Th 08
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu mang ý nghĩa quan trọng với sức khỏe chỉ đứng thứ hai sau sắt. Thực phẩm bổ sung kẽm có thể giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa mụn, kiểm soát đường huyết… Kẽm có sẵn ở nhiều dạng khác nhau nên thực phẩm bổ sung kẽm thường được sử dụng để điều trị các bệnh. Nghiên cứu cho thấy khoáng chất này có thể tăng cường chức năng miễn dịch, ổn định lượng đường trong máu, giúp giữ cho làn da, mắt và trái tim của bạn khỏe mạnh. 1.CÁC LOẠI THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM Khi lựa chọn bổ sung kẽm, bạn có thể nhận thấy rằng có nhiều loại thực phẩm bổ sung kẽm trên thị trường. Các hình thức khác nhau của kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách riêng biệt. Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung kẽm mà bạn sẽ thường tìm thấy trên thị trường: Kẽm gluconate: Là một trong những dạng kẽm không kê đơn phổ biến nhất, kẽm gluconate thường được sử dụng trong cảm lạnh như viên ngậm và thuốc xịt mũi. Kẽm acetate: Giống như kẽm gluconate, kẽm acetate thường được sử dụng trong viên ngậm để giảm triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi khi mắc bệnh cảm lạnh. Kẽm sulfat: Ngoài việc giúp ngăn ngừa thiếu kẽm, kẽm sulfat đã được chứng minh làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Kẽm picolinate: Một số nghiên cứu cho thấy cơ thể bạn có thể hấp thụ dạng này tốt hơn các dạng kẽm khác. Kẽm citrate: Một nghiên cứu cho thấy loại bổ sung kẽm này hấp thụ tốt như kẽm gluconate nhưng có vị đắng hơn. 2.LỢI ÍCH CỦA THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM Kẽm rất quan trọng đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe và mang đến nhiều lợi ích khác nhau như: Thực phẩm bổ sung kẽm cải thiện miễn dịch Nhiều loại thuốc không kê đơn có chứa thành phần bổ sung kẽm nhờ vào khả năng tăng cường miễn dịch và chống viêm. Theo đánh giá của 18 nghiên cứu tác dụng của kẽm đối với cảm lạnh thông thường, việc dùng kẽm trong 24 giờ đầu tiên xuất hiện bệnh làm giảm thời gian của các triệu chứng cảm trung bình khoảng 1 ngày. Một nghiên cứu ở 50 người lớn tuổi cho thấy dùng 45mg kẽm gluconate trong 1 năm đã làm giảm một số dấu hiệu viêm và giảm tần suất nhiễm trùng. Thực phẩm bổ sung kẽm giúp trị mụn Việc bổ sung kẽm thường được sử dụng để tăng sức khỏe của da và điều trị các tình trạng da phổ biến như mụn trứng cá. Kẽm sulfat đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng của mụn trứng cá. Thực phẩm bổ sung kẽm giúp kiểm soát đường huyết Kẽm được biết đến với vai trò kiểm soát lượng đường trong máu và bài tiết insulin. Insulin là hormone chịu trách nhiệm vận chuyển đường từ máu đến các mô. Một số nghiên cứu cho thấy kẽm có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định và cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Một đánh giá báo cáo rằng việc bổ sung kẽm có hiệu quả trong việc tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu ngắn hạn và dài hạn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Thực phẩm bổ sung kẽm giúp cải thiện vấn đề tim mạch Bệnh tim là vấn đề nghiêm trọng chiếm khoảng 33% số ca tử vong trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu cho thấy dùng kẽm có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, thậm chí có thể làm giảm mức triglyceride và cholesterol. Một đánh giá của 24 nghiên cứu cho thấy rằng các thực phẩm bổ sung kẽm giúp giảm mức cholesterol LDL và triglyceride trong máu hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim. Ngoài ra, một nghiên cứu ở 40 phụ nữ trẻ cho thấy liều lượng tiêu thụ kẽm cao có khả năng làm mức huyết áp tâm thu thấp hơn. Nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp có thể liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá tác dụng của thực phẩm bổ sung kẽm đối với huyết áp còn hạn chế, vì vậy cần được nghiên cứu nhiều hơn. 3.LƯU Ý KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM Bạn nên dùng bao nhiêu kẽm mỗi ngày tùy từng loại, vì mỗi thực phẩm bổ sung kẽm có chứa một lượng kẽm nguyên tố khác nhau. Ví dụ 200mg kẽm sulfat tương đương với khoảng 50mg kẽm nguyên tố, 70mg kẽm gluconate chứa khoảng 10mg. Đối với người lớn, liều lượng khuyến cáo hằng ngày thường là từ 15-30mg kẽm nguyên tố. Liều lượng cao hơn được sử dụng để điều trị một số bệnh bao gồm mụn trứng cá, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp. Trước khi lựa chọn thực phẩm bổ sung kẽm, bạn cần xem kỹ bảng thành phần và hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc sử dụng liều lượng kẽm nguyên tố sao cho phù hợp. Bạn nên tránh dùng thực phẩm bổ sung kẽm quá 40mg/ ngày, việc dùng quá liều có thể gây ra các triệu chứng như cúm, sốt, ho, nhức đầu và mệt mỏi.
Th 08
Trẻ bị ho khan do nhiều nguyên nhân từ bên trong lẫn bên ngoài gây nên. Nguyên nhân ho khan ở trẻ em là gì? Cách trị ho khan cho bé như thế nào? 1.TÌNH TRẠNG HO KHAN LÀ GÌ? Ho khan là loại ho tạo ra ít hoặc không có chất nhầy (đờm). Thông thường, trẻ bị ho khan do nhiễm virus cảm cúm gây kích thích dây thần kinh ở cổ họng. Ho khan là bệnh lý đường hô hấp do những ảnh hưởng từ bên ngoài và nội tiết tố bên trong gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì ai, ở bất kì độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn. Ở trường hợp đặc biệt, thì trẻ sơ sinh chỉ mới vài tuần tuổi cũng có thể gặp phải tình trạng ho khan. Khi nằm, trẻ thường có xu hướng bị ho nặng hơn vì ở tư thế này, các chất nhầy sẽ bám ở mặt sau của cổ họng. Trẻ thường có xu hướng nuốt chất nhầy chứ không nhổ nó ra ngoài như người lớn thường làm. Nhưng điều này lại vô tình gây ra những cơn đau bụng hoặc nôn ói mỗi khi ho ở trẻ. Chất nhầy còn có thể xuất hiện trong phân của trẻ. 2.NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ HO KHAN Nhiễm virus Khi bé bị ho khan do nhiễm virus, đó có thể là do bé đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Trẻ bị ho khan do nhiễm virus có thể bộc lộ cơn ho khi bắt đầu, ở giữa hoặc cuối giai đoạn nhiễm trùng, thậm chí bé bị ho khan có thể kéo dài sau khi các triệu chứng khác đã hết. Chảy dịch mũi sau Khi chất nhầy hình thành trong khoang mũi của bé giọt xuống phía sau cổ họng, thì theo thời gian có thể gây kích thích các dây thần kinh phía sau cổ họng và khiến trẻ bị ho khan. Ô nhiễm không khí Thực tế, các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí trong nhà (bụi, khói thuốc lá…) cũng có thể kích thích vùng phía sau cổ họng gây ho khan cho trẻ. Do đó, nếu bạn thấy trẻ ho kéo dài, rất có thể là do không khí ô nhiễm. Trẻ bị ho khan do mắc các bệnh đường hô hấp Khi bị viêm phế quản, bé thường có biểu hiện ho. Bé bị ho khan từng cơn đặc hoặc ho khan liên tục. Đây là cơ chế bình thường khi mà cơ thể con người đang chống lại bệnh tật và tìm cách tống các chất nhầy hoặc đờm ra bên ngoài. Ho khan cũng là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi hoặc bệnh suyễn. Ngoài ra ho còn giúp lưu thông không khí dễ dàng hơn qua nội khí quản vào phổi, giúp trẻ hô hấp thoải mái hơn. 3.PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HO THÔNG THƯỜNG Ở TRẺ Ho là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ em. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và bộ phận bị tác động mà trẻ có thể bị ho khan, ho có đờm, ho về đêm. Dưới đây là một số loại ho thường gặp: Trẻ bị ho khan từng cơn Trẻ bị ho khan có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và hầu họng) như cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Ho khan cũng có thể là triệu chứng cảnh báo sớm các bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, ho khan ở trẻ em cũng có thể do bé thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi. Ho có đờm Ho có đờm là tình trạng trẻ bị ho do có dịch đờm nhầy trong đường hô hấp dưới. Nguyên nhân trẻ ho ra đờm thường do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen suyễn… Thông qua cơn ho, trẻ có thể loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp dưới. Ho gà Ho gà cũng là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh gần giống như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, càng về sau, cơn ho càng trở nên nặng, nhất là về đêm. Âm thanh của tiếng ho gà giống như những tiếng rít, cho thấy bé đang khó thở. Nhiều trẻ cũng bị tím tái mặt do thiếu oxy. 4.MỘT SỐ BÍ QUYẾT GIÚP GIẢM TRIỆU CHỨNG HO Ở TRẺ Cho trẻ bị ho khan uống đủ nước Để điều trị ho khan cho trẻ hiệu quả, điều quan trọng nhất bố mẹ cần lưu ý là bổ sung đầy đủ nước cho bé yêu mỗi ngày. Ngoài ra việc cung cấp đủ nước sẽ giúp bạn hạn chế bệnh do mất nước, giúp dưỡng ẩm và làm dịu cơn đau, ngứa cổ họng cho trẻ ho khan. Bổ sung tỏi vào thực đơn của bé Theo nghiên cứu cho thấy, tỏi có tác dụng tăng cường đề kháng với virus gây bệnh cho cơ thể bé. Điều này giúp bé nhanh khỏe hơn và tình trạng ho khan cũng nhanh chóng biến mất. Sử dụng thuốc trị ho và một số tinh dầu thiên nhiên Khi bé đã hơn 3 tuổi, bố mẹ có thể áp dụng cách giảm cơn ho cho bé bằng thuốc. Tuy nhiên nếu bé dưới 3 tuổi bạn không thể điều trị cho bé bằng thuốc ho vì có thể gây tắc nghẽn đường thở rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số tinh dầu như bạc hà hoặc bạch đàn có thể giúp làm giảm và trị ho khan cho bé. Đảm bảo độ ẩm cho mũi họng của bé Nếu bé bị ho khan từng cơn, hãy cung cấp đủ độ ẩm cho cổ họng và mũi của trẻ ho nhiều bằng cách sử dụng phòng tắm hơi hoặc sử dụng máy xông mũi họng. Độ ẩm có thể làm giảm ho cho bé tạm thời. Cho trẻ bị ho khan ngậm thìa cà phê mật ong Lúc này, bố me nên tham khảo mẹo trị ho dứt điểm cho trẻ bằng việc cho trẻ ngậm ngậm một thìa cà phê mật ong để trị ho khan cho bé. Mật ong có tác dụng như một chất giảm ho tự nhiên mà trẻ ho khan có thể sử dụng để làm diu cơn ho.
Th 08
Vitamin K2 là một loại vitamin cần thiết cho sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu về loại vitamin đặc biệt này nhé! 1.CÔNG HIỆU ĐẶC BIỆT CỦA VITAMIN K2 Vitamin K2 đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch và phục hồi xương. Nó giúp ngăn ngừa loãng xương và xơ cứng động mạch hay xơ vữa động mạch và một số lợi ích khác, bao gồm: Dẫn canxi đến xương và răng giúp xương mạnh mẽ hơn và ngăn ngừa sâu răng. Loại vitamin này cũng ngăn chặn canxi đến các khu vực không cần thiết, chẳng hạn như gây sỏi thận, hoặc các mạch máu, nơi mà nó có thể gây ra bệnh tim. Tối ưu hóa chức năng tình dục bằng cách tăng testosterone và khả năng sinh sản ở nam giới, giảm androgen và các kích thích tố nam ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang. Tạo ra insulin giúp ổn định lượng đường trong máu, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường và giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề trao đổi chất liên quan tới béo phì. Ngăn chặn các gen xấu có thể thúc đẩy ung thư đồng thời tăng cường gen tốt thúc đẩy các tế bào khỏe mạnh. Tăng cường khả năng sử dụng năng lượng của bạn khi tập thể dục. 2.VITAMIN K2 CÓ THỂ GIÚP NGĂN NGỪA BỆNH TIM MẠCH Canxi tích tụ trong động mạch quanh tim sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì lý do trên mà bất kỳ điều gì có thể làm giảm sự tích tụ này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng vitamin K2 có thể hỗ trợ được bệnh này thông qua việc ngăn ngừa vôi hóa ở động mạch. Một nghiên cứu trong giai đoạn từ 7-10 năm đưa ra kết luận những người dùng vitamin K2 giảm 52% nguy cơ vôi hóa động mạch và giảm 57% nguy cơ chết vì bệnh tim. Một nghiên cứu khác tiến hành với 16.057 phụ nữ cho thấy những người dùng nhiều vitamin K2 nhất thì có nguy cơ mắc bệnh tim thấp nhất vì cứ mỗi 10 microgram K2 tiêu thụ mỗi ngày, bạn sẽ giảm 9% nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng nghiên cứu trên chỉ dựa trên quan sát và chúng ta chưa thể chứng minh mối liên kết giữa vitamin K2 và bệnh tim. Dù vậy, vài thử nghiệm có đối chứng được thực hiện với K1 cho thấy K1 dường như không hiệu quả bằng K2. Trên thực tế bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới, lấy đi sinh mạng của 14 triệu dân chỉ riêng năm 2012. Do vậy, chúng ta vẫn đang rất cần một số thử nghiệm lâu dài và có đối chứng về mối quan hệ giữa vitamin K2 và bệnh tim. Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy khả năng cao việc tồn tại một cơ chế sinh học giải thích cho việc hiệu quả của K2 và mối liên hệ giữa K2 và bệnh tim. 3.VITAMIN K2 GIÚP CẢI THIỆN SỨC KHỎE XƯƠNG VÀ GIẢM NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG. Loãng xương (osteoporosis) là một vấn đề phổ biến ở nhiều quốc gia. Nó làm tăng nguy cơ nứt hoặc gãy xương và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Thật thú vị là đã có nhiều bằng chứng từ những thử nghiệm có đối chứng cho thấy K2 đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe xương vì vitamin K2 đóng vai trò trung tâm trong chuyển hóa canxi - khoáng chất chính tìm thấy ở xương. Ngoài ra, vitamin K2 còn kích hoạt hoạt động liên kết canxi của 2 loại protein là Matrix gla protein (MGP) và osteocalcin, giúp cấu tạo và duy trì xương. Một thử nghiệm diễn ra tong 3 năm trên 244 phụ nữ mãn kinh cho thấy rằng những ai dùng chất bổ sung vitamin K2 có mức độ giảm mật độ xương theo tuổi tác chậm hơn. Ngoài ra, vitamin K2 còn có tác dụng làm giảm rạn xương sống 60%, giảm rạn xương hông 77% và những rạn xương khác (không phải xương sống) là 81%. Thống nhất với những phát hiện này, các chuyên gia cũng chính thức khuyến cáo việc bổ sung vitamin K trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Tuy nhiên một vài nhà nghiên cứu vẫn cảm thấy kết quả này chưa đủ thuyết phục và chưa thể kết luận khuyến cáo việc sử dụng vitamin K cho mục đích chống loãng xương này. 4.VITAMIN K2 CÓ THỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE RĂNG Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng vitamin K2 có ảnh hưởng đến sức khỏe răng. Dựa vào những nghiên cứu trên động vật và vai trò của vitamin K2 trong chuyển hóa xương, việc đưa ra giả thuyết rằng loại vitamin này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng là hợp lý. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào kiểm tra tính chính xác của giả thuyết này trên cơ thể con người. Một trong những protein ảnh hưởng đến sức khỏe răng là osteocalcin, cũng là protein đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương và được hoạt hóa bởi vitamin K2. Osteocalcin tạo nên một cơ chế kích thích sự phát triển ngà răng mới - là những mô được canxi hóa bên dưới men răng của bạn. Ngoài ra, vitamin A và D cũng được cho là đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này, chúng hoạt động cộng hưởng với vitamin K2. 5.VITAMIN K2 CÓ THỂ CHỐNG LẠI UNG THƯ Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới. Mặc dù y học hiện đại đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị những ca bệnh ung thư mới vẫn không ngừng gia tăng. Vì vậy việc tìm ra cách ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả là điều tối quan trọng. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu về vitamin K2 đã cho thấy vitamin K2 làm giảm tỷ lệ tái phát của ung thư gan và kéo dài sự sống. 6.LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẤP THU ĐẦY ĐỦ VITAMIN K2 CẦN THIẾT? Vitamin K2 được sản xuất bởi nhóm vi khuẩn đường ruột có trong ruột già và cơ thể người có khả năng chuyển hóa một phần vitamin K1 thành K2. Điều này thật sự hữu ích vì trong khẩu phần ăn điển hình của bạn, hàm lượng K1 cao gấp 10 lần so với K2. Tuy nhiên, dùng trực tiếp vitamin K2 cho thấy hiệu quả hơn hẳn so với quá trình chuyển hóa này. Do vitamin K2 được tìm thấy chủ yếu trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực phẩm lên men - những thực phẩm mà đa số chúng ta ăn không nhiều - nên mức tiêu thụ trung bình của dưỡng chất này trong khẩu phần ăn hiện đại là cực kì thấp. Có một vài chứng cứ cho thấy những chất kháng sinh phổ rộng có thể góp phần dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin K2. Bạn có thể bổ sung vitamin K2 từ sữa giàu chất béo được sản xuất từ bò ăn cỏ, gan và những nội tạng khác cũng như lòng đỏ trứng gà. Tuy nhiên do vitamin K tan trong dầu nên những thực phẩm ít béo hoặc không có nguồn gốc động vật sẽ không chứa nhiều vitamin K. Thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều MK-4, trong khi thực phẩm lên men như dưa cải, đậu nành lên men và miso chứa nhiều dạng phụ MK5 đến MK14. Nếu bạn không dùng được những thực phẩm kể trên thì việc bổ sung vitamin K2 là cần thiết. Lợi ích của việc bổ sung vitamin K2 có thể được tăng cường hơn nữa khi kết hợp với vitamin D vì hai loại vitamin này hoạt động cộng hưởng với nhau. Mặc dù cần nghiên cứu sâu hơn nữa, nhưng những nghiên cứu hiện nay cho thấy ảnh hưởng của vitamin K2 đối với sức khỏe là rất hứa hẹn vì nó có liên quan đến việc cứu sống nhiều người. 6.LƯU Ý KHI BỔ SUNG VITAMIN K2 Vitamin K2 tan trong chất béo nên bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung vitamin K2, đặc biệt là bổ sung liều cao với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy còn khá xa lạ so với các vitamin như A, C, E, B… nhưng công dụng mang canxi gắn vào xương của vitamin K2 được chứng minh là có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp xây dựng và bảo vệ khung xương. Do đó vitamin K2 góp phần đẩy lùi các bệnh xương khớp như loãng xương, còi xương… và một số bệnh gây tử vong khác.
Th 08
Ăn thực phẩm giàu vitamin có lợi cho sức khỏe gan, giúp ngăn ngừa một số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ. Cùng tìm hiểu những loại vitamin nào đóng góp cho sức khỏe gan, giúp lá gan khỏe mạnh. Trong xã hội hiện đại, các vấn đề về gan tương đối phổ biến và thường liên quan đến lối sống hoặc yếu tố di truyền. Một số tình trạng về gan thường gặp bao gồm bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, suy gan và viêm gan. Các yếu tố về lối sống như tập thể dục, chế độ ăn uống và sử dụng các chất bổ sung phù hợp đều có tác dụng tăng cường chức năng gan, giúp gan hoạt động tốt. Vitamin cần thiết giúp gan thực hiện các hoạt động tiêu hóa, tổng hợp protein, sản xuất hormone và lọc các chất độc có trong chế độ ăn uống, môi trường. Bổ sung không đủ các vitamin thiết yếu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gan và làm gián đoạn chức năng của nó. Một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp gan tăng cường sức khỏe, cải thiện quá trình thải độc cho cơ thể. Dưới đây là một số vitamin và chất bổ sung tốt nhất để giúp cải thiện sức khỏe gan, hỗ trợ chức năng gan. 1.VITAMIN E LÀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA GIÚP GAN KHỎE MẠNH Vitamin E là một trong những vitamin quan trọng mà nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm gan phải có để hoạt động bình thường. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cân bằng chất chống oxy hóa và các gốc tự do. Vai trò của vitamin E đã được nhiều chuyên gia y tế nhận định là có ích đối với người bị bệnh gan. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những bệnh nhân sử dụng vitamin E trong khoảng thời gian 96 tuần đã giảm tình trạng viêm và hàm lượng chất béo trong gan cũng như giảm tỷ lệ chết tế bào gan. Vitamin E tồn tại tự nhiên trong các loại dầu và thực phẩm như dầu mầm lúa mì và hướng dương, nhưng vitamin E cũng có sẵn ở dạng bổ sung. Bổ sung vitamin E có thể giúp làm giảm viêm gan và giảm lượng chất béo. Tuy nhiên, nếu hấp thụ vitamin E quá mức sẽ gây phản tác dụng. Vitamin có thể gây xuất huyết và loãng máu khi sử dụng với liều lượng 800-1000mg mỗi ngày. 2.VITAMIN K HỖ TRỢ TRỊ BỆNH VỀ GAN Vitamin K là vitamin tan trong chất béo, giúp đông máu và được sử dụng để làm giảm nguy cơ chảy máu trong điều trị bệnh gan. Trước đây nhiều người chỉ biết đến vitamin K là một chất có khả năng ngăn xuất huyết. Tuy nhiên, ngày nay tác dụng của vitamin K đã được khám phá là rất tốt cho bệnh nhân có vấn đề về gan. Nếu bệnh nhân mắc bệnh gan có dùng vitamin K dù chỉ với hàm lượng rất thấp thì cũng có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp kháng thể nhiều hơn, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục của nhu gan. Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy vitamin K liều cao gây tổn thương gan. Tuy nhiên, vitamin K không được phép dùng lâu dài, chỉ được áp dụng khi có nguy cơ bị xuất huyết. Lượng vitamin K được khuyến nghị hằng ngày là 120mcg đối với nam và 90mcg đối với nữ. 3.VITAMIN D CHO GAN KHỎE MẠNH Vitamin D giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng tới chức năng gan. Được biết đến như vitamin ánh nắng, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, chất rất cần thiết để phát triển xương chắc khỏe. Một biến chứng của bệnh gan mãn tính là loãng xương, một tình trạng khiến xương yếu đi, khiến bệnh nhân dễ bị gãy xương. Không nhận đủ vitamin D có thể làm trầm trọng thêm biến chứng này. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều người đang chống chọi với bệnh gan cũng bị thiếu vitamin D. Sự thiếu hụt vitamin D phổ biến hơn nhiều người nhận thấy, ảnh hưởng đến khoảng 35% người trưởng thành ở Hoa Kỳ. 4.VITAMIN C NGĂN NGỪA SỰ TÍCH TỤ CHẤT BÉO TRONG GAN Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể. Chất chống oxy hóa giúp cơ thể giải độc và vô hiệu hóa các phân tử có hại gọi là gốc tự do. Hàm lượng chất chống oxy hóa thấp có thể gây ra stress oxy hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào gan. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ sức khỏe gan bằng cách hạn chế tích tụ chất béo và ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ phổ biến. 5.VITAMIN B CÓ LỢI CHO CHỨC NĂNG GAN Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B có lợi cho chức năng gan theo nhiều cách, bao gồm cả việc đảo ngược tình trạng viêm gan. Nhiều loại vitamin B, bao gồm vitamin B12 và axit folic (vitamin B9) giúp cải thiện sức khỏe gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Khi gan bị tổn thương, nồng độ vitamin B12 sẽ giảm. Các chuyên gia cho rằng ăn đủ thực phẩm chứa vitamin B giúp đảo ngược nhiều triệu chứng của bệnh gan ở giai đoạn đầu. 6.ACID BÉO OMEGA 3 Acid béo Omega 3 là một nhóm chất béo tốt bao gồm axit alpha - linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). Omega 3 có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách giảm lượng mỡ tổng thể trong gan. Chúng cũng có thể giúp ngăn ngừa xơ hóa và viêm gan. Omega 3 giúp bệnh nhân tránh bị tổn thương gan nghiêm trọng và các biến chứng lâu dài liên quan chẳng hạn như ung thư hoặc xơ gan.