Th 03
Trái tim không chỉ là biểu tượng của tình yêu mà còn là cơ quan đại diện cho sự sống, liệu bạn đã biết cách bảo vệ mình tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh? Hãy lưu ý đến những yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh tim để duy trì sức khỏe tim mạch của bạn nhé! Đừng chỉ thụ động để bệnh tim tiến tới và tấn công bạn. Bạn hoàn toàn có quyền lấy lại thế chủ động của mình bằng cách áp dụng các phương pháp điều trị, ăn uống và duy trì sức khỏe lành mạnh hơn. Phòng ngừa luôn tốt hơn chữa bệnh, do đó bạn có thể kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ gây bệnh dưới đây! 1.HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL TRONG MÁU CAO LÀ YẾU TỐ NGUY HIỂM GÂY RA BỆNH TIM Cholesterol là một chất béo có trong máu. Quá nhiều cholesterol “có hại” có thể là một trong những yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh tim mạch. Cholesterol có thể tạo ra mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch, cản trở lưu thông lượng máu cần thiết đến tim hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nếu một mảng xơ vữa bị vỡ ra, một cục máu đông có thể hình thành, chặn việc cung cấp máu đến tim (gây ra cơn đau tim) hoặc tới não (gây ra cơn đột quỵ). CÁCH XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL Cholesterol được xác định thông qua cholesterol HDL (có lợi) và cholesterol LDL (có hại). Cholesterol LDL nên thấp hơn 4mmol/L (mmol/ mỗi lít máu) và tổng lượng cholesterol không được cao hơn 5mmol/L. Bạn nên khám sức khỏe để xem hàm lượng cholesterol trong máu, đây là cách xác định bạn có bị cholesterol cao hay không. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch, bạn sẽ phải kiểm tra cholesterol định kỳ. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIẢM CHOLESTEROL Bạn có thể làm giảm và điều chỉnh cholesterol trong máu bằng cách: Cắt giảm lượng chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn (bơ, phô mai, sữa và thịt). Thay thế bằng các loại chất béo không bão hòa như: các loại hạt có dầu, cá béo, dầu ô liu, hạt cải dầu, hoặc dầu hướng dương. Thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Dùng statin nếu bạn có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. 2.TRỌNG LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC VÒNG EO Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh tim mạch và các bệnh lý khác bao gồm bệnh tiểu đường tuýp 2. Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách để nhận biết liệu bạn có thừa cân hay béo phì không. Thông thường, chỉ số BMI từ 25 trở lên có nghĩa là bạn có thể bị thừa cân và chỉ số BMI từ 30 trở lên có nghĩa là bạn đang bị béo phì. Vóc dáng, đặc biệt là vòng eo to có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và đột quỵ. Nam giới vòng eo trên 94 và nữ giới vòng eo trên 80 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. LÀM SAO ĐỂ GIẢM NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM Nếu bạn đang thừa cân hoặc nằm trong nhóm có vòng eo to nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, giảm cân sẽ giúp ích rất nhiều. Hãy tích cực tạo ra những thay đổi nhỏ, dài hạn, chẳng hạn như giảm vòng eo và hoạt động thể chất tích cực hơn. Cố gắng theo dõi cân nặng của bạn và lắng nghe lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về cách giảm cân phù hợp. 3.BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2: YẾU TỐ NGUY HIỂM GÂY RA BỆNH TIM Việt Nam có 3,5 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, tương đương 6% dân số, trong đó 70% người bị mắc bệnh tiểu đường vẫn chưa được chẩn đoán. Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng glucose trong máu của bạn quá cao và có thể là một trong những yếu tố gây ra bệnh tim mạch do đường huyết cao sẽ dễ làm tổn thương mạch máu. Tiểu đường tuýp 2 là dạng tiểu đường phổ biến nhất, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Một trong những nguy cơ chủ yếu gây ra tiểu đường tuýp 2 là tình trạng thừa cân. BẠN NÊN LÀM GÌ NẾU BỊ TIỂU ĐƯỜNG? Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát lượng đường huyết, huyết áp và cholesterol là rất quan trọng. Ăn uống lành mạnh, tích cực vận động và kiểm soát cân nặng tốt hơn là những cách giúp bạn điều chỉnh những chỉ số này và góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bệnh tiểu đường tuýp 2 và lượng mỡ trong cơ thể có mối liên hệ với nhau, vì vậy nếu bạn giảm đủ cân, bạn sẽ ít gặp phải các triệu chứng của bệnh hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể trở lại, đặc biệt là khi cân nặng của bạn có dấu hiệu tăng lên. 4.HUYẾT ÁP CAO Huyết áp là lực tác dụng của máu lên thành động mạch khi máu lưu thông khắp cơ thể. Huyết áp cao nghĩa là huyết áp của bạn bằng hoặc cao hơn mức khuyến cáo. Huyết áp cao ảnh hưởng đến 25% người trưởng thành ở Việt Nam. Nguy cơ mắc huyết áp cao cũng tăng khi bạn già đi và đây là yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh tim bạn cần lưu ý. 5.HÚT THUỐC LÁ Nếu bạn hút thuốc, bỏ thuốc là việc làm có lợi và thiết thực nhất cho tim. Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim gần như cao gấp đôi so với người chưa từng hút thuốc. Các hóa chất trong khói thuốc phá hủy động mạch, làm cho tim phải hoạt động quá sức và làm cho máu dễ bị đông (tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ). Nguy cơ đối với sức khỏe sẽ giảm rất nhanh chóng ngay sau khi bạn bỏ thuốc, vì vậy không bao giờ là quá muộn.
Th 03
Việc sử dụng các loại bột ăn dặm lúc 4 tháng tuổi để làm quen là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí còn gây hại cho trẻ bởi trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa sẵn sàng để tiếp thu những chất khác. Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho biết, trên thị trường có nhiều loại bột ăn dặm được quảng cáo cho trẻ từ 4 tháng tuổi nhằm giúp trẻ làm quen với việc ăn dặm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng, không cần thêm bất kỳ loại thực phẩm nào. Khi tròn 6 tháng, bước sang tháng thứ 7, bố mẹ mới nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Như vậy, việc sử dụng các loại bột ăn dặm này như kiểu làm quen là hoàn toàn không có cơ sở khoa học và thậm chí còn gây hại cho trẻ bởi trước 6 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ chưa sẵn sàng để tiếp thu những chất khác. Hơn nữa, các loại bột ăn dặm này đều có bổ sung muối, đường và các chất bảo quản, không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Bố mẹ nên nấu thức ăn cho con để đảm bảo tươi ngon và bổ dưỡng, không nên dùng các loại bột ăn dặm cho bé. Thời điểm 6 tháng tuổi có thể chưa có răng hoặc chỉ có 1-2 cái. Tuy nhiên, lợi của bé rất cứng, bên dưới lợi có thể có mầm răng, chỉ có chưa nhú lên mà thôi. Vì vậy lợi của bé rất lợi hại trong việc nghiền thức ăn. Tuy lợi của bé có thể nhai được nhưng cũng rất khó cho bé xử lý thức ăn cứng và dai, có thể làm tổn thương lợi. Bố mẹ nên chọn cho con thức ăn có độ cứng và dai phù hợp với bé để giúp bé học kỹ năng nhai nhanh, dễ dàng hơn. Bố mẹ nên nấu thức ăn hơi kỹ một chút để thức ăn có thể mềm hơn giúp bé dễ nghiền thức ăn hơn. Các thực phẩm dai như thịt bò, thịt lợn, bố mẹ nên băm nhỏ, làm thịt viên thì bé sẽ dễ nhai hơn. Các bác sĩ tại đây cũng cho biết, trước 1 tuổi, sữa là thức ăn chính cho bé, chứ không phải là ăn dặm. Nguồn dinh dưỡng chính bé nhận được là từ sữa, bé chỉ nhận được một phần dinh dưỡng rất ít từ ăn dặm. Thời kỳ 3 tháng đầu tiên là từ 6-9 tháng là thời kỳ bé tập làm quen với thức ăn dặm, lượng ăn khuyến cáo là rất ít vì cơ thể bé cần thời gian để làm quen. Ở thời kỳ này bé có thể ăn rất ít cũng không ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng mà bé nhận được nếu bé vẫn uống sữa đầy đủ. Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thời kỳ trước 9 tháng chỉ nên chiếm 30% lượng ăn khuyến cáo là 50-80ml. Rau củ 20ml, đạm 10-15ml, tổng quát tất cả là khoảng 100ml mỗi ngày, chỉ bằng khoảng 1 chén cháo con. Thời kỳ trước 1 tuổi lượng thức ăn khuyến cáo tổng cũng chỉ khoảng 150ml. Điều này hoàn toàn khác với suy nghĩ của rất nhiều cha mẹ là từ khi con bắt đầu ăn dặm đã phải ăn nhiều, chuyển sang thời kỳ ăn dặm có nghĩa ăn dặm là chính. Nếu bố mẹ muốn bé tăng cân mà cho bé ăn dặm nhiều, ít sữa đi hoàn toàn là sai lầm. Bé không những không thể tăng cân mà còn thiếu hụt chất nếu uống sữa quá ít. Hầu hết các bé trong thời kỳ 6-12 tháng đều tăng cân chậm lại do lúc này các bé đã bắt đầu biết ngồi, bò, vận động nhiều hơn, thích hóng chuyện và thích khám phá nhiều hơn là ăn uống. Các bé có thời kỳ 6 tháng trước vận động ít, khám phá ít nên đã tích lũy rất nhiều năng lượng trong thời kỳ này, bố mẹ không cần lo lắng. Vì thế bố mẹ không nên ép bé ăn dặm nhiều để tăng cân, sẽ gây những tổn thương sau này cho hệ tiêu hóa của trẻ và khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn. Sau 1 tuổi, nếu bé uống nhiều sữa, ăn dặm ít lại là một vấn đề vì lúc này dinh dưỡng chủ yếu bé nhận được là từ thức ăn, chứ không phải từ sữa. Nhiều bố mẹ có quan điểm rất sai lầm là trước 1 tuổi thì cố gắng bắt con ăn dặm thật nhiều, uống ít sữa để bụng còn ăn.
Th 03
Hiện nay, nhiều bà mẹ trẻ thường dùng váng sữa để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Vì họ cho rằng những thực phẩm này bao gồm những thành phần dinh dưỡng có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại thực phẩm này có thể mang lại những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ. 1.NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG VÁNG SỮA Theo các bà mẹ thì váng sữa thuộc nhóm thực phẩm giúp trẻ lớn nhanh và phát triển vượt trội, thông minh… Khi thực hiện cho trẻ ăn dặm, các bà mẹ thường sử dụng váng sữa để bổ sung vào bữa ăn dặm cho bé, với lý do váng sữa được chắt lọc từ những gì tốt nhất cho sữa. Nhưng thực chất giá trị dinh dưỡng của váng sữa cho bé không như mong đợi. Theo chuyên gia dinh dưỡng váng sữa gồm: thành phần chất béo của sữa, sau đó được bổ sung canxi, chất đặc và một số chất khác để chế biến thành những hộp váng sữa trên thị trường. Váng sữa có thành phần dinh dưỡng giàu chất béo và canxi nên được cho rằng khá phù hợp với các trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng. Còn với trẻ bình thường thì có thể sử dụng váng sữa nhưng không phải thay thế hoàn toàn cho sữa. Nếu đem so sánh thành phần dinh dưỡng của váng sữa và sữa chua cho thấy sữa chua có thành phần dinh dưỡng vượt trội hơn. Váng sữa thực sự được lấy từ quá trình ly tâm sữa tươi. Khi đó với lượng sữa tươi khoảng 100kg sẽ cho 1.25kg váng sữa. Tuy nhiên các sản phẩm váng sữa đang được bán trên thị trường có các thành phần khác như: chất tạo màu, bột ngũ cốc, hương liệu… Theo phân tích của các chuyên gia cho biết những sản phẩm này không phải là “váng sữa” theo đúng nghĩa, vì những sản phẩm này được pha trộn với hàm lượng lớn các chất khác không phải váng sữa thật. Vì vậy không phải cứ ăn nhiều váng sữa là sẽ tốt. 2.SAI LẦM KHI SỬ DỤNG VÁNG SỮA CHO TRẺ BẮT ĐẦU ĂN DẶM Váng sữa có thể giúp trẻ tăng cân nhưng không phải tăng cân theo xu hướng bình thường mà có thể gây nên tình trạng béo phì ở trẻ em. Nếu mẹ muốn dùng váng sữa cho trẻ thì nên cho dùng khi trẻ được trên 1 tuổi. Và nên cho trẻ ăn váng sữa vào bữa phụ và thi thoảng mới sử dụng thực phẩm này chứ không phải coi như loại thực phẩm bổ dưỡng cần bổ sung liên tục. “Còn với trẻ dưới 1 tuổi có nên sử dụng váng sữa cho trẻ sơ sinh hoặc váng sữa cho trẻ 6 tháng tuổi để thay thế sữa đặc biệt sữa mẹ không?” Hoàn toàn không được thực hiện vì váng sữa không chứa đủ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hay sữa công thức, hơn nữa váng sữa có hàm lượng đạm khá thấp. Váng sữa nên được sử dụng đúng cho từng đối tượng trẻ để có thể phát huy những ưu điểm của nó. Bởi vì trong thành phần dinh dưỡng của váng sữa có chứa hàm lượng chất béo cao, cung cấp khá nhiều năng lượng cho trẻ nên sẽ rất cần thiết cho trẻ đang gặp tình trạng như: trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy. Với những đối tượng trẻ này, cha mẹ nên cho trẻ ăn váng sữa vào các bữa phụ của trẻ. 3.TRẺ ĂN VÁNG SỮA NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP Lượng váng sữa dùng cho bữa ăn của trẻ sẽ phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa sử dụng. Trung bình với những trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi có thể ăn 1 hộp váng sữa/ ngày. Còn với những trẻ trên 1 tuổi có thể ăn 1-2 hộp/ ngày tùy thuộc vào mức độ dung nạp của trẻ. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều váng sữa có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo trong váng sữa khá nhiều. Những trẻ không nên sử dụng váng sữa bao gồm: những trẻ có độ tuổi dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân béo phì, trẻ đang bị tình trạng tiêu chảy và trẻ có dấu hiệu bị dị ứng với sữa bò. Khi sử dụng váng sữa cho trẻ cần lưu ý, váng sữa thuộc nhóm thực phẩm dễ bị hỏng cần được bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Bạn không nên để váng sữa ở cánh tủ lạnh, vì thế khi mở tủ ra thường xuyên sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định ảnh hưởng đến chất lượng váng sữa. Để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa… trẻ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C)... Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hay thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học, cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh trường hợp thiếu kẽm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Th 03
Chế độ ăn uống lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Đây là một chế độ ăn cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cùng với nhiều trái cây và rau quả. Chế độ ăn này đã được khoa học chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc ung thư và các bệnh tim mạch. Tuy nhiên việc thực hiện thay đổi lớn với chế độ ăn uống đôi khi có vẻ khó thực hiện vì nó đã được hình thành từ bao đời nay. Bài viết dưới đây Hadu Pharma sẽ chia sẻ cho bạn 25 mẹo ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng. 1.ĂN CHẬM Tốc độ ăn ảnh hưởng đến khối lượng thức ăn ăn vào và do đó đây là một yếu tố liên quan đến tăng cân. Trên thực tế, các nghiên cứu tốc độ ăn cho thấy những người ăn nhanh có khả năng ăn nhiều hơn và có BMI cao hơn nhóm ăn chậm. Sự thèm ăn, khối lượng thức ăn ăn vào và cảm giác no đều do hormone kiểm soát. Hormone báo hiệu cho não biết cơ thể bạn đang đói hay no. Tuy nhiên phải mất khoảng 20 phút để não nhận được những thông điệp này. Đó là lý do tại sao ăn chậm hơn có thể cung cấp cho não thời gian cần thiết để nhận biết rằng cơ thể bạn đã no. Vì vậy việc ăn chậm có thể làm giảm lượng calo tiêu thụ trong bữa ăn và giúp bạn giảm cân. 2.CHỌN NGŨ CỐC NGUYÊN HẠT THAY VÌ TINH CHẾ Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể dễ dàng thực hiện hơn một chút bằng cách chọn ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế truyền thống. Tiêu thụ nhiều ngũ cốc tinh chế có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, điển hình như đái tháo đường. Thay vào đó, ngũ cốc nguyên hạt đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tim mạch và ung thư. Chúng cũng là một nguồn tốt về: chất xơ, vitamin nhóm B, khoáng chất như kẽm, sắt, magie, và mangan. Có rất nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có thể thêm vào thực đơn ăn uống lành mạnh mỗi ngày như gạo lứt, yến mạch… Bạn chỉ cần nhớ đọc nhãn mác thực phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm bạn mua được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt, không phải hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế. 3.THÊM SỮA CHUA HY LẠP VÀO CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HẰNG NGÀY Điểm khác biệt của sữa chua Hy Lạp so với sữa chua thông thường là nó đặc và sánh hơn. Theo phương pháp này, sữa chua được lọc bớt phần nước của sữa để loại bỏ protein whey dư thừa. Điều này làm chúng có lượng chất béo và protein cao hơn. Trên thực tế, sữa chua kiểu Hy Lạp chứa lượng protein gấp đôi so với sữa chua thông thường. Ăn một nguồn protein tốt có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, điều này giúp kiểm soát sự thèm ăn và lượng thức ăn ăn vào. Thêm nữa, vì đã được cô đặc nên nó chứa ít carbs và ít lactose hơn sữa chua thông thường. Điều này làm cho sữa chua Hy Lạp trở thành một món ăn nhẹ phù hợp với những người theo chế độ ăn kiêng ít carb hoặc không dung nạp lactose. Chỉ cần thay thế một số món ăn nhẹ hoặc các loại sữa chua thông thường bằng sữa chua Hy Lạp là bạn có được một chế độ ăn uống lành mạnh hơn so với trước đây. 4.GHI VÀO SỔ TAY NHỮNG THỰC PHẨM CẦN MUA Không biết chính xác những gì cần thiết sẽ tạo ra chỗ cho việc mua sắm bốc đồng, mặt khác cơn đói có thể khiến bạn vô ý thức mua thêm các thực phẩm. Đó là lý do tại sao chiến lược tốt nhất để lập kế hoạch trước và viết ra những gì cần cho một thực đơn ăn uống lành mạnh mỗi ngày. 5.ĂN TRỨNG VÀO BỮA SÁNG Trứng cực kỳ tốt cho sức khỏe, chúng chứa protein chất lượng cao và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác, chẳng hạn như choline. Bạn sẽ cảm thấy no hơn khi ăn trứng vào buổi sáng. Điều này đã được chứng minh là khiến mọi người tiêu thụ ít calo hơn vào các bữa ăn sau đó, do đó trứng có thể khá hữu ích cho việc giảm cân. Vì vậy chỉ cần thay bữa sáng hiện tại của bạn bằng trứng là có thể có chế độ ăn uống lành mạnh hơn. 6.TĂNG LƯỢNG PROTEIN Protein được coi là vua của các chất dinh dưỡng và dường như nó có 1 siêu năng lực. Hormone đói được tiết ra ít hơn khi ăn một bữa ăn giàu protein với một bữa ăn nhiều carb ở những người béo phì. Hơn nữa, protein giúp bạn duy trì khối lượng cơ và cũng có thể làm tăng nhẹ số lượng calo đốt cháy mỗi ngày. Nó cũng quan trọng để ngăn ngừa sự mất khối lượng cơ có thể xảy ra khi giảm cân và lão hóa. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy bổ sung thêm protein vào mỗi bữa ăn chính hoặc phụ. Các nguồn protein tốt bao gồm: các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, bơ đậu phộng, trứng, đậu, thịt nạc,... Một thực đơn ăn uống lành mạnh mỗi ngày không thể nào thiếu các thực phẩm kể trên. 7.UỐNG ĐỦ NƯỚC Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bao gồm các thực phẩm và phương pháp chế biến lành mạnh, mà còn yêu cầu bạn phải uống đủ nước mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước có thể làm giảm cân nặng và duy trì cân nặng, thậm chí có thể làm tăng nhẹ số lượng calo đốt cháy mỗi ngày. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước trước bữa ăn có thể giảm sự thèm ăn và lượng thức ăn nạp vào bữa tiếp theo. Điều đó nói lên rằng quan trọng nhất là uống nước thay vì các loại đồ uống khác. 8.NƯỚNG BẰNG LÒ HOẶC RANG THAY VÌ CHIÊN, NƯỚNG Cách chế biến thức ăn có thể thay đổi đáng kể ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe. Nướng, chiên và rán đều là những phương pháp phổ biến để chế biến thịt và cá. Tuy nhiên, một số hợp chất độc hại tiềm ẩn được hình thành như hydrocacbon thơm đa vòng, admin dị vòng khi chế biến bằng các phương pháp này. Các hợp chất này có liên quan đến một số bệnh lý tim mạch. 9.BỔ SUNG OMEGA 3 VÀ VITAMIN D Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, có vai trò quan trọng đối với xương và hoạt động bình thường của hệ miễn dịch. Trên thực tế, mọi tế bào trong cơ thể đều có một thụ thể cho vitamin D. Vitamin D được tìm thấy trong rất ít loại thực phẩm, những hải sản béo thường chứa lượng cao nhất. Axit béo omega 3 là một chất dinh dưỡng thiết yếu có trong hải sản béo. Những chất này có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể, bao gồm giảm viêm, duy trì sức khỏe tim mạch và thúc đẩy chức năng não. Nếu bạn không ăn hải sản béo thường xuyên, hãy nên cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung. Omega 3 và vitamin D có thể được tìm thấy cùng nhau trong nhiều loại TPBS. 10.THỬ ÍT NHẤT MỘT MÓN ĂN MỚI TỐT CHO SỨC KHỎE HẰNG TUẦN Quyết định hôm nay ăn gì đôi khi cũng là một sự lựa chọn khó khăn, đó là lý do nhiều người có xu hướng lặp đi lặp lại các món ăn giống nhau. Thử một cái gì đó mới có thể là cách thú vị để tăng thêm đa dạng vào chế độ ăn uống lành mạnh của bạn. Cố gắng làm một món mới tốt cho sức khỏe mỗi tuần một lần 11.ĂN RAU TRƯỚC Một thực đơn ăn uống lành mạnh mỗi ngày không thể thiếu rau. Ăn rau vào đầu bữa ăn có thể khiến các bạn ăn ít các thực phẩm kém lành mạnh hơn trong bữa ăn cũng như giảm lượng calo, điều này có thể dẫn đến giảm cân. Thêm vào đó ăn rau trước bữa ăn giàu carb đã được chứng minh là có lợi đối với đường máu. Nó làm chậm tốc độ hấp thụ carbs vào máu và có thể có lợi cho cả việc kiểm soát đường máu ngắn hạn và dài hạn ở những người mắc bệnh tiểu đường. 12.ĂN CẢ TRÁI, ĐỪNG UỐNG NƯỚC ÉP Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất đa dạng. Các nghiên cứu đã kết luận việc ăn trái cây làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và ung thư. Trái cây có chứa chất xơ và các hợp chất thực vật khác nhau, đường tự nhiên của chúng thường được tiêu hóa rất chậm và không làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Tuy nhiên nước ép trái cây lại không có tác dụng như vậy. Nhiều loại nước ép trái cây thậm chí không được làm từ trái cây thật, mà là nước cô đặc và đường. Ngay cả nước ép trái cây thực sự cũng thiếu chất xơ hơn với trái cây nguyên chất cung cấp. 13.NẤU ĂN Ở NHÀ THƯỜNG XUYÊN HƠN Là một phương pháp ăn uống lành mạnh và tiết kiệm, hãy cố gắng tạo thói quen nấu ăn ở nhà và hầu hết các buổi tối thay vì ăn ở nhà. Khi tự nấu ăn, bạn sẽ biết chính xác những gì có trong đó. Bạn sẽ không phải băn khoăn về bất kỳ thành phần không tốt cho sức khỏe hoặc hàm lượng calo nào. Nấu ăn ở nhà giúp bạn giảm nguy cơ béo phì và nâng cao chất lượng bữa ăn. 14.VẬN ĐỘNG NHIỀU HƠN Cải thiện tâm trạng, cũng như giảm cảm giác trầm cảm, lo lắng là những lợi ích mà tập thể dục đem lại. Đây là những cảm giác có nhiều khả năng góp phần vào thói quen ăn uống vô tội. Ít nhất 30 phút thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn có cuộc sống lành mạnh hơn. 15.THAY ĐỒ UỐNG CÓ ĐƯỜNG BẰNG NƯỚC CÓ GAS Đồ uống có đường chứa nhiều đường bổ sung, có liên quan đến nhiều bệnh lý, bao gồm tim mạch, béo phì, tiểu đường tuýp 2. Thêm vào đó, lượng đường bổ sung có trong những đồ uống này không ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, do đó bạn không bù lại lượng calo đã uống bằng cách ăn ít hơn. Hãy thử thay thế đồ uống có đường bằng loại không đường hoặc chỉ cần chọn nước lọc. Làm như vậy sẽ loại bỏ calo không có lợi và giảm lượng đường dư thừa trong cơ thể.