Th 11
Trí nhớ tốt tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một số dược liệu có tác dụng kiện não ích trí, giúp cải thiện trí nhớ… Dưới đây là một số dược liệu có khả năng tăng cường trí nhớ bao gồm: 1.ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ Đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh huyết… là một trong những dược liệu nổi tiếng của y học cổ truyền, thường được dùng để chữa trứng hay quên do thận hư. Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo hết sức phong phú, trong đó tác dụng trần tĩnh, tăng cường sự chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ. Có thể dùng dưới dạng thô hoặc dạng đã bào chế như viên nang, thuốc nước, thuốc bột… Khi dùng dưới dạng thô, người ta chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn - bài thuốc cùng với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc… 2.HỒ ĐÀO NHÂN Hồ đào nhân có vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận cố tinh, ôn phế chỉ khái, ích khí dưỡng huyết, bổ não ích trí, nhuận tràng thông tiện. Hồ đào nhân có giá trị dinh dưỡng rất cao, cứ mỗi 100g có chứa 58g-74g chất béo, chủ yếu là các acid béo không no, 18g chất đạm, 10g chất vô cơ, nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, C, E, các nguyên tố vi lượng như Ca, P, Fe, Zn, Mg và một lượng lớn phospholipid, lysine rất cần cho cấu trúc và hoạt động của não bộ. Do đó hồ đào nhân là một trong những loại thực phẩm - vị thuốc rất có lợi cho việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Cách dùng đơn giản là kiên trì ăn hằng ngày 1-2 trái hồ đào hoặc dùng 30g hồ đào nhân nấu cháo ăn cùng với gạo tẻ. 3.LONG NHÃN Long nhãn có vị ngọt, tính ấm, công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não ích trí. Nghiên cứu hiện đại cho thấy long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não và cải thiện khả năng ghi nhớ. Để phòng chống tích cực chứng kiện vong, dân gian thường dùng long nhãn 500gram, đường trắng 500gram, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml. 4.NẤM LINH CHI Nấm linh chi có vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, tư bổ cường tráng, kiện não ích trí, được mệnh danh là “tiên thảo” (cỏ tiên). Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ điều trị rất tốt đối với những bệnh nhân tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), mất ngủ, hay quên… do tâm tỳ hư nhược. Nấm linh chi thường được dùng dưới dạng linh chi thô 3-6g, hãm uống thay trà, mỗi ngày 2 lần hoặc các dạng đã được bào chế như viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước… theo chỉ định của thầy thuốc. 5.NHÂN SÂM Nhân sâm vị ngọt, tính ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm ích trí, là vị thuốc - thực phẩm đứng đầu trong nhóm dược liệu có công dụng bổ khí. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm có khả năng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, hưng phấn, và tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ. Bởi vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm - thuốc rất hữu ích cho việc làm tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Nhân sâm thường được dùng dưới dạng như trà sâm, rượu sâm, viên nang, cao lỏng, món ăn - bài thuốc… 6.LIÊN NHỤC (HẠT SEN) Hạt sen vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài tuổi thọ. 7.KỲ TỬ Kỳ tử vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận tràng.
Th 11
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay có quyền tự công bố sản phẩm của mình. Tuy vậy, thủ tục tự công bố sản phẩm hiện nay rất phức tạp và dễ nhầm lẫn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục tự công bố sản phẩm thì bạn nên đọc bài viết dưới đây của Hadu nhé! Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích về cách hiểu công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chi phí công bố theo thủ tục hiện hành. 1.HIỂU THẾ NÀO VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM? Công bố sản phẩm được hiểu là doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân đăng ký các hàng hóa, sản phẩm nằm trong danh mục kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công bố sản phẩm hiện nay được chia làm 2 loại là tự công bố sản phẩm với Cơ quan Nhà nước và công bố sản phẩm bắt buộc. 2.NHỮNG SẢN PHẨM BẮT BUỘC PHẢI THỰC HIỆN CÔNG BỐ SẢN PHẨM Như đã phân tích ở trên, có nhiều sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm tự công bố, bắt buộc phải công bố. Những sản phẩm bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm bao gồm: SẢN PHẨM CẦN THỰC HIỆN THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; Phụ gia thực phẩm; Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm; Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. SẢN PHẨM PHẢI THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM Các sản phẩm sau không làm thủ tục tự công bố mà phải làm thủ tục đăng ký công bố sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y Tế quy định. 3.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM Để đăng ký bản công bố sản phẩm, bạn thực hiện theo những bước sau: Hồ sơ đăng ký đối với sản phẩm nhập khẩu gồm: Bản công bố sản phẩm. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ xuất khẩu cấp có nội dung đảm bảo an toàn cho người sử dụng hoặc được tự do bán tại thị trường của nước sản xuất/ xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự). Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời gian 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y Tế ban hành theo nguyên tắc quản trị rủi ro phù hợp với quy định quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y Tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hằng ngày của sản phẩm phải lớn hơn hoặc tối thiểu bằng 15% lượng thành phần đó nêu trong tài liệu. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm với sản phẩm sản xuất trong nước gồm: Bản công bố sản phẩm. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y Tế ban hành theo nguyên tắc quản trị rủi ro phù hợp với quy định quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y Tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hằng ngày của sản phẩm phải lớn hơn hoặc tối thiểu bằng 15% lượng thành phần đó nêu trong tài liệu. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 4.NỘP HỒ SƠ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau: Nộp đến Bộ Y Tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y Tế quy định. Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của Bộ Y Tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y Tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y Tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì những lần tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn. 5.TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ HỒ SƠ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia sản phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y Tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp). 6.TRẢ KẾT QUẢ Trong trường hợp không đồng ý với công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần. Trong thời gian (07) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời.Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi bổ sung thì hồ sơ đó không còn giá trị. 7.CHI PHÍ CÔNG BỐ SẢN PHẨM LÀ BAO NHIÊU? Để xác định chi phí công bố sản phẩm, bạn cần căn cứ vào nhiều yếu tố như doanh nghiệp tự công bố sản phẩm hay không; doanh nghiệp có thuê đơn vị tư vấn tự công bố sản phẩm và các chi phí phát sinh quá trình hoàn thiện thủ tục. Nếu bạn còn đang băn khoăn chi phí công bố sản phẩm, hãy liên hệ Hadu để được hỗ trợ thêm. 8.TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM? Hiện nay, sản phẩm tràn lan trên thị trường, bao gồm có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, có những sản phẩm kém chất lượng với giá thành thấp đang cạnh tranh với những sản phẩm chất lượng tốt hay những sản phẩm giả mạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của một thương hiệu đã có. Như vậy, để tránh trường hợp sản phẩm của chính mình tự sản xuất ra được bán và lưu động trên thị trường, đến tay người tiêu dùng không mất đi thương hiệu uy tín, đồng thời đảm bảo chất lượng tốt nhất thì chủ thể thực hiện phải đăng ký tự công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hơn nữa, pháp luật đã quy định rất rõ, nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP).
Th 11
1.THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) LÀ GÌ? “Thương hiệu” về cơ bản được hiểu là một tập hợp hoặc một số dấu hiệu giúp chúng ta phân biệt được sản phẩm của các doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức này với bên khác. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là sản phẩm vô hình của doanh nghiệp. Trong đó, giá trị vô hình của thương hiệu chiếm một phần quan trọng trong tổng thể giá trị của doanh nghiệp. “Nhãn hiệu” được hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này. Nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu) là dấu hiệu để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác. Để được độc quyền sử dụng, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi nhận thấy phần lớn khách hàng chỉ hiểu nôm na tôi muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho công ty và không gắn thương hiệu vào 1 sản phẩm/ dịch vụ nào. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, phạm vi quyền và chi phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào danh mục/ sản phẩm (sẽ được phân theo nhóm) sẽ được thương hiệu gắn lên. Có nghĩa bạn đăng ký cho sản phẩm gì, dịch vụ gì bạn sẽ chỉ được độc quyền cho lĩnh vực ấy và bắt buộc phải đăng ký để gắn lên 1 sản phẩm/ dịch vụ và không được đăng ký chung cho công ty. VD: Cocacola sẽ được đăng ký cho sản phẩm đồ uống có ga hoặc P/S sẽ được đăng ký cho sản phẩm kem đánh răng hoặc WINMART sẽ được đăng ký cho nhóm ngành dịch vụ mua bán hàng hóa (gắn với 1 sản phẩm cụ thể nào đó) hoặc Vietnam Airline sẽ được đăng ký cho dịch vụ vận tải bằng đường hàng không (gắn với một dịch vụ nào đó). 2.CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU KHÔNG? Luật Sở Hữu Trí Tuệ không quy định việc đăng ký nhãn hiệu phải bắt buộc đối với chủ sở hữu, đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Mặc dù đăng ký thương hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc, nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại Luật Sở Hữu Trí Tuệ, quyền đối với nhãn hiệu ( trừ nhãn hiệu nổi tiếng), được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục sở hữu trí tuệ cấp). Người được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền lợi đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần bằng chứng nào khác. 3.QUYỀN CỦA THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) CHO SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ LÀ GÌ? Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/ dịch vụ mà chủ sở hữu muốn đăng ký. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ có tất cả 45 nhóm sản phẩm/ dịch vụ. Trong đó, từ nhóm 01-34 là nhóm sản phẩm và từ nhóm 35-45 là nhóm dịch vụ. VD: Mỹ phẩm là sản phẩm được phân vào nhóm 03 hoặc dược phẩm được phân vào nhóm 05. 4.AI CÓ QUYỀN NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU? Theo Quy định tại điều 87 Luật Sở Hữu trí tuệ có quy định quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như sau: 1.Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. 2.Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. 3.Tổ chức, tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình được sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 4.Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý hoặc đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. 5.Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: a)Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; b)Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. 6.Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 và Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. 7.Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. 5.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) NHƯ THẾ NÀO? Bước 1: Xác định nơi nộp đơn đăng ký thương hiệu Hiện nay tại Việt Nam, cơ quan duy nhất tiếp nhận đơn là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký thương hiệu Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm, thành phần hồ sơ gồm các tài liệu sau: +)Tờ khai đăng ký thương hiệu (theo mẫu) +)05 mẫu thương hiệu sản phẩm sẽ đăng ký độc quyền được in trên giấy A4, kích thước 8cmx8cm +)Giấy giới thiệu, chứng minh thư (áp dụng cho trường hợp nộp đơn tự đăng ký) hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký +)Chứng từ đã nộp lệ phí +)Tài liệu khác (nếu có) theo từng nội dung công việc Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ
Th 11
Đăng ký mã vạch là việc tổ chức, doanh nghiệp làm các thủ tục cần thiết nhằm xin phép cơ quan quản lý nhà nước để được phép sử dụng mã vạch trên bao bì sản phẩm. Câu hỏi mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp đặt ra khi tìm hiểu về thủ tục này chính là tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Đăng ký mã vạch có bắt buộc hay không? Hadu sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây. 1.TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM TPCN/ TPBVSK? Hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc các chủ thể phải thực hiện đăng ký mã vạch cho sản phẩm của mình. Vậy tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Đơn giản vì chính những lợi ích mà thủ tục này mang lại. Đăng ký mã vạch chính là căn cứ pháp lý để xác định việc in ấn mã vạch lên sản phẩm là hợp pháp. Tuy việc đăng ký sử dụng mã vạch là không bắt buộc nhưng các doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch cho sản phẩm vẫn cần có sự đồng ý, cho phép bằng cách cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước. Nếu không có khi bị kiểm tra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP. Việc đăng ký sử dụng mã vạch cho sản phẩm giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng được sản phẩm, nắm được số lượng chính xác loại sản phẩm để có những phương án, định hướng kinh doanh mới, phát triển quy mô, thị trường. 2.MỘT SỐ LỢI ÍCH KHÁC MÀ MÃ SỐ, MÃ VẠCH MANG LẠI Đăng ký sử dụng mã vạch là một trong những bước quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp có thể phân phối vào thị trường lớn như bệnh viện, nhà thuốc hay xa hơn là thị trường nước ngoài. Đăng ký mã vạch cho sản phẩm giúp doanh nghiệp bước đầu tạo được niềm tin cho khách hàng, người tiêu dùng. Đồng thời dễ dàng hơn trong việc quảng cáo sản phẩm, đưa hàng hóa ra rộng rãi trên thị trường. Bên cạnh đó, việc đăng ký sử dụng mã vạch giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin của sản phẩm, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tránh các trường hợp giả trên thị trường. Từ đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 3.DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TRỌN GÓI TẠI HADU Hadu cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký mã vạch trọn gói giúp quý khách hàng vượt qua những khó khăn, vướng mắc. Khi sử dụng dịch vụ trọn gói của chúng tôi, quý khách hàng sẽ được phục vụ từ A-Z trong quy trình đăng ký, chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ đăng ký. Cụ thể các công việc mà Hadu sẽ làm cụ thể như sau: -Tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến mã vạch như đăng ký mã vạch có bắt buộc không, tại sao phải đăng ký mã vạch, cơ quan nào sẽ tiếp nhận hồ sơ, thời gian đăng ký mã vạch là bao lâu… -Tư vấn lựa chọn loại mã vạch, số lượng mã vạch, film master mã vạch sao cho phù hợp với sản phẩm, quy mô của doanh nghiệp. -Hướng dẫn quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm, kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ. -Đại diện cho khách hàng theo giấy ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước quản lý về mã vạch. -Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và thực hiện các công việc theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ khi cần thiết. -Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch và bàn giao lại cho quý khách hàng lưu giữ và sử dụng. -Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các vấn đề khác theo yêu cầu của khách hàng.