CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

28

Th 10

NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT QUA THỨC ĂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT QUA THỨC ĂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là căn bệnh âm thầm, do các loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể con người. Chúng có thể “chung sống hòa thuận” trong cơ thể người nhiều năm liền để sinh sôi, nảy nở và hút chất dinh dưỡng, máu từ cơ thể vật chủ. Người bệnh có thể vô tình phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát hay khám bệnh thông thường có chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu.

1.NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT GÂY RA BỆNH GÌ?

Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh và được bảo vệ nhờ vật chủ. Chúng có thể lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người hoặc từ người sang động vật.

Một số ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm và nguồn nước. Những sinh vật này sống và sản sinh trong các mô, cơ quan của con người, động vật bị nhiễm bệnh và thường được bài tiết qua phân.

Ký sinh trùng có thể có mặt trong thực phẩm hoặc nguồn nước. Chúng có kích thước đa dạng: từ những sinh vật đơn bào nhỏ đến những con giun có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vòng đời của chúng cũng có thể thay đổi. Trong khi một số ký sinh trùng ký sinh trên một vật chủ cố định, một số khác lại trải qua một loạt các giai đoạn phát triển trên các vật chủ trung gian. Các chứng bệnh do chúng gây ra có thể khiến bạn khó chịu, suy nhược cơ thể hoặc tử vong.

Bạn có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng nếu sử dụng nguồn nước và thực phẩm nhiễm bẩn hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng sau khi tiếp xúc với phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.

2.TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP

Sốt kéo dài

Nhiễm ký sinh trùng thường có dấu hiệu sốt kéo dài, sốt cao kèm cơ thể rét run hoặc có thể sốt trong thời gian ngắn rồi cắt cơn. Đôi khi sốt kèm đau bụng, tiêu chảy, chán ăn.

Biểu hiện ngứa hoặc nổi mề đay

Bệnh ký sinh trùng ở người sẽ gây ra một số vấn đề trên da như phát ban đỏ, chàm, dị ứng. Ngoài ra các chất thải từ ký sinh trùng tích tụ trong da lâu ngày sẽ dẫn đến sưng tấy, tổn thương da, viêm nhiễm.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa hoặc có các biểu hiện tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng là dấu hiệu thường gặp ở người nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa, nhưng rất dễ nhầm với các bệnh đường ruột khác. Chất thải ký sinh trùng có thể gây táo bón, đầy hơi, buồn nôn cho người nhiễm bệnh.

Sụt cân, suy dinh dưỡng

Nhiễm ký sinh trùng gây ảnh hưởng đến hoạt động đường ruột. Cơ thể người bệnh dễ gặp triệu chứng như táo bón, táo bón, chán ăn, tiêu chảy, ngoài ra, một số loại ký sinh trùng hút máu, dinh dưỡng từ vật chủ sẽ khiến vật chủ sút cân, thậm chí suy dinh dưỡng.

Ngứa vùng hậu môn

Ngứa hậu môn là đặc trưng của người nhiễm giun, đặc biệt là giun kim. Người nhiễm thường bị ngứa quanh hậu môn vào ban đêm, khi giun cái đẻ trứng.

Thiếu máu

Phần lớn ký sinh trùng sau khi ký sinh vào cơ thể người sẽ hút máu của vật chủ để duy trì sự sống, phát triển và sinh sôi. Do đó người nhiễm ký sinh trùng không được phát hiện sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Thay đổi tính cách

Nếu nhiễm ký sinh trùng, tâm lý của người bệnh sẽ thay đổi trở nên lo lắng, bất an, thậm chí ảnh hưởng đến thần kinh thông qua các biểu hiện kém tập trung, suy giảm trí nhớ.

3.NGUYÊN NHÂN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Vi khuẩn - Tác nhân thường thấy gây bệnh nhiễm trùng đường ruột

-Vi khuẩn E coli: Chủng E coli O157:H7 sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa của con người, có thể tiết ra độc tố gây đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy ra máu. Loại vi khuẩn này lây lan qua nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn hoặc lây lan qua đường tiếp xúc giữa người với người.

-Vi khuẩn Salmonella: Vi khuẩn này thường có trong thịt gia cầm chưa được nấu chín, trứng sống hoặc nước uống chưa được đun sôi. Vi khuẩn Salmonella cũng tồn tại trên các bề mặt cánh cửa, tay vịn cầu thang… khi con người tiếp xúc hoặc sau khi chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn.

Virus - Tác nhân phổ biến dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường ruột

-Norovirus: Xuất hiện trong các loại thực phẩm bị bẩn, ôi thiu, loại vi khuẩn này có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp.

-Rotavirus: Là tác nhân hàng đầu gây ra nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em. Rotavirus dễ dàng lây lan trong cộng đồng qua đường tiếp xúc, bệnh gây ra những triệu chứng tiêu chảy cấp nặng nề, nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ có thể dẫn đến tử vong do mất nước.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi nấm men và ký sinh trùng.

-Nhiễm ký sinh trùng Giardia: thường gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê tại Việt Nam tỷ lệ trẻ bị nhiễm loại ký sinh trùng này lên đến 15%.

-Nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium: Loại ký sinh trùng này nguy hiểm ở chỗ nó ảnh hưởng đến cả đường ruột và hệ hô hấp, làm suy giảm sức đề kháng, hệ thống miễn dịch dẫn đến tiêu chảy kéo dài.

Để dẫn đến nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng như trên, con người phải đối mặt với tình trạng:

  • Nguồn nước bị ô nhiễm: Thiếu nước sạch, phải tiêu thụ nguồn nước ô nhiễm như sông, nước ao hồ chưa xử lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Để hạn chế nhiễm bệnh, bạn chỉ nên dùng nguồn nước đảm bảo, uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
  • Vệ sinh kém: Đây cũng là nguyên nhân gây lây nhiễm vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Do đó, cần rửa tay sạch với xà bông, diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước khi chăm sóc trẻ nhỏ… để hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa.


















 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: