CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

25

Th 02

GIẢI PHÁP CỨU NGUY CHO HỆ TIÊU HÓA NON YẾU CỦA BÉ KHI SỮA MẸ BỖNG NHIÊN ÍT DẦN

GIẢI PHÁP CỨU NGUY CHO HỆ TIÊU HÓA NON YẾU CỦA BÉ KHI SỮA MẸ BỖNG NHIÊN ÍT DẦN

  • admin
  • 0 bình luận

Trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều trường hợp sữa mẹ bỗng nhiên ít dần hoặc mất sữa cho bé bú. Tình trạng này khiến mẹ không tránh khỏi lo lắng phải làm sao để bảo đảm dinh dưỡng cho con.

VÌ SAO SỮA MẸ TỰ NHIÊN ÍT DẦN?

Việc nuôi con bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng thuận lợi, sẽ có những trường hợp như sữa mẹ “chậm về”, cơ địa ít sữa hoặc mẹ không có đủ sữa cho con bú nhưng sau đó sữa lại ít dần hoặc giảm đột ngột. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể đến từ một trong những vấn đề sau:

  • Mẹ bị căng thẳng: Tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Cũng tương tự, khi mẹ bị căng thẳng thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng sữa mẹ.
  • Tần suất bú mẹ quá ít: Theo cơ chế cung cầu, quá trình bú mẹ sẽ giúp tuyến vú kích thích sản xuất thêm sữa. Ngược lại, nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên và đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của tuyến vú.
  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý- cân đối: Nếu mẹ ăn uống chưa hợp lý và uống quá ít nước cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hàm lượng sữa mẹ.
  • Thay đổi hormone: Các thay đổi hormone, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, hoặc sau khi ngừng cho con bú, có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa. Mất cân bằng các hormone như prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa) và oxytocin (hormone giúp tiết sữa) có thể làm giảm sản lượng sữa.
  • Vấn đề về núm vú hoặc vú: Các vấn đề như nhiễm trùng vú, đau núm vú hoặc ống dẫn sữa có thể làm cho việc cho con bú đau đớn và không hiệu quả, dẫn đến giảm sản lượng sữa.
  • Ngừng cho bú: Việc ngừng cho bú dần dần hoặc dừng đột ngột có thể làm giảm sản lượng sữa, vì cơ thể phản ứng với việc nhu cầu bú giảm.
  • Trở lại công việc hoặc thay đổi thói quen: Khi mẹ quay lại công việc hoặc thay đổi thói quen, việc cho con bú hoặc vắt sữa có thể giảm, dẫn đến giảm sản lượng sữa.
  • Ngừng cho bú: Việc ngừng cho bú dần hoặc dừng đột ngột có thể làm giảm sản lượng sữa, vì cơ thể phản ứng với việc nhu cầu bú giảm.
  • Nguyên nhân đến từ bệnh lý: Khi người mẹ bị bệnh, cơ thể phần nào sẽ ưu tiên sử dụng dưỡng chất để phục hồi sức khỏe, điều này có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng và lượng sữa mẹ. Bên cạnh đó, một số bệnh lý nghiêm trọng cũng đã được chứng minh rằng có tác động đến chất lượng sữa mẹ như hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường…
  • Các nguyên nhân khác: mẹ hút thuốc, uống rượu, dùng một số loại thuốc điều trị… góp phần ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Khi bé chưa đến tuổi ăn dặm, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Do đó, khi sữa mẹ đột nhiên ít dần, bé sẽ có nguy cơ thiếu đi những dưỡng chất quan trọng, từ đó góp phần ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch khiến cho bé tiêu hóa kém, dễ ốm vặt.

Một trong những chìa khóa then chốt chính là do sữa mẹ có các lợi khuẩn (probiotics) và thức ăn khoái khẩu của chúng là chất xơ (prebiotics). Bé bú mẹ thường nhận được các lợi khuẩn quan trọng như Lactobacillus và Bifidobacterium. Đồng thời bé được bổ sung đa dạng các HMO và chức năng như một prebiotic có vai trò là thức ăn cho lợi khuẩn, giúp tối ưu sự phát triển lợi khuẩn.

Lợi khuẩn và HMO là 2 thành phần quan trọng của sữa mẹ có ảnh hưởng đến sự cân đối của hệ vi sinh vật đường ruột. Nếu quá trình nuôi con bằng sữa mẹ bị gián đoạn vì sữa mẹ ít dần có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa dẫn đến các dấu hiệu như tiêu chảy, táo bón… từ đó trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm hơn.

Vì vậy, khi gặp sự cố sữa mẹ ít dần và không đủ khả năng cho bé bú, giải pháp cứu nguy mà mẹ có thể nghĩ tới là chọn cho con nguồn dinh dưỡng bổ sung được phát triển với các thành phần dựa trên nền tảng sữa mẹ, bao gồm HMO và lợi khuẩn, nhằm tối ưu hóa sự phát triển và tiêu hóa của trẻ. Qua đó, giúp ba mẹ giảm sốt ruột, lo lắng vì sợ con thiếu chất.

CÔNG THỨC CỨU NGUY CHO HỆ TIÊU HÓA CỦA CON

Khi sữa mẹ ít dần, một số mẹ có thể cải thiện nguồn sữa bằng cách cho bé bú hoặc hút sữa thường xuyên hơn, đảm bảo bé ngậm vú đúng cách, các món ăn hỗ trợ cho quá trình tiết sữa. Tuy nhiên, nếu không thay đổi được tình hình chẳng hạn như những mẹ không thể cho con bú bởi bệnh lý hay mẹ không đủ sữa trong một khoảng thời gian dài, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế để có giải pháp phù hợp.

Lúc này, điều quan trọng là mẹ cần chọn sữa công thức có đa dạng HMO với hàm lượng phù hợp, đạm whey giàu alpha - lactalbumin - loại đạm giúp bé dễ tiêu hóa hấp thu với hàm lượng 2,2g/l (gần với sữa mẹ khi hàm lượng này trong sữa mẹ là 2-3 g/l), các chất xơ hòa tan GOS, FOS tăng quân số lợi khuẩn, giảm các vi khuẩn có hại, cùng với đó là bổ sung 2 tỷ lợi khuẩn BB-T2M và LGGTM. Công thức sữa có chứa các thành phần này giúp trẻ dễ tiêu hóa, từ đó hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: