồng độ khoáng chất canxi toàn phần trong máu bị hạ thấp xuống dưới mức 2.1 mmol/L hoặc 8.8 mg/dL. Trong khi đó, ở người khỏe mạnh, nồng độ canxi toàn phần trong máu luôn duy trì ở mức từ 2.1-2.6 mmol/L.

2.NGUYÊN NHÂN THIẾU CANXI

Nguyên nhân gây thiếu canxi phổ biến nhất thường là do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Những thói quen ăn uống dễ gây nên tình trạng thiếu canxi ở người trưởng thành khỏe mạnh là:

  • Ngại uống sữa: Người Việt Nam hiện chưa có thói quen uống sữa hay tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sốt mayonnaise… trong khẩu phần ăn hằng ngày. Trong khi đó, sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tự nhiên dồi dào nhất trong cơ thể, từ đó, làm tăng nguy cơ bị thiếu canxi ở người Việt trưởng thành.
  • Ít ăn hải sản: Người Việt thường rất thích ăn gia súc, gia cầm thay vì ăn các loại hải sản. Các loại thịt heo, bò, gà… tuy giàu protein nhưng hàm lượng canxi lại rất ít - thường chỉ chiếm khoảng ¼ đến ⅕ hàm lượng canxi chứa trong hải sản như tôm, cua, hàu, ghẹ, cá…

Bên cạnh dinh dưỡng, 8 nguyên nhân phổ biến khác có thể gây nên tình trạng thiếu canxi ở cả trẻ em và người trưởng thành là:

  • Thiếu vitamin D: Vitamin D là một vitamin thiết yếu giúp cơ thể hấp thu canxi. Thiếu vitamin D khiến ruột không thể hấp thụ đủ canxi so với nhu cầu của cơ thể. gây nên tình trạng hạ canxi huyết.
  • Suy tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp sản xuất ra hormone parathyroid (PTH) - hay còn gọi là hormone tuyến cận giáp, giúp điều chỉnh hàm lượng canxi trong máu. Vì thế, nếu tuyến cận giáp bị suy giảm chức năng, nồng độ hormone PTH bị suy yếu sẽ khiến cho nồng độ canxi trong máu bị giảm theo.
  • Thiếu magie: Tuyến cận giáp của bạn cần khoáng chất magie để giải phóng hormone PTH. Vì thế, thiếu magie cũng gây ra hiện tượng thiếu canxi tương tự như cơ chế của bệnh suy tuyến cận giáp.
  • Suy thận: Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ lại canxi cho cơ thể bằng cách tiết ra hormone calcitriol. Nếu thận bị suy giảm chức năng, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng giữ lại canxi của thận, gây nên bệnh thiếu canxi.
  • Suy tuyến yên: Tuyến yên sản xuất ra hormon calcitonin, giúp điều chỉnh mức độ canxi trong máu. Nếu tuyến yên không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến bệnh thiếu hụt canxi.
  • Thuốc: Một số loại thuốc đặc trị như thuốc điều trị loãng xương, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc hóc môn, thuốc điều trị nhiễm khuẩn, thuốc kháng virus herpes và thuốc điều trị ung thư… cũng có thể gây bệnh thiếu canxi.
  • Do rối loạn hấp thu: Một số người có thể không hấp thu tốt từ thực phẩm, ví dụ như người bệnh không dung nạp gluten, đại tràng viêm loét hoặc phẫu thuật đại tràng.
  • Bệnh lý khác: Các bệnh lý như ung thư, bệnh gan, viêm tuyến tiền liệt… cũng có thể dẫn đến mức độ giảm canxi trong máu.

Khi không có đủ canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, gây ra sự suy giảm mật độ khoáng trong xương, khiến xương giòn, dễ gãy và gây ra chứng còi cọc ở trẻ em hoặc loãng xương ở người trưởng thành.

3.AI DỄ BỊ THIẾU CANXI?

Mọi người đều có thể bị thiếu canxi nếu không được cung cấp đầy đủ hàm lượng canxi theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia. Trong đó, 8 nhóm đối tượng có nguy cơ dễ thiếu canxi nhiều hơn so với bình thường là:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Do tiến trình phát triển thể chất đang diễn ra mạnh mẽ - đặc biệt là về chiều cao - mà cơ thể của trẻ em và thanh thiếu niên cần tiêu thụ nhiều hơn canxi hơn để phát triển xương, từ đó, làm gia tăng nguy cơ bị thiếu hụt canxi nếu trẻ không được ăn uống đủ chất.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai dễ bị thiếu canxi do nhu cầu canxi của cơ thể tăng lên để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho xương và răng của thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai không dược cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể, họ có thể gặp phải tình trạng thiếu canxi.
  • Người ăn chay: Người ăn chay thường bị thiếu canxi do không thể tiêu thụ được những thực phẩm giàu canxi có nguồn gốc từ động vật như sữa, phô mai, trứng, cá, thịt…
  • Người có chế độ ăn uống không đủ canxi: Người bị dị ứng đường lactose trong sữa, dị ứng đạm sữa bò, người không ăn đủ các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, và các chế phẩm từ sữa có nguy cơ cao bị thiếu canxi hơn người bình thường.
  • Phụ nữ mãn kinh: Sự suy giảm nội tiết tố nữ (estrogen) ở phụ nữ mãn kinh gây ra hiện tượng xương bị mất dần mật độ khoáng chất, mất canxi từ xương và làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Người già: Quá trình lão hóa làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể khiến người già dễ bị thiếu canxi, gây ra bệnh loãng xương.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: tình trạng tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy mãn tính, có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm của hệ tiêu hóa.
  • Người mắc các bệnh lý khác: người bị suy thận, suy tuyến giáp, suy tuyến yên hoặc người đang phải dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh để điều trị các bệnh viêm nhiễm, loãng xương, ung thư… thường bị suy giảm khả năng hấp thụ canxi, nên có nguy cơ cao bị thiếu canxi nhiều hơn người bình thường.

4.DẤU HIỆU THIẾU CANXI NGUY HIỂM

Bệnh thiếu canxi ở mức độ vừa và nhẹ thường không khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng có thể bao gồm:

NGƯỜI THIẾU CANXI THƯỜNG GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ BẮP

Các dây thần kinh trong các tế bào cơ bắp của bạn giải phóng các ion canxi để báo hiệu cơ bắp của bạn co lại hoặc giãn ra khi thực hiện một chức năng vận động cụ thể. Vì thế, khi bị thiếu canxi, các vấn đề cơ bắp mà bạn thường gặp là:

  • Chuột rút: là triệu chứng phổ biến nhất khi thiếu canxi. Khi bị chuột rút, các bó sợi liên tục bị co thắt (siết vào) một cách mất kiểm soát, khiến người bị chuột rút phải trải qua cảm giác đau buốt dữ dội. Nghiêm trọng hơn, người bị thiếu canxi có thể gặp các cơn co thắt ở cổ họng, dẫn đến chứng khó thở có khả năng đe dọa đến tính mạng.
  • Rối loạn cử động: Thiếu canxi có khả năng làm giảm khả năng vận động của tay, chân, vai và gây ra các cơn đau ở tứ chi khi di chuyển, từ đó, làm tăng nguy cơ bị sẩy chân, té ngã. Mặt khác, thiếu canxi còn có thể gây nên chứng rối loạn nhịp tim và rối loạn huyết áp bởi cơ tim hoạt động kém ổn định khi nồng độ canxi trong máu bị hạ xuống mức quá thấp.
  • Co giật: Khi thiếu canxi ở mức độ nặng, người bệnh có thể bị cứng cơ, co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ một cách không kiểm soát ở các bộ phận như cơ mặt, cơ cổ tay, cơ cẳng tay, cơ lưng, cơ chân, cơ miệng…
  • Suy yếu sức mạnh: Thiếu canxi có thể làm suy yếu sức mạnh và khả năng hoạt động của cơ bắp, từ đó khiến bạn gặp nhiều bất lợi trong sinh hoạt.

THIẾU CANXI GÂY SUY NHƯỢC, MỆT MỎI VÀ MẤT NGỦ

Canxi có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone melatonin - một hormone giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Khi thiếu canxi, cơ thể sẽ sản xuất ra ít loại hormone này, dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ và mất ngủ, gây suy nhược, mệt mỏi, sa sút trí tuệ và năng suất lao động.

THIẾU CANXI ẢNH HƯỞNG ĐẾN DA, TÓC VÀ MÓNG TAY

Thiếu canxi có thể gây nên các vấn đề về da, tóc và móng tay:

  • Da khô và chảy xệ: Khi nồng độ canxi hạ thấp, da không thể tự duy trì độ ẩm và pH khỏe mạnh, từ đó khiến da dễ bị khô và nứt nẻ. Mặt khác, canxi cũng tham gia vào quá trình sản sinh collagen và các sợi elastin đàn hồi của da. Thiếu canxi trong một thời gian dài có thể khiến da bị mất độ đàn hồi, chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
  • Tóc móng và gãy rụng: Canxi rất quan trọng đối với việc duy trì một mái tóc chắc khỏe vì nó hỗ trợ quá trình bài tiết hormon androgen và enzyme biotin - 2 loại nội tiết tố có liên quan đến sự phát triển của nang tóc khỏe mạnh. Thiếu canxi có thể khiến cho nang tóc yếu hơn, làm tóc dễ gãy rụng hoặc khiến cho nang tóc nhỏ lại - làm tóc thưa, mất đi sức sống.
  • Móng tay dễ gãy và chậm mọc: 






 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: