CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VITAMIN K2
02

Th 08

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VITAMIN K2

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin K2 là một loại vitamin cần thiết cho sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu về loại vitamin đặc biệt này nhé! 1.CÔNG HIỆU ĐẶC BIỆT CỦA VITAMIN K2 Vitamin K2 đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch và phục hồi xương. Nó giúp ngăn ngừa loãng xương và xơ cứng động mạch hay xơ vữa động mạch và một số lợi ích khác, bao gồm: Dẫn canxi đến xương và răng giúp xương mạnh mẽ hơn và ngăn ngừa sâu răng. Loại vitamin này cũng ngăn chặn canxi đến các khu vực không cần thiết, chẳng hạn như gây sỏi thận, hoặc các mạch máu, nơi mà nó có thể gây ra bệnh tim. Tối ưu hóa chức năng tình dục bằng cách tăng testosterone và khả năng sinh sản ở nam giới, giảm androgen và các kích thích tố nam ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang. Tạo ra insulin giúp ổn định lượng đường trong máu, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường và giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề trao đổi chất liên quan tới béo phì. Ngăn chặn các gen xấu có thể thúc đẩy ung thư đồng thời tăng cường gen tốt thúc đẩy các tế bào khỏe mạnh. Tăng cường khả năng sử dụng năng lượng của bạn khi tập thể dục. 2.VITAMIN K2 CÓ THỂ GIÚP NGĂN NGỪA BỆNH TIM MẠCH Canxi tích tụ trong động mạch quanh tim sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì lý do trên mà bất kỳ điều gì có thể làm giảm sự tích tụ này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng vitamin K2 có thể hỗ trợ được bệnh này thông qua việc ngăn ngừa vôi hóa ở động mạch. Một nghiên cứu trong giai đoạn từ 7-10 năm đưa ra kết luận những người dùng vitamin K2 giảm 52% nguy cơ vôi hóa động mạch và giảm 57% nguy cơ chết vì bệnh tim. Một nghiên cứu khác tiến hành với 16.057 phụ nữ cho thấy những người dùng nhiều vitamin K2 nhất thì có nguy cơ mắc bệnh tim thấp nhất vì cứ mỗi 10 microgram K2 tiêu thụ mỗi ngày, bạn sẽ giảm 9% nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng nghiên cứu trên chỉ dựa trên quan sát và chúng ta chưa thể chứng minh mối liên kết giữa vitamin K2 và bệnh tim. Dù vậy, vài thử nghiệm có đối chứng được thực hiện với K1 cho thấy K1 dường như không hiệu quả bằng K2. Trên thực tế bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới, lấy đi sinh mạng của 14 triệu dân chỉ riêng năm 2012. Do vậy, chúng ta vẫn đang rất cần một số thử nghiệm lâu dài và có đối chứng về mối quan hệ giữa vitamin K2 và bệnh tim. Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy khả năng cao việc tồn tại một cơ chế sinh học giải thích cho việc hiệu quả của K2 và mối liên hệ giữa K2 và bệnh tim. 3.VITAMIN K2 GIÚP CẢI THIỆN SỨC KHỎE XƯƠNG VÀ GIẢM NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG. Loãng xương (osteoporosis) là một vấn đề phổ biến ở nhiều quốc gia. Nó làm tăng nguy cơ nứt hoặc gãy xương và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Thật thú vị là đã có nhiều bằng chứng từ những thử nghiệm có đối chứng cho thấy K2 đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe xương vì vitamin K2 đóng vai trò trung tâm trong chuyển hóa canxi - khoáng chất chính tìm thấy ở xương. Ngoài ra, vitamin K2 còn kích hoạt hoạt động liên kết canxi của 2 loại protein là Matrix gla protein (MGP) và osteocalcin, giúp cấu tạo và duy trì xương. Một thử nghiệm diễn ra tong 3 năm trên 244 phụ nữ mãn kinh cho thấy rằng những ai dùng chất bổ sung vitamin K2 có mức độ giảm mật độ xương theo tuổi tác chậm hơn. Ngoài ra, vitamin K2 còn có tác dụng làm giảm rạn xương sống 60%, giảm rạn xương hông 77% và những rạn xương khác (không phải xương sống) là 81%. Thống nhất với những phát hiện này, các chuyên gia cũng chính thức khuyến cáo việc bổ sung vitamin K trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Tuy nhiên một vài nhà nghiên cứu vẫn cảm thấy kết quả này chưa đủ thuyết phục và chưa thể kết luận khuyến cáo việc sử dụng vitamin K cho mục đích chống loãng xương này. 4.VITAMIN K2 CÓ THỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE RĂNG Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng vitamin K2 có ảnh hưởng đến sức khỏe răng. Dựa vào những nghiên cứu trên động vật và vai trò của vitamin K2 trong chuyển hóa xương, việc đưa ra giả thuyết rằng loại vitamin này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng là hợp lý. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào kiểm tra tính chính xác của giả thuyết này trên cơ thể con người. Một trong những protein ảnh hưởng đến sức khỏe răng là osteocalcin, cũng là protein đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương và được hoạt hóa bởi vitamin K2. Osteocalcin tạo nên một cơ chế kích thích sự phát triển ngà răng mới - là những mô được canxi hóa bên dưới men răng của bạn. Ngoài ra, vitamin A và D cũng được cho là đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này, chúng hoạt động cộng hưởng với vitamin K2. 5.VITAMIN K2 CÓ THỂ CHỐNG LẠI UNG THƯ Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới. Mặc dù y học hiện đại đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị những ca bệnh ung thư mới vẫn không ngừng gia tăng. Vì vậy việc tìm ra cách ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả là điều tối quan trọng. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu về vitamin K2 đã cho thấy vitamin K2 làm giảm tỷ lệ tái phát của ung thư gan và kéo dài sự sống.  6.LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẤP THU ĐẦY ĐỦ VITAMIN K2 CẦN THIẾT? Vitamin K2 được sản xuất bởi nhóm vi khuẩn đường ruột có trong ruột già và cơ thể người có khả năng chuyển hóa một phần vitamin K1 thành K2. Điều này thật sự hữu ích vì trong khẩu phần ăn điển hình của bạn, hàm lượng K1 cao gấp 10 lần so với K2. Tuy nhiên, dùng trực tiếp vitamin K2 cho thấy hiệu quả hơn hẳn so với quá trình chuyển hóa này. Do vitamin K2 được tìm thấy chủ yếu trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực phẩm lên men - những thực phẩm mà đa số chúng ta ăn không nhiều - nên mức tiêu thụ trung bình của dưỡng chất này trong khẩu phần ăn hiện đại là cực kì thấp. Có một vài chứng cứ cho thấy những chất kháng sinh phổ rộng có thể góp phần dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin K2. Bạn có thể bổ sung vitamin K2 từ sữa giàu chất béo được sản xuất từ bò ăn cỏ, gan và những nội tạng khác cũng như lòng đỏ trứng gà. Tuy nhiên do vitamin K tan trong dầu nên những thực phẩm ít béo hoặc không có nguồn gốc động vật sẽ không chứa nhiều vitamin K. Thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều MK-4, trong khi thực phẩm lên men như dưa cải, đậu nành lên men và miso chứa nhiều dạng phụ MK5 đến MK14. Nếu bạn không dùng được những thực phẩm kể trên thì việc bổ sung vitamin K2 là cần thiết. Lợi ích của việc bổ sung vitamin K2 có thể được tăng cường hơn nữa khi kết hợp với vitamin D vì hai loại vitamin này hoạt động cộng hưởng với nhau. Mặc dù cần nghiên cứu sâu hơn nữa, nhưng những nghiên cứu hiện nay cho thấy ảnh hưởng của vitamin K2 đối với sức khỏe là rất hứa hẹn vì nó có liên quan đến việc cứu sống nhiều người. 6.LƯU Ý KHI BỔ SUNG VITAMIN K2 Vitamin K2 tan trong chất béo nên bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung vitamin K2, đặc biệt là bổ sung liều cao với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy còn khá xa lạ so với các vitamin như A, C, E, B… nhưng công dụng mang canxi gắn vào xương của vitamin K2 được chứng minh là có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp xây dựng và bảo vệ khung xương. Do đó vitamin K2 góp phần đẩy lùi các bệnh xương khớp như loãng xương, còi xương… và một số bệnh gây tử vong khác.   

6 LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT TỐT NHẤT GIÚP GAN KHỎE MẠNH
01

Th 08

6 LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT TỐT NHẤT GIÚP GAN KHỎE MẠNH

  • admin
  • 0 bình luận

Ăn thực phẩm giàu vitamin có lợi cho sức khỏe gan, giúp ngăn ngừa một số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ. Cùng tìm hiểu những loại vitamin nào đóng góp cho sức khỏe gan, giúp lá gan khỏe mạnh. Trong xã hội hiện đại, các vấn đề về gan tương đối phổ biến và thường liên quan đến lối sống hoặc yếu tố di truyền. Một số tình trạng về gan thường gặp bao gồm bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, suy gan và viêm gan. Các yếu tố về lối sống như tập thể dục, chế độ ăn uống và sử dụng các chất bổ sung phù hợp đều có tác dụng tăng cường chức năng gan, giúp gan hoạt động tốt. Vitamin cần thiết giúp gan thực hiện các hoạt động tiêu hóa, tổng hợp protein, sản xuất hormone và lọc các chất độc có trong chế độ ăn uống, môi trường. Bổ sung không đủ các vitamin thiết yếu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gan và làm gián đoạn chức năng của nó. Một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp gan tăng cường sức khỏe, cải thiện quá trình thải độc cho cơ thể. Dưới đây là một số vitamin và chất bổ sung tốt nhất để giúp cải thiện sức khỏe gan, hỗ trợ chức năng gan. 1.VITAMIN E LÀ CHẤT CHỐNG OXY HÓA GIÚP GAN KHỎE MẠNH Vitamin E là một trong những vitamin quan trọng mà nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm gan phải có để hoạt động bình thường. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cân bằng chất chống oxy hóa và các gốc tự do. Vai trò của vitamin E đã được nhiều chuyên gia y tế nhận định là có ích đối với người bị bệnh gan. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những bệnh nhân sử dụng vitamin E trong khoảng thời gian 96 tuần đã giảm tình trạng viêm và hàm lượng chất béo trong gan cũng như giảm tỷ lệ chết tế bào gan. Vitamin E tồn tại tự nhiên trong các loại dầu và thực phẩm như dầu mầm lúa mì và hướng dương, nhưng vitamin E cũng có sẵn ở dạng bổ sung. Bổ sung vitamin E có thể giúp làm giảm viêm gan và giảm lượng chất béo. Tuy nhiên, nếu hấp thụ vitamin E quá mức sẽ gây phản tác dụng. Vitamin có thể gây xuất huyết và loãng máu khi sử dụng với liều lượng 800-1000mg mỗi ngày. 2.VITAMIN K HỖ TRỢ TRỊ BỆNH VỀ GAN Vitamin K là vitamin tan trong chất béo, giúp đông máu và được sử dụng để làm giảm nguy cơ chảy máu trong điều trị bệnh gan. Trước đây nhiều người chỉ biết đến vitamin K là một chất có khả năng ngăn xuất huyết. Tuy nhiên, ngày nay tác dụng của vitamin K đã được khám phá là rất tốt cho bệnh nhân có vấn đề về gan. Nếu bệnh nhân mắc bệnh gan có dùng vitamin K dù chỉ với hàm lượng rất thấp thì cũng có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp kháng thể nhiều hơn, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục của nhu gan. Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy vitamin K liều cao gây tổn thương gan. Tuy nhiên, vitamin K không được phép dùng lâu dài, chỉ được áp dụng khi có nguy cơ bị xuất huyết. Lượng vitamin K được khuyến nghị hằng ngày là 120mcg đối với nam và 90mcg đối với nữ. 3.VITAMIN D CHO GAN KHỎE MẠNH Vitamin D giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng tới chức năng gan. Được biết đến như vitamin ánh nắng, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, chất rất cần thiết để phát triển xương chắc khỏe. Một biến chứng của bệnh gan mãn tính là loãng xương, một tình trạng khiến xương yếu đi, khiến bệnh nhân dễ bị gãy xương. Không nhận đủ vitamin D có thể làm trầm trọng thêm biến chứng này. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều người đang chống chọi với bệnh  gan cũng bị thiếu vitamin D. Sự thiếu hụt vitamin D phổ biến hơn nhiều người nhận thấy, ảnh hưởng đến khoảng 35% người trưởng thành ở Hoa Kỳ. 4.VITAMIN C NGĂN NGỪA SỰ TÍCH TỤ CHẤT BÉO TRONG GAN Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể. Chất chống oxy hóa giúp cơ thể giải độc và vô hiệu hóa các phân tử có hại gọi là gốc tự do. Hàm lượng chất chống oxy hóa thấp có thể gây ra stress oxy hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào gan. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ sức khỏe gan bằng cách hạn chế tích tụ chất béo và ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ phổ biến. 5.VITAMIN B CÓ LỢI CHO CHỨC NĂNG GAN Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B có lợi cho chức năng gan theo nhiều cách, bao gồm cả việc đảo ngược tình trạng viêm gan. Nhiều loại vitamin B, bao gồm vitamin B12 và axit folic (vitamin B9) giúp cải thiện sức khỏe gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Khi gan bị tổn thương, nồng độ vitamin B12 sẽ giảm. Các chuyên gia cho rằng ăn đủ thực phẩm chứa vitamin B giúp đảo ngược nhiều triệu chứng của bệnh gan ở giai đoạn đầu. 6.ACID BÉO OMEGA 3 Acid béo Omega 3 là một nhóm chất béo tốt bao gồm axit alpha - linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). Omega 3 có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách giảm lượng mỡ tổng thể trong gan. Chúng cũng có thể giúp ngăn ngừa xơ hóa và viêm gan. Omega 3 giúp bệnh nhân tránh bị tổn thương gan nghiêm trọng và các biến chứng lâu dài liên quan chẳng hạn như ung thư hoặc xơ gan.  

BÍ QUYẾT DINH DƯỠNG TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA DỊCH
01

Th 08

BÍ QUYẾT DINH DƯỠNG TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA DỊCH

  • admin
  • 0 bình luận

Dinh dưỡng đầy đủ - cân bằng chính là “chìa khóa vàng” giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng. Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bạn thêm “mạnh mẽ” để vượt qua mùa dịch. Trong thời điểm này, nhiều người vẫn đang loay hoay tìm kiếm cách nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng, nhưng lại quên mất yếu tố dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ là nền tảng của sức khỏe, mà còn đóng vai trò không thể thiếu với hệ miễn dịch của cơ thể. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI HỆ MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ dinh dưỡng cân bằng, khoa học chính là chìa khóa để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Dinh dưỡng có mối liên hệ tương quan vô cùng chặt chẽ đối với hệ miễn dịch. Dinh dưỡng đầy đủ, khoa học không chỉ giúp cơ thể bổ sung năng lượng, bổ sung protein, mà còn tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và các tác nhân gây bệnh hiệu quả nhất thông qua một số nhóm dưỡng chất. Hệ dinh dưỡng cân bằng mang đến tác động tích cực cho hệ miễn dịch bao gồm 4 nhóm chất thiết yếu sau: 1.CHẤT ĐẠM Chất đạm hay protein, là thành phần chính cấu tạo nên cấu trúc tế bào của cơ thể. Đây cũng là cấu trúc của hệ thống miễn dịch tham gia bảo vệ cơ thể. Các protein thực hiện sao chép, hoặc phản ứng sinh hóa chính là một phần quan trọng của cơ chế miễn dịch trong cơ thể. Sự thiếu hụt protein, đặc biệt là acid amin thiết yếu sẽ gây ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch. Theo thống kê từ Viện Y Học ứng dụng, các nghiên cứu chứng minh rằng chất đạm (protein) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được (miễn dịch thụ động) của cơ thể. 2.CHẤT BỘT ĐƯỜNG (CARBOHYDRATE) Chất bột đường là chất sinh năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Dưỡng chất này giúp cung cấp năng lượng liên tục cho các mô, là nhiên liệu quan trọng của hệ thống miễn dịch.  3.VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Nhóm vitamin và khoáng chất là nhóm không sinh năng lượng nhưng lại có tác động hiệu quả với hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh vai trò chuyển hóa các chất, nhóm dưỡng chất này giúp cơ thể phát triển, đảm bảo các chức năng thần kinh và tiêu hóa, duy trì chức năng tế bào bình thường, góp phần không nhỏ với hệ thống miễn dịch của cơ thể. 4.CHẤT BÉO Chất béo là nguồn dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, là môi trường hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Chất béo tham gia miễn dịch chủ yếu thông qua việc cung cấp các acid béo thiết yếu. Các acid béo này là chất điều biến mạnh mẽ của phản ứng miễn  dịch, điển hình như Omega 3, Omega 6 chống viêm thần kinh, Linoleic acid cũng làm giảm mẫn cảm dị ứng.  

SINH CON KHI NHIỀU TUỔI CÓ ĐÁNG LO?
01

Th 08

SINH CON KHI NHIỀU TUỔI CÓ ĐÁNG LO?

  • admin
  • 0 bình luận

Những năm gần đây, khi độ tuổi kết hôn ngày càng muộn kéo theo hiện tượng mang thai khi đã nhiều tuổi khiến chi em lo lắng. Liệu sinh con khi nhiều tuổi có đáng lo ngại hay không? Phải là gì để giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh? KHI ĐỘ TUỔI MANG THAI NGÀY CÀNG TĂNG Theo CDC Hoa Kỳ, từ năm 2016, tỷ lệ sinh ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-34 đã vượt qua phụ nữ trong độ tuổi từ 25-29. Đây cũng là vấn đề lo ngại hiện nay, càng nhiều người mang thai sau độ tuổi 35. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc trình độ học vấn của phụ nữ cao hơn, muốn phát triển sự nghiệp bản thân hoặc cảm thấy chưa sẵn sàng để có con, thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ hay ngại về chính sách nơi làm việc khi sinh, thất nghiệp khi sinh con… Mang thai khi nhiều tuổi sẽ khiến mẹ phải đối mặt với các nguy cơ như:  -Nguy cơ mắc bệnh di truyền như Down tăng lên theo độ tuổi của mẹ. -Nguy cơ sảy thai khi gặp phải các vấn đề sản khoa cao hơn theo độ tuổi của mẹ. -Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, xuất huyết sau sinh… đều có thể xuất hiện. Theo các nhà khoa học, càng lớn tuổi, tử cung càng kém nhạy cảm hơn với oxytocin. Do đó, nếu tuổi mẹ càng cao thì các biến chứng sau khi sinh với mẹ càng lớn. LÀM GÌ ĐỂ CÓ MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH KHI MẸ BẦU LỚN TUỔI Để hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra, gúp mẹ bầu lớn tuổi có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em có thể tham khảo một số gợi ý sau: Thăm khám và cần được tư vấn kỹ của bác sĩ chuyên khoa trước khi mang thai Trước khi có kế hoạch mang thai, chị em nên tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng thể của bản thân liệu có đủ điều kiện để mang thai hay không, cũng như có hướng giải quyết những vấn đề sinh sản và mang thai có thể gặp để phải chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh Trong khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thêm acid folic, canxi, sắt, vitamin D và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác hằng ngày. Đây là những dưỡng chất cần thiết để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để tránh những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe. Tăng cân phù hợp Mang thai khi đã nhiều tuổi khiến nhiều mẹ bầu lo lắng con không đủ chất dinh dưỡng. Do đó hiện tượng ăn nhiều và tăng cân không kiểm soát rất dễ xảy ra và kết quả là mẹ thì tăng cân mà con thì còi cọc không đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch tăng cân sao cho phù hợp, đủ để thai nhi phát triển tốt mà mẹ cũng có thể giảm cân thuận lợi sau sinh. Hoạt động thể chất Các hoạt động thể chất có thể giảm bớt sự khó chịu, tăng cường năng lượng và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Đồng thời, vận động hợp lý giúp tăng cường sức khỏe cho các cơ cũng như sức chịu đựng khi sinh em bé, từ đó, hạn chế phần nào biến chứng có thể xảy ra. Mẹ bầu có thể lựa chọn vận động phù hợp với sức khỏe của mình, không nên vận động quá sức.       

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: