Th 03
Tinh dầu thông đỏ được xem là một nguyên liệu “vàng” cho sức khỏe với mùi thơm đặc trưng cùng với nhiều thành phần chống oxy hóa, kháng viêm đặc biệt và đặc tính chống lại nhiều loại ung thư. 1.TINH DẦU THÔNG ĐỎ LÀ GÌ? Cây thông đỏ là một loại cây có tên gọi khoa học là Taxus Wallichiana có xuất xứ từ Bắc Mỹ, ngoài ra còn được tìm thấy ở vùng Bắc Âu và tại Việt Nam phổ biến ở các vùng núi cao thuộc huyện Đức Dương, Đơn Dương, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng. Đây được xem là một loài cây quý hiếm và chỉ có số lượng ít ỏi, bộ phận chính được dùng là cành và lá. Trong đó, thành phần chính làm nên tác dụng là tinh dầu thông đỏ. Tinh dầu thông đỏ có đặc tính là chống oxy hóa, kháng viêm, giúp cầm máu, giúp mau lành tổn thương phần mềm, thúc đẩy sản sinh tế bào mới cho vết thương nhanh lành, xoa dịu tinh thần, hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý và có tiềm năng trong việc đẩy lùi các tế bào khối u ác tính, vậy nên tinh dầu thông đỏ thường được dùng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. 2.CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU THÔNG ĐỎ VỚI SỨC KHỎE Các loại viên uống tinh dầu thông đỏ phẩm chất cao thường được chiết xuất từ 100% lá thông đỏ, chứa các thành phần chính gồm vitamin A, C, K, acid amin thiết yếu… Ngoài ra, trong vỏ và lá dược liệu thông đỏ còn chứa các thành phần mang tác dụng dược tính rất quý hiếm như paclitaxel (taxol), docetaxel, chất chống oxy hóa (vitamin A, caroten, rustin) chlorophyl, hoạt chất nhóm polyphenol, … Nhờ vào thành phần này mà tinh dầu thông đỏ mang lại nhiều công dụng như: CHỐNG LẠI BỆNH UNG THƯ Một trong những tác dụng của tinh dầu thông đỏ gây “sốt” và được nhiều người quan tâm là cải thiện các vấn đề về lão hóa và bệnh ung thư. Một số nghiên cứu được thực hiện lâm sàng bởi nhà khoa học Mỹ, Nhật và Pháp cũng đưa ra kết quả cho thấy thành phần taxol trong thông đỏ có tác dụng điều trị tốt giúp làm chậm sự phát triển của nhiều loại ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng và ung thư gan… Tuy nhiên, những sản phẩm chiết xuất từ thông đỏ qua quy trình bào chế và sản xuất hiện đại thì mới đảm bảo cho hiệu quả điều trị bệnh và hạn chế tác dụng phụ. Do có tác dụng phụ đáng kể nên Taxol trong thông đỏ thường chỉ dùng là liệu pháp điều trị dự phòng khi không đạt được kết quả với liệu pháp trị liệu chuẩn. KHỬ TRÙNG, KHÁNG KHUẨN Tinh dầu thông đỏ có thể được thêm vào thuốc xịt, làm mát không khí để hạn chế sự phát triển vi khuẩn trong nhà, bao gồm cả nấm mốc và E.coli. CHỐNG OXY HÓA Trong thành phần của tinh dầu thông đỏ có những hợp chất chống oxy hóa cực mạnh, có khả năng trung hòa các gốc tự do, vì vậy có tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, làm đẹp da. NÂNG CAO HỆ MIỄN DỊCH, TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE Tinh dầu thông đỏ rất giàu các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể, vì vậy tinh dầu thông đỏ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh cảm cúm, nâng cao sức đề kháng cho người đang điều trị bệnh ung thư bằng hóa trị, xạ trị. HOẠT CHẤT POLYPHENOL Hoạt chất nhóm polyphenol trong tinh dầu thông đỏ có tác dụng tích cực trong việc khử trùng, chống oxy hóa và chống viêm. Khi được điều chế thành thuốc, hoạt chất này tác dụng chủ yếu giảm nguy cơ ung thư, hỗ trợ phục hồi sức khỏe từ các phương pháp điều trị ung thư. LIỆU PHÁP MÙI HƯƠNG Vì có mùi thơm nhẹ, thanh mát tự nhiên nên tinh dầu thông đỏ cũng có thể dùng trong liệu pháp mùi hương. Đây là những liệu pháp được dùng để hỗ trợ điều trị trầm cảm nhẹ và cải thiện chức năng tuyến thượng thận. LÀM ĐẸP DA Nhiều người đã phản hồi rằng da của họ trở nên mềm mại hơn và ít bị kích ứng hơn khi dùng tinh dầu thông đỏ. Tuy nhiên khi dùng các loại tinh dầu, bạn không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất mà nên pha loãng với nước hoặc dầu oliu, để hạn chế tác dụng mạnh của tinh dầu khiến các triệu chứng da trở nên nghiêm trọng hơn. 3.TINH DẦU THÔNG ĐỎ CÓ TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG? Mặc dù mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe nhưng thành phần độc tố trong dược liệu thông đỏ cũng rất đáng kể, đặc biệt là các loại alkaloid có thể cực độc với cơ thể người. Liều gây chết người là 50-100g lá cây thông đỏ. Đây cũng là nguyên nhân mà chiết xuất dược liệu này cần được dùng ở dạng viên uống, đã qua quá trình nghiên cứu và chiết xuất để đảm bảo tính an toàn cho người dùng. Taxane trong thành phần vỏ và lá cây thông đỏ nếu không được dùng đúng cách có thể là chất có thể gây độc, khi đi vào cơ thể người sẽ gây triệu chứng hạ huyết áp, chậm nhịp tim và ức chế hoạt động co bóp tim. Khi đó sẽ dẫn đến thiếu máu đến tim, não và suy yếu nhiều cơ quan. Nếu độc tố của taxane ảnh hưởng đến hệ thần kinh sẽ gây hiện tượng run, co giật, bất tỉnh, không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến ngừng thở, tử vong. 4.NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI DÙNG TINH DẦU THÔNG ĐỎ Đối với tinh dầu thông đỏ, sản phẩm được xem là dược liệu vàng sẽ có hiện tượng giá tăng và hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm trục lợi. Vậy bạn nên lưu ý tìm mua các sản phẩm từ thông đỏ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đơn vị bán hàng uy tín. Ngoài ra, các loại viên uống này cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, chưa có nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả điều trị ung thư hay các liệu trình điều trị bệnh khác. Không dùng cây thông đỏ nếu chưa được bác sĩ cho phép trong điều trị. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc sau sinh không nên dùng tinh dầu thông đỏ hoặc viên uống tinh dầu thông đỏ. Trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu cũng không nên dùng thông đỏ.
Th 03
Việc theo dõi cân nặng ở trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ cũng tăng cân tốt. Trẻ có thể tăng cân chậm, tăng cân nhanh hoặc thậm chí không tăng cân. Cân nặng của trẻ nói lên điều gì? 1.TẠI SAO SỰ TĂNG CÂN CỦA TRẺ SƠ SINH LẠI LÀ VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM? Theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh giúp bác sĩ đánh giá về tình hình sức khỏe chung của con. Khi trẻ không tăng cân đạt mức chuẩn bình thường, em bé có thể được chẩn đoán mắc một tình trạng bệnh gọi là không tăng cân (hoặc không phát triển mạnh). Điều này thường xảy ra nếu trẻ không ăn uống tốt, trẻ không hấp thụ hoặc không cung cấp chất dinh dưỡng đúng cách. Nguyên nhân có thể do vấn đề ăn uống, vấn đề đường tiêu hóa hoặc thậm chí một số vấn đề khác. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ theo dõi chặt chẽ việc tăng cân của trẻ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vì đây là yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi trẻ mới ra đời, bác sĩ hoặc y tá sẽ cân em bé khi mới chào đời và sau sinh 24 giờ. Em bé sẽ tiếp tục được đo cân nặng mỗi lần bạn đưa bé đến khám bác sĩ trong những năm đầu đời. Các phép đo này sẽ được ghi lại trên biểu đồ tăng trưởng của bé. Nếu em bé của bạn có bất kỳ vấn đề tăng trưởng nào, bao gồm giảm cân bất kỳ hoặc vàng da bệnh lý, bạn có thể phải gặp bác sĩ thường xuyên hơn trong vài tuần sau đó. 2.GIẢM CÂN BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ SƠ SINH TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN SAU KHI SINH LÀ GÌ? Hầu hết các em bé đủ tháng, khỏe mạnh sẽ giảm từ 5-10% so với trọng lượng sau khi sinh trong những ngày đầu tiên. Việc giảm cân này là bình thường và không phải là vấn đề đáng lo ngại khi em bé giảm hơn 10% trọng lượng sau khi sinh. 3.TĂNG CÂN BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ SƠ SINH TRONG NHỮNG TUẦN ĐẦU TIÊN SAU KHI SINH Em bé thường bắt đầu tăng cân trở lại từ năm đến bảy ngày sau khi sinh, và hầu hết phục hồi (hoặc cao hơn) cân nặng khi sinh được 2 tuần tuổi. Mặc dù hầu hết trẻ sơ sinh theo xu hướng này, khoảng 10% trẻ sơ sinh khỏe mạnh sẽ lấy lại cân nặng sau khi sinh chậm hơn trong vài tuần. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng cân của bé trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, bao gồm sữa mẹ đến nhanh như thế nào và bé muốn ăn bao nhiêu. 4.LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TRẺ SƠ SINH KHÔNG TĂNG CÂN ĐỦ? Hầu hết các bậc cha mẹ không có thang đo phù hợp để cân em bé ở nhà, nhưng mẹ có thể đếm số lần tã/ bỉm ướt để xem bé có bú mẹ đủ hay có đang nhận đủ lượng sữa cần thiết hay không. Đo lượng nước tiểu: Trong năm ngày đầu tiên, trẻ sơ sinh có thể chỉ làm ướt một vài tã mỗi ngày. Sau đó số lượng tăng dần lên 4-8 tã ướt mỗi ngày. Theo dõi lượng phân của trẻ: Trong vài ngày đầu, một số bé chỉ có thể ị 1 lần/ ngày. Sau đó, em bé của bạn sẽ ị ít nhất 2 lần/ ngày. Sau tuần đầu tiên em bé của bạn có thể ị 10 lần trở lên mỗi ngày cho đến hết tháng đầu tiên. Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể tham khảo cách lựa chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh, phòng trường hợp mẹ bị bệnh, thiếu hoặc không có sữa, buộc phải lựa chọn sữa công thức. 5.TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ NẾU TRẺ SƠ SINH GIẢM QUÁ NHIỀU SAU KHI SINH HOẶC TĂNG KHÔNG ĐỦ? Bạn nên kiểm tra với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bé không bú tốt hoặc bé ướt rất ít tã. Nếu bạn lo lắng về cân nặng của em bé trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ về vấn đề đó: Cân trẻ thường xuyên Các cách ăn cho bé Các trường hợp nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra Trẻ sơ sinh không tăng cân, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện.
Th 03
Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ em bị thiếu hụt dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng suy dinh dưỡng nếu để lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng thậm chí còn gây tử vong. Cần phải có biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em một cách toàn diện để ngăn ngừa những hệ lụy do bệnh gây ra. 1.NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ Vấn đề dinh dưỡng ở trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề đơn giản chút nào. Suy dinh dưỡng không phải chỉ xảy ra ở nông thôn, do đói ăn mà xảy ra cả ở những thành phố phát triển. Muốn phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em hiệu quả phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng như thế nào, từ đó mới có cách xử lý đúng đắn nhất. Vậy nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì? Đầu tiên phải kể đến sự mất cân đối của hệ vi sinh đường ruột. Trong đường ruột của chúng ta tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Chúng tồn tại song song với một tỷ lệ cân đối là 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn. Chúng giúp nâng cao sức đề kháng, kích thích miễn dịch và giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ dưới những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên do những nguyên nhân như: sử dụng kháng sinh dài ngày, do đồ ăn nhiễm khuẩn hay trẻ mắc bệnh về tiêu hóa làm cho tỷ lệ cân bằng này mất đi, từ đó làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng khiến trẻ nhẹ cân và trở nên suy dinh dưỡng. Trẻ bị thiếu enzyme tiêu hóa: Đây là một nhân tố quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Enzyme giúp chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất, để đi nuôi cơ thể. Nếu khi thiếu enzyme thì trẻ ăn nhiều mà không hấp thu được, không tăng cân và vẫn thiếu hụt dinh dưỡng như thường. Sử dụng thuốc không đúng cách: Ở những giai đoạn trẻ dễ mắc bệnh như 6 tháng - 3 tuổi, bé sẽ có những bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa nên cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên do sự lạm dụng kháng sinh điều trị hay sử dụng không theo chỉ định… khiến cho bệnh lý không hết mà còn có hại đến cả hệ tiêu hóa của trẻ một cách nghiêm trọng như: mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, trẻ dễ bị viêm nhiễm hay nhạy cảm hơn với bệnh tật do mất khả năng sức đề kháng. Bản thân trẻ mắc những bệnh lý về tiêu hóa: viêm ruột, loét dạ dày, kích thích ruột. Điều này khiến trẻ không có hứng thú trong ăn uống và làm giảm khả năng hấp thu gây nên suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng cũng có nhiều nguyên nhân tính theo các giai đoạn phát triển từ thai nhi cho đến khi lớn như: Giai đoạn mang thai mẹ không ăn uống đầy đủ, không bổ sung các vi chất theo từng giai đoạn khiến trẻ thiếu hụt các vi chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Đồng thời không đủ cân nặng và còn kéo theo tình trạng sinh non nhẹ cân và thiếu tháng. Giai đoạn trẻ bú mẹ: Nguyên nhân chính là mẹ ít sữa, mất sữa hay một nguyên nhân nào đó mà bé phải ăn sữa ngoài hoàn toàn, không có sữa mẹ. Mẹ hay người chăm sóc chưa được trang bị đủ kiến thức về chăm trẻ nên dẫn đến trẻ không bú đủ cữ sữa, không đủ sức đề kháng (có trong sữa mẹ để kháng lại bệnh tật) dẫn đến trẻ gầy, yếu và chậm phát triển hơn những trẻ cùng độ tuổi. Giai đoạn trẻ đã ăn dặm: Sai lầm ở giai đoạn này là mẹ cho con ăn quá sớm hay quá muộn. Theo các chuyên gia thì giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Nêu sớm quá thì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện không hấp thu được thức ăn hay muộn quá dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu gây suy dinh dưỡng. 2.SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Không tự nhiên mà có rất nhiều quốc gia tuyên truyền và thực hiện về các chiến dịch phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Vì sự nguy hiểm của nó gây ra như: Ảnh hưởng đến tầm vóc và sức khỏe của một thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Không đơn giản là ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả trí tuệ, trí thông minh của trẻ. Những trẻ suy dinh dưỡng thường sẽ chậm chạp, hạn chế giao tiếp, học tập kém hơn trẻ khác. Trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ cao hơn về việc mắc các bệnh lý do các virus hay vi khuẩn gây ra. Đồng thời khả năng phục hồi cũng lâu hơn, chậm hơn so với trẻ khác. Những trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mà có kèm bệnh lý sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với bình thường. 3.CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM? Cách phòng bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em đơn giản nhất là chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ từ khi mang thai và trẻ qua từng giai đoạn phát triển. Cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về dinh dưỡng cho bé để có cách chăm sóc hợp lý và khoa học nhất. Dinh dưỡng giai đoạn mang bầu: ăn đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ nước cho nước ối không bị thiếu. Bổ sung các dưỡng chất như sắt, axit folic và canxi cùng các dưỡng chất khác theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời khám thai định kỳ để theo dõi cân nặng cũng như sự phát triển của bé theo từng giai đoạn. Dinh dưỡng trẻ sơ sinh giai đoạn đến 24 tháng: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu mẹ thiếu sữa hay vì nguyên nhân khác sữa mẹ không đủ nên bổ sung cho mẹ sữa bột (có tham khảo ý kiến chuyên gia). Đến giai đoạn ăn dặm thì nên có thực đơn ăn dặm đa dạng, đồ ăn dễ hấp thu và hợp khẩu vị của con. Không nên dụ con ăn bằng thiết bị điện tử hay mất tập trung, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Trẻ cai sữa mẹ rồi nên bổ sung cho trẻ thực phẩm ăn dặm như sữa hay bánh… có ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu trẻ bị bệnh lý hô hấp hay tiêu hóa, cần cho trẻ đi khám và có sự chỉ định khám của chuyên gia. Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ và đúng cách. Bổ sung men vi sinh để cân bằng lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. Luôn luôn bổ sung cho trẻ đủ nước, hoa quả và có thể thêm các vi chất bên ngoài định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để trẻ có một nền tảng sức khỏe tốt.
Th 03
Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể giúp bảo vệ sức khỏe gan và hỗ trợ chức năng gan tối ưu. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra tình trạng sức khỏe gan kém trầm trọng. Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ thể. Rối loạn chức năng gan có thể gây nên các bệnh về gan, rối loạn chuyển hóa. Do vậy, để bảo vệ lá gan, cần có chế độ ăn uống lành mạnh những thực phẩm tốt cho gan và cũng nên tránh các thực phẩm gây hại, làm tổn thương gan. 1.TOP 5 THỰC PHẨM CÓ THỂ GÂY HẠI CHO GAN Những thực phẩm và đồ uống sau đây nên hạn chế hoặc giữ mức tối thiểu để có sức khỏe gan tối ưu, phòng ngừa gan nhiễm mỡ và ung thư gan: THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG CHỨA NHIỀU ĐƯỜNG Tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt ở dạng fructose dễ gây hại cho gan và dẫn đến tích tụ mỡ trong gan. Lượng đường fructose cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ hằng ngày đồ uống có đường như soda có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn 50% so với những người không tiêu thụ đồ uống có đường. Cắt giảm lượng đường và thực phẩm có đường như đồ nướng và kẹo có thể giúp giảm căng thẳng cho gan. THỊT ĐỎ VÀ THỊT CHẾ BIẾN SẴN Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn có nhiều chất béo gây viêm và các hợp chất khác góp phần gây viêm, tổn thương tế bào. Ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư gan cao hơn. THỰC PHẨM SIÊU CHẾ BIẾN VÀ MUỐI Thực phẩm siêu chế biến và thực phẩm nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ chẳng hạn như đồ ăn nhẹ đóng gói, thức ăn nhanh, thức ăn chiên như khoai tây chiên, gà rán, bánh snack… có liên quan một số tình trạng sức khỏe, bao gồm cả bệnh gan. Thực phẩm siêu chế biến được hạn chế ở mức tối thiểu để bảo vệ sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe gan. BỘT MÌ TINH CHẾ Những loại thực phẩm chứa bột mì tinh chế có thể ảnh hưởng tới chức năng gan nếu tiêu thụ ở mức quá nhiều. Bánh quy, pizza, mì ống, bánh mì đều được là từ bột mì tinh chế. Hàm lượng khoáng chất, chất xơ, và các nhóm vitamin thiết yếu trong thực phẩm này rất ít. Thêm vào đó, nhóm thực phẩm này cũng sẽ khiến đường huyết tăng cao sau khi ăn, tăng gánh nặng cho gan và có thể dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó hãy hạn chế những thực phẩm chứa bột mì tinh chế và lựa chọn những thực phẩm thay thế lành mạnh hơn. RƯỢU, BIA Rượu, bia thực sự là chất độc đối với gan. Nếu muốn bảo vệ lá gan khỏe mạnh, bạn hãy tránh xa rượu, bia. Uống quá nhiều rượu sẽ làm tổn thương gan, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh về gan, chẳng hạn như ung thư gan và xơ gan do rượu. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống một hoặc nhiều ly mỗi ngày và nam giới uống hai ly trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư gan tăng 42% và nguy cơ tử vong do ung thư gan tăng 17% so với những người uống ít rượu. Mặc dù không phải tất cả các yếu tố nguy cơ gây bệnh gan đều trong tầm kiểm soát của bạn nhưng việc cắt giảm các loại thực phẩm và đồ uống nói trên có thể giúp bảo vệ gan của mình. 2.CÁCH THÊM THỰC PHẨM TỐT CHO GAN VÀO CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG Chế độ ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, các loại đậu và hải sản, đồng thời ít thực phẩm chế biến sẵn, rượu và đường bổ sung là những gì tốt nhất cho sức khỏe gan. Hơn nữa, ăn một chế độ ăn uống đa dạng, ưu tiên thực phẩm lành mạnh cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường khác, chẳng hạn như bệnh tim và đái tháo đường. MỘT SỐ CÁCH KẾT HỢP THỰC PHẨM CÓ LỢI CHO GAN VÀO CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG: -Thêm món salad gồm rau củ tươi phủ dầu oliu vào giấm balsamic vào bữa tối. -Ăn nhẹ với trái cây tươi hoặc rau thái lát và món sốt hummus. -Nhâm nhi cà phê đen hoặc trà xanh vào buổi sáng. -Kết hợp hải sản, như cá béo (cá mòi, cá trích, cá hồi…) vào thực đơn bữa tối hằng tuần. -Uống cacao nóng không đường. -Sử dụng gừng và tỏi tươi hoặc bột đường, tỏi để tăng thêm hương vị cho công thức nấu ăn. Việc bổ sung thêm thực phẩm bổ dưỡng vào bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ có thể giúp hỗ trợ gan, giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe. NHỮNG CÁCH KHÁC ĐỂ BẢO VỆ GAN Ngoài việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe gan. Những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh gan và tăng cường sức khỏe tổng thể của gan: Giảm mỡ thừa trong cơ thể: Mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng, là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh. Tập thể dục đều đặn, thường xuyên: Duy trì hoạt động có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh gan. Bỏ hút thuốc và không sử dụng ma túy: Hút thuốc và sử dụng ma túy trái phép làm tổn thương gan và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung một cách có trách nhiệm: Việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách các loại thuốc thông thường như thuốc giảm đau và thực phẩm bổ sung từ thảo dược cũng có thể gây hại cho gan và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm liên quan đến gan. Không bao giờ trộn thuốc trừ khi được người có chuyên môn y tế khuyến nghị cụ thể. Thực hành tình dục an toàn: Viêm gan, bệnh gan, có thể lây truyền qua quan hệ tình dục. Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, đồng thời bảo vệ gan bằng cách tránh lạm dụng thuốc và các chất độc như khói thuốc lá có thể giúp gan khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh về gan.