CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

7 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI ĐẶT GIA CÔNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG DẠNG BỘT
04

Th 12

7 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI ĐẶT GIA CÔNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG DẠNG BỘT

  • admin
  • 0 bình luận

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và mức sống ngày càng khá dần lên. SPDD dạng bột trở thành một thực phẩm thông thường và không thể thiếu trong những gia đình Việt. Cũng nhờ sự tăng trưởng này chúng là một ngành có dung lượng thị trường rất lớn.  Hòa chung nhịp sống kinh doanh năng động, nhiều hãng TPBS mới ra đời. Nếu bạn đang tìm một đơn vị gia công phối trộn uy tín hoặc đang có ý định ra thương hiệu riêng thì cần phải chú ý 7 quan điểm quan trọng dưới đây: 1.CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO Người tiêu dùng ngày nay đã được trang bị khá tốt về kiến thức dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Sức khỏe cũng là yếu tố người ta ngày càng đầu tư và thận trọng trong lựa chọn. Vì vậy, nói gì thì nói, chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng và sự ổn định giúp người sử dụng an tâm và giúp giữ uy tín cho điểm bán. Khi điểm bán hài lòng về sản phẩm của bạn, điểm bán tự tin và giới thiệu sản phẩm thì bạn đã chiến thắng. Nguyên liệu TPBS cao cấp thường đến từ Newzealand hoặc Úc. Loại thấp hơn thì có Hoa Kỳ hoặc Chile. Thấp hơn nữa thì có châu Âu. Tại Hadu chúng tôi không theo triết lý giá rẻ nên sẽ từ chối sử dụng nguyên liệu Trung Quốc kể cả khi khách hàng yêu cầu. Cũng nhờ vậy những nhãn gia công tại Hadu thường được khách hàng tin dùng và có hương vị thơm ngon. 2.THIẾT KẾ VÀ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU Khi khách hàng đứng giữa một quầy hàng trăm nhãn TPBS, hao hao nhau, sản phẩm nào được cầm lên xem đầu tiên sẽ có nhiều lợi thế. Bởi vì quá trình sản xuất và sản xuất mẫu, các đơn vị gia công như Hadu đã phụ trách toàn bộ, vì vậy, việc bạn cần làm là lên ý tưởng cho thiết kế nhận diện thương hiệu thật chuyên nghiệp và bắt mắt. Nếu có thể, hãy nghĩ thêm một câu chuyện liên quan đến thương hiệu của bạn. Những câu chuyện thương hiệu này, sẽ giúp khách hàng nhớ mãi.  3.HƯƠNG VỊ ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM TPBS Giá rẻ thì cũng là một lợi thế khi bán hàng; nhưng đối với thị trường hiện nay thì rẻ thôi là chưa đủ. Để nhãn TPBS có thể bền vững hơn, bạn hãy nhớ TPBS là một sản phẩm đặc thù. Người mua và trả tiền là bố mẹ, ông bà, nhưng người quyết định sử dụng thường là các em bé. Vì vậy TPBS vừa phải thơm ngon, vừa phải hiệu quả. 4.TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN TPBS là một loại sản phẩm đặc thù, vừa dễ nhiễm khuẩn, vừa dễ hút ẩm và vón cục. Khi sản xuất TPBS, người ta cần hạn chế độ ẩm không khí ở mức hoàn hảo. Nếu không khí không được kiểm soát tốt, TPBS dễ bị đóng vón. Nhiều đơn vị sản xuất TPBS cỏ còn sử dụng máy lạnh dân dụng (máy lạnh thông thường như ở nhà) để làm mát phòng sản xuất, TPBS khi được sản xuất như vậy chỉ được vài tháng sẽ vón cục lại. Đặc biệt trong những ngày mùa đông gió nồm, không khí với độ ẩm cao có thể khiến TPBS vón cục sau vài tháng. Đây cũng là lý do tại sao TPBS sản xuất vào mùa đông thường xảy ra lỗi hơn so với mùa hè. 5.LỰA CHỌN MỘT ĐƠN VỊ GIA CÔNG PHỐI TRỘN TPBS UY TÍN Hiện nay chỉ cần google tìm cụm từ gia công TPBS bạn sẽ thấy khoảng 3-4 cơ sở có thể giúp bạn. Nhà máy Hadu hoạt động từ 2010, dày dặn kinh nghiệm và hoàn toàn đủ tiêu chuẩn chất lượng để đồng hành cùng bạn. Khi mua một chiếc xe oto, bạn có thể cần đi lái thử vài nơi, và khi làm một nhãn TPBS, chúng tôi khuyến cáo bạn nên đi thăm ít nhất 3 cơ sở sản xuất để có quyết định chính xác. Hãy đừng tiếc thời gian, bởi khi bạn nghiêm túc với quyết định của mình, bạn sẽ tìm được những nhà cung cấp tốt nhất. 6.ĐIỂM BÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU TPBS Theo đó, bên cạnh chất lượng sản phẩm đảm bảo và bản chất sản phẩm đặc thù mang tính thương hiệu, bạn cần xây dựng cho mình 1 chương trình marketing sản phẩm hiệu quả. Nếu bạn đã có điểm bán thì càng tuyệt vời hơn. Nhưng nếu chưa cũng đừng lo lắng. Việc tìm ra những đối tác điểm bán là điều sớm muộn. Cái quan trọng là bạn phải có một chương trình quảng bá rõ ràng, mạch lạc, hợp lý và đặc sắc. Theo đó khách hàng sẽ chú ý tới sản phẩm của bạn, mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Sau quá trình sử dụng này, bạn mới có thể đánh giá được tỷ lệ quay lại của khách hàng. Từ đó kết luận được mình đang đi đúng hướng hay không để tiếp tục hay có bước điều chỉnh hợp lý. 7.NGUỒN VỐN Với một nguồn vốn mạnh kèm một bộ óc nhạy bén và sự hỗ trợ từ phía nhà máy Hadu Pharma, chúng tôi chắc chắn thành công sẽ đến với doanh nghiệp đối tác. Trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn nhà máy gia công TPBS, nếu bạn có những thắc mắc về: -Nguyên liệu thực phẩm -Ý tưởng sản phẩm -Thời gian ra nhãn hàng -Hoặc những vấn đề khác… Hãy liên hệ ngay nhà máy Hadu Pharma! Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cũng nhãn TPBS của bạn!  

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TPCN VIÊN NANG MỀM CHUẨN GMP TẠI NHÀ MÁY HADU PHARMA
29

Th 11

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TPCN VIÊN NANG MỀM CHUẨN GMP TẠI NHÀ MÁY HADU PHARMA

  • admin
  • 0 bình luận

Quy trình sản xuất viên nang mềm tiêu chuẩn GMP thường được kiểm nghiệm khắt khe với nhiều bước khác nhau. Cùng tham khảo bài viết này của Hadu để hiểu hơn về quy trình sản xuất TPCN viên nang mềm đạt chuẩn tại nhà máy: Việc sản xuất bào chế TPCN dạng viên nang mềm cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế theo tiêu chuẩn GMP. Quy trình sản xuất viên nang mềm đạt chuẩn là điều kiện tiên quyết quyết định sản phẩm của bạn có đạt được chất lượng hay không. Ngoài các yếu tố như nguyên liệu, kỹ thuật bào chế… quy trình sản xuất sẽ giúp sản phẩm trở nên hoàn hảo khi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm viên nang mềm là một khối thống nhất, mềm dẻo dai. Viên nang mềm được sản xuất bằng việc bơm đầy và đóng với vỏ thuốc dẻo chứa thành phần gelatin. Sản phẩm viên nang mềm thường được sử dụng để chứa các loại hoạt chất ở dạng hỗn dịch, dung dịch… QUY TRÌNH SẢN XUẤT VIÊN NANG MỀM Trên thực tế, mỗi sản phẩm viên nang cứng hoặc mềm sẽ được đóng gói và chế xuất khác nhau. Tuy nhiên để thành phẩm cuối cùng có được sự đồng đều về kích cỡ cũng như cân nặng thì cần sử dụng đến dây chuyền đóng gói tự động. Theo đó, quy trình sản xuất viên nang mềm của chúng tôi sẽ được vận hành theo các bước: Bước 1: Nhận nguyên vật liệu và nhập kho. Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm tất cả các nguyên vật liệu. Bước 3: Chuyển nguyên vật liệu được kiểm định vào xưởng sản xuất. Bước 4: Cân chia mẻ, chuyển vào pha chế để tạo cốm hoặc dung dịch cũng như bao trộn ngoài phù hợp dạng bào chế. Bước 5: Đóng nang thông qua máy đóng nang tự động. Bước 6: Ép vỉ, đóng lọ tùy theo quy cách sản phẩm đăng ký. Bước 7: Đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm tiến hành đi kiểm nghiệm. Bước 9: Nhập kho + Lưu hồ sơ + Lưu mẫu -> Phân phối. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT VIÊN NANG MỀM So với những dây chuyền sản xuất viên nang cứng thì dây chuyền sản xuất viên nang mềm phức tạp hơn rất nhiều. Bởi viên nang được tạo nên từ gel nên cần phải thực hiện rất cẩn thận nhằm giúp vỏ ngoài có khả năng bảo quản được bên trong. Trong quá trình chế nang thì dung dịch vỏ nang chứa trong bình sẽ được rót ra để tạo thành lớp mỏng rồi đưa sang trống quay để làm lạnh trước. Khi đã gặp lạnh thì gelatin sẽ bị đông cứng thành một lớp màng khá mỏng. Lớp màng này được chuyển lên ống có bôi dầu và đưa vào trục nhằm tạo nên nang. Trục tạo nang chính là hai ống hình trụ quay ngược chiều nhau. Trên mỗi trục là khuôn của một nửa vỏ nang nằm đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang này tiếp xúc với nhau thì dãy nang sẽ được hàn kín lại trước. Cùng lúc đó những dược chất sẽ được đóng lại vào bên trong nang nhờ vào piston phân phối. Sau đó hai khuôn lại tiếp tục quay và nang sẽ được hàn kín lại hoàn toàn để tránh bị rỉ nhân bên trong ra ngoài. Cuối cùng máy sẽ thực hiện cắt rời viên nang khỏi màng gelatin.  

TẠI SAO CẦN KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM DINH DƯỠNG DẠNG BỘT TRƯỚC KHI SẢN XUẤT?
29

Th 11

TẠI SAO CẦN KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM DINH DƯỠNG DẠNG BỘT TRƯỚC KHI SẢN XUẤT?

  • admin
  • 0 bình luận

Kiểm nghiệm sản phẩm là việc làm cần thiết đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất và các cơ sở kinh doanh. Bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại TPBS dạng bột người tiêu dùng khó mà có thể lựa chọn loại nào tốt. Kiểm nghiệm nhằm đánh giá và chứng minh sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.  1.TẠI SAO CẦN KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM TPDD DẠNG BỘT? Đối với người tiêu dùng: đây là nguồn thực phẩm thiết yếu, bổ sung chất dinh dưỡng cho con người. Trên thị trường hiện nay, TPBS dạng bột có rất nhiều chủng loại, thành phần, nguồn gốc, công dụng, màu sắc, và một số lưu ý khác nhau. Bởi thế mà người tiêu dùng rất khó để phân biệt sản phẩm nào đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bên phía doanh nghiệp không thực hiện và công bố kiểm định sản phẩm. Ngoài ra, SPDD dạng bột được sản xuất dưới dạng khô, bột mịn, có thời gian sử dụng lâu hơn so với sữa tươi hoặc sữa không làm lạnh. Bởi các loại này có môi trường độ ẩm thấp, các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào trong quá trình sản xuất, bảo quản. Vì vậy, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định để đảm bảo chất lượng, an toàn với người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đối với đơn vị kinh doanh, gia công sản xuất sữa bột: theo quy định pháp luật, các đơn vị kinh doanh, sản xuất muốn công bố sản phẩm của mình ra thị trường cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng về SPDD dạng bột. Điều này giúp xây dựng niềm tin của mình và thương hiệu với khách hàng. 2.CÁC CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM SỮA BỘT Dựa theo QCVN 5-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại sữa bột và Nghị định 15/10/2018 NĐ-CP: Kiểm tra sữa bột đối với các chỉ tiêu cảm quan: trạng thái, mùi vị, màu sắc. Các chỉ tiêu độc tố vi nấm không mong muốn: Aflatoxin M1. Chỉ tiêu hóa lý: hàm lượng vitamin B1, B2, B3, B6, A, C, D, acid folic, hàm lượng độ ẩm, hàm lượng chất béo, hàm lượng protein sữa trong chất không béo của sữa. Đối với các chỉ tiêu melanin. Chỉ tiêu kim loại nặng: hàm lượng đối với các chỉ tiêu kim loại nặng như chì (Pb), thiếc (Sn), Stibi, Asen (As), Cadimi (Cd), thủy ngân (Hg). Các chỉ tiêu vi sinh vật: Enterobacteriaceae, Salmonella, Monocytogenes, Staphylococcus. Ngoài các chỉ tiêu đã kể trên, khi kiểm nghiệm TPDD dạng bột còn phải kiểm tra kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể lược bỏ một số chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với công bố chất lượng sản phẩm. Mục đích tiết kiệm chi phí và thời gian khi kiểm tra chất lượng sản phẩm.  

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TPBS DẠNG BỘT CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TẠI HADU PHARMA
28

Th 11

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TPBS DẠNG BỘT CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TẠI HADU PHARMA

  • admin
  • 0 bình luận

Sản phẩm dinh dưỡng dạng bột là điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, cung cấp chất dinh dưỡng cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người già, người ốm yếu, mệt mỏi, hậu phẫu thuật… Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ với bạn quy trình sản xuất dạng bột chuẩn GMP của nhà máy! 1.NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN SẢN PHẨM Để chế biến được sản phẩm dinh dưỡng dạng bột đóng lon, nguyên liệu cần phải được lựa chọn kỹ càng, thường là sữa nguyên kem hoặc sữa gầy. Nguyên liệu phụ gia như: chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất tạo nhũ, muối… Những chất này sẽ giúp sản phẩm có chất lượng tốt nhất và có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn về độ dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc… 2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT SPDD DẠNG BỘT TẠI NHÀ MÁY HADU Quy trình chế biến sản phẩm này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn đòi hỏi cần phải đáp ứng được những yêu cầu riêng. Dưới đây là một số bước cơ bản sau: BƯỚC 1: CHUẨN HÓA Chuẩn hóa sản phẩm là quá trình điều chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa nguyên liệu. Quá trình thực hiện dựa trên công nghệ ly tâm và máy phối trộn. Sữa bột nguyên kem là sữa có hàm lượng chất béo cao khoảng 26-33%, còn sữa gầy có hàm lượng chất béo chỉ 1%. BƯỚC 2: THANH TRÙNG Thanh trùng là giai đoạn làm giảm chỉ số VSV có trong sản phẩm xuống mức thấp nhất. Điều này sẽ giúp vô hiệu hóa vai trò enzyme lipase. Quá trình được diễn ra vài giây ở nhiệt độ 80-85 độ C. Thanh trùng sữa sẽ được thực hiện trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng. Quá trình thanh trùng: gia tăng nhiệt độ sữa, giữ sữa nguyên liệu trong thời gian nhất định, và làm nguội sữa về nhiệt độ thích hợp. BƯỚC 3: CÔ ĐẶC SỮA Sữa sau khi được thanh trùng sẽ được đưa vào quá trình cô đặc để làm giảm tối đa lượng nước thừa ra khỏi sữa. Tại Hadu thường dùng phương pháp cô đặc chân không bởi đây là phương pháp khá nhanh và an toàn, đồng thời giúp cho sữa đảm bảo giữ nguyên hàm lượng giá trị dinh dưỡng và không bị nhiễm vi khuẩn gây hại. Nhiệt độ sữa trong quá trình cô đặc không vượt quá 76 độ C. Sau khi cô hàm lượng chất khô trong sữa là 45-55%. ƯU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG Cô đặc nhằm tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiệm chi phí năng lượng khi thực hiện quá trình sấy tiếp theo. Cô đặc ở áp suất thường thì sữa sẽ luôn tiếp xúc với không khí nên luôn bị nhiễm bẩn, các chất béo bị phân hủy, sản phẩm bị biến tính (đặc sệt, có màu vàng sẫm). Cô đặc ở áp suất chân không sẽ khắc phục được những nhược điểm  trên vì thời gian cô đặc ngắn, nhiệt độ thấp nên tránh thay đổi cấu trúc và sữa và đặc biệt tránh được sự biến đổi của đường lactose do đó sản phẩm có chất lượng và màu sắc tốt. BƯỚC 4: ĐỒNG HÓA Sữa sau khi được cô đặc thường có hàm lượng chất béo khá cao. Chính vì vậy, cần thêm 1 khâu đồng hóa để giảm các hạt béo trong sữa. Quá trình đồng hóa cần phải sử dụng thêm chất nhũ hóa, chất nhũ hóa cần phải không độc hại, không mùi, không màu, không làm biến đổi vị của sữa. BƯỚC 5: SẤY SỮA Sấy là khâu vô cùng quan trọng giúp sữa đạt được chất lượng tốt nhất. Điều này giúp sữa tránh được khỏi sự ẩm mốc và bảo quản sữa lâu dài. Sản phẩm thường được sấy khô ở dạng bột khô khoảng 90-96%, độ ẩm chỉ còn 4-10%. Một số phương pháp sấy thường được sử dụng chính hiện nay là sấy thăng hoa, sấy phun, sấy trục… Hiện nay sấy phun sữa bột được ứng dụng nhiều nhất tại Hadu.  BƯỚC 6: ĐÓNG GÓI Sữa bột sau sấy phun được đưa qua hệ thống rây và đem vào thiết bị đóng gói. Thông thường được đựng trong bao bì bằng kim loại hoặc bao bì giấy để đựng sản phẩm. Bao bì cần phải hạn chế sự tiếp xúc ánh sáng, không khí, độ ẩm từ môi trường xung quanh. Người ta thường đóng gói trong điều kiện chân không, hoặc thổi hỗn hợp 90% nito, 10% hydro vào hộp trước khi ghép nắp hộp nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: