CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

ĐỀ KHÁNG KÉM Ở TRẺ SƠ SINH: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO CON
14

Th 03

ĐỀ KHÁNG KÉM Ở TRẺ SƠ SINH: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO CON

  • admin
  • 0 bình luận

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh nhận được kháng thể từ mẹ thông qua nhau thai. Sau khi chào đời, trẻ tiếp tục nhận kháng thể qua sữa mẹ để được bảo vệ khỏi mầm bệnh trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên sức đề kháng cho trẻ do trẻ nhận kháng thể từ mẹ không kéo dài được lâu mà sẽ giảm dần sau vài tuần hoặc vài tháng. Trong khi đó, sức đề kháng “tự thân” của trẻ còn non yếu và cần thời gian để hoàn thiện. Vì vậy việc tăng đề kháng cho bé luôn là vấn đề được ba mẹ quan tâm. 1.DẤU HIỆU TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG KÉM MẸ CẦN “CẢNH GIÁC” Thực tế, sức đề kháng của trẻ thường không mạnh như người lớn. Nguyên nhân là vì kháng thể mà bé nhận từ mẹ có xu hướng giảm dần sau vài tuần đến vài tháng sau sinh. Trong khi đó hệ miễn dịch chủ động của bé vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện. Điều này tạo ra một khoảng trống miễn dịch trong giai đoạn trẻ 6 tháng đến 3 tuổi hoặc lâu hơn khiến trẻ thường xuyên mắc bệnh vặt. Vì vậy, mẹ phải chú ý đến việc tăng cường miễn dịch và nền tảng đề kháng cho con từ những tháng đầu đời để trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề làm sao nhận biết con có đề kháng kém? Sau đây là các dấu hiệu mà ba mẹ cần “cảnh giác”. TRẺ THƯỜNG XUYÊN BỊ CẢM LẠNH Cảm lạnh thông thường hay nhiễm trùng đường hô hấp trên là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em đều bị cảm lạnh ít nhất 6 đến 8 lần 1 năm, đặc biệt là các bé đã đi nhà trẻ. Thông thường khi trẻ nhiễm bệnh các triệu chứng có thể kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần và có sự khác nhau giữa các bé. Tuy nhiên nếu trẻ liên tục bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh kéo dài hơn bình thường thì điều này cho thấy đề kháng của trẻ đang gặp khó khăn trong việc chống lại mầm bệnh. TRẺ HAY GẶP CÁC VẤN ĐỀ TIÊU HÓA Theo nghiên cứu, có khoảng 70 đến 80% các tế bào miễn dịch nằm ở đường ruột. Điều này đồng nghĩa rằng nếu có vấn đề xảy ra ở hệ tiêu hóa thì sức đề kháng cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, khi bạn nhận thấy trẻ bị tiêu chảy, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu suy giảm sức đề kháng ở trẻ. TRẺ MẮC BỆNH NHIỄM TRÙNG THƯỜNG XUYÊN VÀ KHÓ ĐIỀU TRỊ HƠN Nhìn chung, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh như viêm tai, viêm phế quản, viêm da… từ 4 đến 8 lần một năm bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh thường xuyên, hay tái đi tái lại, bệnh kéo dài hơn bình thường… thì đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ có đề kháng yếu, khả năng chống chọi mầm bệnh kém. TRẺ THƯỜNG XUYÊN MỆT MỎI, THIẾU NĂNG LƯỢNG Thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ, quấy khóc, ít tương tác với mẹ cũng là những biểu hiện cho thấy sức đề kháng của trẻ đang gặp vấn đề. Điều này được lý giải là do cơ thể trẻ đang tiết kiệm năng lượng để chống chọi với mầm bệnh xung quanh. Khi đó, trẻ sẽ không còn đủ năng lượng cho các hoạt động khác và nhanh chóng trở nên mệt mỏi, kiệt sức. VẾT THƯƠNG CỦA TRẺ LÂU LÀNH HƠN BÌNH THƯỜNG Trẻ nhỏ thường nghịch ngợm nên dễ bị thương ngoài da. Nếu ba mẹ để ý thấy những vết thương này mất nhiều thời gian hơn để lành thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo “đề kháng kém” ở trẻ. Bởi sức đề kháng yếu có thể khiến da của trẻ không tự tái tạo và vết thương có thể nguy hiểm theo thời gian. 2.LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ CÓ ĐỀ KHÁNG KÉM? “CHĂM CHÚT” DINH DƯỠNG CHO BÉ TRONG NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI Một trong những biện pháp tăng sức đề kháng cho bé là cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Do đó, trong những ngày tháng đầu đời, mẹ cần hết sức lưu ý đến sữa mà bé bú. Với trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất bởi sữa mẹ không chỉ dễ tiêu, cung cấp đầy đủ dưỡng chất theo nhu cầu của bé mà còn chứa thành phần giúp tăng đề kháng tự nhiên như HMO, probiotic và chất xơ GOS. Đặc biệt nghiên cứu cũng cho thấy bé bú mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh như dị ứng, hen suyễn, viêm phổi, tiểu đường, béo phì, nhiễm trùng tai, tiêu chảy… Đối với trường hợp không thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể cho con dùng sữa ngoài nhưng cần lựa chọn sữa công thức giúp trẻ tăng cường đề kháng tự nhiên, nhất là những sản phẩm có hệ dưỡng chất BioPro+ đặc biệt gồm HMO, probiotic và GOS nhằm tăng lợi khuẩn và qua đó nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời cũng còn rất non nớt nên mẹ cần chú ý chọn sữa công thức “êm dịu” đường tiêu hóa, giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Để chọn được sản phẩm đáp ứng tiêu chí này, mẹ cần lưu ý nhiều đến quy trình sản xuất và nên ưu tiên chọn những sản phẩm có quy trình xử lý nhiệt nhẹ chỉ 1 lần. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ và dễ bị biến đổi cấu trúc trở thành đạm biến tính, khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa. Quá trình xử lý nhiệt nhẹ chỉ 1 lần sẽ giúp đảm bảo 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp bé êm bụng, dễ hấp thu, và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.  Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến nguồn gốc của sữa, công thức sữa mẹ chọn nên được sản xuất từ nguồn sữa mát 100% từ sữa bò thuần chủng giống châu Âu. Đồng thời mẹ nên lưu ý chọn sữa có hương vị thanh mát, tự nhiên, dễ uống, không chứa đường sucrose để bé uống ngon và giảm nguy cơ sâu răng, béo phì, từ những năm đầu đời. Với các bé trong độ tuổi ăn dặm, mẹ sẽ cần chú ý xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn để giúp bé vừa nhận đủ dưỡng chất vừa có một sức đề kháng tốt. Ở giai đoạn đầu khi mới tập ăn, thức ăn cần cung cấp cho trẻ mềm, nghiền nhỏ, kích thước vừa ăn để đảm bảo phù hợp với khả năng nhai, nuốt, tiêu hóa của bé. Mẹ cần cho bé ăn đa dạng thực phẩm gồm các loại trái cây, rau củ, thịt, cá, sữa chua… tránh thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời bạn nên duy trì việc cho bé bú để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra đạm mềm dễ tiêu trong sữa cũng góp phần giúp hệ tiêu hóa của bé dễ “thích nghi” với thức ăn thô và qua đó, giảm nguy cơ rối loạn hệ tiêu hóa cho bé trong giai đoạn đầu tập ăn. dặm. CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CHO TRẺ Các nghiên cứu cho thấy việc không ngủ ngon, không ngủ đủ giấc thường khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Vì vậy bạn cần cho trẻ ngủ đủ 12 đến 16 tiếng đối với trẻ sơ sinh, 11 đến 14 giờ đối với trẻ 1-2 tuổi, 10 đến 13 giờ đối với trẻ 3-5 tuổi, 9 đến 12 giờ đối với trẻ 6 đến 13 tuổi và từ 8 đến 10 giờ một ngày đối với trẻ lớn từ 14 tuổi trở lên. Bạn có thể đảm bảo trẻ có giấc ngủ lành mạnh bằng cách tập cho trẻ ngủ đúng giờ, duy trì lịch ngủ cố định. CHO TRẺ VẬN ĐỘNG Vận động sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ít bệnh hơn. Với trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên cho trẻ nằm sấp khoảng 30 phút mỗi ngày và chia đều khoảng thời gian này trong ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý không nên để trẻ dưới 2 tuổi ngồi yên một chỗ, xem màn hình trên các thiết bị điện tử quá 1 giờ. CHO TRẺ TIÊM PHÒNG THEO LỊCH KHUYẾN CÁO Bên cạnh việc nuôi con bằng sữa mẹ để trẻ được tăng cường đề kháng tự nhiên thì việc cho trẻ tiêm phòng vaccine theo thời gian khuyến nghị cũng rất quan trọng. Chủng ngừa là một trong những cách giúp trẻ được bảo vệ hiệu quả nhất khỏi các bệnh lý khác nhau mà trẻ có thể mắc theo mỗi độ tuổi. CHÚ Ý GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ Để bé có một sức đề kháng tốt, ít bị ốm vặt, mẹ sẽ cần chú ý đến việc giữ vệ sinh khi chăm sóc bé. Cụ thể, ba mẹ hoặc người chăm sóc cần rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi thay tã, trước khi cho con bú hoặc trước khi pha sữa cho bé. Đối với trường hợp con dùng sữa ngoài thì cần chú ý vệ sinh, tiệt trùng các dụng cụ pha sữa. Ngoài ra, ba mẹ cần vệ sinh nhà ở và đồ chơi của bé thường xuyên. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của bé. Vì vậy ba mẹ cần “chăm chút đề kháng” cho con từ những ngày đầu sau sinh, đặc biệt thông qua dinh dưỡng. Hãy đảm bảo sữa bé bú có chứa đạm tự nhiên, dễ tiêu hóa và hấp thu, đồng thời có lợi khuẩn đường ruột để củng cố sức đề kháng cho con nhé!  

TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CÓ NÊN UỐNG SỮA?
14

Th 03

TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CÓ NÊN UỐNG SỮA?

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn đầu đời của trẻ, nhưng cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị rối loạn. Do đó rất nhiều mẹ thắc mắc rằng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không? 1.DẤU HIỆU TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA Sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được con của mình đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng Buồn nôn Nôn mửa Tiêu chảy Táo bón Đầy hơi Nhìn chung đa số các biểu hiện trên sẽ nhẹ và nhanh chóng biến mất sau khi thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thế nhưng khi các biểu hiện trên không khỏi mà tiến triển thêm một số triệu chứng sau thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt: Xuất hiện dấu hiệu mất nước do nôn quá nhiều hoặc tiêu chảy nhiều lần. Thêm vào đó, con còn có các biểu hiện bao gồm giảm đi tiểu, môi khô, giảm năng lượng và trông con có vẻ mệt lả người. Đau bụng dữ dội kéo dài hơn 2 tuần và không hề thuyên giảm. Các triệu chứng khi đi tiêu như: bị đau rát, trong phân có máu, đi tiêu nhiều lần hơn bình thường hoặc phải rặn khi đi tiêu. Biểu hiện khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: biếng ăn, hay bị trớ hoặc ói dịch vàng hoặc xanh, ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực sau xương ức, đau bụng kéo dài hoặc các triệu chứng đường hô hấp do biến chứng trào ngược như gây ra tình trạng khò khè kéo dài. Nôn khan liên tục hoặc nôn tất cả mọi thứ trước, trong và sau bữa ăn. 2.TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CÓ NÊN UỐNG SỮA? Mỗi giai đoạn phát triển của bé sẽ có từng đáp án cho câu hỏi trên. Vậy nên mẹ lưu ý những cách xử lý sau để có được những lựa chọn tốt nhất: TRẺ BÚ SỮA MẸ Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì đây là nguồn thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặt khác, sữa mẹ cũng là một loại thức ăn dễ tiêu hóa với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mẹ có lúc sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa và gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng không biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa mẹ. Lúc này, việc mẹ cần làm là: -Thay đổi chế độ ăn uống thanh đạm hơn, hạn chế những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn dễ gây đầy hơi như cải bắp, các loại đậu… -Theo dõi tần suất đi tiêu của trẻ khi thay đổi chế độ ăn của trẻ để đảm bảo tình trạng của trẻ đã thuyên giảm. -Tiếp tục cho con bú với tần suất thường xuyên hơn bình thường để giảm nguy cơ mất nước ở trẻ sơ sinh khi bị đi tiêu nhiều lần. -Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp tốt nhất. TRẺ BÚ SỮA NGOÀI Đối với trường hợp trẻ nhỏ dùng sữa ngoài do mẹ không thể cho bú vì một lý do nào đó khi tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra, mẹ cần tìm kiếm nhanh nguyên nhân, ví dụ: -Con bị rối loạn tiêu hóa là do bị dị ứng đạm trong sữa bò. -Thiếu men đường tiêu hóa lactose. Do công thức sữa không phù hợp hoặc công thức sữa chứa đạm sữa bị biến tính khiến bé khó hấp thu. Đối với những nguyên nhân dị ứng hoặc thiếu men tiêu hóa, mẹ có thể chuyển sang những dòng sữa không chứa các thành phần đó. Trường hợp là do công thức sữa không phù hợp khiến con bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên ngưng sử dụng và thay thế một công thức sữa khác phù hợp hơn. Khi chọn sữa công thức mới cho con, để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa tiếp diễn, mẹ nên ưu tiên chọn sữa công thức dễ tiêu hóa, giúp bé hấp thu nhanh, đi phân đều và đẹp. Để chọn sữa công thức đáp ứng tiêu chí này, yếu tố mẹ cần quan tâm hàng đầu là quy trình sản xuất. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm so với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm biến tính khó tiêu, gây ra các rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Do đó, khi lựa chọn, mẹ nên lựa chọn công thức sữa có quy trình xử lý nhiệt nhẹ một lần. Bởi quy trình này sẽ giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, tránh tình trạng đạm bị biến tính, khiến bé khó tiêu. Ngoài ra công thức sữa mẹ chọn cũng nên “êm dịu” với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, giúp bé êm bụng, ngủ ngon. Những công thức sữa sở hữu nguồn sữa mát chất lượng từ giống bò thuần chủng châu Âu sẽ là lựa chọn lý tưởng. Cùng với đó, công thức sữa cũng cần có vị thanh nhạt, không chứa đường sucrose (đường mía) để giúp bé uống ngon hơn, đồng thời tránh được tình trạng sâu răng, béo phì cho trẻ từ những năm đầu đời. 3.KHI BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA, TRẺ KHÔNG NÊN ĂN GÌ? Dưới đây là danh sách các thực phẩm mẹ nên hạn chế ăn nếu đang cho con bú hoặc hạn chế cho bé ăn (nếu bé đã ăn giỏi) khi hệ tiêu hóa của con đang bị rối loạn: Thực phẩm chiên: Đây là nhóm thực phẩm có chứa ít chất xơ, nhiều chất béo và khó tiêu hóa. Do đó, mẹ nên tránh đồ chiên rán cho bé/ mẹ trong một thời gian. Thực phẩm chế biến sẵn: Đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế dù bé có đang bị rối loạn tiêu hóa hay không. Các chuyên gia cho rằng, nhóm này thường chứa chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo, những hợp chất không tốt khiến nguy cơ khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ gặp vấn đề. Đồ ăn nhiều chất béo: Thực phẩm béo kích thích các cơn co thắt trong đường tiêu hóa, có thể làm chậm quá trình rỗng dạ dày, từ đó làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Mặt khác, nhóm thực phẩm này cũng làm tăng tốc độ di chuyển nhưng lại khó tiêu nên cũng khiến bé bị tiêu chảy. Thực phẩm có chứa axit: Nước sốt cà chua hoặc các loại trái cây họ cam quýt có tính axit, có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra/ làm trầm trọng hơn các vấn đề tiêu hóa.  

5 BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG TIÊU HÓA CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
14

Th 03

5 BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG TIÊU HÓA CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

  • admin
  • 0 bình luận

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề như táo bón, đi ngoài phân lỏng, đầy hơi, nôn/ trớ…Để giúp bé giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề này, mẹ sẽ cần chú ý chăm chút hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy làm thế nào để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Hãy cùng nhà máy Hadu Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1.BỔ SUNG THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA TRẺ Trẻ từ 1-3 tuổi cần được cung cấp 19g chất xơ, trẻ từ 4-8 tuổi cần được cung cấp 25g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, không chỉ giúp nhuận tràng mà còn giúp điều hòa hệ vi sinh đường ruột. Những thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ có thể kể đến là:  Trái cây như táo và lê Các loại hạt (hạt đậu đen, đậu cúc, đậu đỏ) Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây Ngoài các thực phẩm kể trên, mẹ cũng nên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn, chẳng hạn như sữa chua… Đây là những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giúp bé giảm nguy cơ gặp phải các rối loạn tiêu hóa thường gặp như táo bón, đi ngoài phân lỏng. 2.LỰA CHỌN LOẠI SỮA PHÙ HỢP GIÚP BÉ TIÊU HÓA KHỎE, HẤP THU NHANH Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bởi sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà bé cần còn dễ tiêu, giúp bé hấp thu nhanh và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.  Trường hợp không thể cho bé bú, bạn cần chọn cho bé những công thức sữa giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. Cụ thể, để chọn được sữa công thức đáp ứng tiêu chí này, mẹ cần lưu ý đến quá trình sản xuất và nên ưu tiên những công thức sữa sở hữu quy trình xử lý nhiệt nhẹ một lần. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với quá trình thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm biến tính khó tiêu nên nếu bị gia nhiệt nhiều lần, từ đó gây ra các rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Ngược lại, với quy trình xử lý nhiệt chỉ một lần này sẽ giúp bảo toàn, hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên trong sữa sẽ được bảo toàn, giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. Ngoài ra mẹ cũng nên chọn sữa “êm dịu” với đường tiêu hóa của bé với nguồn sữa chất lượng từ giống bò thuần chủng Hà Lan cùng vị thanh nhạt, không chứa đường sucrose để bé uống ngon và giảm nguy cơ sâu răng, béo phì từ những năm đầu đời. 3.CHO TRẺ UỐNG ĐỦ NƯỚC Ăn nhiều chất xơ nhưng không uống đủ nước sẽ giống như đổ “siêu keo vào ruột”, như vậy sẽ khiến các vấn đề tiêu hóa ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Do vậy một trong những bí quyết để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa là cho bé uống nhiều nước. Nếu gia đình bạn sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, hoặc nếu bé vận động, tập thể dục ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều thì việc cho bé uống đủ nước càng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc, hạn chế cho bé dùng các loại thức uống nhiều đường, chẳng hạn như nước ngọt, nước tăng lực… 4.TẬP THỂ DỤC Tập thể dục không chỉ tốt cho tim, phổi, hệ miễn dịch mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, mẹ cần để bé vận động, vui chơi ngoài trời. Bởi việc này sẽ góp phần kích thích hoạt động ở đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên khi trẻ vận động, vui chơi ngoài trời hoặc khi trẻ đang tập trung làm một điều gì đó, nhiều trẻ sẽ không muốn dừng lại để đi vệ sinh, đặc biệt với những trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn nên chú ý nhắc nhở con đi toilet thường xuyên. Việc nín tiểu hoặc nín đi cầu thường xuyên có thể dẫn tới các vấn đề về đường ruột và táo bón. 5.KHÔNG ĐỂ TRẺ BỊ CĂNG THẲNG Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là căng thẳng. Căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân gây ra một số vấn đề tiêu hóa như hội chứng kích thích ruột hay Crohn. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất khó để nhận biết trẻ đang gặp căng thẳng vì trẻ chưa biết cách thể hiện. Trẻ chỉ có thể thể hiện qua việc hay khóc, ngủ mớ, không chịu đến một môi trường nào đó có khả năng gây căng thẳng như lớp học, biếng ăn… Nếu con bạn gặp vấn đề khi đi vệ sinh, bạn cũng đừng la mắng hay áp lực lên trẻ. Thi thoảng trẻ nín đi cầu vì bận chơi hoặc vì một lý do nào đó. Để giúp trẻ tránh gặp các vấn đề về tiêu hóa, bạn nên tập cho trẻ đi cầu và đừng nên ép trẻ quá mức. Ngoài ra bạn cũng nên thử trò chuyện với con để giúp trẻ thư giãn, an tâm hơn và nếu còn gặp khó khăn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.  

7 PHƯƠNG PHÁP GIÚP CẢI THIỆN HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
13

Th 03

7 PHƯƠNG PHÁP GIÚP CẢI THIỆN HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, để giúp con hấp thụ tối đa dinh dưỡng, ngoài việc chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề về thói quen ăn uống nhằm giúp bé cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. 1.TRÁNH ĐỂ BÉ ĂN HOẶC BÚ QUÁ NHIỀU Ăn hoặc bú sữa quá nhiều gây ra áp lực lên dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Khi ăn hoặc bú quá nhiều, hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa chất dinh dưỡng. Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hoặc cữ bú cho con. Ngoài ra, đối với trẻ lớn hoặc đang tập ăn dặm, phương pháp này có thể giúp bé rèn luyện thói quen ăn chậm, nhai kỹ, từ đó giúp hạn chế các vấn đề tiêu hóa khác. 2.KHÔNG UỐNG TRONG KHI ĂN Thông thường, khi các bé ngồi xuống mâm cơm, bố mẹ sẽ cho một cốc nước lọc hoặc một loại nước nào đó để con uống. Sự kết hợp giữa thức ăn và đồ uống có thể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn do dịch tiêu hóa bị pha loãng. Tốt nhất, bố mẹ cần hạn chế quá trình con vừa ăn vừa uống. Thay vào đó mẹ nên cho bé uống nước trước bữa ăn 15 phút hoặc khoảng 30 đến 45 phút sau bữa ăn. 3.KHÔNG ĂN THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN Thực phẩm chế biến sẵn bao gồm thực phẩm đóng gói và thức ăn nhanh. Bố mẹ cần hạn chế các thực phẩm này trong chế độ ăn uống của con nhất là khi con gặp vấn đề tiêu hóa. Nguyên nhân là do những thực phẩm này thường chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe như chất béo bão hòa và chất bảo quản. Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn nghèo dưỡng chất. Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Đó là chưa kể đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở những cửa hàng ăn nhanh. Nhiều trẻ bị tiêu chảy đầy hơi khi ăn phải những thực phẩm bẩn hay ở khâu chế biến mất vệ sinh. 4.HẠN CHẾ CÁC LOẠI THỰC PHẨM KHÓ TIÊU HÓA Một số loại thực phẩm, như thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…), sản phẩm từ sữa (chẳng hạn như phô mai) khó tiêu hóa hơn những loại khác. Nếu trẻ vừa gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm này. 5.LỰA CHỌN CÔNG THỨC SỮA DỄ TIÊU HÓA GIÚP BÉ TIÊU HÓA KHỎE, HẤP THU NHANH Ngoài các lưu ý trong chế độ ăn uống, bạn cũng nên quan tâm đến sữa công thức mà bé uống. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là ưu tiên hàng đầu và mẹ cần cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ cần chọn cho bé sữa công thức dễ tiêu, giúp bé đi phân đều và đẹp. Để đáp ứng tiêu chí này, khi chọn sữa công thức, mẹ cần lưu ý về quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm khó tiêu, gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Do đó khi chọn sữa công thức cho con mẹ chỉ nên chọn những công thức sữa chỉ qua một lần xử lý nhiệt nhẹ bởi điều này sẽ giúp bảo toàn 90% đạm sữa mềm, nhỏ tự nhiên, tránh tình trạng đạm sữa bị biến tính, khiến bé bị khó tiêu. Ngoài ra công thức sữa mẹ chọn cần “êm dịu” với hệ tiêu hóa, giúp bé êm bụng, êm giấc và có hương vị thanh mát, không chứa đường sucrose (đường mía) để hạn chế tình trạng sâu răng, béo phì cho những trẻ những năm đầu đời. 6.XÂY DỰNG KHẨU PHẦN ĂN HỢP LÝ VÀ KHOA HỌC Việc kết hợp thực phẩm với nhau một cách khoa học là điều rất quan trọng nhằm giúp cho hệ tiêu hóa của con làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là với các bé đang tập ăn dặm, hệ tiêu hóa còn non nớt. Bố mẹ nên hạn chế kết hợp thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, khoai tây, gạo, mì ống với các loại thịt đỏ vì chúng gây ra tình trạng khó tiêu. Thay vào đó, bố mẹ cần thiết kế bữa ăn hằng ngày bằng việc kết hợp một số loại thực phẩm thích hợp giúp hệ tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. 7.KHÔNG VỪA ĂN VỪA LÀM VIỆC KHÁC Nhiều trẻ em thường hay ăn cơm trong lúc xem tivi hoặc chơi máy tính. Thói quen này có thể cản trở quá trình tiêu hóa, vì cơ thể không tập trung tiêu hóa thức ăn. Để tránh tình trạng này, cả gia đình nên ngồi ăn cùng nhau và không làm việc khác khi ăn. Điều này sẽ giúp bé tập được thói quen tập trung ăn uống, từ đó, việc nhai hay gắp thức ăn diễn ra một cách chậm rãi từ tốn, tạo điều kiện để trẻ có thể cảm nhận được hương vị thức ăn và có được một tâm lý tốt.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: