Th 11
1. Hệ miễn dịch và hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch 1.1. Hệ miễn dịch là? Hệ miễn dịch được coi là một tấm màn ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh cho con người. Đồng thời sẽ là lực lượng đầu tiên tiêu diệt những tác nhân đó khi vào cơ thể. Mục đích cuối cùng chính là bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng xấu của các vi khuẩn. Cách thế bào quan trọng trong hệ miễn dịch của con người. Các tế bào tham gia tạo dựng một hệ miễn dịch hoàn hảo bao gồm tế bào bạch cầu (huyết tương), Lympho trong máu, hạch, tuỷ xương, lá lách. Tất cả hầu hết được phân bổ mọi ngóc ngách trong cơ thể. Đặc biệt là những nơi dễ dàng bắt gặp vi khuẩn từ bên ngoài. Chẳng hạn như đường tiêu hoá, đường hô hấp. 1.2. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch Hệ miễn dịch hoạt động bằng cách sử dụng kháng thể tương ứng đối đầu và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập. Các kháng thể ngay từ lúc mới sinh đã được bổ sung qua sữa mẹ. Đây được gọi là kháng thể tự nhiên, hay hệ miễn dịch thụ động. Chúng cũng có đã có thể chống lại một số virus phổ biến, hay gặp như cảm cúm thông thường… Tuy nhiên đối với những những virut có độc tính cao thì khó chống lại, gây bệnh nguy hiểm. Vì vậy, các bé cần xây dựng hệ miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine. Cơ chế hoạt đông của hệ miễn dịch là chống và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch chủ động là việc những kháng thể được sinh ra dựa trên sự học hỏi sau bao lần ứng chiến với vi rút đó. Sau lần “chạm trán” hệ miễn dịch sẽ phân tích và tạo ra kháng thể phù hợp đến khi tiêu diệt được vi khuẩn đó. Cơ thể lúc này sẽ ghi nhớ và khi gặp lại vi rút đó chúng sẽ dùng đúng kháng thể tương ứng ra tiêu diệt. 1.3. Hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch Hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch chính là hệ thống miễn dịch bị yếu đi hoặc không còn năng lực chống lại những tác nhân gây bệnh. Cơ thể dễ bị tấn công và có tình trạng sức khỏe xấu đi do nhiễm trùng lâu ngày không khỏi. Dần dần ảnh hưởng đến các chức năng, các hệ cơ quan, gây tình trạng xấu cho cơ thể. Hiện tượng suy giảm miễn dịch có hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 2. Dấu hiệu suy giảm miễn dịch Khi hệ miễn dịch suy yếu thì dấu hiệu nhận biết rõ nhất chính là cơ thể thường xuyên bị nhiễm trùng tai, phổi, mắt, mũi và những bộ phận rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn. Bệnh nhiễm trùng cứ kéo dài, khó điều trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch cần lưu ý. Trước khi tình trạng nghiêm trọng diễn ra, chúng ta hãy thường xuyên để ý những dấu hiệu nhận biết sau đây: - Luôn cảm thấy mệt mỏi kể cả khi đã ăn ngủ điều độ. Bản thân lúc nào cũng cảm thấy thiếu hụt năng lượng. - Hay ốm vặt hoặc tần suất ốm nhiều lần, liền kề nhau - Dễ bị dị ứng - Mất nhiều thời gian để lành bệnh và phục hồi - Hay gặp các vấn đề về tiêu hoá - Hay bị đau khớp - Co thể dễ bị stress - Da trở nên sạm và khô hơn - Mắt trở nên mờ và dễ mỏi 3. Nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch Theo y học suy giảm miễn dịch được chia làm 2 nhóm nguyên nhân là: Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh và Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải. 3.1. Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh Kể đến là do rối loạn di truyền từ bố mẹ có bộ gen suy giảm hệ miễn dịch. Và khi con sinh ra rất dễ mắc nhiễm trùng hơn so với đứa trẻ bình thường. Hoặc do sự rối loạn trong việc hình thành các tế bào thuộc hệ miễn dịch. Có nhiều yếu tố để dẫn đến trường hợp này. Nên không thể xác định rõ được nguyên nhân. 3.2. Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải Là hệ miễn dịch bị tổn hại do cơ thể mắc phải những chứng bệnh suy giảm hệ miễn dịch: Rõ ràng nhất chính là bệnh HIV/AIDS. Virus này tấn công trực tiếp phá huỷ hệ miễn dịch của con người, khiến cơ thể mắc những chứng bệnh phổ thông cũng sẽ gây ra những biến chứng nặng nề hơn người bình thường. Thứ 2, là do sử dụng thuốc ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch vì một mục đích nào đó. Chẳng hạn như thuốc chống thải ghép, thuốc hoá trị ung thư. Thứ 3, do các bệnh suy giảm hệ miễn dịch. Chẳng hạn như các bệnh mãn tính tiểu đường, suy thận, ung thư khiến cơ thể suy nhược. tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, có nguy cơ gây nhiễm trùng kéo dài, ảnh hưởng đến hệ sự điều chỉnh, kiểm soát hệ miễn dịch Thứ 4, cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái tạo lại tế bào gây suy giảm hệ miễn dịch. Thói quen sống không lành mạnh gây suy giảm hệ miễn dịch. Hầu hết, những nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch xuất phát từ tình trạng sức khoẻ không được tốt, bị bệnh, không đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe dẫn đến cơ hội cho sự tấn công của các tác nhân gây bệnh vừa làm suy yếu hệ miễn dịch vừa xâm lấn gây bệnh cho cơ thể. Vì vậy, việc tạo thói quen sống lành mạnh, ăn đủ chất, nghỉ ngơi có giờ giấc sẽ gián tiếp giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. 4. Loại bỏ thói quen xấu gây suy giảm hệ miễn dịch Hãy bắt đầu từ việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết như những năm tháng suy dinh dưỡng vừa qua. - Bồi bổ thêm chất xơ, rau, củ quả. Đây là nguồn vitamin & khoáng chất lành tính tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, dinh dưỡng từ rau củ hỗ trợ tái tạo bạch cầu - “chiến binh” của hệ miễn dịch. - Bỏ rượu, bỏ thuốc lá khiến cơ thể mất nước gây viêm nhiễm, hoặc làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch, tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh đây ra một số bệnh về viêm cơ, da… - Chăm vận động, ngủ đúng giờ, thư giãn đầu óc - Ngủ không đủ giấc, lười vận động, hay căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến suy giảm hệ miễn dịch. Bởi sức khỏe tinh thần khiến bản thân cơ thể không được ổn định, dễ bị ốm. - Ăn uống đúng giờ, dinh dưỡng thiếu hụt cũng là nguyên nhân làm xấu tình trạng sức khoẻ. Tạo cơ hội cho sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Những nguyên nhân trên rất dễ bị bỏ qua do sự chủ quan của chính chủ. Cứ nghĩ chỉ chút thì có sao. Nhưng điều thật sự diễn ra bên trong cơ thể chúng ta chính là sức khoẻ đang giảm sút dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.
Th 11
Bạn đã bao giờ từng nghe đến cái tên Axit Folic chưa? Hay Vitamin B9 thì sao? Đây là một loại vitamin xuất hiện rất phổ biến trong các sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai. Vậy công dụng thật sự của Axit folic có tác dụng như thế nào đối với phụ nữ mang thai? Hôm nay cùng Hadu tìm hiểu về Axit Folic ngay bên dưới đây nhé! Axit folic có tác dụng cho lớn đối với sự hình thành và phát triển của cơ thể. 1. Axit Folic là gì? Vitamin D9 thì hẳn là quen thuộc với mọi người rồi. Thực chất đây còn là tên gọi phổ biến của Axit folic, hoặc còn gọi là dạng tự nhiên của Folate. Nó thuộc nhóm vitamin nhóm B cần thiết cho cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Bởi chúng là một trong những dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình tổng hợp AND và các axit amin, là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu và nucleoprotein (có vai trò quan trọng tái tạo và sao chép ADN). Axit folic hay còn gọi Vitamin B9 là một trong trong 8 loại vitamin nhóm B, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. 2. Axit folic có tác dụng gì? Với chức năng là thành phần cấu tạo tế bào hồng cầu và nucleoprotein , tác dụng của axit folic chính là tham gia vào quá trình tái tạo tế bào máu và còn hỗ trợ cho sự phát triển ống thần kinh. Cho những ai chưa biết thì ống thần kinh là một bộ phận cấu trúc phôi phát triển trong thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi. Đây chính là điểm khởi đầu của quá trình phát triển não và cột sống của trẻ. 2.1. Tác dụng của Axit folic cho mẹ bầu Từ những vai trò của axit folic đối với cơ thể, việc bổ sung loại vitamin này trong thai kỳ sẽ giúp trẻ phòng tránh được một số biến chứng khuyết tật, như: - Phòng tránh khuyết bẩm sinh về não bộ, tủy sống, hay khiếm khuyết ở ống thần kinh, nứt đốt sống hoặc trẻ sinh ra thiếu một phần não bộ. Đây thật sự là những khiếm khuyết rất nghiêm trọng mà mẹ bầu có thể phòng tránh được nếu bổ sung đầy đủ vitamin B9. Axit folic có thể phòng tránh khuyết tật ống thần kinh trong giai đoạn thai kỳ. - Phòng tránh bệnh thiếu máu bởi axit folic là thành phần cấu tạo nên hồng cầu, luôn phiên tạo ra những tế bào máu mới, cung cấp đủ nhu cầu của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu tránh được những biến chứng do thiếu như sảy thai, thai non, suy dinh dưỡng bào thai… Axit folic phòng tránh tình trạng thiếu máu hay xuất hiện đối với mẹ bầu. Từ đó ngăn chặn những triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. - Ngăn chặn một số triệu chứng hay gặp phải như mất trí nhớ, xương yếu, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh… 2.2. Tác dụng của Axit folic đối với trẻ nhỏ Đối với trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển thì việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt cho sự phát triển sau này. Theo một nghiên về tác dụng của axit folic cho thấy dinh dưỡng này cũng có ảnh hưởng phần nào đối với việc giảm thiểu khả năng mắc chứng chậm phát triển về ngôn ngữ ở trẻ. 2.3. Tác dụng của Axit folic đối với người bình thường Đối với người bình thường thì việc bổ sung axit folic mỗi ngày sẽ phòng tránh những triệu chứng do thiếu máu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí não… ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Bổ sung axit folic mỗi ngày cải thiện tình trạng thiếu máu và giảm thiểu các triệu chứng cho thiếu máu. Ngoài ra, thể chất phụ nữ có nhu cầu bổ sung axit folic cao hơn so với nam giới. Bởi việc mất máu do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng khiến cơ thể khó chịu, dễ gắt gỏng. Dù là trẻ con hay người lớn, nam hay nữ thì axit folic cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Chúng còn được xếp vào nhóm dinh dưỡng cần phải cung cấp hàng ngày vì một cơ thể khỏe mạnh, đầy sức sống. 3. Nhu cầu bổ sung Axit folic mỗi ngày Tác dụng của axit folic bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của vitamin này đối với sức khoẻ của con người và đặc biệt là đối với trẻ trong bào thai và sau khi sinh. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các loại thuốc axit folic bổ sung nhanh dành cho những đối tượng cho nhu cầu cao và các đối tượng đang thiếu hụt axit folic nghiêm trọng. Cũng bởi sự khác biệt về nhu cầu mà hàm lượng dinh dưỡng này hấp thụ cần cẩn thận khi sử dụng: 3.1. Với người phụ nữ mang thai Theo khuyến cáo của bộ dinh dưỡng quốc gia, phụ nữ mang thai nên bổ sung 400-600mcg axit folic mỗi ngày để vừa cung cấp cho cơ thể của mẹ, vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con. Mẹ mang thai cũng cần để ý bổ sung axit folic không chỉ trong thai kỳ mà cần chuẩn bị trước khi có dự định mang thai và cả trong khoảng thời gian cho con bú. 3.2. Đối với người thiếu Axit Folic Với người thiếu axit Folic cũng không thể liền một mạch dung nạp vitamin này với hàm lượng lớn. Cần kết hợp điều độ về ăn uống mỗi ngày và chỉ được dung nạp axit folic khoảng 400-800 mcg. 3.3. Người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to Với những bệnh nhân thiếu máu thì việc cung cấp Axit folic để tạo ra tế bào máu mới rất cần thiết. Tuy nhiên, hàm lượng bao nhiêu cũng cần được bác sĩ kê đơn hợp lý. Trong thời gian sử dụng, bác sĩ sẽ theo dõi thêm để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. 3.4. Với trẻ bị thiếu axit folic Với trẻ em, thông thường mục đích bổ sung axit folic là để hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, nâng cao sức khoẻ. Nên tốt nhất hãy để bác sĩ theo dõi và chỉ định liều lượng dùng vitamin B9 cho an toàn nhất! - Thường trẻ sơ sinh chỉ cần bổ sung tầm 0,1 mg/ ngày mỗi lần - Trẻ dưới 4 tuổi sẽ cần khoảng 0,3mg - Trên 4 tuổi thì có thể bổ sung qua thực phẩm hoặc sản phẩm dinh dưỡng với hàm lượng tầm 0,4 mg. 4. Axit folic có trong thực phẩm nào? Nguồn thực phẩm thiên nhiên cùng là nơi bổ sung dinh dưỡng axit folic hiệu quả mà ít chịu tác dụng phụ. Nếu là thích rau củ thích chắc hẳn bạn sẽ thích: - Nấm: là thực phẩm chứa nhiều axit folic. Bên cạnh đó còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau. - Bí đao: Là loại thực phẩm mùa đông có thể đáp ứng 15% nhu cầu axit folic của cơ thể. - Rau họ cải: Có đến 50mg axit folic. Hơn nữa ăn nhiều rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, dễ ăn và hấp thụ dinh dưỡng rất tốt. - Hoa quả: Có thể dùng trực tiếp hoặc ép nước uống dễ dàng sử dụng. Các loại hoa quả giàu axit folic như bưởi, cam, họ hàng nhà cam quýt, các loại quả mọng, chuối, dưa hấu, chanh… - Gan cũng là loại thực phẩm giàu axit folic nhất trong các loại thực phẩm tự nhiên. Nhưng khi dùng thực phẩm này cần chú ý, vì trong gan có quá nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể. - Trứng 3 quả tương đương với ¼ lượng axit folic cơ thể cần. Hơn nữa còn có nhiều vitamin và khoáng chất rất bổ dưỡng cho mẹ bầu đó. Axit folic quả là nguồn dinh dưỡng to lớn cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ và góp phần duy trì sức khỏe của người lớn. Vì thế, mọi người đừng chủ quan mà hãy chủ động cập nhật, tìm hiểu thêm kiến thức dinh dưỡng, sẵn sàng trước sự thay đổi to lớn về cơ thể nhé!
Th 11
Biếng ăn là một chuyện rất tự nhiên, thể hiện thái độ của trẻ khi thấy cơ thể hoặc tinh thần không được tốt. Nhưng dù là tự nhiên nhưng bố mẹ nào cũng rất lo lắng sợ trẻ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, sợ con chậm lớn so với trẻ đồng trang lứa. Vì vậy, việc lên thực đơn hằng ngày kèm thêm khẩu phần sữa non dành cho trẻ biếng ăn sẽ là cách tốt nhất cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng mà lại còn tiện lợi. Hôm nay, Hadu chia sẻ cho bạn cách lựa chọn dòng sữa dành trẻ biếng ăn phù hợp nhất nhé!! 1. Sữa non - thành phần chính trong sản phẩm sữa non cho trẻ biếng ăn Sữa non có tên khoa học là Colostrum, là dòng sữa mẹ đầu tiên. Xuất hiện vào cuối kỳ mang thai và sau khi sinh 24 -72 tiếng đầu. Nhìn bề ngoài thì sữa non có màu vàng đục, khá là đặc sánh so với sữa trưởng thành. Sữa non dinh dưỡng sẽ dần chuyển sang sữa thông thường trong mấy ngày sau khi sinh. Các nhà dinh dưỡng đã nghiên cứu thành phần và phát hiện sữa non có rất nhiều dưỡng chất so với sữa trưởng thành. Đặc biệt hơn nữa là hàm lượng một số dinh dưỡng và kháng thể cực kỳ cao. Điều này rất tốt cho trẻ mới sinh, đang dần quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Cũng bởi thế mà các bác sĩ luôn khuyên cáo cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 72h đầu tiên sau sinh. Sữa non không có nhiều nên mẹ cần tranh thủ thời gian cho con bú - Kháng thể: Trong sữa non có chứa rất nhiều kháng thể, nổi trội nhất là IgG. Nhưng kháng thể tự nhiên này sẽ tạo nên lá chắn phòng ngừa và tiêu diệt một số tác nhân gây bệnh hay mắc phải như cảm cúm, nhiễm trùng… - Protein: Theo nghiên cứu cho thấy hàm lượng của Protein cao gấp 5 lần so với sữa thông thường. Dưỡng chất này rất quan trọng trong việc hình thành các mô, cơ, tế bào, hệ cơ quan. - Lactose: Đây là dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng cho trẻ mới sinh. - Số lượng lớn bạch cầu: Đây được gọi là các “chiến binh” phát hiện và tiêu dịch những tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. - Vitamin: Sữa non có rất nhiều vitamin A, E, B2, B3, K… hỗ trợ duy trì một sức khỏe cho trẻ Bên cạnh đó còn có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên sữa non được coi là một nguồn dinh dưỡng tốt đối với trẻ mới sinh. Ngày nay, nhờ có công nghệ lưu giữ và bảo toàn dinh dưỡng. Sữa non trở thành nguồn dinh dưỡng cho cả trẻ em và người lớn. Đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng sữa non là cách cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày. 3. Sữa non cho trẻ biếng ăn có công dụng gì? 3.1. Sữa non cho trẻ biếng ăn nâng cao sức đề kháng Một trong những nguyên do trẻ biếng ăn như đã nêu ở trên là do sức khoẻ của bé không tốt, bị bệnh, bị ốm. Sữa non dành cho trẻ biếng ăn có chưa nhiều kháng thể tự nhiên và gốc kháng thể hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại những tác nhân gây bệnh. Việc sử dụng sữa non dành cho trẻ biếng ăn sẽ nâng cao sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm trạng của trẻ. Hơn nữa, đây là những kháng thể tự nhiên từ mẹ nên không có tác dụng phụ, cực kỳ an toàn cho trẻ. 3.2. Sữa non cho trẻ biếng ăn hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh Trong thành phần dinh dưỡng sữa non có hàm lượng chất béo ít nên trẻ dễ dàng hấp thụ và tiêu hoá. Từ đó hình thành, làm quen với sự phân giải chất dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hoá. Tránh tình trạng xuất huyết đột ngột, bảo vệ thành ruột còn non kém. Sữa non dành cho người biếng ăn giúp hệ tiêu hóa làm quen với hoạt động tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng ngay từ những ngày đầu. 3.3. Sữa non cho trẻ biếng ăn hỗ trợ phát triển trí não Để não bộ được hình thành, duy trì và phát triển thì cần bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày cho chúng, như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA…. Những đứa trẻ không được bổ sung đầy đủ sẽ phần nào thua thiệt về trí tuệ hơn hẳn so với trẻ khác. Việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, dù con có đang trong tình trạng biếng ăn thì sữa non ngoài bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ chứng biến ăn thì sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển thể chất và trí não. Sữa non cho trẻ biếng ăn còn bổ sung dinh dưỡng não bộ phát triển. 3.4. Sữa non cho trẻ biếng ăn tiện lợi cho mẹ và bé Để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn trong thời gian đầu ít nhất cần đảm bảo: Lượng thức ăn ít nhưng phải giàu dinh dưỡng. Sữa non chính là lựa chọn tốt nhất. Trong khẩu phần sữa non đã cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ rất nhiều dinh dưỡng khắc phục những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Cách sử dụng cũng rất đơn giản. Bố mẹ không cần cầu kỳ nấu nướng, chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau. 3. Nên chọn sản phẩm sữa non cho trẻ biếng ăn nào là tốt? Trước khi lựa chọn giữa rất nhiều sản phẩm và nhãn hàng khác nhau, bố mẹ nên có những tiêu chí lựa chọn sữa non dành cho trẻ biếng ăn phù hợp như sau: - Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cả về nguyên liệu lẫn thành phẩm, có tem nhãn kiểm chứng an toàn thực phẩm. - Công dụng, bảng thành phần dinh dưỡng rõ ràng, chi tiết và đầy đủ giá trị dinh dưỡng sản phẩm. xem có phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ngay lúc này không. (Điều này có thể nhờ bác sĩ tư vấn) - Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thành phần giống với sữa mẹ. - Mùi vị dễ uống, thơm ngon có thể kích thích trẻ uống ngon, không từ chối - Đặc biệt, bố mẹ cần để ý đến độ tuổi sử dụng sản phẩm. Vì sữa non có rất nhiều loại cho mọi lứa tuổi. Có sữa cho trẻ biếng ăn dưới 1 tuổi, sữa cho trẻ biếng ăn từ 1 - 10 tuổi… Chọn sai sản phẩm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hoá cho trẻ. - Một một số trẻ dị ứng với thành phần sữa bò thì hiện nay trên thị trường có những sản phẩm sữa non từ sữa dê phù hợp không lo kích ứng. Sữa cho là một nguồn dinh dưỡng tối ưu trong các dòng sữa cho trẻ biếng ăn. Bởi không chỉ những lợi ích về mặt dinh dưỡng mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất khó tổng hợp từ thực phẩm thông thường, hỗ trợ phát triển trí não và thị giác… Đứng trước nhiều sự lựa chọn, bố mẹ hãy cẩn thận và tỉ mỉ chọn lựa những sản phẩm phù hợp với thể trạng con trẻ biếng ăn.
Th 11
1. Kiến thức dinh dưỡng cơ bản Nhìn nhận từ tính từ “Cơ bản” có thể thấy, dinh dưỡng cơ bản là những giá trị dinh dưỡng cần thiết không thể thiếu đối với một cơ thể khỏe mạnh. Dinh dưỡng có nhiệm vụ chính là để duy trì và phát triển các hoạt động thể chất lẫn hoạt động trí não. Bao gồm: - Cung cấp năng lượng cho từng cơ quan, tế bào… đảm bảo các hoạt động cơ thể diễn ra suôn sẻ - Cung cấp nguyên liệu để tái tạo và phục hồi các mô, cơ tế bào… mỗi ngày - Tham gia các hoạt đồng điều tiết, điều hoà hocmon, sinh hoạt cơ thể Nhiệm vụ của dinh dưỡng là duy trì và phát triển cơ thể khỏe mạnh. Các nhóm dinh dưỡng cơ bản dù chỉ thiếu hay thừa một loại cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Mọi người đều có thể thấy rõ nhất ngay từ sự thay đổi bên ngoài của cơ thể của những người thừa chất hay những người thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, từ “Cơ bản” cũng thể hiện ở khía cạnh các nhóm dưỡng chất kết hợp theo hàm lượng thích hợp với nhau. Đảm bảo dinh dưỡng mỗi bữa ăn hợp lý, cung cấp đủ, đúng thể trạng cơ thể đang cần ngay lúc đó. 2. Có bao nhiêu nhóm dinh dưỡng cơ bản? Theo tìm hiểu, có thể thấy có nhiều cách để phân nhóm dinh dưỡng cơ bản: Phân theo ứng dụng thì có: Chất dinh dưỡng đa lượng và Chất dinh dưỡng vi lượng. Chất dinh dưỡng đa lượng được cơ thể cần rất nhiều và hầu như chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng của cơ thể: Carbohydrate, chất béo và protein. Chất dinh dưỡng vi lượng là những loại dưỡng chất chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ mỗi ngày: vitamin và khoáng chất. Công dụng của chúng là tham gia hoàn thiện các chức năng sinh lý và duy trì sức khỏe. 6 nhóm chất dinh dưỡng đồng hành mang đến sức khỏe cho mỗi người. Nếu phân loại kỹ hơn ta có 6 nhóm dinh dưỡng cơ bản là: Nhóm Carbohydrate, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm Vitamin, nhóm khoáng chất và nước. Giờ cùng Hadu tìm hiểu kỹ hơn các nhóm dinh dưỡng cơ bản nhé! 2.1: Nhóm dinh dưỡng Carbohydrate Đây là nhóm dưỡng chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đây là thành phần chính có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Theo như nghiên cứu, mức cung cấp năng lượng 1 gram Carbohydrate sẽ có 4 Kcal. Theo chế độ ăn uống thông thường Carbohydrate có thể cung cấp khoảng 50 - 80% năng lượng cho cơ thể đối với người hay vận động. Carbohydrate có nhiều trong tinh bột mang lại phần lớn năng lượng cho cơ thể. Nguồn Carbohydrate tự nhiên mà con người thường sử dụng trong chế độ ăn uống hằng ngày: Hoa quả, các loại rau, các loại hạt, ngũ cốc, các sản phẩm họ đậu, lạc… Trong đó còn có chất xơ cũng thuộc loại Carbohydrate phức tạp. 2.2. Nhóm dinh dưỡng chất đạm hay Protein Protein hay chất đạm là nhóm chất dinh dưỡng gần như xuất hiện ở mọi hoạt động diễn ra trong cơ thể. Từ tế bào, xương, da, tóc cho đến hormon, kháng thể, các chất quan trọng… Năng lượng của Protein có công dụng duy trì và phát triển vóc dáng cơ thể, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đối với công dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể thì protein thường sẽ không ưu tiên, chỉ bổ sung khi thật cần thiết. Chất đạm/Protein là 1 trong 3 nguồn dinh dưỡng mang lại năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên với Protein thì chỉ khi thật sự cấp bách mới chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Khi nhắc đến protein thường mọi người sẽ quen thuộc với các sản phẩm từ thịt động vật. Tuy nhiên, cũng có một số loại đậu, rau và hạt ngũ cốc có hàm lượng chất đạm. Nó được gọi là đạm thực vật rất tốt cho sức khỏe. Vì thế dù có là chế độ ăn kiêng thì protein vẫn là một nhóm dưỡng chất quan trọng, không thể không có trong bữa ăn hằng ngày. Và việc quan trọng là cần lựa chọn loại thực phẩm nào phù hợp với từng tiêu ăn uống của bản thân để dễ dàng kiểm soát dinh dưỡng, lượng calo mỗi bữa ăn. 2.3. Nhóm dinh dưỡng chất béo Được mệnh danh là 1 trong 3 nhóm dưỡng chất cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể. Bên cạnh đó, chất béo cũng có công dụng hoà tan và hỗ trợ hấp thụ các vitamin và khoáng chất. Chất béo cũng có tham gia hình thành tế bào, mô não, vận động cơ bắp. Chất béo mang lại nhiều năng lượng nhất và dễ tích tụ trong cơ thể, gây ra một số bệnh về tim mạch. Tuy nhiên với chất béo lành mạnh lại đóng vai trò quan trọng cấu tạo nên mô và các tế bào não. Có 2 loại chất béo với cơ thể là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo xấu là những chất béo bão hoà đến từ động vật như mỡ động vật, bơ, thịt đỏ… Đối với chất béo này thì nên hạn chế để tránh tình trạng dư thừa chất béo gây bệnh liên quan đến tim mạch, béo phì, cơ quan nhiễm mỡ… Chất béo lành mạnh là chất béo không bão hoà có công dụng cân bằng đường trong máu, hỗ trợ và phát triển não bộ. Có thể bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại hạt, cá biển, dầu ô liu… Theo tổ chức Y tế khuyến cáo, mỗi người chỉ nên cung cấp dưới 30% lượng calo mỗi ngày. 2.4. Nhóm dinh dưỡng vitamin Nhóm Vitamin là dinh dưỡng vi lượng và có rất nhiều loại Vitamin khác nhau. Hầu hết các loại vitamin cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ các nguồn thực phẩm bên ngoài. Vitamin được chia làm 2 loại: Vitamin tan trong nước (Gồm nhóm B và C) và Vitamin tan trong dầu (gồm A, D, E, K). 12 loại vitamin có trong thực phẩm là nguồn dinh dưỡng tốt lành cho sức khỏe. Các Vitamin tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá, tổng hợp và hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó Vitamin còn có thể giảm nguy cơ một số chứng bệnh như ung thư… Vitamin C còn tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. 2.5. Chất dinh dưỡng Khoáng chất Khoáng chất cũng giống như Vitamin, có công dụng hỗ trợ, nâng cao sức khoẻ cho con người. Có 2 loại khoáng chất: - Khoáng chất đa lượng Canxi, Magie, Natri, Kali, Lưu huỳnh. Những khoáng chất này có tác dụng xương chắc khỏe, duy trì huyết áp, cân bằng dịch cơ thể, dịch vị dạ dày… Khoáng chất có công dụng rất nhiều trong nhiều hoạt động trao đổi, bổ sung dưỡng chất cho hầu hết các tế bào trong cơ thể vì mục tiêu nang cao sức khỏe. - Khoáng chất vi lượng: Sắt, Mangan, Đồng, Kẽm, Iot, Selen. Có công dụng hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin, tham gia hỗ trợ miễn dịch, làm lành vết thương, là thành phần quan trọng với một số bộ phận cơ quan… 2.6. Nước Tuy nước không được coi là một chất dinh dưỡng. Nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tác dụng của nước là điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng, duy trì não bộ khoẻ mạnh. Theo khuyến cáo mỗi ngày nên cung cấp 2 lít nước mỗi ngày từ nước uống thông thường cộng với nước thì rau củ quả, món ăn hàng ngày. Nước tuy không phải là dinh dưỡng nhưng lại chiếm phần lớn trong cơ thể và có nhiều công dụng quan trọng để có được cơ thể khỏe mạnh. 3. Nhu cầu dinh dưỡng Đối với cơ thể, đáp ứng nhu cầu sử dụng dinh dưỡng cơ bản là điều cần thiết. Nhưng như thế nào là đủ: Đủ dinh dưỡng cơ bản: Khi khi cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng để duy trì hoạt động của cơ thể trong tái cạo, chuyển hoá, hấp thu, hỗ trợ… Bên cạnh đó cần có một lượng dự trữ nhất định cho những trường hợp cần thiết. Vì không phải vừa nạp dinh dưỡng vào là có thể bổ sung luôn dinh dưỡng, năng lượng cần thiết để cơ thể sử dụng luôn. Nếu bổ sung dinh dưỡng ít hơn so với nhu cầu? Như lẽ dĩ nhiên, cơ thể sẽ không có nguồn năng lượng dự trữ và bản thân cũng không đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường. Lúc này đây, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng để cảnh báo. Nếu không được đáp ứng nhanh chóng sẽ xuất hiện nhiều bệnh tật liên quan. Cung cấp quá nhiều dinh dưỡng không phải là một sự khôn ngoan. Quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa, tích lũy quá nhiều, khả năng sẽ làm biến dạng một số mô, cơ, tế bào so với hình dạng khoẻ mạnh. Nguy hiểm hơn là dinh dưỡng dư thừa đó kết hợp, biến đổi thành loại chất khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Với mỗi lứa tuổi, giai đoạn khác nhau sẽ cần bổ sung, cung cấp giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nhất là đối với cơ thể đang có bệnh sẵn trong người thì việc bổ sung dinh dưỡng nào cho thích hợp thì cần phải kiểm tra. Nhất định không được tự ý sử dụng lượng lớn hơn bình thường nhóm dinh dưỡng nào đó. Về việc ăn uống đối với một số người khó mà kiểm soát được. Hơn nữa, vì một số yếu tố khách quan về môi trường mà hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm có sự thay đổi ít nhiều. Nhưng ít nhất, mọi người nên trang bị cho mình kiến thức dinh dưỡng cơ bản để lựa chọn, kết hợp đa dạng nguồn thực phẩm dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của cơ thể. 4. 10 lời khuyên dinh dưỡng từ Bộ Y tế Khẩu phần ăn bình thường của mỗi người được chia làm 3 bữa sáng - chiều - tối. Nhưng mỗi bữa ăn nên có sự thay đổi về dinh dưỡng sao cho phù hợp với hoạt động của cơ thể. Vì mục tiêu nâng tầm sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên Dinh dưỡng cân bằng từ những thói quen, chế độ ăn uống hằng ngày. Vì vậy, Bộ Y tế đưa ra 10 lời khuyên dinh dưỡng đảm bảo dinh dưỡng cộng đồng. 1. Ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm đại diện cho các nhóm dinh dưỡng. Lựa chọn những loại thực phẩm mang đến nguồn dinh dưỡng lành mạnh là tốt nhất 2. Phối hợp các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và cả thực vật. Đặc biệt là những loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng hiếm có, hoặc khó tổng hợp. 3. Phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật, ưu tiên các loại dầu từ vừng, lạc chứa nhiều axit béo lành mạnh 4. Nên sử dụng muối i- ốt, nhưng không ăn quá mặn. Không dùng quá 2,5 gram mỗi ngày 5. Ăn nhiều loại rau củ quả đa dạng nhiều màu sắc. Người trưởng thành mỗi ngày khoảng 300g. Trẻ em khoảng 100g - 200g 6. Chú ý trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm, dinh dưỡng được bảo toàn. 7. Uống đủ nước mỗi ngày 8. Sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp: Sữa tươi, sữa hạt, sữa chua, pho mát 9. Hạn chế dung nạp đường tinh chế. Quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì và một số chứng bệnh khác. 10. Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, nước có ga và ăn uống đồ ngọt quá nhiều. Dinh dưỡng cơ bản cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày bao gồm 6 nhóm chất dinh dưỡng. Ngoài việc ăn uống khoa học thì chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cụ thể từ mỗi loại thực phẩm và thức uống. Cần dung nạp hàm lượng bao nhiêu, ăn uống lúc nào là hợp lý… Đây là những kiến thức dinh dưỡng cơ bản cần được tìm hiểu và nhận thức để cơ thể luôn khỏe mạnh, vững vàng, sống hết mình với cuộc đời tươi đẹp này.