CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CÓ NÊN CHO BÉ UỐNG SỮA CAO NĂNG LƯỢNG?
23

Th 09

CÓ NÊN CHO BÉ UỐNG SỮA CAO NĂNG LƯỢNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Dạo gần đây mẹ thấy con biếng ăn, nhẹ ký, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng nên mẹ rất lo lắng. Mẹ sợ con thiếu chất, chậm phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa nên muốn tìm hiểu xem có nên cho con uống sữa cao năng lượng không? 1.CÓ NÊN CHO BÉ UỐNG SỮA CAO NĂNG LƯỢNG? Sữa cao năng lượng chứa nhiều dưỡng chất, nhưng không phải bé nào cũng uống được. Góc của mẹ hiểu rằng, mẹ rất xót, lo lắng khi thấy con yêu biếng ăn, gầy gò nên mới muốn bổ sung sữa cao năng lượng, giúp con cải thiện tình trạng nhanh chóng. Tuy nhiên mẹ không nên cho bé uống sữa cao năng lượng nếu chưa nhận được sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Mẹ cần đưa bé đi khám và đánh giá tình trạng dinh dưỡng để biết có thực sự bị suy dinh dưỡng hay không và tìm ra nguyên nhân biếng ăn trước khi cho bé uống sữa năng lượng cao. Nếu bé bị suy dinh dưỡng thì cần đánh giá đang ở giai đoạn nào để lựa chọn sữa cao năng lượng cho phù hợp. Mẹ cũng đừng vì thấy bé hơi biếng ăn, sợ thiếu chất mà vội vàng dùng sữa cao năng lượng để thay thế bữa ăn của bé. Không nên sử dụng sữa cao năng lượng cho trẻ em có sức khỏe bình thường, bởi độ thẩm thấu chất dinh dưỡng của nó rất cao, có thể gây béo phì, gan nhiễm mỡ, dư mỡ trong máu hay thậm chí gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp. 2.TÁC HẠI XẤU NẾU MẸ CHO BÉ UỐNG SỮA CAO NĂNG LƯỢNG SAI CÁCH Bé không phát triển toàn diện kỹ năng nhai Mẹ nghĩ sữa là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khi thấy bé biếng ăn, ít ăn mẹ đã dùng sữa thay thế cho bữa ăn của con. Nhưng điều này hoàn toàn không tốt mẹ ơi. Một bữa ăn chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mà còn giúp bé phát triển hàm răng bằng những động tác nhai. Nếu mẹ quá lạm dụng sữa cho mỗi bữa ăn khi bé không ăn hết suất, bé sẽ càng ỷ lại, biếng nhai, trở nên thụ động và khó thích nghi khi gặp các thức ăn dạng như cơm, phở… Đặc biệt, đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, sử dụng sữa liên tục ở các bữa ăn trong thời gian dài, bé sẽ không có kỹ năng nhai, dẫn đến nuốt chửng cơm, thức ăn dễ bị hóc hay gây khó tiêu, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa. Không những thế còn khiến bé dễ sợ hãi khi phải ăn thức ăn cần nhai, dẫn đến cơ nhai yếu, men tiêu hóa ở dạ dày và ruột cũng không được như bình thường. Bé không hứng thú với bữa ăn mẹ nấu Khi bé mới có biểu hiện hơi biếng ăn, mẹ sợ con đói nên vội vàng thay thế bữa ăn ngay bằng sữa mẹ làm bé lệ thuộc vào sữa và chán ăn, không hứng thú với cơm mẹ nấu. Đây là trạng thái thay đổi tâm lý ở bé rất khó điều chỉnh về sau và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến bé như sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, dạ dày khó tiếp xúc thức ăn dạng đặc (cơm, phở, rau), có thể thiếu chất dẫn đến suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sữa tuy tốt nhưng vẫn không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Bé cần ăn cơm, ăn thêm nhiều loại thực phẩm khác như rau củ, trái cây, thịt cá… để bổ sung đủ nguồn vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể bé phát triển toàn diện. Làm tình trạng suy dinh dưỡng của con trầm trọng hơn Bé suy dinh dưỡng có nguyên do là do liên tục uống sữa cao năng lượng. Nghe có vẻ hơi vô lý nhỉ, bé uống sữa xịn dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng, nhưng khi uống nhiều lại gầy và lười ăn hơn? Do trước mỗi bữa ăn, mẹ đã cho bé uống 1 ly sữa cao năng lượng dẫn đến no và không thể ăn được nữa hoặc ăn được ít cực, mẹ thấy thế, lo con đói bụng lại tiếp tục cho con uống sữa. Lâu dần bé sẽ trở nên lười ăn, cơ thể thiếu chất, thiếu cân khiến tình trạng suy dinh dưỡng trở nên trầm trọng hơn. Dễ dẫn tới các bệnh lý như mỡ máu - béo phì Tỷ lệ chất béo trong các loại sữa cao năng lượng cao hơn những loại sữa bình thường khác (từ 24-42% chất béo). Nếu mẹ cho uống quá nhiều, kéo dài 3-6 tháng, cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều đạm, năng lượng gây béo phì, dư mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ hay thậm chí sau khi bé lớn lên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp… cao hơn những bé khác. Khiến cơ thể bé thiếu chất xơ - gây táo bón Bé đang trong giai đoạn hoàn thiện các chức năng cơ thể nên hệ tiêu hóa còn rất yếu, đặc biệt là thận, nếu cho bé uống sữa cao năng lượng trong thời gian dài sẽ khiến thận phải làm nhiều để tiêu thụ chất đạm, năng lượng gây lão hóa thận, suy thận. Chưa kể, sữa cao năng lượng chứa rất ít chất xơ và nước nên nếu mẹ sử dụng sữa thay thế cho các bữa ăn của bé lâu dần sẽ gây chứng táo bón, trĩ, lồng ruột… Giảm khả năng hấp thu chất của bé khi bé lớn Mẹ biết không, thành phần trong sữa cao năng lượng chính là chất béo thẩm thấu nhanh. Thế nên, đối với bé dưới 2 tuổi (ruột đang trong giai đoạn phát triển) mà mẹ cho con uống quá nhiều sữa cao năng lượng hoặc uống một thời gian dài, nồng độ thẩm thấu của sữa mẹ sẽ làm cho nhung mao ruột - nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bị ngắn đi so với khi bé sử dụng các loại sữa thông thường. Lâu dần khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác như cơm, thịt, cá, rau củ, trái cây… trở nên kém đi, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé. Khiến dạ dày bé khó làm quen với thức ăn thô Giai đoạn bé 9-18 tháng tuổi là thời điểm vàng để tập cho bé nhai và làm quen với các loại thức ăn,  nếu mẹ cho bé uống quá nhiều sữa sẽ trở nên chậm nhai, biếng ăn và khó làm quen với thức ăn hơn. Lâu dần bé hình thành một số thói quen xấu trong ăn uống như chỉ nuốt không nhai dẫn đến khó tiêu hoặc có các phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như nôn, ói, hóc, sặc… khi thức ăn thô do dạ dày không quen với dịch vị để xử lý. Bé dễ bị tiêu chảy khi uống lại sữa công thức chuẩn Trong sữa công thức chuẩn (sữa bình thường) có đường Lactose cung cấp nhiều lợi khuẩn, hỗ trợ bé cải thiện hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Nhưng trong sữa cao năng lượng lại không hề tốn đường Lactose, thế nên nếu mẹ cho bé dùng loại sữa này trong thời gian dài, cơ thể bé sẽ giảm bài tiết, không dung nạp đường Lactose gây ra tiêu chảy khi mẹ cho bé uống lại sữa công thức chuẩn hoặc sữa tươi. 3.DẤU HIỆU BÉ NÊN GẶP BÁC SĨ ĐỂ TƯ VẤN SỮA UỐNG CAO NĂNG LƯỢNG Tuy không nên tự ý cho bé uống sữa cao năng lượng, nhưng nếu bé có một trong những biểu hiện dưới đây mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn uống sữa cao năng lượng đúng cách. Tránh trường hợp bé suy dinh dưỡng quá lâu dẫn đến chậm phát triển, trở nên thấp bé, nhẹ cân. Bé biếng ăn trong thời gian dài Biếng ăn thường gặp ở bé, đặc biệt trong giai đoạn mọc răng, tuần khủng hoảng, tập ăn dặm… làm mẹ rất đau đầu. Bé biếng ăn thường ăn rất ít, hay ngậm thức ăn, vừa ăn vừa xem phim dẫn đến kết thúc bữa ăn quá lâu, thậm chí bé sợ hãi, chạy trốn khi đến giờ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tháng, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn cho bé uống sữa cao năng lượng đúng cách. Tránh để quá lâu  bé thiếu dinh dưỡng, khoáng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, không có năng lượng duy trì hoạt động cho các cơ quan khiến cơ thể bé luôn rơi vào trạng thái lờ đờ, mệt mỏi. Cân nặng của bé không đạt chuẩn so với độ tuổi Mẹ thấy bé cưng đi đứng gần với bạn bè thì trở nên nhỏ bé, số ký lại nhẹ hơn, mẹ lo lắng bé chậm phát triển nên muốn dùng sữa năng lượng cao cho bé. Nếu thấy cân nặng của bé chưa đạt chuẩn, kèm theo dấu hiệu biếng ăn, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và nhận tư vấn trước khi cho bé uống sữa cao năng lượng. Mẹ tránh cho con uống khi chưa thực sự cần thiết, dẫn đến dư thừa dinh dưỡng, năng lượng gây hại cho sức khỏe. Bé dọa suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng thể nhẹ cân Mẹ nhìn bằng mắt thường cũng nhận biết được bé suy dinh dưỡng thông qua cân nặng, chiều cao của bé. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mẹ cần theo dõi biểu hiện hằng ngày của bé mới biết được bé có suy dinh dưỡng hay không. Cụ thể như bé chậm tăng cân, đứng cân trong 2-3 tháng hay sụt cân, chiều cao không tăng, da xanh xao, tóc mọc thưa, chậm biết đi, chậm mọc răng, ít ăn, kém linh hoạt… đều là những biểu hiện bé rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại sữa năng lượng cao phù hợp với cơ thể của bé, cách uống, uống trong bao lâu để mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể. Bé thường xuyên ăn không hết bữa Mẹ thấy bé thường xuyên ăn không hết bữa ăn của mình, không rõ nguyên nhân vì sao, băn khoăn có nên dùng sữa cao năng lượng bổ sung chất dinh dưỡng hay không. Trong trường hợp chưa biết rõ nguyên nhân mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời gợi ý hướng xử lý phù hợp, tránh lạm dụng sữa năng lượng cao gây ảnh hưởng đến bé.              

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BÉ TỪ 0-18 THÁNG TUỔI MẸ CẦN LƯU Ý
23

Th 09

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BÉ TỪ 0-18 THÁNG TUỔI MẸ CẦN LƯU Ý

  • admin
  • 0 bình luận

Ở các giai đoạn của trẻ từ 0-18 tháng tuổi có rất nhiều cột mốc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mà rất nhiều cha mẹ bỏ qua. Ví dụ giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi, đây là thời gian thích nghi đầu đời của bé. Các giai đoạn phát triển khác của bé sẽ như thế nào, tâm lý của bé sẽ thay đổi ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TỪ 0-1 THÁNG TUỔI Đây là giai đoạn thích nghi đầu tiên khi bé vừa chào đời, hoạt động hằng ngày của bé chủ yếu là ngủ. Trẻ sơ sinh có thể ngủ lên đến 18 giờ một ngày. Nhưng ở giai đoạn này, các giác quan của bé đã hoạt động. Bé có thể nghe, nhận biết được giọng nói của mẹ. Các hành động của bé 1 tháng tuổi thường là các hành động đột ngột, không có ý thức. Khi trẻ 1 tháng tuổi, ba mẹ nên lưu ý rằng cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ. Đồng thời, phụ huynh thường xuyên quan sát bé có dấu hiệu bất thường nào nên đưa đến gặp bác sĩ ngay. Bởi các cơ quan, hệ miễn dịch của bé còn chưa hoàn thiện, bé rất dễ mắc các bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng, thậm chí là tử vong. 2.CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BÉ TỪ 1-23 THÁNG TUỔI Trong các giai đoạn phát triển của trẻ thì đây là lúc tốc độ tăng trưởng của bé sẽ rất nhanh. Các cơ quan chức năng sẽ dần hoàn thiện. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé rất cao. Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ có thể kết hợp ăn dặm để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Ở lứa tuổi này, bé cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa đang trong quá trình hoàn thiện, bé sẽ cần một lượng lớn chất dinh dưỡng. Ở giai đoạn này, bé cũng bắt đầu tiếp nhận mọi thứ xung quanh và cảm nhận được tình yêu thương của mọi người. Để giúp bé phát triển ổn định, mẹ nên thường xuyên thể hiện tình cảm và tạo cảm giác an toàn cho bé như trò chuyện, chơi cùng bé… Em bé rất cần sự quan tâm và yêu thương của ba mẹ cùng các thành viên trong giai đoạn này. Nếu ba mẹ có thái độ, hành động tiêu cực trong giai đoạn phát triển này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ. 3.CÁC GIAI ĐOẠN TRẺ TIỀN HỌC ĐƯỜNG TỪ 2-5 TUỔI Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tò mò và khám phá thế giới xung quanh mình. Lúc này bé đã có thể nói chuyện và đi đứng thành thạo. Ở lúc này, cơ thể bé sẽ phát triển chậm lại nhưng trí não sẽ phát triển nhanh, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ. Đồng thời, bé cũng dễ mắc các bệnh dị ứng, nhiễm trùng như mề đay, hen, viêm cầu thận cấp… Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của trẻ sau này. Ba mẹ không nên quá gò bó hoặc bao bọc con quá nhiều. Kiên nhẫn giải đáp các thắc mắc của bé, giúp bé nhận biết đúng sai và dạy bé nhận biết những điều cơ bản như mặc quần áo, rửa tay, không lại gần ổ điện, không leo trèo quá cao tránh bị té ngã… Ủng hộ bé phát triển tư duy, không chê bai hoặc bác bỏ những sáng tạo của bé. 4.CÁC GIAI ĐOẠN TRẺ NHI ĐỒNG TỪ 6-12 TUỔI Thời kỳ này, bé bắt đầu đến trường, tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Trí tuệ và tâm sinh lý của bé bắt đầu phát triển rõ rệt. Bé bắt đầu có các mối quan hệ khác ngoài gia đình. Ba mẹ nên khuyến khích bé kết giao bạn bè phát triển kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Khi ở giai đoạn phát triển này của trẻ, bé sẽ bắt đầu khám phá sở thích bản thân. Ba mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động như ca hát, vẽ tranh, thể thao… Ở các giai đoạn phát triển của trẻ, thời kỳ này là lúc bé muốn nhận được sự công nhận từ những cố gắng của bản thân. Từ đây bé có được sự tự tin và luôn chăm chỉ để phát triển khả năng của mình. 5.CÁC GIAI ĐOẠN TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 13-18 TUỔI Đây được xem là giai đoạn dậy thì của trẻ. Sự biến đổi về tâm lý, phát triển cơ thể và có sự thay đổi về nội tiết. Con gái thường dậy thì khi bé 13 tuổi và kết thúc năm 18 tuổi. Với các biểu hiện như ngực bắt đầu phát triển, có kinh nguyệt… Đối với con trai sẽ vỡ tiếng, có ý thức về giới tính và biến đổi cơ thể. Đa số các bạn nam sẽ dậy thì vào năm 15 tuổi và kết thúc năm 20 tuổi. Giai đoạn dậy thì tâm sinh lý của các bé thay đổi rất lớn. Các con thường dễ cáu gắt và nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Dễ tự cao bản thân, cũng dễ tự ti vì một thất bại nhỏ. Đây là giai đoạn ba mẹ nên bắt đầu giáo dục giới tính cho con và giúp con học chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Phụ huynh không nên can thiệp quá nhiều vào không gian riêng tư của con cái. Tôn trọng cuộc sống của con nhưng vẫn thể hiện sự quan tâm và ủng hộ con trên con đường trưởng thành.          

TĂNG CÂN Ở TRẺ SƠ SINH BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ, CHUẨN KHOA HỌC?
19

Th 09

TĂNG CÂN Ở TRẺ SƠ SINH BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ, CHUẨN KHOA HỌC?

  • admin
  • 0 bình luận

Tăng cân ở trẻ sơ sinh như thế nào là hợp lý? Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là tốt? Đây là một chủ đề được rất nhiều mẹ quan tâm, tìm hiểu. Bởi dựa trên chỉ số cân nặng của cơ thể trẻ, cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Có như vậy mới đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. 1.TĂNG CÂN TRẺ SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ? Nhiều cha mẹ thường thắc mắc trẻ tăng cân như thế nào là hợp lý? Để xác định tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh là điều khó. Bởi mỗi trẻ đều có tốc độ phát triển nhanh, chậm và nhu cầu ăn, ngủ khác nhau. Cân nặng của trẻ sơ sinh thường dao động từ 2,5kg-4,5kg. Khi được khoảng 1 tuần tuổi, cân nặng của trẻ thường tụt đi khoảng 10% so với trọng lượng lúc đầu sinh ra. Ví dụ trẻ sinh ra nặng 4kg sau khoảng 1 tuần tuổi, có thể sẽ giảm chỉ còn khoảng 3,5kg. Mặc dù vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì số cân nặng mất đi này có thể nhanh chóng lấy lại được chỉ trong vòng từ 7-14 ngày sau đó. Trung bình, khi trẻ được 5 tháng tuổi thường nặng gấp đôi lúc mới sinh và khi được 12 tháng tuổi, cân nặng có thể tăng gấp 3 lần.  2.NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG CÂN CỦA TRẺ SƠ SINH Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh chậm khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này. Cụ thể: Trẻ sinh non Thực tế, trẻ sinh non thường tăng cân chậm hơn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng. Bởi trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu và dễ mắc các bệnh lý ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất. Trẻ không bú đủ sữa Một nguyên nhân khác khiến tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh bị chậm lại là do trẻ không được bú đủ sữa. Do đó, cơ thể trẻ không được bổ sung đủ dưỡng chất để phát triển. Tăng cân ở trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng do trẻ ngủ nhiều ít Trong trường hợp trẻ không chịu bú hoặc trẻ ngủ nhiều bú ít gây gián đoạn lượng sữa cung cấp. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ, nhất là chiều cao và cân nặng. Trẻ có vấn đề sức khỏe Sự tăng cân của trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng nếu có các vấn đề sức khỏe như thiếu máu, dị ứng sữa, trào ngược dạ dày… Những chứng bệnh này có thể khiến trẻ khó hấp thu các dưỡng chất cần thiết đối với quá trình tăng trưởng ở những năm đầu đời. 3.MỘT SỐ CÁCH GIÚP CẢI THIỆN CÂN NẶNG Ở TRẺ SƠ SINH KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN Chú ý tới giấc ngủ của trẻ Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao và cân nặng. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 2 giờ sáng, hormone của trẻ sẽ tăng gấp 4 lần so với các thời điểm khác. Do đó cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và ngủ ngon vào khoảng thời gian vàng trên. Cho trẻ bú thường xuyên Mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên, chia thành nhiều cữ trong ngày. Tốt nhất mỗi cữ cách nhau 2-3h một ngày. Đảm bảo cho trẻ bú kéo dài càng lâu càng tốt. Bởi hàm lượng chất béo sẽ tăng lên đều đặn trong quá trình bú sữa. Sữa cuối thường có chất béo cao gấp đôi so với lượng sữa đầu, là chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện. Cho trẻ bú đúng cữ Không chỉ chú ý đến việc cho trẻ bú thường xuyên, mẹ cũng nên cho trẻ bú đúng cữ. Bởi nếu trẻ bị lỡ cữ bú sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa nạp vào cơ thể. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng cân ở trẻ sơ sinh. Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm Nhiều cha mẹ thường cho trẻ ăn dặm từ quá sớm, trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia khoa học khuyến cáo rằng không nên cho trẻ ăn quá sớm (trước 6 tháng tuổi) hoặc quá muộn (sau 9 tháng tuổi). Ngoài ra, đối với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung nhiều nguồn thực phẩm để thực đơn của trẻ đa dạng và nhiều dưỡng chất hơn. Đối với trẻ tăng cân chậm do các vấn đề sức khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời đảm bảo trẻ phát triển kịp tốc độ. Tăng cân ở trẻ sơ sinh bằng cách tập luyện Cải thiện sức đề kháng bằng cách tập luyện cũng là cách hiệu quả để giúp trẻ sơ sinh tăng cân chuẩn. Cha mẹ có thể cải thiện bằng cách: Thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ. Cho trẻ tắm nắng và vận động đúng cách. Đảm bảo cho trẻ ăn được đủ sữa non, sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Để trẻ tránh xa khói thuốc lá dù trực tiếp hay gián tiếp. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.                    

CÁC NHÓM DƯỠNG CHẤT BỔ SUNG CHO BÉ ĂN DẶM MẸ NÊN BIẾT
19

Th 09

CÁC NHÓM DƯỠNG CHẤT BỔ SUNG CHO BÉ ĂN DẶM MẸ NÊN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm chất nào để bé hấp thu tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc xây dựng chế độ khoa học là động lực to lớn cho sức khỏe toàn diện của trẻ sau này. 1.NHÓM DƯỠNG CHẤT CHÍNH CẦN BỔ SUNG CHO BÉ ĂN DẶM Hệ tiêu hóa của bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm gần như đã hoàn chỉnh. Bé sẵn sàng tiếp nhận những đồ ăn mới lạ ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo nguyên tắc ăn dặm từ loãng đến đặc, ít đến nhiều để bé có thể tiếp xúc làm quen. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất sau: TINH BỘT Gạo, ngô, khoai, các loại đậu… là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Ba mẹ có thể linh hoạt lựa chọn những loại thực phẩm trên để thêm vào thực đơn hằng ngày cho bé ăn dặm. Điều này hạn chế tình trạng nhàm chán nghèo nàn đồ ăn khiến trẻ giảm mức độ hứng thú khi vào bữa ăn. Đồng thời việc cho bé tiếp xúc nhiều với đồ ăn mới còn giúp con đa dạng sở thích, tránh kén ăn. Tuy nhiên, các mẹ nên hạn chế nấu chung các loại thức ăn dặm cùng nhau. Bởi sẽ khiến trẻ khó tiêu, nguy hiểm hơn là bị dị ứng. Khi trẻ trên 1 tuổi, mẹ bỉm có thể bổ sung thêm bún, phở vào chế độ ăn hằng ngày của con. CHẤT BÉO Loại chất này được tìm thấy nhiều trong các loại bơ, dầu mỡ… Đặc biệt đây là dưỡng chất không thể thiếu trong các bữa ăn dặm của con. Tuy nhiên, mẹ bỉm nên luân phiên sử dụng chất béo ở các dạng khác nhau (từ nguyên chất đến đã chế biến). Điều này giúp giá trị dinh dưỡng khi đã hấp thu vào cơ thể không bị mất đi quá nhiều. CHẤT ĐẠM Trong giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên ưu tiên bổ sung chất đạm bằng thịt và trứng. Sau đó, thêm dần cá, các loại hải sản vào chế độ ăn của con. Một điều lưu ý, các bạn không nên quá lạm dụng bổ sung đạm quá nhiều một lúc cho con. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. Từ đó tăng nguy cơ táo bón, tiêu chảy. Đồng thời vị giác của con giảm, xuất hiện tình trạng biếng ăn. CHẤT XƠ, VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Rau củ quả là nhóm thực phẩm bổ sung nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất cho bé ăn dặm. Khi bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ nên thêm một chút rau xanh vào bát cháo. Sau đó tăng dần lên 2-3 thìa rau xanh. Việc thêm rau xanh vào chế độ ăn giúp hạn chế tối đa tình trạng táo bón. Đồng thời đối với các bé thừa cân, bổ sung chất xơ để hạn chế năng lượng dư thừa, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. 2.BỔ SUNG CHO BÉ CÁC NHÓM CHẤT THIẾT YẾU KHÁC NHÓM THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU SẮT Sắt là dưỡng chất góp phần quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của con người. Vì vậy việc bổ sung sắt qua chế độ ăn từ thực phẩm là rất quan trọng. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ cần bổ sung cho bé ăn dặm như: Trứng gà: Thực phẩm này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều protein và chất béo. Đặc biệt, rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Thịt gà: Với hàm lượng chất đạm, sắt, canxi, việc bổ sung thịt gà vào chế độ ăn giúp bé dễ tiêu hóa. Nhóm thịt đỏ: Thịt lợn, thịt bò chứa hàm lượng dồi dào sắt cùng các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo. Vì vậy đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn cho bé ăn dặm. Các loại ngũ cốc: Mẹ có thể cung cấp ngũ cốc vào bữa ăn sáng để giúp con hấp thu sắt. Ngoài ra, mẹ có thể làm các loại bánh liên quan đến ngũ cốc để đa dạng món ăn hơn kích thích bé ăn. NHÓM THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN C Việc bổ sung những loại trái cây rau củ chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch đề kháng. Đồng thời giúp cho quá trình hấp thụ sắt trở nên nhanh chóng dễ dàng hơn.  Thực phẩm cho bé ăn dặm dồi dào vitamin C: Rau chân vịt, cải bó xôi: Thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho bé. Rau súp lơ: Không chỉ chứa nhiều vitamin C mà còn giàu chất xơ. Công dụng chính là hỗ trợ thị lực, giảm rối loạn tiêu hóa, và đề kháng con khỏe mạnh. Một số thực phẩm khác: Củ cải trắng, chuối, sữa chua… NHÓM THỰC PHẨM GIÀU OMEGA 3 Đây là dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh não bộ. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu Omega 3 mẹ bỉm có thể tham khảo: Cá hồi: Thực phẩm nổi tiếng chứa nhiều DHA thường được sử dụng cho bé ăn dặm. Cá thu: Thành phần Omega 3 trong loại cá này hỗ trợ lưu thông mạch máu, cải thiện trí thông minh, giúp não bộ phát triển toàn diện. Tôm: Omega 3, axit béo và các loại vitamin được tìm thấy nhiều trong tôm. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe thành mạch hiệu quả. NHÓM THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN NHÓM B Thịt bò: Bên cạnh các dưỡng chất khác thì vitamin nhóm B được tìm thấy nhiều trong thịt bò. Trong đó, vitamin B12 và vitamin B6 có hàm lượng cao nhất. Đỗ, đậu xanh: Thành phần của loại thực phẩm này rất giàu vitamin B1, B2, B5, B6, B9. Nội tạng động vật: Tuy không khuyến khích bổ sung vào chế độ cho bé ăn dặm nhưng vitamin B lại chứa đựng nhiều trong nhóm thực phẩm này.                

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: