Nhìn chung có thể chia các giai đoạn trưởng thành của trẻ làm 2 giai đoạn chính. Một là quá trình tăng trường, là sự hình thành và phát triển về mặt sinh học tế bào. Hai là quá trình trưởng thành về chất với sự thay đổi và phát triển chức năng hoàn chỉnh.
Các giai đoạn phát triển của trẻ và những điều bố mẹ cần lưu ý.
1. Đặc điểm chung của các giai đoạn phát triển
Mối giai đoạn trưởng thành của trẻ được coi là một mốc thành tựu của thể chất và tinh thần của mỗi đứa trẻ. Điều bố mẹ có thể thấy rõ nhất chính là sự thay đổi về thể chất. Bắt đầu từ một tế bào, phát triển thành trẻ sơ sinh. Rồi qua nhiều năm tháng từ một đứa trẻ còn chưa biết ngồi, trẻ dần dần biết đi, cao lớn hơn… Bố mẹ sẽ thấy thời gian con trưởng thành nhanh như cái chớp mắt vậy.
Đồng thời với quá trình trưởng thành về thể chất, trẻ cũng dần trường thành về tinh thần qua quá trình an sát, học hỏi từ bố mẹ và môi trường xung quanh.
Mỗi một giai đoạn trưởng thành sẽ có cũng đẵ đặc về sinh lý và bệnh lý riêng. Vì thế mà bố mẹ với vai trò là người chăm sóc và dạy bảo cần trang bị những kiến thức về sự trưởng thành của trẻ. Thông qua đó giúp trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, đảm bảo sức khoẻ về thể chất và tinh thần.
2. Các giai đoạn trưởng thành của trẻ
2.1. Thời kỳ bào thai
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển hoàn thiện về hình dáng và các cơ quan cơ thể. Bên cạnh đó về mặt tình thần cũng có những thay đổi nhỏ nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Trong giai đoạn này, bé sẽ được cung cấp các chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốn. Vì vậy, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu. Bởi chỉ cần thiếu một chất dinh dưỡng cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển của thai kỳ. Tình huống xấu có thể gây hậu quả xấu đến thai nhi. ngoài việc tập trung bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi, thì cũng cần để ý đến sức khoẻ của người mẹ về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, các bệnh lý… để cân bằng chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp.
Giai đoạn hình thành và phát triển cơ thể hoàn chỉnh của trẻ là một trong những giai đoạn quan trọng.
Hiện nay, với đối tượng là mẹ bầu có hẳn một thị trường sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Hơn nữa tuỳ thuộc với thể trạng của mẹ và bé, các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cẩn thận và cụ thể.
2.2. Giai đoạn sơ sinh
Đây là sự thay đổi lớn, bắt đầu từ hệ hô hấp của trẻ. Từ bào thai hô hấp và phát triển trong nước ối. Khoảnh khắc được sinh ra trẻ sẽ thay đổi cách hô hấp trong môi trường không khí. Nhờ hô hấp mà hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tiêu hoá… cũng dần thích nghi với môi trường mới. Bố mẹ có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của trẻ từ cân nặng, chiều cao, vòng đầu.
Trong giai đoạn này, bố mẹ cần quan tâm đến sự thay đổi đang dần thích nghi với môi trường mới của trẻ. Sự thích nghi ở đây không chỉ là làm quen mà còn là thích nghi với những tác nhân gây ảnh hưởng xấu. Lúc này, sức đề kháng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ, học tập và sản sinh ra những kháng thể tránh các mầm bệnh. Nên ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển khỏe mạnh thì việc bổ sung các dưỡng chất tăng sức đề kháng cũng được quan tâm.
Giai đoạn sơ sinh chính là thời gian làm quen và thích nghi với môi trường bên ngoài.
Mọi người có thể thấy, đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho đối tượng sơ sinh đều tăng cường các hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển thể chất của trẻ.
2.3. Giai đoạn nhũ nhi
Đặc điểm dễ thấy nhất trong giai đoạn này là trẻ phát triển rất nhanh về chiều cao, cân nặng, vòng đầu. Hệ tiêu hoá cũng dần hoàn thiện và bắt đầu có thể tiêu hoá một số thực phẩm hằng ngày dưới dạng nghiền nhỏ.
Hệ miễn dịch của trẻ lúc này cũng rất cần bổ sung và tăng cường. Bởi những dưỡng chất tăng cường sức đề kháng từ nguồn sữa mẹ đang giảm dần. Mà lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên, việc bổ sung dưỡng chất mang công dụng tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ là điều cần thiết. Nguồn cung cấp từ thực phẩm qua những bữa ăn vẫn còn hạn chế, nên lựa chọn tối ưu nhất vẫn là các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như các loại sữa cho trẻ với lứa tuổi phù hợp.
Giai đoạn trẻ có sự thay đổi nhanh chóng về chiều cao, cân nặng.
Bên cạnh sự phát triển về thể chất thì giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu có sự phát triển tinh thần, trí tuệ mạnh mẽ. Trẻ quan sát và học tập mọi lúc và bắt đầu ghi nhớ và học theo. Vận động cũng trở lên linh hoạt mà luôn muốn mở rộng phạm vi hoạt động của mình.
2.4. Giai đoạn mọc răng
Đây là một giai đoạn khá là lo lắng của các ông bố bà mẹ. Thường trẻ trong giai đoạn tuy vẫn tiếp tục phát triển nhưng so với giai đoạn trước thì lại chậm hơn. Chức năng vận động, ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ. Tò mò và hiếu động với mọi thứ xung quanh, thích tự ý hành động… nên việc chăm sóc cũng vất vả hơn nhiều.
Theo nghiên cứu về dinh dưỡng thì giai đoạn này rất dễ bị các loại rối loạn tiêu hoá, còi xương, suy dinh dưỡng. Do thời gian này bé đang tập ăn các loại thực phẩm khác nhau. cũng có thể gặp một số chứng biếng ăn, kém ăn do bệnh lý hoặc sinh lý. Kết quả là bị suy dinh dưỡng, còi xương.
Giai đoạn mọc răng là khoảng thời gian lo lắng vì con biếng ăn, sốt mọc răng.
Giai đoạn này, bố mẹ sẽ chọn những sản phẩm dinh dưỡng với công dụng bổ sung canxi, hỗ trợ hấp thụ canxi và bổ sung thêm chất xơ, lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hoá và tăng cường sức đề kháng.
2.5. Giai đoạn thiếu niên (Giai đoạn đi học)
Giai đoạn này được cho là thời kỳ tiền dậy thì với nổi bật trong sự phát triển về thể chất. Bố mẹ có thể quan sát rõ ràng con cao lớn, có cơ bắp, thay răng sữa… Trẻ hoạt động và học tập nhiều hơn, có sự phán đoán và vận dụng những điều mình biết khi hành động. Tò mò với những điều mới mẻ và thích thử mọi thứ không giới hạn.
Bên cạnh đó, lúc này thì trẻ có thể là hay bỏ bữa hoặc là ăn quá nhiều, ăn quà vặt dẫn đến thừa cân. Tuy thế nhưng bố mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu thừa cân cũng không để ý nhiều mà có khi lại thấy vui vì trẻ ăn ngon, lại còn khuyến khích nữa. Bố mẹ để chú ý nhiều đến chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp cho con. Nhưng cũng không nên ngăn cấm quá mức tiêu cực.
Giai đoạn trẻ đi học, tiếp xúc môi trường xã hội, trường lớp sẽ có những thay đổi khác biệt so với giai đoạn trước.
Trong giai đoạn này, hệ thống xương cũng đang phát triển nên cần cung cấp canxi và các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất. Hệ thống miễn dịch cũng cần tăng cường để tránh những tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Xây dựng thói quen sống lành mạnh duy trì sức khoẻ.
2.6. Giai đoạn dậy thì
Đây là giai đoạn rất nhạy cảm về sự thay đổi tâm sinh lý khiến những bậc phụ huynh phải khó hiểu luôn.
Về mặt thể chất, những đặc trưng về giới tính xuất hiện rõ ràng. Sự thay đổi về nội tiếp tố ảnh hưởng đến tâm trạng..nên về phương diện này trẻ sẽ rất nhạy cảm. Khi bố mẹ không có sự chuẩn bị về kiến thức và tinh thần cho con thì có thể sẽ dẫn đến một số bất ổn về tâm lý giai đoạn.
Giai đoạn dậy thì thì giai đoan nhạy cảm do sự thay đổi hocmon và những chuyện tâm lý tinh cảm ở trẻ.
Chiều cao có sự phát triển nhanh trong thời gian đầu và thường là giai đoạn cuối để tăng chiều cao. Nên bố mẹ cần để ý bổ sung dưỡng chất cần thiết cho con.
Nhìn chung có thể thấy trong quá trình trưởng thành của trẻ có 6 giai đoạn đặc trưng như trên. Với mỗi giai đoạn phát triển nên áp dụng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp về thể chất và tinh thần để trẻ được phát triển an toàn, khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng có thể bổ sung và thay đổi phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ.
Việc sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng như là một nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết là một điều thông thông và quan trọng với thời đại bây giờ. Nên bố mẹ hãy chủ động trang bị những kiến thức về dinh dưỡng thể chất và “dinh dưỡng” tinh thần để chăm sóc và hỗ trợ con tốt nhất trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.