CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

6 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI UỐNG THUỐC
07

Th 11

6 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI UỐNG THUỐC

  • admin
  • 0 bình luận

Khi mắc bệnh cần phải uống thuốc, nhưng nhiều người vẫn chưa biết sử dụng thuốc đúng cách, dùng không hợp lý… làm chậm quá trình điều trị, khiến bệnh nặng thêm. Dưới đây là 6 sai lầm thường gặp khi uống thuốc cần tránh: 1.TỰ Ý TĂNG, GIẢM HOẶC NGỪNG THUỐC Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp khi thấy tình trạng huyết áp ổn định đã tự ý giảm và ngừng thuốc mà không được phép điều trị của bác sĩ. Trên thực tế, nhiều tình trạng bệnh cần phải có 1 quá trình điều trị nhất định mới hiệu quả, đặc biệt đối với các bệnh nhân mạn tính, đôi khi cần phải uống thuốc suốt đời.  Các chỉ số có vẻ đang được cải thiện nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh đã được chữa khỏi và duy trì điều trị bằng thuốc là điều cần thiết để có 1 cơ thể khỏe mạnh. 2.BẺ THUỐC THÀNH NHIỀU PHẦN ĐỂ DỄ UỐNG Nhiều người có thói quen bẻ đôi viên thuốc, chia thuốc thành nhiều phần cho dễ nuốt, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Một số loại thuốc dạng viên nén giải phóng có kiểm soát chứa lượng hoạt chất cao hơn thuốc thông thường. Việc bẻ hoặc nhai thành từng miếng sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc, có thể gây ngộ độc. Một ví dụ khác là một số bao viên tan trong ruột sẽ chỉ giải phóng thuốc khi đến ruột. Nếu bé nhỏ, sau khi đến dạ dày, sẽ bị ảnh hưởng bởi axit dạ dày, làm giảm đáng kể hiệu quả của thuốc. 3.LÚNG TÚNG VỀ CÁCH UỐNG SAU KHI NÔN Do bệnh tật và sự khác biệt của mỗi cá nhân, một số bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Nếu thuốc gây kích ứng quá mức cho đường tiêu hóa và nôn ra cả viên ngay sau khi ăn thì phải uống thuốc lại ngay. Nếu đã uống thuốc được vài giờ mà thuốc không còn thấy trong chất nôn, có nghĩa là phần lớn thuốc đã được tiêu hóa và hấp thu, lúc này không cần thiết phải uống thêm thuốc. 4.DÙNG NHIỀU LOẠI THUỐC CÙNG NHAU MÀ KHÔNG THEO LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ Nhiều bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc để khỏi bệnh nhanh hơn. Trên thực tế, điều này rất nguy hiểm. Một số loại thuốc có thể làm tăng tác dụng hiệp đồng khi sử dụng cùng nhau, trong khi một số loại thuốc có thể tương tác lẫn nhau gây ra các phản ứng có hại. Nếu bạn có thắc mắc về loại thuốc hiện tại của mình nên hỏi ý kiến bác sĩ trước và không tự ý thay đổi thuốc. 5.LÀM THEO HOẶC BẮT CHƯỚC SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI KHÁC Một số bệnh nhân lớn tuổi có tâm lý tự chẩn đoán dựa trên cảm xúc của mình sau khi cảm thấy khó chịu về thể chất. Họ cho rằng các triệu chứng của mình giống với triệu chứng của người khác, sau đó bắt chước cách dùng thuốc. Trên thực tế, ngay cả đối với cùng một căn bệnh, mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau, phản ứng với thuốc khác nhau. Đặc biệt đối với những người mắc nhiều bệnh mạn tính, dùng nhiều loại thuốc, có thể làm rối loạn chức năng gan, thận. Vì vậy, không nên bắt chước tự ý dùng thuốc mà phải đi khám để được chẩn đoán rõ ràng, nếu không sẽ có nguy cơ xảy ra phản ứng phụ và tương tác có thể tăng lên. 6.SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE THAY VÌ DÙNG THUỐC Nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên thị trường được đánh giá cao nhưng đây chỉ là tận dụng quảng cáo. Dù thực phẩm bổ sung có chứa các thành phần tương tự như thuốc nhưng bản chất vẫn là thực phẩm có chức năng chăm sóc sức khỏe, giúp điều hòa các chức năng của cơ thể nhưng không thể chữa khỏi bệnh. Việc lựa chọn sản phẩm bổ sung phải dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân, nhu cầu và khuyến nghị của bác sĩ. Bạn phải biết rằng các thực phẩm bổ sung không an toàn tuyệt đối, sử dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ.  

NGƯỜI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NÊN ĂN GÌ?
07

Th 11

NGƯỜI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NÊN ĂN GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Người bị hạ đường huyết nên ăn gì là thắc mắc mà nhiều người quan tâm tìm hiểu để biết cách tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, hiệu quả, tránh các biến chứng nghiêm trọng. Vậy người bị hạ đường huyết nên ăn gì để giúp tăng lại lượng đường trong máu nhanh chóng?  1.HẠ ĐƯỜNG HUYẾT LÀ GÌ? Nồng độ đường huyết bình thường trong ngày có thể thay đổi lên xuống trong 1 phạm vi cố định tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu tụt xuống dưới mức khỏe mạnh mà không được điều trị thì có thể dẫn tới nhiều vấn đề nguy hiểm. Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ đường trong máu thấp hơn 70mg/dL hoặc 3,9mmol/L ở người mắc bệnh đái tháo đường. Đối với những người không bị đái tháo đường thì hạ đường huyết là khi nồng độ đường trong máu thấp hơn 55mg/dL hoặc 3,1mmol/L. Các triệu chứng hạ đường huyết thường diễn ra nhanh chóng từ nhẹ đến nặng và khác nhau ở mỗi người, thường thấy nhất có thể kể đến là: Run rẩy tay chân Đổ mồ hôi ớn lạnh Tim đập nhanh Cảm thấy không tỉnh táo Choáng váng, chóng mặt Có cảm giác đói Buồn nôn Da nhợt nhạt, xanh xao Buồn ngủ Cảm thấy mất sức lực, không có năng lượng Mờ mắt, suy giảm thị lực Ngứa hoặc tê ở môi, lưỡi, má Nhức đầu Hạ đường huyết là tình trạng thường gặp ở người bệnh đái tháo đường (nhất là đái tháo đường tuýp 1) nhưng cũng xảy ra khi người bình thường không mắc bệnh. Trường hợp hạ đường huyết nhẹ có thể điều trị ngay bằng cách ăn uống để bổ sung thêm đường/ carbohydrate cho cơ thể. Nếu bị hạ đường huyết nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện nhanh chóng để điều trị khẩn cấp. 2.HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NÊN ĂN GÌ? Tuân thủ quy tắc 15-15 Khi điều trị lượng đường trong máu thấp, bạn cần hấp thụ đường càng nhanh càng tốt. Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị áp dụng quy tắc 15-15 để điều trị tình trạng hạ đường huyết từ nhẹ đến trung bình. Bạn hãy tuân thủ quy tắc 15-15 khi biết mình bị hạ đường huyết sau khi đã kiểm tra. Đây là một quy tắc khá đơn giản và dễ thực hiện: Ăn hoặc uống 15gram carbohydrate, sau đó đợi 15 phút. Kiểm tra lại nồng độ đường huyết, nếu vẫn thấp hơn 70mg/dL thì hãy lặp lại bước trên. Thực hiện cho đến khi nồng độ đường huyết trở lại mức bình thường, ít nhất là 70mg/dL. Khi lượng đường trong máu đã ổn định, hãy ăn một bữa nhẹ với protein và carbohydrate cân bằng. 3.HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NÊN ĂN GÌ? THỰC PHẨM ĐIỀU TRỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Để biết được lượng carbohydrate có trong thực phẩm bạn ăn, hãy đọc bảng thành phần trên nhãn sản phẩm. Một số thực phẩm người hạ đường huyết nên ăn hoặc uống để bổ sung được khoảng 15gram carbohydrate tác động nhanh là: Tụt đường huyết nên uống gì? Uống một nửa cốc (khoảng 120ml) nước ép trái cây hoặc nước ngọt thông thường, không phải loại dùng cho người ăn kiêng hay 1 cốc sữa không béo (khoảng 240ml). 1 thìa canh (khoảng 15ml) đường, mật ong hoặc siro. Hạ đường huyết nên ăn trái cây gì? Ăn 1 miếng trái cây nhỏ như nửa quả chuối, 1 quả táo nhỏ, 1 quả cam nhỏ, 2 thìa canh nho khô, 15 trái nho… Hạ đường huyết nên ăn kẹo gì? Các loại kẹo như kẹo cứng, kẹo dẻo hoặc kẹo cao su (hãy đọc nhãn thực phẩm để biết nên ăn bao nhiêu?) Dùng sản phẩm glucose như 3-4 viên nén hoặc 1 ống gel để bổ sung đường cho cơ thể (sử dụng theo hướng dẫn). 3.NHỮNG THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Khi hiểu rõ vấn đề hạ đường huyết nên ăn gì bạn cũng cần lưu ý rằng việc lựa chọn nguồn thực phẩm để cung cấp carbohydrate nhanh chóng cho cơ thể khi bị hạ đường huyết cũng rất quan trọng. Carbohydrate phức hợp hoặc thực phẩm có chứa chất béo cùng với carbohydrate (như chocolate, đồ nướng, kem, bánh quy) có thể làm chậm quá trình hấp thu đường nên bạn cần tránh không nên dùng chúng để tránh hạ đường huyết nhanh. Để phòng ngừa hạ đường huyết tái phát, bạn nên gặp bác sĩ để xác định được nguyên do làm giảm nồng độ đường huyết và điều  trị vấn đề đó. Tư vấn dinh dưỡng: Chế độ ăn không cân bằng hoặc các rối loạn ăn uống cũng có thể gây hạ đường huyết. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để biết hạ đường huyết nên ăn gì uống gì và lên chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị hạ đường huyết. Thay đổi thuốc sử dụng: Nếu nguyên nhân gây hạ đường huyết là do tác dụng phụ từ thuốc đang sử dụng thì hãy thông báo cho bác sĩ để được thay đổi, điều chỉnh liều lượng hoặc điều trị bổ sung. Điều trị khối u: Nếu khối u trong tuyến tụy là nguyên nhân thì thường được điều trị bằng cách cắt bỏ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần dùng thuốc để kiểm soát tình trạng hạ đường huyết sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy.  

TRẺ EM ĂN YẾN LÚC NÀO LÀ TỐT NHẤT? 3 THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỪNG CÓ BỎ LỠ
06

Th 11

TRẺ EM ĂN YẾN LÚC NÀO LÀ TỐT NHẤT? 3 THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỪNG CÓ BỎ LỠ

  • admin
  • 0 bình luận

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng đối với sức khỏe của trẻ em. Không chỉ có lợi cho sự phát triển toàn diện của các bé, tổ yến còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ thời điểm thích hợp để giúp bé ăn yến sào hấp thu được toàn bộ dưỡng chất của yến. Vậy trẻ em ăn yến lúc nào là tốt nhất? GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA YẾN SÀO Trước khi biết trẻ em ăn yến lúc nào là tốt nhất, cùng điểm qua những thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong yến sào để hiểu được trẻ em ăn yến có tốt không. Protein Thành phần chính trong yến sào là protein, thường được sử dụng để xây dựng các tế bào và mô, từ đó thúc đẩy các chức năng trao đổi chất khác. Trung bình trong tổ yến khô, protein chiếm khoảng 50-55%. Cấu trúc glycoprotein của yến sào có tác dụng bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thu. Carbohydrate Carbohydrate cũng chiếm khoảng 36,93-38,53% giá trị dinh dưỡng của tổ yến. Loại carbohydrate chính có trong yến sào là axit sialic, có tác dụng phát triển cấu trúc trong não. Axit amin Trong số 20 loại axit amin có lợi cho sức khỏe thì yến sào chứa 18 loại axit amin mà con người không tổng hợp được, bao gồm 9 axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể người để phát triển và phục hồi mô. Trong đó, lysine và tryptophan không được tìm thấy trong hầu hết protein thực vật. Ngoài ra, yến sào còn chứa hơn 30 nguyên tố vi lượng như canxi, natri, kali, mangan và sắt… giúp kích thích trẻ phát triển, tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon. Đặc biệt trong yến sào có chứa các thành phần như:  Crom: một nguyên tố hiếm rất quan trọng trong việc kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Các nguyên tố như magie, kẽm, đồng… giúp ổn định hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ. Với những dưỡng chất quý giá này, liệu trẻ em uống yến lúc nào là tốt nhất để hấp thu được chất dinh dưỡng. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: TRẺ EM ĂN YẾN VÀO LÚC NÀO LÀ TỐT NHẤT?  Yến sào là một loại thực phẩm tự nhiên vô cùng quý giá, bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, cần cho trẻ ăn yến sào đúng cách để phát huy công dụng của nguyên liệu quý này. Vậy, trẻ ăn yến vào thời điểm nào là tốt nhất? Sau đây là 3 thời điểm vàng bạn nên cho bé ăn tổ yến: 1.BUỔI SÁNG SỚM KHI BỤNG ĐÓI - THỜI ĐIỂM ĂN YẾN TỐT NHẤT CHO BÉ Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên cho bé ăn yến sào vào buổi sáng sớm. Đây là một trong những thời điểm lý tưởng để sử dụng yến sào hiệu quả. Lúc này, bụng của bé đang rỗng. Việc cho bé thưởng thức yến sào vào thời điểm này sẽ giúp bé hấp thụ hết các dưỡng chất trong yến một cách tối ưu nhất. Một chén súp yến, chè tổ yến hoặc yến chưng đường phèn hay cháo