CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

27

Th 11

ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN THEO THỦ TỤC NĂM 2023

ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN THEO THỦ TỤC NĂM 2023

  • admin
  • 0 bình luận

1.THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) LÀ GÌ?

“Thương hiệu” về cơ bản được hiểu là một tập hợp hoặc một số dấu hiệu giúp chúng ta phân biệt được sản phẩm của các doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức này với bên khác. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là sản phẩm vô hình của doanh nghiệp. Trong đó, giá trị vô hình của thương hiệu chiếm một phần quan trọng trong tổng thể giá trị của doanh nghiệp.

“Nhãn hiệu” được hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này. Nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu) là dấu hiệu để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác.

Để được độc quyền sử dụng, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thủ  tục đăng ký thương hiệu. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi nhận thấy phần lớn khách hàng chỉ hiểu nôm na tôi muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho công ty và không gắn thương hiệu vào 1 sản phẩm/ dịch vụ nào. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, phạm vi quyền và chi phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào danh mục/ sản phẩm (sẽ được phân theo nhóm) sẽ được thương hiệu gắn lên. Có nghĩa bạn đăng ký cho sản phẩm gì, dịch vụ gì bạn sẽ chỉ được độc quyền cho lĩnh vực ấy và bắt buộc phải đăng ký để gắn lên 1 sản phẩm/ dịch vụ và không được đăng ký chung cho công ty.

VD: Cocacola sẽ được đăng ký cho sản phẩm đồ uống có ga hoặc P/S sẽ được đăng ký cho sản phẩm kem đánh răng hoặc WINMART sẽ được đăng ký cho nhóm ngành dịch vụ mua bán hàng hóa (gắn với 1 sản phẩm cụ thể nào đó) hoặc Vietnam Airline sẽ được đăng ký cho dịch vụ vận tải bằng đường hàng không (gắn với một dịch vụ nào đó).

2.CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU KHÔNG?

Luật Sở Hữu Trí Tuệ không quy định việc đăng ký nhãn hiệu phải bắt buộc đối với chủ sở hữu, đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.

Mặc dù đăng ký thương hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc, nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Theo quy định tại Luật Sở Hữu Trí Tuệ, quyền đối với nhãn hiệu ( trừ nhãn hiệu nổi tiếng), được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục sở hữu trí tuệ cấp).

Người được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền lợi đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần bằng chứng nào khác.

3.QUYỀN CỦA THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) CHO SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ LÀ GÌ?

Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/ dịch vụ mà chủ sở hữu muốn đăng ký. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ có tất cả 45 nhóm sản phẩm/ dịch vụ. Trong đó, từ nhóm 01-34 là nhóm sản phẩm và từ nhóm 35-45 là nhóm dịch vụ.

VD: Mỹ phẩm là sản phẩm được phân vào nhóm 03 hoặc dược phẩm được phân vào nhóm 05.

4.AI CÓ QUYỀN NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

Theo Quy định tại điều 87 Luật Sở Hữu trí tuệ có quy định quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:

1.Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2.Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3.Tổ chức, tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình được sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4.Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý hoặc đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

5.Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a)Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b)Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6.Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 và Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7.Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

5.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) NHƯ THẾ NÀO?

Bước 1: Xác định nơi nộp đơn đăng ký thương hiệu

Hiện nay tại Việt Nam, cơ quan duy nhất tiếp nhận đơn là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký thương hiệu 

Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm, thành phần hồ sơ gồm các tài liệu sau:

+)Tờ khai đăng ký thương hiệu (theo mẫu)

+)05 mẫu thương hiệu sản phẩm sẽ đăng ký độc quyền được in trên giấy A4, kích thước 8cmx8cm

+)Giấy giới thiệu, chứng minh thư (áp dụng cho trường hợp nộp đơn tự đăng ký) hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký

+)Chứng từ đã nộp lệ phí

+)Tài liệu khác (nếu có) theo từng nội dung công việc

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ 


 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: