CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

17

Th 06

LƯU Ý GIỮ GÌN SỨC KHỎE MÙA NẮNG NÓNG

LƯU Ý GIỮ GÌN SỨC KHỎE MÙA NẮNG NÓNG

  • admin
  • 0 bình luận

Nắng nóng ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, gây mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt cao. 

Dưới đây là những lưu ý bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng Hadu muốn chia sẻ với bạn

1.ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TÁC ĐỘNG BỞI NẮNG NÓNG

Những người dễ bị tác động bởi nắng nóng bao gồm: người già, trẻ em, phụ nữ; người mắc bệnh lý mãn tính như tim mạch, gan, ung thư, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, đái tháo đường,...; người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội, huấn luyện viên ngoài thao trường, nhân viên giao hàng, người làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép.

2.XỬ TRÍ KHI CÓ DẤU HIỆU SAY NẮNG, SAY NÓNG NHƯ THẾ NÀO?

Biểu hiện của say nắng, say nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. Tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử trí phù hợp.

Mức độ nhẹ với các biểu hiện gồm mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. Ở mức độ này cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể bằng khăn mát hoặc có thể dội nước rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước hoặc đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để có thể giúp nhanh chóng giảm nhiệt.

Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước oresol pha đúng liều lượng hướng dẫn. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ thể bị chuột rút. Lưu ý không để nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10-15 phút, các biểu hiện sẽ giảm dần.

Hướng dẫn sơ cứu người bị say nắng

Ở mức độ nặng với các biểu hiện đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch… và có thể tử vong. Lúc này cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

3.NHỮNG LƯU Ý BẢO VỆ SỨC KHỎE MÙA NẮNG NÓNG

Uống nhiều nước

Trời nóng làm cơ thể mất nước nhiều hơn nên tất nhiên bạn phải nạp thêm nước để bù vào lượng nước đã mất.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Tránh thức ăn nóng và khó tiêu. Ăn thức ăn mát đặc biệt là salad và trái cây có lượng nước nhiều.

Tránh xa ánh nắng

Nên tìm các bóng cây để trú nắng. Nếu bạn bắt buộc phải ra nắng thì cần đảm bảo chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng, đội nón, áo khoác…

Lưu ý về việc luyện tập

Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, các bạn có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hoặc lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng.

Mặc trang phục thoáng mát

Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để toát mồ hôi. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại vải chất liệu mỏng không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng này có thể hấp thu nhiệt.

Giữ nhà cửa thông thoáng

Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà.

Tránh “bẫy nhiệt”

Tránh những nơi có bóng mát ít và thông gió kém, chẳng hạn như garage để xe oto. Nếu dược, bạn cố gắng ở trong môi trường có điều hòa nhiệt độ.

Chăm sóc đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương

Trẻ em dưới 4 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người thừa nhân hoặc các bệnh nhân là đối tượng thích nghi chậm khi thay đổi nhiệt độ. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do hệ thống tỏa mồ hôi của cơ thể các bé chưa phát triển.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: