CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ ỐM VẶT
19

Th 03

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ ỐM VẶT

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ ốm vặt là câu chuyện phổ biến ở các gia đình có trẻ nhỏ. Bé hay ốm, dễ mắc bệnh mỗi khi thời tiết thay đổi, sức khỏe yếu khiến mẹ lo lắng không thôi. Tại sao bé hay ốm vặt, chăm sóc trẻ ốm thế nào mới đúng cách? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hadu Pharma để tìm kiếm câu trả lời nhé! 1.NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG TRẺ HAY ỐM VẶT Việc hiểu rõ được nguyên nhân gây nên tình trạng ốm vặt ở trẻ rất quan trọng. Khi biết được nguyên nhân cụ thể cha mẹ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho con. TRẺ ỐM VẶT DO HỆ MIỄN DỊCH VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG CÒN NON NỚT Khi mới sinh ra hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, lại nhạy cảm với tác động bên ngoài. Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, hệ miễn dịch của trẻ mới dần được hoàn thiện. Môi trường tiếp xúc hằng ngày của trẻ tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Do hệ thống bảo vệ cơ thể chưa kịp hoàn chỉnh để đối phó, bé phải đối mặt với nguy cơ rất lớn về các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như bệnh về hô hấp, rối loạn tiêu hóa… TRẺ ỐM VẶT DO HỆ TIÊU HÓA CHƯA HOÀN THIỆN Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biêt trong giai đoạn phát triển đầu đời còn non yếu rất dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, táo bón, nôn trớ… và không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng qua chế độ ăn hằng ngày, điều này lâu dài dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, chứng biếng ăn và thậm chí là suy dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài ra những yếu tố bên ngoài như khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, thói quen ép trẻ ăn sẽ gây tác động không tốt đến sức khỏe tổng thể và tạo điều kiện cho nhiều bệnh ốm vặt xảy ra. TRẺ HAY ỐM VẶT DO THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG Việc ăn đủ bữa, cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nhiều bà mẹ chuẩn bị bữa ăn cho con chủ yếu theo cảm quan mà chưa chú ý tới sự cân bằng về dinh dưỡng, dẫn đến thừa một số chất và thiếu một số vi chất khác. Đó là lý do nhiều trẻ ăn đủ bữa, nhiều thức ăn mà vẫn thiếu chất. Các vitamin và chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản, chế biến thực phẩm không tốt (nếu nấu quá kỹ sẽ làm mất hết dưỡng chất). Đây là việc các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới. SỬ DỤNG KHÁNG SINH QUÁ NHIỀU Thuốc kháng sinh có lẽ là một trong những giải pháp đầu tiên cha mẹ tìm đến khi con mình bị bệnh. Tuy nhiên, việc cho trẻ sử dụng kháng sinh liều cao vì muốn con mau khỏe đã vô tình tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn có lợi. Trong khi đó, 70% các tế bào miễn dịch được sinh ra tại các bạch huyết trong thành ruột. Mất đi hệ vi khuẩn có ích, khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt. Hệ miễn dịch suy yếu đi đồng nghĩa với việc trẻ càng dễ mắc bệnh. Khi trẻ hay ốm vặt cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để hạn chế tình trạng này cũng như bảo vệ sức khỏe của bé. 2.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHỎ Chế độ dinh dưỡng của trẻ rất quan trọng, quyết định rất lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Khẩu phần ăn của bé cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các loại vitamin và các yếu tố vi lượng. Bên cạnh các thực phẩm bổ dưỡng như: thịt đỏ, trứng, cá… cha mẹ nên cho bé ăn thêm rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết. Để hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn, cha mẹ không nên bỏ qua việc bổ sung lợi khuẩn (hay probiotics) vào chế độ ăn hằng ngày. Những nguồn bổ sung lợi khuẩn lý tưởng bao gồm: sữa chua, váng sữa, bắp cải và một số loại phô mai… Bên cạnh một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, cha mẹ cũng có thể cân nhắc cho các bé sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vi chất để tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Khi lựa chọn các sản phẩm này các bậc phụ huynh cần chú ý đến nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, khi trẻ ốm vặt cha mẹ cần chú ý cách thức chăm sóc trẻ. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi bị bệnh, nếu sử dụng thuốc cần có sự kê đơn và tư vấn của bác sĩ.  Nên chú ý nâng cao sức khỏe thể chất của trẻ hoạt động thể thao, đồng thời chú ý vấn đề vệ sinh của trẻ. Tình trạng trẻ ốm vặt không thể điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn, cha mẹ cần kiên trì, phối hợp cùng các bé, cần quan tâm hơn đến cơ thể của bé.  

TRẺ HAY ỐM VẶT BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?
19

Th 03

TRẺ HAY ỐM VẶT BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ bị coi là hay ốm vặt nếu có biểu hiện là hầu như tháng nào cũng ốm và thường xuyên phải dùng đến thuốc. Cha mẹ có thể đổ lỗi tình trạng này là do cơ địa mỗi trẻ nhưng thực chất trẻ hay ốm vặt là do có nguyên nhân. 1.TRẺ HAY ỐM VẶT LÀ DO HỆ MIỄN DỊCH CỦA TRẺ KÉM, SỨC ĐỀ KHÁNG YẾU Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa. Tuy nhiên trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Do vậy, trẻ rất nhạy cảm với những thay đổi môi trường bên ngoài. Với những trẻ có hệ miễn dịch hoàn thiện chậm tức là ít có khả năng đề kháng, chống lại những tác nhân bên ngoài thì sẽ hay bị ốm hơn. Hệ miễn dịch càng kém trẻ càng hay ốm, đặc biệt là dễ mắc các bệnh đường hô hấp mà cha mẹ thường gọi chung là ốm vặt. 2.TRẺ HAY ỐM VẶT DO HỆ TIÊU HÓA KÉM Đối với trẻ nhỏ, sau khi sinh hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ, hệ vi khuẩn đường ruột chưa được cân bằng, do đó thức ăn sẽ không được tiêu hóa hiệu quả, sự hấp thu các chất vào cơ thể trẻ bị ảnh hưởng. Một khi quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ sẽ dễ bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ miễn dịch, dẫn đến trẻ dễ phát sinh nhiều bệnh. 3.TRẺ BIẾNG ĂN DỄ BỊ ỐM VẶT Cũng giống như người lớn, trẻ cần ăn uống đầy đủ để lấy năng lượng cho các hoạt động. Nhưng nếu trẻ có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng thì có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn đưa vào cơ thể trẻ, điều này dẫn đến trẻ có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, và hệ quả là trẻ có thể bị thiếu chất, sức đề kháng kém, dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ hay bị ốm vặt. Bởi vậy, bạn nên chú ý theo dõi các biểu hiện chán ăn, biếng ăn của trẻ để có các biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hạn chế tình trạng ốm vặt cho trẻ. Những thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày của trẻ có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch cũng như tăng cường sức đề kháng của trẻ. Vì vậy cha mẹ có thể sử dụng những thực phẩm này giúp trẻ tránh được cúm, ốm vặt và phát triển khỏe mạnh: Thịt nạc: thịt lợn, thịt bò, thịt gà được xếp vào nhóm thực phẩm giúp tăng cường đề kháng tốt cho trẻ. Thực phẩm giàu kẽm không chỉ đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng miễn dịch, phòng chống bệnh tật do virus như cảm cúm, cảm lạnh. Vì vậy cha mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, sò, ngao… để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Rau có lá màu xanh đậm có hàm lượng vitamin C khá phong phú bao gồm cải bó xôi, bông cải xanh, rau dền, rau ngót… Trái cây họ cam, quýt có hàm lượng vitamin C và vitamin A khá phong phú, được xem như thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ một cách hiệu quả, đồng thời tăng khả năng phòng chống bệnh truyền nhiễm… Khoai lang chứa nhiều beta caroten, vitamin C, vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus… Thực phẩm chứa acid omega 3 như quả óc chó, dầu cá… giúp cho hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi như probiotics giúp đường ruột của trẻ có thể ức chế vi khuẩn có hại và lập lại hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả seri, để cải thiện vị giác, ăn ngon hơn, tăng cường hấp thu từ đó cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng, ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa. 4.CÁCH CHĂM SÓC TRẺ HAY ỐM VẶT Bên cạnh chế độ ăn tạo nền tảng sức khỏe tốt để nâng cao miễn dịch, tăng cường đề kháng, các bác sĩ thường khuyến nghị các cha mẹ nên: Cho trẻ ngủ đủ giấc, giúp trẻ được phục hồi, nghỉ ngơi. Vệ sinh sạch sẽ bàn tay, đồ dùng, vật dụng, các bề mặt trẻ hay tiếp xúc, tránh nguy cơ lây bệnh vi khuẩn, virus… Tiêm vaccine đầy đủ theo từng độ tuổi. Khuyến khích trẻ vận động với những hoạt động phù hợp với lứa tuổi.  

CÁCH NÀO TĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ
19

Th 03

CÁCH NÀO TĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG CHO TRẺ NHỎ

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ em cần được bổ sung thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng để giúp bé phát triển cả thể chất và trí não. Hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua thói quen ăn uống ngay từ khi còn nhỏ sẽ đảm bảo trẻ không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa muối và đường. 1.TẠI SAO CẦN TĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG CHO BÉ? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các dưỡng chất cần thiết cho các phản ứng sinh hóa quan trọng trong cơ thể. Cơ thể của trẻ em hoạt động nhờ sự tổng hợp các vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng đa lượng và nước. Nó được tạo thành từ protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và tất nhiên là nước. Bằng cách cha mẹ cho trẻ ăn một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ, nuôi dưỡng cơ thể cung cấp canxi cho xương để giữ chúng chắc khỏe, cơ bắp phát triển nhờ lượng protein và các cơ quan của chúng ta hoạt động nhờ các vitamin và khoáng chất có từ trái cây và rau quả. Nếu trẻ em không ăn nhiều loại chất dinh dưỡng thì chúng có nguy cơ bị thiếu một số chất dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Trẻ em cần các chất dinh dưỡng cho hoạt động lành mạnh của tất cả các cơ quan tim, não, gan, thận và tuyến giáp. Các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng, chẳng hạn như mệt mỏi, tóc hoặc da xỉn màu, nhưng nếu để lâu có thể biểu hiện thành các bệnh nghiêm trọng hơn. 2.CƠ CHẾ TĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG CHO BÉ Để tăng hấp thu các dinh dưỡng cho bé, thức ăn phải trải qua quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. Sau khi thức ăn được tiêu thụ qua miệng, chúng sẽ gặp các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn thành các phân tử khác nhau. Điều này phá vỡ các chất dinh dưỡng vĩ mô hoặc vi lượng. Ví dụ, protein của chúng ta được chia thành các axit amin khác nhau và carbohydrate được chuyển hóa thành glucose để tạo năng lượng hoặc dự trữ. Một khi thức ăn được chia nhỏ thành các chất dinh dưỡng quan trọng, nó sẽ đi xuống ruột non và được hấp thụ vào máu. Hệ thống tuần hoàn sau đó tiếp nhận và vận chuyển dinh dưỡng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Không được sử dụng sẽ được phân phối cho cả kho chứa hoặc chất thải. Để quá trình hấp thụ tốt chất dinh dưỡng này, trẻ em cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu hệ tiêu hóa hoặc sức khỏe đường ruột của trẻ em không tốt, thì chúng có thể không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và những đứa trẻ kém hấp thu chậm tăng cân. Đây là những lý do tại sao cha mẹ cần phải đặt ra mục tiêu để những đứa trẻ được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường cân nặng, thể chất và tinh thần. 3.CÁC CÁCH LÀM TĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG CHO BÉ ĐẶT THÓI QUEN NGỦ Một thói quen trước khi đi ngủ là hoàn toàn cần thiết để trẻ ngủ ngon. Thay đổi môi trường có thể giúp trẻ bắt đầu ổn định hơn. Vì thế cha mẹ hãy thiết lập cho con thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc ngay từ khi còn nhỏ. BỔ SUNG SẮT Thực phẩm giàu chất sắt giúp vận chuyển oxy trong máu, xây dựng cơ bắp và rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Ngũ cốc, bánh mì và sữa công thức tăng cường chất sắt là những nguồn thân thiện với trẻ em. Các nguồn cung cấp sắt tốt khác bao gồm thịt đỏ, trứng, đậu gà, thịt gia cầm, cá và đậu lăng. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, vì vậy hãy cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có loại vitamin này như cam, quả mọng, chanh, cà chua, bông cải xanh và ớt chuông. BỔ SUNG CANXI Xương và răng khỏe mạnh dựa vào nguồn cung cấp canxi tốt, cho trẻ ăn thức ăn giàu canxi như các thực phẩm từ sữa, đậu phụ và các loại rau xanh lá. Con bạn cần vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Ánh nắng mặt trời trên da là cách tốt nhất để cung cấp vitamin D, nhưng bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hằng ngày chỉ nên vài phút mỗi ngày. Vitamin D cũng được tìm thấy trong các sản phẩm sữa tăng cường, lòng đỏ trứng và cá nhiều dầu như cá mòi, cá ngừ và cá hồi. Một chất tăng cường hấp thụ canxi khác đến từ sn-2 palmitate, một cấu trúc lipid độc đáo được tìm thấy trong sữa mẹ và một số công thức sữa giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và cải thiện sức mạnh của xương. BỔ SUNG CHẤT BÉO Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em, vì cung cấp cho trẻ năng lượng và cũng giúp vận chuyển, dự trữ và hấp thụ một số vitamin. Tuy nhiên không phải tất cả các chất béo đều được tạo ra như nhau. Chất béo không bão hòa là một lựa chọn tốt hơn, và có thể được tìm thấy trong cá hồi, bơ và dầu thực vật. Hạn chế cho con bạn tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có trong bơ, pho mát, thực phẩm chiên và đồ ăn nhẹ như bánh ngọt và bánh quy. Để giúp hệ tiêu hóa hấp thụ chất béo quan trọng trong chế độ ăn, hãy bổ sung thức ăn của chúng bằng sữa công thức giàu sn-2 palmitate, một chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ chất béo. Trẻ em có lượng sn-2 palmitate cao hơn có ít xà phòng axit béo không hòa tan và canxi trong phân của chúng, cho thấy khả năng hấp thụ chất béo tốt hơn nhờ có sn-2 palmitate trong chế độ ăn. BỔ SUNG VITAMIN Trẻ em cần nhiều loại vitamin. Vitamin A giúp trẻ phát triển và mang lại làn da khỏe mạnh, chất này có thể được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, cũng như các loại rau có màu cam và vàng. Vitamin B rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu và hỗ trợ quá trình trao đổi chất chúng được tìm thấy trong thịt, gia cầm, cá, sữa, đậu nành, trứng và ngũ cốc giàu dinh dưỡng. Vitamin D giúp con bạn hấp thụ canxi, trong khi vitamin E (từ hạt và quả hạch) tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Sau đó là vitamin K chất cần thiết cho quá trình đông máu và được tìm thấy trong trứng và các loại rau lá xanh như rau bina và bông cải xanh. Chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ vitamin, đặc biệt là A, D, E, K. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH HYDRAT HÓA Một trong những vai trò của nước là mang chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào của chúng ta. Nước giúp hòa tan các vitamin và khoáng chất chúng ta nhận được từ thức ăn, sau đó phân phối chúng đến phần còn lại của cơ thể để gặt hái được những lợi ích. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng con bạn luôn đủ nước, để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng mà chúng ăn vào. SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT VÀ KHẢ NĂNG HẤP THU CHẤT DINH DƯỠNG Một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh là điều cần thiết hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng. Một đứa trẻ có sức khỏe đường ruột tốt sẽ có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, vì vậy cần phải có vi khuẩn đường ruột tốt  trong hệ thống của trẻ. Probiotics và prebiotics được khuyến khích cho việc này.  

PROSBIOTICS LÀ GÌ?
19

Th 03

PROSBIOTICS LÀ GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Prosbiotics là những sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất. Prosbiotics hay còn gọi là quá trình lên men vi khuẩn probiotics. Prosbiotics cũng đóng vai trò quan trọng như lợi khuẩn và chất xơ hòa tan cho cơ thể. Prosbiotics là một phụ phẩm đồng thời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa. 1.PROSBIOTICS LÀ GÌ? Prosbiotics hay tế bào vi sinh vật không sống được hay có tên gọi khác là sữa công thức lên men cho trẻ sơ sinh (FIF) trước định nghĩa là các chất được sản xuất bởi vi sinh vật của bạn trong khi chúng hoạt động. Đây là các hợp chất có hoạt tính sinh học được tạo ra khi prosbiotics ăn một số loại phân tử chất xơ để phát triển. Prosbiotics được giải phóng tự nhiên bởi hệ thống vi sinh vật tồn tại trong cơ thể. Hệ vi sinh vật đó là hệ sinh thái gồm hàng triệu tỷ các vi khuẩn, virus, nấm, động vật nguyên sinh… Mặc dù các hợp chất có hoạt tính sinh học hay Prosbiotics được coi là những chất thải của vi khuẩn probiotic. 2.LỢI ÍCH CỦA PROSBIOTICS Prosbiotics là thành phần có vai trò vô cùng quan trọng với hệ tiêu hóa. Chúng có tác dụng trong giữ cân bằng microbiota (tập hợp lớn các vi sinh vật sống dưới hình thức cộng sinh trong cơ thể con người). Khi mầm bệnh chiếm lấy hệ vi sinh vật các rối loạn sinh lý sẽ xảy ra mà hệ quả là gây ra những vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, dị ứng… Khi bị rối loạn tiêu hóa không được điều trị bằng thuốc đặc trị bao gồm thuốc chống viêm hoặc điều hòa miễn dịch. Đồng thời, prosbiotics cũng có những lợi ích sức khỏe tương tự như thế hệ probiotics: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Có tác dụng chống ung thư. Có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Hạn chế nguy cơ mắc những bệnh lý về tim mạch. Hỗ trợ hình thành oxytocin là hoạt chất tăng khả năng co bóp tử cung có tác dụng trong hỗ trợ chức năng sinh đẻ. Mặt khác, các prosbiotics không chứa vi sinh vật, nên nguy cơ biến chứng khi thêm vi khuẩn mới vào hệ sinh vật của bạn sẽ thấp hơn và an toàn hầu hết cho mọi người. Nhưng những người có hệ thống miễn dịch kém, bệnh nặng hoặc đang phục hồi sau phẫu thuật có thể bị nhiễm trùng do men vi sinh. 3.MỘT SỐ NGUỒN BỔ SUNG PROBIOTICS Cách tốt nhất để cân bằng hệ vi sinh vật của bạn là thông qua một chế độ ăn uống và đầy đủ. Nếu bạn cho vi khuẩn probiotic ăn đúng loại thực phẩm của mình, chúng sẽ tạo ra prosbiotics. Bạn nên ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể cải thiện hệ vi sinh vật của bạn. Một số loại thực vật giúp cải thiện hệ vi sinh vật như: Toàn bộ trái cây rau củ, các loại đậu và ngũ cốc. Tỏi, hành tây… Măng tây. Chuối. Rong biển, rong nho. Khi thay đổi chế độ ăn, hãy thêm một cách từ từ những thức ăn mới. Khi ăn thực phẩm có men vi sinh sẽ không nhất thiết làm tăng prosbiotics trong cơ thể của bạn, vì vậy hãy cẩn thận khi bổ sung các chất cũng như bổ sung thêm lợi khuẩn vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. 4.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PROSBIOTICS Việc sử dụng các chất bổ sung probiotic để tăng sản xuất prosbiotics là có lợi. Tuy nhiên bạn có  thể gặp các tác dụng phụ về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng và khó chịu nhẹ ở dạ dày. Các dấu hiệu này có xu hướng biến mất khi cơ thể bạn điều chỉnh. Mặt khác, prosbiotics nên hạn chế sử dụng ở những người đang mắc bệnh như:  Những người vừa can thiệp ngoại khoa;  Những người bị rối loạn cấu trúc, hoạt động tim; Những người đang bị rối loạn đường tiêu hóa như tiểu đường, táo bón; Người mang thai; Trẻ nhỏ;  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: