Một số loại thực phẩm có thể ngăn chặn sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt cần tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm để giúp phục hồi lượng sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt là một loại thiếu máu phổ biến có thể xảy ra nếu cơ thể không có đủ chất sắt. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc mọi người có tiêu thụ đủ chất sắt hay không và cơ thể họ hấp thụ nó tốt như thế nào. Tránh một số loại thực phẩm ngăn cản sự hấp thụ sắt đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C có thể giúp điều trị bệnh thiếu máu.
1.CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH THIẾU MÁU NHƯ THẾ NÀO?
Thiếu máu là một tình trạng lâm sàng ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Mặc dù có nhiều yếu tố khác nhau làm giảm sản xuất hồng cầu trong cơ thể nhưng thiếu sắt và thiếu folate là nguyên nhân chính. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu sắt và acid folic có thể làm tăng nồng độ huyết sắc tố nhưng có một số loại thực phẩm cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng này.
Chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và duy trì lượng sắt trong cơ thể. Điều này bao gồm việc cố gắng ăn uống cân bằng với nguồn sắt và vitamin C dồi dào, giúp hỗ trợ hấp thu sắt.
Trẻ nhỏ có thể bị thiếu máu do thiếu sắt nếu chế độ ăn uống không có đủ chất sắt. Điều này xảy ra khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn toàn phần, thường là khi trẻ từ 9 tháng đến 1 tuổi. VIệc bổ sung thực phẩm rắn giàu chất sắt có thể giúp ngăn ngừa điều này.
Theo đánh giá năm 2022 về tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ, hầu hết các biện pháp can thiệp bằng chế độ ăn uống để điều trị bệnh thiếu máu đều có hiệu quả. Phương pháp ăn kiêng hiệu quả nhất dường như là tăng lượng sắt và vitamin C.
2.MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM CẢN TRỞ HẤP THỤ SẮT
Không ăn thực phẩm chứa nhiều sắt cùng một lúc với thực phẩm giàu canxi
Một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu là thiếu sắt và do đó, những người bị thiếu máu không nên ăn các thực phẩm có hàm lượng canxi lớn và không nên ăn thực phẩm giàu canxi cùng một lúc và gần với các thực phẩm giàu sắt vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại hạt, cá mòi, rau lá xanh, nước cam tăng cường…
Thực phẩm giàu tannin
Mặc dù trà đen, trà xanh và cafe rất tốt cho sức khỏe nhưng những người bị thiếu máu do thiếu sắt nên hạn chế những thực phẩm này vì chúng chứa nhiều tannin, một hợp chất cản trở quá trình hấp thụ sắt, đặc biệt là sắt nonhemecó trong thực phẩm thực vật. Các loại thực phẩm khác chứa nhiều tannin bao gồm socola đen, nước ép lựu, rượu đỏ…
Thực phẩm giàu gluten
Những người bi thiếu máu nên tránh thực phẩm giàu gluten vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Ở một số người, gluten làm hỏng thành ruột ngăn cản sự hấp thụ sắt và acid folic, cả hai đều cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu. Gluten chủ yếu được tìm thấy trong mì ống, các sản phẩm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.
Thực phẩm giàu phytate
Phytate thường liên kết với sắt có trong đường tiêu hóa do đó ngăn cản sự hấp thu của nó. Vì vậy những người thiếu máu do thiếu sắt nên tránh các thực phẩm chứa phytate hoặc acid phytic như sản phẩm lúa mì, chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại đậu, quả hạch
Thực phẩm acid oxalic
Trong một số trường hợp, thực phẩm chứa axit oxalic có thể cản trở sự hấp thụ sắt. Do đó, những người bị thiếu máu nên tiêu thụ những thực phẩm này với số lượng hạn chế và nên tránh trong quá trình dùng thuốc. Thực phẩm chứa acid oxalic là đậu phộng, rau bina, rau mùi tây và socola.
3.KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
Mọi người cần đi khám nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như:
- Mệt mỏi hoặc cảm thấy cực kỳ mệt mỏi
- Hụt hơi
- Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng
- Tay chân lạnh
- Da nhợt nhạt
Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt trong chế độ ăn uống, một số loại thuốc hoặc chảy máu kinh nguyệt nặng. Thiếu máu do thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân của căn bệnh tiềm ẩn như:
- Rối loạn đường tiêu hóa chảy máu ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh celiac hoặc bệnh viêm ruột.
- Chảy máu đường tiết niệu.
- Một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Bệnh thận.
- Béo phì hoặc suy tim sung huyết, gây viêm khiến cơ thể khó sử dụng sắt hơn…
Bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ sắt, ferritin và huyết sắc tố để chẩn đoán lượng sắt thấp hoặc thiếu máu.