Nhiều bậc phụ huynh đưa trẻ thừa cân đi khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu lại cho kết quả trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang, lo lắng. Bài viết dưới đây Hadu sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
1.SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRẺ CÒI XƯƠNG VÀ TRẺ CÒI CỌC, SUY DINH DƯỠNG
Trẻ còi cọc hoặc suy dinh dưỡng có số đo cân nặng và chiều cao dưới mức bình thường, tuy nhiên trẻ có thể bị còi xương hoặc không.
Trong khi đó trẻ còi xương có thể gặp cả ở những trẻ bụ bẫm nhưng cơ thể vẫn thiếu canxi, photpho, sắt, kẽm, vitamin D,... vốn là những vi chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương. Trẻ bụ bẫm bị còi xương được gọi là còi xương thể “bụ”.
Trẻ còi xương và trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc khác nhau
Bệnh còi xương có thể xuất hiện ở các lứa tuổi khác nhau, nhiều nhất là dưới 3 tuổi.
Những trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm: trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa bò hoặc sữa mẹ mà không được bổ sung đầy đủ vitamin D hoặc không được tắm nắng hoặc có tình trạng thiếu vitamin D ở mẹ khi mang thai.
2.NGUYÊN NHÂN TRẺ BỤ BẪM VẪN BỊ SUY DINH DƯỠNG VÀ CÒI XƯƠNG
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trẻ ăn uống tốt, tăng cân đều, thậm chí khá bụ bẫm không có nghĩa sẽ tránh được bệnh còi xương và suy dinh dưỡng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này:
Trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, làm cho quá trình chuyển hóa canxi, photpho bị rối loạn tổn thương đến xương. Nguyên nhân có thể do mẹ kiêng cữ quá mức, dẫn đến sữa mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Do trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và do chế độ ăn của bé thiếu cân đối, quá mặn hoặc quá nhiều đạm khiến cho vitamin D bị đào thải qua đường tiểu.
Nguyên nhân trẻ bụ bẫm vẫn còi xương suy dinh dưỡng
Những em bé không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời hoặc bú mẹ không đều đặn cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng.
Ngoài ra những trẻ ăn dặm quá sớm, ăn quá nhiều bột cũng dễ gây rối loạn chuyển hóa làm ức chế quá trình hấp thụ canxi dẫn đến thiếu canxi, bị còi xương là điều khó tránh khỏi.
Những trẻ bụ bẫm có nguy cơ bị còi xương cao hơn những em bé bình thường khác. Vì nhu cầu về canxi, vitamin D, và photpho của các bé cao hơn những đứa trẻ bình thường khác.
3.BIỂU HIỆN CÒI XƯƠNG, SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ BỤ BẪM
Trẻ bụ bẫm khi bị suy dinh dưỡng và còi xương thường có các biểu hiện sau:
- Trẻ thường xuyên quấy khóc
- Bé ngủ không sâu giấc, thường xuyên giật mình
- Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm
- Tóc sau gáy của bé rụng hình vành khăn
- Thóp mềm, chậm liền thóp và trẻ chậm mọc răng
Một số khác chậm biết lẫy, chậm biết bò và chậm biết đi hơn những em bé cùng tuổi khác.
4.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO TRẺ BỤ BẪM BỊ CÒI XƯƠNG VÀ SUY DINH DƯỠNG
Với những trẻ bụ bẫm mà vẫn bị còi xương và suy dinh dưỡng cha mẹ nên cân đối lại chế độ ăn của bé, nên giảm chất đạm đường, tăng cường rau xanh và thực phẩm giàu canxi cho bé. Cụ thể như sau:
- Mẹ nên ưu tiên những loại hoa quả ít đường như: táo, thanh long, bưởi, những loại trái cây này ít năng lượng nhưng dồi dào các loại vitamin, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, giúp bé tăng cân lành mạnh. Và nên hạn chế những loại rau củ có chứa hàm lượng đường cao như: củ cải đường, bơ, nho, xoài,.. để tránh bé tăng cân quá nhanh.
- Ngoài ra mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu đạm nhưng ít chất béo như các loại cá, thịt nạc, thịt bò, tôm, trứng,... Tăng hàm lượng canxi và kẽm bằng những thực phẩm như hàu, sữa,...
- Với những trẻ bị còi xương do sữa mẹ không đủ dinh dưỡng, có thể cho bé uống sữa tách béo hoặc sữa tươi không đường vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết mà không kích thích bé tăng cân quá nhanh.
- Trẻ bụ bẫm mà vẫn bị còi xương và suy dinh dưỡng mẹ nên hạn chế cho bé ăn tinh bột như: cơm, bánh mì, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,...
- Cho trẻ tránh xa thực phẩm nhiều năng lượng như: bơ, bánh kẹo, chocolate, phomai,... và nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm nhiều chất béo.
- Xây dựng chế độ ăn cân đối, tránh cho trẻ ăn quá nhiều đạm đường và tuyệt đối không ép bé ăn quá nhiều vì ăn nhiều mà không đủ chất cũng gây hại cho bé.