tổ yến sẽ giúp bé tăng cường năng lượng cho một ngày mới, làm tinh thần sảng khoái hơn và giúp bé có một ngày học tập và vui chơi hiệu quả.  2.BỮA ĂN PHỤ GIỮA 2 BỮA CHÍNH Nếu bạn đang phân vân không biết trẻ em nên ăn yến lúc nào tốt nhất, thì hãy cho bé ăn tổ yến vào bữa phụ giữa 2 bữa chính. Lúc này, bạn cần xác định thời gian ăn trưa và ăn tối của bé. Ví dụ trẻ thường ăn trưa vào lúc 12 giờ và ăn tối vào lúc 18 giờ hãy bổ sung yến sào cho bé vào khoảng 15 giờ để thay cho bữa ăn phụ. Tại sao thời điểm giữa 2 bữa chính là câu trả lời cho vấn đề “Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất?” Nguyên nhân là vì lúc này, lượng thức ăn trong bữa trưa đã được tiêu hóa. Hơn nữa, năng lượng từ bữa chính cũng được chuyển thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và được tiêu hao gần hết. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy đói và cần được bổ sung năng lượng để tiếp tục học tập và vui chơi. Do đó, yến sào là sự lựa chọn tuyệt vời trong lúc này. 3.BUỔI TỐI MUỘN TRƯỚC KHI ĐI NGỦ Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Vậy đáp án của vấn đề trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? Câu trả lời chính là, bạn có thể cho trẻ em ăn tổ yến vào buổi tối trước khi đi ngủ từ 30-45 phút. Đây là thời điểm mà bữa ăn tối gần như đã được tiêu hóa hoàn toàn. Việc cho bé ăn yến sào lúc này sẽ giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng. Không những thế, việc ăn một chén yến chưng hay chè yến cũng không khiến dạ dày phải làm việc nặng nhọc. Chất xơ trong tổ yến cũng dễ hấp thụ nên cũng không làm cho dạ dày cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ không có cảm giác bị no sau khi ăn yến.  Ngoài ra, sau khi ăn yến, trẻ sẽ được nghỉ ngơi nên cơ thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất trong yến sào. Không những thế ăn tổ yến trước khi đi ngủ giúp bé ngủ sâu giấc hơn. LƯU Ý KHI CHO TRẺ ĂN YẾN Không chỉ nên biết được trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất, mà các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề như trẻ nên ăn yến tuần mấy lần, liều lượng yến sào sử dụng cho trẻ là bao nhiêu? Để đảm bảo an toàn cho trẻ ăn yến sào, phụ huynh cần ghi nhớ những điều sau: Cho trẻ ăn đúng thời điểm: có 3 thời điểm vàng nên cho trẻ ăn yến để cơ thể bé hấp thụ dưỡng chất tối đa. Không nên cho bé ăn yến ngay trước hoặc sau bữa chính thì cơ thể đang quá no, không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng quý giá của yến sào. Không lạm dụng yến sào: Mặc dù tổ yến chứa nhiều chất bổ dưỡng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc trẻ chỉ ăn mỗi yến sào là có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Chính vì vậy mà cha mẹ cần cân đối dinh dưỡng giữa yến sào và các thực phẩm khác. Chọn mua yến sào rõ nguồn gốc xuất xứ: Có rất nhiều loại yến sào khác nhau đang được bày bán trên thị trường, bao gồm cả yến giả, kém chất lượng hoặc có chứa các chất hóa học độc hại. Vì vậy cha mẹ cần chọn mua yến tại nơi uy tín, chất lượng và an toàn.    

7 CÁCH GIỮ CHO XƯƠNG KHỚP KHỎE MẠNH
06

Th 11

7 CÁCH GIỮ CHO XƯƠNG KHỚP KHỎE MẠNH

  • admin
  • 0 bình luận

Xương khớp khỏe mạnh rất quan trọng, cho phép chúng ta chuyển động một cách linh hoạt, giúp cơ thể hấp thụ lực tác động, duy trì sự cân bằng và ổn định, đồng thời bảo vệ xương, các mô khác khỏi bị tổn thương,... Việc chăm sóc xương khớp rất quan trọng để duy trì khả năng vận động và chất lượng cuộc sống nói chung. Các khớp khỏe mạnh giúp bạn di chuyển dễ dàng, các hoạt động hằng ngày như đi bộ, nâng vật nặng, viết hoặc đánh máy… trở nên dễ dàng hơn. Ngoài khả năng vận động, việc chăm sóc khớp đúng cách cũng rất cần thiết để giúp ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến viêm khớp có thể gây ra đau đớn và cứng khớp. Bạn cũng cần các khớp khỏe mạnh để hỗ trợ hoạt động thể chất, điều này rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, bao gồm sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và sức khỏe tinh thần. 1.ĐIỀU GÌ CÓ THỂ XẢY RA NẾU XƯƠNG KHỚP KHÔNG KHỎE MẠNH? Nếu khớp không khỏe mạnh - có thể dẫn tới viêm khớp - tình trạng viêm dẫn đến đau, cứng và sưng khớp. Bệnh phổ biến nhất là bệnh viêm xương khớp (do hao mòn) và viêm khớp dạng thấp (một loại rối loạn miễn dịch). Nếu khớp không khỏe mạnh có thể gây ra các vấn đề: -Đau, cứng khớp. -Hạn chế phạm vi chuyển động, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. -Các tình trạng mạn tính của khớp có thể dẫn đến biến dạng, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động và hoạt động của mỗi người. -Sức khỏe khớp kém có thể dẫn đến giảm khả năng vận động và hoạt động của con người. -Sức khỏe khớp kém có thể dẫn đến giảm khả năng sử dụng chi, gây ra yếu cơ và teo cơ. 2.LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP KHI VỀ GIÀ? Duy trì cân nặng khỏe mạnh Mang thêm trọng lượng cơ thể, sẽ gây áp lực lên các khớp chịu lực như đầu gối, hông và lưng. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình hao mòn của các khớp này, dẫn đến tình trạng như viêm xương khớp. Duy trì cân nặng khỏe mạnh sẽ làm giảm áp lực này, giúp ngăn ngừa tổn thương khớp, làm giảm đau các khớp đã bị ảnh hưởng. Duy trì hoạt động thể chất  Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường, hỗ trợ và ổn định các cơ xung quanh khớp tốt hơn. Các bài tập động tác thấp như đi bộ, đạp xe đặc biệt có lợi cho sức khỏe khớp, vì chúng cải thiện tính linh hoạt, giảm độ cứng mà không gây căng thẳng quá mức cho khớp. Nếu bạn muốn thúc đẩy bản thân nhiều hơn một chút, hãy luyện tập sức mạnh, giúp xây dựng khối lượng cơ, hỗ trợ và bảo vệ cơ khớp. Sử dụng tư thế thích hợp Duy trì tư thế tốt khi ngồi, đứng hoặc nâng vật nặng là điều cần thiết để giảm căng thẳng không cần thiết cho các khớp. Sự căn chỉnh đúng đắn của cột sống và khớp ngăn ngừa căng thẳng và hao mòn theo thời gian. Thực hiện các động tác chánh niệm, yoga để cải thiện tư thế. Ăn thực phẩm chống viêm Một chế độ ăn thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm đau khớp và viêm. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe bao gồm: -Axit béo omega 3 có trong cá béo, hạt lanh và quả óc chó. -Canxi và vitamin D, những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sức khỏe xương, có trong các sản phẩm từ sữa và rau xanh. -Vitamin C, E có trong trái cây, rau có tác dụng bảo vệ khớp khỏi tình trạng stress oxy hóa. Tránh chấn thương Bảo vệ khớp khỏi chấn thương giúp ngăn ngừa các tình trạng như viêm xương khớp và đau mạn tính. Điều này có thể đạt được bằng cách: -Sử dụng đúng kỹ thuật khi tham gia thể thao hoặc hoạt động thể chất sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương. -Mang đồ bảo hộ phù hợp như miếng đệm đầu gối, miếng bảo vệ cổ tay, giày dép để giúp bảo vệ khớp trong các hoạt động có nguy cơ cao. -Tăng dần cường độ của chế độ luyện tập mới. Giữ đủ nước Đủ nước là điều cần thiết để duy trì sức khỏe của sụn đệm cho các khớp. Sụn chủ yếu được cấu tạo từ nước và việc giữ đủ nước đảm bảo sụn mềm dẻo và hiệu quả trong việc hấp thu lực va chạm, giảm ma sát trong quá trình vận động. Quản lý căng thẳng Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến căng cơ, gây thêm áp lực cho các khớp. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng như thiền, các bài tập thở sâu có thể giúp làm giảm căng thẳng này, thúc đấy sức khỏe chung của khớp. Các khớp đóng vai trò quan trọng trong chuyển động, do đó hãy duy trì sức khỏe khớp bằng cách ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chất lành mạnh….  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: