CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

10

Th 08

BỌT VÁNG XUẤT HIỆN KHI LUỘC THỊT CÓ PHẢI LÀ CHẤT ĐỘC?

BỌT VÁNG XUẤT HIỆN KHI LUỘC THỊT CÓ PHẢI LÀ CHẤT ĐỘC?

  • admin
  • 0 bình luận

Trong quá trình luộc thịt, nước sẽ bị sủi bọt rồi có lớp đục màu trắng nổi lên. Đại đa số mọi người vẫn cứ mặc định, bọt nổi lên là do thịt bẩn hoặc thịt có hóa chất, cần vớt bỏ hết lớp bọt đi mới an tâm. Vậy quan niệm này đúng hay sai? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

BỌT NỔI LÊN CÀNG NHIỀU CÀNG ĐỘC?

Muốn biết bọt xuất hiện khi nấu thịt là chất bẩn hay là gì trước tiên chúng ta nên tìm hiểu bọt xuất hiện như thế nào? Theo các chuyên gia lý giải, lớp bọt này được hình thành khi miếng thịt gặp nhiệt độ cao do máu, cặn bã và protein đọng lại trong mao mạch của thịt. Và các loại thịt khác nhau thì màu sắc, lượng bọt cũng khác nhau.

Cho dù luộc thịt hay hầm xương thì sau khi nước đun sôi sẽ xuất hiện có bọt đỏ và đen trên bề mặt trông rất bẩn. Thực chất đây là lớp máu thừa và một số chất béo, tạp chất của thịt. Tuy bọt này có thể ăn được mà không cần vớt ra nhưng loại bọt này sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của thịt hầm, khi hầm thịt sẽ có mùi tanh hôi do đó phải loại bỏ lớp bọt này. 

Đun thêm môt lúc, bọt khí lại xuất hiện. Bạn nên giữ lại loại bọt này vì nó chứa đạm, chất béo và các thành phần dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin tan trong chất béo: vitamin A, D, E, K, nếu bỏ đi thì rất lãng phí dinh dưỡng. Nếu cố vớt chúng bỏ đi cho đến khi nồi nước hầm trong veo thì mùi vị của món hầm giảm đi rất nhiều. Cũng vì thế mà hương vị và giá trị dinh dưỡng của món hầm bị giảm đi rất nhiều.

Vì vậy khi luộc thịt hay hầm xương chỉ cần nhớ, nên phân biệt loại bọt xuất hiện trên bề mặt để xử lý Lớp bọt đầu tiên có màu đỏ đen hoặc nâu xỉn trông rất bẩn. Lớp bọt này nên bỏ đi. Ngay sau khi hớt bỏ lớp bọt bẩn sẽ xuất hiện lớp bọt màu trắng nhỏ, là chất béo, đạm và dinh dưỡng vì thế nên giữ lại nhé.

HAI CÁCH LUỘC THỊT NGƯỜI NỘI TRỢ NÊN BIẾT

Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết, thịt luộc là món ăn phổ biến của người dân, giữ được hương vị của miếng thịt. Có hai cách luộc thịt là cho thịt vào khi nước lạnh và đun sôi nước mới bỏ thịt vào.

Thịt mua về sơ chế sạch, có thể cho trực tiếp vào nước đã đun sôi. Khi đó, thịt luộc ít bọt. Miếng thịt thả vào nước sôi chín ngay lớp bên ngoài do các chất dinh dưỡng của thịt không tiết ra được. Thành phẩm sẽ ngọt đậm, nước luộc thịt trong hơn.

Cách thứ hai, thịt luộc cùng với nước lạnh. Khi sôi, bọt nổi lên nhiều do các protein, khoáng chất từ thịt tan ra trong nước. Miếng thịt ăn sẽ nhạt hơn so với cách thứ nhất. Tuy nhiên nước luộc lại ngon hơn vì dưỡng chất từ thịt tiết ra.

Mỗi người có thể lựa chọn cách luộc thịt phù hợp. 

Việc luộc sơ thịt rồi chế biến tiếp tạo cảm giác miếng thịt sạch sẽ, yên tâm về mặt tâm lý nhưng không làm thay đổi độc tố trong miếng thịt nếu có.

Để biết thịt an toàn hay không an toàn, người tiêu dùng rất khó đánh giá. Thực tế, ăn thịt nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc cấp như ecoli, salmonella sẽ gây ra các triệu chứng cấp tính như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Còn thịt nhiễm hóa chất thì chất độc tích tụ trong cơ thể từ 10-20 năm sau mới biểu hiện bệnh.

PGS Thịnh khuyến cáo, bà nội trợ tốt nhất nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thịt lợn mua ở chợ nên chọn loại mềm, dẻo. Thịt mua về rửa sạch dưới vòi nước, có thể rửa qua với muối vì dễ bị dính đất cát trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: