CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

7+ NHÓM THỰC PHẨM BỔ SUNG CANXI CHO NGƯỜI LỚN
28

Th 03

7+ NHÓM THỰC PHẨM BỔ SUNG CANXI CHO NGƯỜI LỚN

  • admin
  • 0 bình luận

Bạn nghĩ chỉ trẻ nhỏ mới cần bổ sung canxi? Thực tế canxi là khoáng chất cần thiết cho hệ xương khớp, tim và thần kinh mà cơ thể không tự tổng hợp được. Vì vậy dù bạn ở độ tuổi nào bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể cũng là việc làm cần thiết. Bài viết này Hadu Pharma sẽ mách bạn 10 thực phẩm cần thiết bổ sung canxi cho người lớn, hãy cùng tham khảo nhé! Canxi là nguyên liệu cần thiết để hình thành và duy trì cấu trúc xương. Vì thế, ở bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng cần cung cấp một lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Nếu thiếu canxi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương và các biến chứng khác của loãng xương. Vì vậy, hãy chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi cũng như vitamin D vào chế độ dinh dưỡng để xương chắc khỏe hơn mỗi ngày. 1.SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA Nói đến thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn và trẻ nhỏ chắc hẳn không thể bỏ qua sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai và sữa chua. Bên cạnh là nguồn canxi dồi dào, loại thực phẩm này còn cung cấp protein, carbohydrate, chất béo và kẽm, vitamin A, vitamin B12… Tùy vào nhu cầu của từng người nhưng khẩu phần sữa khuyến nghị cho người lớn là từ 2-3 khẩu phần một ngày. Một khẩu phần sữa tương đương với: 1 ly sữa (250ml) 1 hũ sữa chua (150g) 2 lát phô mai (40g) 2.SỮA THỰC VẬT Để thay thế cho sữa bò, nhất là đối với những người mắc hội chứng không dung nạp lactose, bạn có thể dùng các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân… Tuy nhiên, có thể chúng sẽ không giàu canxi, protein và cả vitamin B12 như sữa động vật, nên nếu cần thiết hãy ưu tiên một số loại sữa hạt đóng gói có thể bổ sung thêm canxi nhé! 3.CÁC LOẠI ĐẬU Các loại đậu là nguồn protein thực vật giàu dưỡng chất, trong đó có cả canxi. Đậu nành và đậu cô ve là hai loại có hàm lượng canxi cao nhất.  Bạn cũng có thể lựa chọn đậu trắng là nguồn thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn. Không chỉ chứa canxi, chất xơ mà thành phần loại đậu này còn có tinh bột kháng - loại dưỡng chất hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, chống oxy hóa và ngăn ngừa tích mỡ thừa. 4.CÁC LOẠI RAU XANH Rau xanh là nguồn cung cấp canxi, chất xơ và nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Các loại rau xanh quen thuộc với bữa ăn của người Việt Nam như bông cải xanh, cải xanh, cải xoong, cải chíp… cũng chính là nguồn thực phẩm giàu canxi nên được tăng cường bổ sung. Bên cạnh đó, rau xanh cũng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các loại rau xanh đậm giàu canxi có chứa oxalate như rau bina, củ cải đường, không phải là nguồn thực phẩm bổ sung canxi lý tưởng cho người lớn bởi oxalate sẽ cản trở cơ thể hấp thụ canxi. 5.CÁC LOẠI HOA QUẢ GIÀU CANXI Mặc dù các loại trái cây chỉ cung cấp một lượng nhỏ canxi, nhưng chúng lại dồi dào dưỡng chất và tổng thể giúp tăng cường sức khỏe xương. Trong đó cam, dâu, chuối, đào là những loại quả quen thuộc giàu canxi mà bạn có thể chọn để tăng cường trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, một ứng viên sáng giá khác để cung cấp canxi cho cơ thể là trái sung. Không chỉ có canxi mà đây còn là loại quả giàu chất xơ, vitamin K và kali.  6.CÁ MÒI Trong các loại cá thì có thể nói cá mòi là một thực phẩm giàu canxi nhất, đặc biệt là những loại cá mòi đóng hộp được chế biến có thể ăn luôn xương. 7.CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN D HẤP THỤ CANXI Bên cạnh cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể thì bạn cũng cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống hằng ngày. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi từ thực phẩm tốt hơn. Một số sự lựa chọn bổ sung vitamin D bao gồm: Những loại cá béo chứa nhiều omega 3 như cá hồi, cá mòi và cá thu. Lòng đỏ trứng gà. Một số thực phẩm bổ sung vitamin D trên nhãn như ngũ cốc ăn sáng đóng gói sẵn, bơ phết bánh mì… 8.THỰC PHẨM CHỨC NĂNG BỔ SUNG CANXI Một số loại sữa chống loãng xương hoặc các viên uống bổ sung canxi sẽ cần thiết trong một số trường hợp mà người bệnh khó có thể nhận đủ lượng canxi và khoáng chất từ chế độ ăn uống thông thường, chẳng hạn như người cao tuổi hay người không dung nạp lactose, ăn chay trường… Tuy nhiên để sử dụng các loại thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không nên tự ý dùng viên uống bổ sung bởi có nguy cơ tương tác với các loại thuốc, thực phẩm chức năng khác bạn đang sử dụng hoặc gây ảnh hưởng đến bệnh lý mà bạn đang mắc phải.  

TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI TRẺ ĐÁNG LƯU TÂM
26

Th 03

TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI TRẺ ĐÁNG LƯU TÂM

  • admin
  • 0 bình luận

Bao nhiêu tuổi cơ thể mắc bệnh tiểu đường thì điều đó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thay vì trước đây, số lượng bệnh nhân được chẩn đoán chủ yếu ở tuổi trung niên thì bây giờ, số người trẻ tuổi mắc bệnh này ngày càng phổ biến. Bạn nên lưu ý đến những triệu chứng của bệnh tiểu đường ở người trẻ để được thăm khám sớm kịp thời. 1.NGƯỜI TRẺ DỄ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP NÀO? Trong cơ thể có một hormone do tuyến tụy sản xuất tên là insulin. Hormone này sẽ đảm nhận nhiệm vụ đưa glucose từ máu vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Tiểu đường là bệnh lý xảy ra khi cơ thể không sử dụng đường glucose (được cung cấp từ thức ăn) để làm năng lượng. Hậu quả là glucose nằm lại trong máu, khiến chỉ số đường huyết tăng lên. Cụ thể như sau: Tiểu đường tuýp 1: Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin so với nhu cầu cơ thể. Đây là bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch bị rối loạn nên tấn công nhầm tuyến tụy khiến các tế bào sản xuất insulin bị hư hại. Bệnh này hầu như khởi phát ở trẻ em và thanh niên. Tiểu đường tuýp 2: Insulin hoạt động không hiệu quả, không đưa được glucose vào tế bào. Lúc đầu, tuyến tụy sẽ nỗ lực hơn để sản xuất insulin bù đắp. Theo thời gian, nó cũng sẽ suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin. Bệnh thường gặp hơn cả ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, ngày nay càng nhiều người trẻ thậm chí là cả trẻ em mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2. Không rõ nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và người trẻ, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tiểu đường thai kỳ: Tình trạng này xảy ra khi mang thai do hormone mà cơ thể sản xuất trong khi mang thai làm giảm hiệu quả của insulin. 2.TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI TRẺ LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ cả ở tuýp 1 và tuýp 2 bao gồm: -Đi tiểu nhiều hơn bình thường vì cơ thể cố gắng loại bỏ đường dư thừa trong máu qua nước tiểu. -Khát nhiều và uống nhiều nước để bù đắp việc cơ thể mất nước do đi tiểu nhiều. -Ăn nhiều vì cơ thể luôn phát tín hiệu không thể lấy năng lượng từ đường. -Mệt mỏi nhiều do đói năng lượng. -Thay đổi cân nặng. Thường người bệnh tiểu đường tuýp 1 giảm cân không rõ nguyên nhân, trong khi hầu hết người tiểu đường tuýp 2 tăng cân dần theo thời gian. -Có vết thương lâu lành. -Ngứa da hoặc nhiễm trùng da thường xuyên. -Mờ mắt. -Các vùng da sẫm màu, thường gặp nhất quanh cổ, nách, hông. Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ này cũng có thể xảy ra với mọi độ tuổi. Tuy nhiên, không có người nào giống người nào. Bạn có thể gặp dấu hiệu khác với người khác hoặc không có trong danh sách kể trên. Tuy nhiên, 4 dấu hiệu tiểu đường ở người trẻ phổ biến nhất là khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG TUÝP BỆNH Mặc dù vậy, triệu chứng mỗi tuýp lại có những đặc điểm riêng biệt như: Tuýp 1: Triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em và người trẻ xuất hiện đột ngột, rầm rộ ngay từ đầu. Các triệu chứng tiến triển nhanh chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng. Người bệnh có thể bị thêm buồn nôn, nôn mửa hoặc đau dạ dày. Tuýp 2: Trong thời gian đầu khi đường huyết mới tăng lên, người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào cả, hoặc dấu hiệu bệnh mờ nhạt và tiến triển từ từ suốt thời gian dài. Hầu như khi có những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ kể trên, họ đã mắc bệnh được vài năm. Thai kỳ: Hầu như không có triệu chứng nào mà chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thai thứ 24-28. KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ Khám sức khỏe định kỳ, trong đó có kiểm tra đường huyết, mỗi năm 2 lần. Khi có triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ vừa được đề cập ở trên. Lo ngại về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 như trong gia đình có người mắc bệnh, ít vận động, đang ăn kiêng, béo phì hoặc thừa cân (đặc biệt là vòng eo lớn), bị tăng huyết áp. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. 3.PHÒNG TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI TRẺ Đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa có cách nào phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1 nhưng bạn có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển. Hãy xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh sau: Ăn uống lành mạnh với: Nhiều vitamin và chất xơ từ rau củ tươi. Nguồn đạm nạc từ cá, thịt nạc, thịt da cầm bỏ da, các loại đậu. Chất béo tốt từ dầu thực vật, các loại hạt. Hạn chế chất béo động vật, thực phẩm chế biến sẵn. Giảm đường và muối. Giữ cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì. Hoạt động thể chất thường xuyên.  

UỐNG THUỐC GIẢM MỠ MÁU CÓ HẠI GÌ KHÔNG?
26

Th 03

UỐNG THUỐC GIẢM MỠ MÁU CÓ HẠI GÌ KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Mỡ máu cao là một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến hơn ⅓ người trưởng thành. Để kiểm soát tình trạng này, nhiều người sử dụng thuốc giảm mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, có một số lo ngại về tác hại tiềm ẩn của việc sử dụng thuốc này. Vậy, uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không? Bài viết này Hadu Pharma sẽ chia sẻ tới bạn về những lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu, giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt cho sức khỏe của mình.  1.LỢI ÍCH CỦA THUỐC GIẢM MỠ MÁU Mỡ máu cao đã trở thành một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Mỡ máu cao là do lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) và triglyceride cao, trong khi cholesterol tốt (HDL cholesterol) thấp. Mỡ máu cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm, bao gồm: đột quỵ, đau thắt ngực, bệnh mạch vành. Trong việc kiểm soát mỡ máu cao, thuốc giảm mỡ máu đã chứng tỏ được hiệu quả và lợi ích rõ rệt. Dưới đây là những lợi ích quan trọng khi dùng thuốc giảm mỡ máu: Giảm mỡ máu xấu (LDL cholesterol): Thuốc giảm mỡ máu có khả năng làm giảm mỡ máu xấu (LDL cholesterol) từ 20% đến 60% và giảm triglyceride từ 20% đến 50% - Đây là nguyên nhân gây tắc nghẽn các động mạch vành, dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bằng cách làm giảm mỡ máu xấu, thuốc giảm mỡ máu giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tăng mỡ tốt (HDL cholesterol): Một số loại thuốc giảm mỡ máu có khả năng tăng mỡ tốt (HDL cholesterol) từ 5% đến 10% - loại mỡ có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mỡ tốt giúp loại bỏ mỡ xấu khỏi cơ thể và giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Việc sử dụng thuốc giảm mỡ máu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm: đột quỵ, đau thắt ngực và bệnh mạch vành. Bằng cách kiểm soát mỡ máu, thuốc giảm mỡ máu giúp bảo vệ tim mạch và duy trì sức khỏe tổng thể. Giảm nguy cơ tử vong: Các nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc giảm mỡ máu có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch từ 20 đến 30%. 2.UỐNG THUỐC GIẢM MỠ MÁU CÓ HẠI GÌ KHÔNG? Khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu để kiểm soát mỡ máu cao, bạn cần lưu ý rằng thuốc vẫn có một số tác hại và tác dụng phụ tiềm ẩn. Dưới đây là các tác hại và tác dụng phụ tiềm ẩn. Dưới đây là các tác hại và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu:  Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Một số người sử dụng thuốc giảm mỡ máu có thể gặp phải phản ứng dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón hoặc khó tiêu. Điều này thường xảy ra với dùng thuốc ở liều cao hoặc liều lượng dùng thuốc không phù hợp. Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc là vô cùng cần thiết. Tác dụng phụ trên gan: Uống thuốc mỡ máu có hại gan không? Thật không may, câu trả lời là CÓ. Một số loại thuốc giảm mỡ máu có thể gây tác động tiêu cực lên gan. Chúng có thể gây ra tình trạng tăng men gan, viêm gan hoặc suy gan. Do đó, bác sĩ thường sẽ yêu cầu kiểm tra chức năng gan trước và trong quá trình sử dụng thuốc để theo dõi sự an toàn và hiệu quả. Tác dụng phụ trên cơ bắp: Một số người sử dụng thuốc giảm mỡ máu có thể gây tình trạng đau cơ, yếu cơ, hoại tử hay tiêu cơ vân. Đây là tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, đặc biệt là khi sử dụng loại thuốc giảm mỡ máu có tên gọi là statin. Bác sĩ sẽ theo dõi chức năng cơ bắp của bạn và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết. Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Một số người sử dụng thuốc giảm mỡ máu có thể gặp tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu hoặc các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung. Tuy nhiên các tác dụng phụ này thường nhẹ và tạm thời. Chúng sẽ giảm đi khi cơ thể dần thích nghi với thuốc theo thời gian. Tăng lượng đường trong máu hoặc bệnh tiểu đường tuýp 2: Lượng đường trong máu còn gọi là đường huyết có thể tăng lên khi dùng thuốc nhóm statin. Điều đó có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường có thể nhận thấy lượng đường trong máu tăng lên rõ ràng hơn khi họ bắt đầu dùng statin. Nhưng statin cũng ngăn ngừa cơn đau tim ở người bệnh tiểu đường. Lợi ích của việc dùng statin có thể lớn hơn nguy cơ nhỏ làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, thuốc giảm mỡ máu có thể tương tác với một số loại thuốc khác, bao gồm thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống đông máu và thuốc chữa bệnh gan. Việc tiếp tục sử dụng các loại thuốc khác trong quá trình điều trị bằng thuốc giảm mỡ máu mà không được sự cho phép của bác sĩ có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. 3.NHỮNG LƯU Ý KHÁC KHI DÙNG THUỐC GIẢM MỠ MÁU Ngoài việc quan tâm đến vấn đề uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không, khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu để điều trị mỡ máu cao, có những lưu ý quan trọng mà bạn cần tuân thủ để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc sử dụng thuốc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu: Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu? Luôn tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, thời gian và cách sử dụng thuốc giảm mỡ máu. Đọc kỹ thông tin hướng dẫn đính kèm hoặc hỏi bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về liều lượng, cách sử dụng hoặc thời gian uống thuốc giảm mỡ máu. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ rằng thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không trong trường hợp cụ thể của bạn để biết chính xác. Không tự ý điều chỉnh liều lượng: Mỡ máu hạ có nên uống thuốc nữa không? Nhiều người cho rằng khi mỡ máu hạ thì không cần dùng thuốc nữa. Hãy lưu ý rằng bạn không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, hay bỏ dùng thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ. Việc tự ý điều chỉnh liều lượng, bỏ thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn của việc sử dụng thuốc, thậm chí là gây ra những biến chứng cho sức khỏe. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo dõi mỡ máu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ nhận ra sự thay đổi trong chỉ số mỡ máu của bạn và đảm bảo rằng thuốc giảm mỡ máu đang hoạt động hiệu quả. Thực hiện thay đổi lối sống: Thuốc giảm mỡ máu chỉ là một phần của việc kiểm soát mỡ máu. Để đạt hiệu quả kiểm soát mỡ máu tốt nhất, hãy kết hợp sử dụng thuốc với thay đổi lối sống lành mạnh, bao gồm một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và giảm cân nếu muốn. Thông báo cho bác sĩ về tác dụng phụ: Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc chỉ định 1 loại thuốc khác nếu cần thiết. Tránh sử dụng cùng lúc với các loại thuốc khác: Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng và thảo dược mà bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc giảm mỡ máu có thể tương tác với các loại thuốc khác, gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Không sử dụng trong thai kỳ và cho con bú: Nếu bạn đang mang thai, có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú, hãy thông báo cho bác sĩ. Một số loại thuốc giảm mỡ máu có thể gây hại cho thai nhi hoặc truyền qua sữa mẹ.  

THUỐC BỔ CHO PHỤ NỮ CÓ THAI CẦN PHẢI ĐÚNG VÀ ĐỦ
26

Th 03

THUỐC BỔ CHO PHỤ NỮ CÓ THAI CẦN PHẢI ĐÚNG VÀ ĐỦ

  • admin
  • 0 bình luận

Mang thai là giai đoạn đặc thù của cơ thể người phụ nữ với nhiều sự thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể là một trong những giai đoạn thiêng liêng khi một sự sống mới được hình thành và phát triển, để đáp ứng cho những nhu cầu đặc biệt trong giai đoạn này người phụ nữ cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp, việc bổ sung các thành phần vi chất là không thể thiếu. Tuy nhiên theo khuyến cáo từ các chuyên gia, thuốc bổ không phải bổ sung càng nhiều, hàm lượng càng cao thì càng tốt mà phải đúng và đủ, người bình thường đã vậy, phụ nữ mang thai càng phải cẩn trọng hơn. Thực tế đã cho thấy dư thừa dưỡng chất có thể là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề không mong muốn ở các mẹ bầu: thừa vitamin A có thể gây dị tật thai nhi, tình trạng nóng, táo, nổi mụn… do bổ sung sắt, canxi liều cao. Do đó việc ưu tiên quan trọng là bổ sung đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần với liều lượng đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Theo khuyến cáo, để thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển tốt, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đa dạng, được bổ sung, cung cấp đầy đủ và toàn diện các dưỡng chất khác nhau chứ không chỉ là các dưỡng chất như sắt, canxi, vitamin D,... Điều này tuy không khó nhưng không phải là việc dễ dàng. Với nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, bên cạnh bữa ăn hằng ngày, tùy theo đặc điểm của từng người phụ nữ mang thai có thể được khuyến cáo, chỉ định bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng, vi chất qua các loại thuốc bổ. Trong nhiều trường hợp, thay vì kết hợp các đơn chất riêng lẻ, phải uống nhiều lần, việc tính toán liều lượng khó khăn, nguy cơ thiếu/ thừa khó kiểm soát thì các thuốc bổ tổng hợp chuyên dụng cho mẹ mang thai và cho con bú sẽ thuận lợi hơn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy: bổ sung thuốc bổ tổng hợp, trong thành phần cần có cung cấp đầy đủ - toàn diện acid béo Omega 3 (DHA, EPA), sắt, acid folic và nhiều vitamin, khoáng chất khác có thể cho hiệu quả tốt hơn so với việc sử dụng các thành phần riêng lẻ. Lời khuyên cho mẹ bầu thông thái:  -Tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế khi có ý định lựa chọn hay sử dụng các sản phẩm thuốc bổ, sản phẩm bổ sung. -Tìm hiểu về thành phần của các sản phẩm: Cùng một thành phần có thể có nhiều dạng sản phẩm khác nhau nhưng hiệu quả có thể không tương đương nhau: Omega 3 dạng Triglycerid cho hiệu quả hấp thu tốt hơn dạng còn lại, tỷ lệ giữa các thành phần cũng có thể tác động lên khả năng hấp thu các dưỡng chất tỷ lệ DHA/ EPA ~ 4/1 sẽ phù hợp hơn với phụ nữ mang thai và nuôi con bú. -Chú ý hàm lượng, thành phần để đảm bảo nguyên tắc đúng và đủ trong bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. -Thông thái khi chọn mua sản phẩm: Tránh mua hàng theo phong trào, thông tin truyền miệng không có cơ sở khoa học, tránh mua hàng từ những kênh khó kiểm chứng, nguồn gốc không rõ ràng. -Tham khảo nguồn tin chính thống từ các kênh khi có nhu cầu hay cần được giải đáp thông tin liên quan đến sản phẩm.    

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: