Th 03
Bổ sung collagen ngày càng phổ biến trong việc chăm sóc và sắc đẹp. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều chị em hay sử dụng collagen lo lắng khi nghe thông tin “sử dụng collagen bị ung thư”. Hãy cùng Hadu Pharma giải quyết vấn đề đó qua bài viết này. Bất cứ khi dùng một chất bổ sung mới, mọi người nên dành thời gian để xem xét các tác dụng phụ tiềm ẩn. Nhiều loại thuốc và chất bổ sung được biết là gây tác dụng phụ với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy lựa chọn thông tin một cách khoa học chính thống, đừng để bị tin đồn làm cho hoang mang. Theo các bác sĩ và chuyên gia chia sẻ không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy collagen có thể gây ung thư nhưng collagen có liên quan đến ung thư chỗ các khối u sử dụng nó, vì vậy mối quan hệ này rất phức tạp. 1.BỔ SUNG COLLAGEN GÂY TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ? Các bác sĩ cho biết, các mô các cơ trong cơ thể đều được cấu tạo từ 2 thành phần chính là tế bào và các chất nền ngoại bào (chất ở giữa các tế bào). Chất nền ngoại bào (ECM) có ở tất cả các mô trong cơ thể. Và thành phần của collagen chiếm nhiều nhất cả ở mô lành tính lẫn mô ác tính vì nó chiếm tới 30% các loại protein trong cơ thể. Các collagen bình thường, không những không làm hại mà còn ngăn cản phát tán di căn của tế bào ung thư giống như một mạng lưới bao vây. Nhưng đặc tính của các khối u ác tính là liên tục thích nghi, liên tục biến đổi để phát triển mạnh mẽ, nên nó sẽ tiết ra các hoạt chất gây viêm làm xơ cứng các collagen tốt, rồi nó tự sản xuất ra các collagen biến chất hoặc có ái lực với các tế bào ung thư tăng sự phát tán, làm di căn nhanh hơn. Trong môi trường khối u ác tính, thì không phải mỗi nồng độ collagen tăng, mà tất cả các chất đều tăng, vì nó là vùng mô hoạt động mạnh nhất, tăng sinh nhiều nhất nên cần nhiều chất dinh dưỡng, chính vì phát hiện này mà số ít “nhà khoa học nửa vời” đã tự suy luận ra phương pháp bỏ đói tế bào ung thư bằng cách nhịn ăn để khối u nhỏ lại là hoàn toàn sai lầm, chỉ nhìn thấy cái ngọn nhưng không biết cái gốc. Nhịn đói không làm tế bào ung thư chết mà chỉ làm cơ thể nhanh suy kiệt và “ra đi” nhanh hơn. Vì bản chất tế bào ung thư là “xâm thực” nên nếu không cung cấp thức ăn cho nó thì sẽ lấy chất dinh dưỡng của tế bào lành trong cơ thể để phát triển và thậm chí còn phát triển nhanh hơn do suy kiệt, gầy yếu dẫn đến tử vong. Vì vậy, có cung cấp hay không cung cấp collagen và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể thì khối u vẫn sẽ phát triển, và nếu không cung cấp đủ thì khối u sẽ còn lấy chất dinh dưỡng của các tế bào lành mạnh làm tình trạng tồi tệ hơn. Người bị ung thư hay bị thiếu máu mà khối u lại tập trung rất nhiều mạch máu nuôi dưỡng, đó cũng là ví dụ cho sự “xâm thực” của tế bào ung thư, nó sẽ hút các chất dinh dưỡng của cơ thể để phục vụ nó. Collagen protein được sử dụng để góp phần hỗ trợ và bảo vệ cơ thể chúng ta. Vì vậy, về bản chất, các khối ung thư biến điều này thành lợi thế của chúng. Các khối u có nhiều nguyên bào sợi, các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất collagen. Collagen mà chúng tạo ra được sử dụng để hỗ trợ và bảo vệ các tế bào khối u, cung cấp hàng rào phòng thủ chống lại các tế bào miễn dịch, hóa trị liệu… Trong một thời gian, có một trường phái tư tưởng trong điều trị ung thư rằng collagen là một trở ngại trong việc tiêu diệt tế bào khối u. Nhưng gần đây đã có những thay đổi với lối suy nghĩ này. Ý tưởng hiện tại là ngừng coi collagen như một phần của vấn đề và cố gắng khai thác nó như một phần của giải pháp. Bằng cách buộc các liệu pháp vào các protein liên kết collagen, tải trọng cho các khối u thực sự có thể tăng lên. Điều đáng chú ý là các loại khối u collagen tạo ra rất khác so với các loại protein mà cơ thể thường sản xuất. 2.CÓ TÁC DỤNG PHỤ NÀO LIÊN QUAN ĐẾN COLLAGEN KHÔNG? Đối với đại đa số những người bổ sung collagen, không có tác dụng phụ nào được báo cáo. Đối với một số ít người gặp tác dụng phụ thường rất nhẹ. Phải luôn chú ý những điều này một cách nghiêm túc và bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào sau khi uống collagen đều là dấu hiệu cho thấy sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có vấn đề sức khỏe lâu dài nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung collagen. Nếu có vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc đã được chẩn đoán bệnh ung thư nên cẩn thận nếu bị dị ứng. Hãy chắc chắn rằng chất bổ sung collagen chọn sử dụng không chứa bất cứ thứ gì có thể gây ra phản ứng dị ứng. Bên cạnh những điều đó, cần lưu ý một số chất bổ sung collagen không có chất lượng cao và collagen chứa trong đó có thể bị nhiễm các chất độc hại bao gồm cả kim loại nặng. Điều này xảy ra theo 2 cách: COLLAGEN TRONG CÁC CHẤT BỔ SUNG ĐẾN TỪ ĐỘNG VẬT -Một số động vật được nuôi trong điều kiện chật hẹp, ăn thực phẩm biến đổi gene và thường xuyên được cho dùng thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng và các hóa chất khác. Những chất này cũng gây ô nhiễm môi trường nơi động vật sống, làm tăng mức độ phơi nhiễm của chúng. Trong cơ thể động vật, những hóa chất này khiến chất độc có trong tế bào. -Những chất độc này chỉ tồn tại với số lượng nhỏ, nhưng việc tiếp xúc với chúng trong thời gian dài (chẳng hạn như uống chất bổ sung collagen kém chất lượng mỗi ngày trong thời gian dài) có thể gây sự tích tụ chất độc trong cơ thể. Những chất độc này có thể dẫn tới tổn thương nội tạng và các vấn đề khác về lâu dài. -Ngoài ra, quá trình chiết xuất collagen từ xác động vật và phân hủy thành các peptide collagen có thể gặp vấn đề. Nếu các hóa chất mạnh như axit được sử dụng trong các quá trình này, nó có thể làm hỏng tính toàn vẹn của collagen và làm ô nhiễm thêm các chất độc trong cơ thể. 3.VẬY BỔ SUNG COLLAGEN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Sản phẩm bổ sung collagen an toàn và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với các dòng collagen an toàn, chất lượng và đã được kiểm định bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thực tế hiện nay trên thị trường có không ít sản phẩm collagen giả, nhái, kém chất lượng. Trong sản phẩm, thành phần collagen thì ít, mà các phụ gia thêm vào thì nhiều. Đặc biệt là các chất tạo màu, tạo mùi hóa học gây nguy hại cho sức khỏe và cơ thể. Dùng lâu dài những sản phẩm collagen này có nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, nếu một thương hiệu collagen hoặc chất bổ sung không minh bạch về chuỗi cung ứng hoặc quy trình sản xuất hoặc chưa được tin tưởng thì không nên sử dụng. Bất cứ khi nào chọn một sản phẩm bổ sung mới, điều quan trọng là tìm một sản phẩm có các tiêu chí phù hợp và rất minh bạch về thành phần cũng như quy trình sản xuất. Tìm kiếm các sản phẩm tập trung vào tính bền vững, tính toàn vẹn và độ tinh khiết cũng như tìm kiếm các bài đánh giá sản phẩm khách quan không có mục đích PR. Lợi ích của việc bổ sung collagen là rất lớn, nhưng chất lượng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa cho người sử dụng.
Th 03
Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. 1.NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ THIẾU KẼM, SẮT Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu kẽm và sắt là do lượng kẽm và sắt dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ từ mẹ sang con chỉ đủ dùng trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0.35mg sắt còn kẽm thì tốt hơn một chút là 2-3mg kẽm. Tuy nhiên, sau 3 tháng lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0.9mg/lít. Với lượng sắt, kẽm như vậy trẻ phải dùng từ 17 đến 20 lít mỗi ngày. Ngoài ra tỷ lệ hấp thu sắt kẽm từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30% và các vi chất chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi bắt đầu ăn dặm, trẻ tập ăn với tinh bột trước và tập ăn các chất đạm sau với lượng nhỏ, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất điển hình là sắt và kẽm. Hơn nữa, trẻ em dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên gây giảm hấp thu kẽm, sắt. Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu sắt và kẽm ở trẻ tăng rất cao. Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể đồng thời vận chuyển carbon dioxide từ các mô trở lại phổi. Sắt cũng là thành phần cấu tạo myoglobin, một loại protein có chức năng dự trữ, cung cấp oxy cho cơ bắp làm việc. Bên cạnh đó, sắt có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch do tham gia cấu tạo nhiều enzyme hệ miễn dịch. Lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2-3g, phân phối nhiều ở tinh hoàn, sau đó là tóc, xương, gan, thận… Tuy chỉ chiếm vài phần triệu trọng lượng cơ thể nhưng lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Kẽm tham gia vào thành phần cấu tạo của hàng loạt các enzyme, là chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình nhân bản ADN. Do đó kẽm đặc biệt quan trọng trong phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. Kẽm giúp tạo hệ miễn dịch khỏe mạnh thông qua sự kích thích phát triển các tế bào lympho B. Kẽm cũng là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển vùng trung tâm bộ nhớ ở não. Ngoài ra, kẽm còn giúp chuyển hóa, hấp thu nhiều yếu tố vi lượng khác như: đồng, mangan, magie… 2.TỪ 6 THÁNG TUỔI CẦN BỔ SUNG SẮT VÀ KẼM Trẻ sau 6 tháng nhu cầu vi chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm và sắt tăng lên rất cao, nhu cầu này tăng lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, kẽm và sắt từ cùng một nguồn thực phẩm, chính vì thế trẻ em thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại. Trong khi đó vai trò quan trọng của kẽm và sắt được nêu rõ: Vi chất dinh dưỡng, thường được gọi là vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoại trừ vitamin D, các vi chất dinh dưỡng không được tạo ra trong cơ thể, vì vậy cần phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Trong số các vi chất này có sắt và kẽm. Sắt rất quan trọng cho sự phát triển vận động và nhận thức của trẻ em. Thiếu sắt ở trẻ tiến triển chậm và ít gây ra các triệu chứng cấp tính. Nhưng khi sự thiếu hụt trầm trọng hơn, trẻ trở nên xanh xao và yếu ớt, ăn ít và dễ mệt mỏi. Trẻ tăng cân kém, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột, có thể mắc phải bệnh pica (chứng ăn bậy: nhai giấy, cắn khăn, cắn gỗ…). Tuy nhiên đáng lo ngại nhất là sự kém phát triển về hành vi, nhận thức và kỹ năng vận động, tâm lý. Do vậy, phòng ngừa thiếu sắt giúp nâng cao khả năng học tập và phát triển nhận thức ở trẻ. Kẽm thúc đẩy các chức năng miễn dịch và giúp con người chống lại các bệnh truyền nhiễm bao gồm tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Cung cấp chất bổ sung kẽm làm giảm tiêu chảy ở trẻ em và nhiễm trùng đường hô hấp, giảm số ca tử vong do mọi nguyên nhân, đồng thời giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hạn chế tình trạng biếng ăn. 3.MỘT SỐ THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU KẼM Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng, nhưng chế độ ăn hằng ngày lại không đủ. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy nhiều quốc gia trên thế giới và ngành dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung trực tiếp kẽm và sắt cho trẻ bằng đường uống là hữu hiệu nhất. Cung cấp, bổ sung kẽm cho trẻ dưới 5 tuổi là biện pháp can thiệp hiệu quả. Điều quan trọng ngay bây giờ là bắt đầu bổ sung dinh dưỡng chứa kẽm và sắt, vitamin C đầy đủ phát triển tốt nhất.
Th 03
Việc bé dưới 6 tháng tuổi tăng cân chậm có thể khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng. Trong một số trường hợp, tình trạng này không quá đáng ngại nhưng với nhiều trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe! 1.CÂN NẶNG CỦA TRẺ BIẾN ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO TRONG 6 THÁNG ĐẦU ĐỜI? Nhiều bố mẹ lo lắng khi cân nặng của con không tăng như mong đợi. Tuy nhiên nếu hiểu rõ tốc độ phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Theo đó, trẻ sơ sinh thường giảm khoảng 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 5-7 ngày sau sinh. Lúc này bố mẹ không cần quá lo lắng bởi bé sẽ lấy lại số cân mất đi sau 10-14 ngày tiếp theo. Ở những giai đoạn sau bé có thể tăng 28g mỗi ngày và đạt cân nặng gấp đôi lúc sinh khoảng 4-6 tháng tuổi. Đến khoảng 12 tháng, hầu hết cân nặng của con sẽ tăng gấp 3 lần lúc sinh. Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không bé nào giống bé nào. Một số trẻ sẽ phát triển chậm hơn, trong khi một số bé khác tăng trưởng nhanh. Miễn là con bạn vẫn bú tốt và sức khỏe khám đạt chuẩn thì việc chậm tăng cân hơn bình thường không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trẻ không tăng cân trở lại sau 2 tuần sau sinh hoặc không tăng cân đều đặn sau đó, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc khả năng hấp thu dinh dưỡng. 2.NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG CHO TÌNH TRẠNG TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI Trẻ dưới 6 tháng tuổi chậm tăng cân do nhiều lý do. Nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng này và bạn cảm thấy quá lo lắng, hãy tìm hiểu về những lý do khiến con chậm tăng cân cũng như những giải pháp có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình phát triển của bé. TRẺ KHÔNG NHẬN ĐỦ LƯỢNG CALO CẦN THIẾT Không nhận đủ lượng calo cần thiết là một trong những lý do đầu tiên khiến trẻ không tăng cân đều đặn. Hầu hết trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh sẽ bú từ 30 đến 60ml mỗi cữ bú và cứ 2-3 giờ lại bú một lần. Khi bé lớn lên, lượng sữa mỗi lần bú tăng lên và tần suất các cữ bú trong ngày dần giảm xuống nhưng tổng lượng calo cơ thể bé cần vẫn được đáp ứng đủ. Tuy nhiên cũng có những bé không nhận đủ lượng calo cho cơ thể do một số nguyên nhân như: TÌNH TRẠNG MẸ ÍT SỮA, BÉ BÚ KHÔNG ĐỦ Tình trạng này có thể bắt nguồn từ một số lý do như mẹ cho con bú không thường xuyên, mẹ phẫu thuật vú… Đối với các vấn đề liên quan đến điều trị y tế, mẹ nên xin ý kiến bác sĩ để đưa ra tư vấn kịp thời. Trường hợp mẹ ít sữa, không đủ sữa, mẹ có thể thực hiện các biện pháp giúp sữa mẹ về nhiều như cho con bú thường xuyên, massage ngực kích thích sữa về, vắt sữa thường xuyên, ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung các thực phẩm lợi sữa… THỜI GIAN CỮ BÚ NGẮN Thời gian cữ bú ngắn cũng có thể là lý do khiến bé không nhận đủ calo và chậm tăng cân. Tình trạng này có thể là do sữa mẹ ít, chậm về, bé gặp khó khăn khi bú, bé có thói quen ngủ khi bú mẹ… Với trường hợp này mẹ cần tìm cách tăng lượng sữa mẹ. Nếu bé ngủ khi bú bố mẹ có thể đánh thức trẻ dậy và dỗ bé bằng cách vỗ má hoặc vuốt tay chân để con bú lâu hơn. BÉ BÚ SAI KHỚP NGẬM Các vấn đề sai khớp ngậm cũng khiến bé khó bú đủ sữa mẹ. Đồng thời việc này cũng khiến mẹ đau đớn, khó chịu và từ đó dẫn đến việc không cho bé bú thường xuyên. Trong trường hợp bé gặp vấn đề sai khớp ngậm, bạn nên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh cách cho bé bú cũng như đảm bảo các kỹ thuật cho bé bú để bú đúng khớp ngậm. Một số điểm then chốt mẹ cần lưu ý khi cho bé bú là đầu và thân trẻ nằm trên 1 đường thẳng, toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú. Đối với trẻ sơ sinh mẹ không những đỡ đầu, vai mà còn phải đỡ phần mông của trẻ. TRẺ GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HẤP THU DƯỠNG CHẤT VÀ CALO Nếu thấy con đã bú đầy đủ, bú đúng cách nhưng bé vẫn chậm tăng cân thì có thể là do bé đang gặp khó khăn trong việc hấp thu dưỡng chất và chuyển hóa năng lượng. Tình trạng này thường do các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày… gây ra. Bé bú mẹ thường sẽ ít gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đi ngoài phân lỏng do đạm sữa mẹ là đạm mềm, nó tự nhiên phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Còn với bé dùng sữa ngoài, bé có nguy cơ đụng đạm biến tính. Do đó nếu bé dùng sữa ngoài chậm tăng cân, mẹ có thể cần xem lại công thức sữa bé đang dùng có dễ tiêu hóa và hấp thu không. Nếu nghi ngờ là do thành phần đạm biến tính trong sữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ việc đổi sữa công thức cho con giúp con tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. CÁC VẤN ĐỀ Y TẾ KHÁC Ngoài 2 nguyên nhân kể trên, một số vấn đề y tế khác cũng có thể khiến cho bé dưới 6 tháng tuổi chậm tăng cân. Trẻ sinh non, hội chứng down, hở hàm ếch… thường không đủ khả năng để bú mẹ hiệu quả. Ngoài ra một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh mãn tính, bệnh viêm mãn tính, bệnh hô hấp mãn tính, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, cường giáp… sẽ khiến cơ thể bé tiêu hao calo quá nhiều, từ đó dẫn đến thiếu hụt calo cần thiết để tăng trưởng. Các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng cân của trẻ. Đối với các trường hợp như vậy bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như có hướng điều trị bệnh lý tiềm ẩn nếu có.
Th 03
Theo quan niệm dân gian, nguyên nhân khiến một em bé không kháu khỉnh, không bụ bẫm, hay bị táo bón, kém hấp thu là do uống “sữa nóng”. Vì thế, khi con gặp những vấn đề về tiêu hóa, mẹ luôn muốn tìm một loại “sữa mát” để giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón, tăng cường hấp thu. Vậy “sữa mát” là gì và có thành phần như thế nào? Hãy cùng Hadu Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa đi từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già đến hậu môn và 2 cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình tiến hóa - hấp thu thức ăn ở gan và tuyến tụy. Cấu trúc và chức năng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và có những đặc điểm sau: Trẻ 3 tháng tuổi mới bắt đầu quá trình tiêu hóa carbohydrate (tinh bột và đường) trong miệng nhờ một loại enzyme có trong nước bọt được gọi là amylase. Mọc răng cửa có thể giúp trẻ cắn thức ăn nhưng không thể nghiền nhỏ thức ăn cho đến khi trẻ mọc những chiếc răng hàm đầu tiên vào khoảng 12-18 tháng tuổi. Co thắt thực quản dưới còn yếu khiến trẻ dễ nôn trớ, trào ngược dạ dày trong những tháng đầu đời. Tình trạng này có thể ngừng khi trẻ được khoảng 12-24 tháng tuổi. Dạ dày của bé có dung tích rất nhỏ và tăng dần theo thời gian. Đó là lý do mà bạn phải chia nhỏ cữ bú trong ngày sau sinh. Một số đặc điểm giải phẫu đường tiêu hóa đang phát triển có thể khiến bé dễ bị lồng ruột, đặc biệt là trẻ 6 đến 18 tháng tuổi. Khả năng sản xuất dịch mật ở trẻ sơ sinh là khá thấp nhưng sữa mẹ có chứa enzyme lipase để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Hệ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ sơ sinh ít đa dạng hơn so với người lớn. Nhìn chung, hệ tiêu hóa của bé dần bắt đầu trưởng thành vào khoảng 6 đến 9 tháng tuổi. Đây cũng là thời điểm mà bạn có thể bắt đầu giới thiệu nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ làm quen với đa dạng thực phẩm hơn là sữa. 2.SỮA NÓNG VÀ SỮA MÁT LÀ GÌ? Thực ra, trong y khoa không có định nghĩa “sữa nóng” và “sữa mát”, nhưng theo quan niệm dân gian, bạn có thể hiểu đơn giản như sau: “Sữa mát” là nguồn sữa giúp bé thích bú, bú no để tăng cân, chóng lớn, bé bụ bẫm và đáng yêu. Quan trọng hơn, “sữa mát” còn giúp bé có sức khỏe tốt và một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. “Sữa nóng” là nguồn sữa khiến bé tăng cân chậm hoặc không tăng cân. Ngoài ra bé còn lười bú và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… Một dòng sữa mát thường chứa các thành phần dinh dưỡng thích hợp, giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu nhằm phát triển toàn diện. Để hiểu rõ thì mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé. 3.CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG SỮA MÁT TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA CỦA BÉ Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, tiếp tục cho con bú đến 2 tuổi hoặc lâu hơn là điều được nhiều tổ chức y khoa trên thế giới khuyến cáo. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc cho con bú, bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ về việc ăn dặm thêm sữa ngoài để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Trong đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức được xem là sữa mát có những thành phần như: CHẤT ĐẠM Đạm có trong sữa mẹ có sự khác biệt về số lượng và chất lượng so với các loại sữa khác. Nồng độ protein trong sữa mẹ là 0,9g/100ml, bao gồm 2 loại protein chính là whey và casein. Các protein này từ sữa mẹ có khả năng giúp bé chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra cấu trúc đạm của sữa mẹ cũng có sự khác biệt so với các loại sữa khác. Theo nghiên cứu, đạm sữa mẹ là loại đạm tốt nhất và phù hợp nhất với chiếc bụng “non nớt” của trẻ. Bởi đạm trong sữa mẹ là đạm tự nhiên, mềm nhỏ nên rất dễ tiêu hóa và hấp thụ. Trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú mà phải dùng sữa ngoài thì cần lưu ý kỹ chất lượng đạm sữa trong công thức. CHẤT XƠ GOS Trẻ sơ sinh bú sữa thường có hệ vi sinh vật đường ruột chủ yếu gồm Bifidobacteria và Lactobacilli, những lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh. Vì vậy, trong trường hợp trẻ không bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần lưu ý chăm sóc đường ruột cho trẻ bằng việc bổ sung thêm chất xơ GOS từ công thức “sữa mát” mà trẻ dùng. GOS là một loại prebiotic đóng vai trò là thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột. Các nghiên cứu đã chứng minh bổ sung GOS sẽ giúp số lượng Bifidobacteria và Lactobacilli trong đường ruột tăng lên đáng kể. NUCLEOTIDES Là thành phần dinh dưỡng được chứng minh có lợi đối với sự phát triển và duy trì chức năng của hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung nucleotides giúp trẻ tăng cân và tăng trưởng vòng đầu. Do đó nó là dưỡng chất cần thiết tối ưu cho trẻ sơ sinh và là thành phần có trong “sữa mát”. VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT “Sữa mát” có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đa dạng và phù hợp nhu cầu trẻ dùng theo từng độ tuổi. Trong đó, vitamin A giúp nuôi dưỡng niêm mạc đường tiêu hóa, vitamin nhóm B hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng. Còn vitamin C cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, có các mô ở đường tiêu hóa và hấp thu sắt. “Sữa mát” còn chứa vitamin D và canxi. Vitamin D giúp hấp thu canxi, nhờ đó, răng bé chắc khỏe. Bên cạnh đó, “sữa mát” còn cung cấp magie giúp ngăn ngừa táo bón và mangan tham gia vào sự phân hủy protein, chất béo. Kali giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Selen cần thiết cho tuyến tụy, kẽm giúp cải thiện hệ tiêu hóa.