Th 09
Cơ thể con người muốn phát triển bình thường cần có sự tham gia của rất nhiều các yếu tố vi lượng tuy chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng chúng có vai trò rất quan trọng. Vitamin A là một trong số đó. Nó tham gia vào quá trình tăng trưởng giúp cơ thể phát triển, chức năng miễn dịch, chức năng thị giác, tái tạo da mới, chống oxy hóa, tăng cường sự bền vững của xương, duy trì các mô mềm… 1.VITAMIN A LÀ GÌ? Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy chất, mà dưới một vài dạng. Vitamin A có trong nhiều loại thực phẩm, nó tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng retinol, còn trong thực vật dưới dạng caroten (tiền vitamin A). Gan, lòng đỏ trứng, bơ sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài có chứa nhiều vitamin A. 2.VAI TRÒ CỦA VITAMIN A TRONG CƠ THỂ Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo cần thiết cho một số chức năng trong cơ thể. Nó được cơ thể hấp thu chủ yếu ở trong chế độ ăn hằng ngày và được lưu giữ ở gan. Có hai dạng tồn tại chính là: Vitamin A (hoặc retinol) được sản xuất trực tiếp bởi cơ thể, chúng đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của mắt, tạo ra các sắc tố ở võng mạc mắt và tạo điều kiện cho thị lực tốt. Ngoài ra, nó thúc đẩy sự phát triển của các tế bào da mới, do đó khuyến khích phục hồi và sửa chữa một cách tự nhiên, hỗ trợ miễn dịch và sinh sản. Dạng thứ hai là pro vitamin A, chủ yếu được lấy từ beta carotene có trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc như cà rốt, bí ngô, khoai lang, quả mơ và xoài. Các sắc tố màu vàng/ cam xảy ra do sự hiện diện của các loại beta - carotene. Các hợp chất này sẽ được chuyển đổi thành vitamin A hoặc retinol trong cơ thể trước khi chúng có thể được sử dụng. Beta - carotene có chức năng như một chất chống oxy hóa, từ đó bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương gốc tự do và bảo vệ bạn chống lại viêm và các vấn đề có thể biểu hiện sau khi bị tổn thương oxy hóa. Hơn nữa cả hai dạng tổn thương của loại vitamin này đều có thể tăng cường sức khỏe xương và duy trì các mô mềm và ngăn ngừa sỏi tiết niệu. Giàu các đặc tính chống virus, vitamin này cũng có thể giúp khôi phục tính toàn vẹn của màng nhầy. Điều này đặc biệt có giá trị khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. 3.THIẾU HOẶC THỪA VITAMIN A SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO? Sự thiếu hụt loại vitamin này thường rất ít khi xảy ra. Thiếu hụt vitamin A có thể do lượng bổ sung vào cơ thể không đủ hoặc các vitamin dự trữ đã hết. Ở một số trường hợp như: những người có đột biến gen làm rối loạn quá trình chuyển đổi beta - carotene thành vitamin A, trẻ sinh non và những người mắc bệnh xơ nang cũng có nhiều khả năng gặp khó khăn trong việc hấp thụ đủ lượng vitamin này cần thiết cho cơ thể. Một số triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin A có thể là: -Mệt mỏi, chán ăn. -Quáng gà. -Khô mắt hoặc mắt bị viêm. -Tiêu chảy. -Rụng tóc, móng tay dễ gãy. -Da khô, có vảy hoặc phát ban. -Giảm sức đề kháng của cơ thể, nên trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như sởi và các bệnh tiêu hóa. -Ức chế sự tăng trưởng ở trẻ làm răng và xương có vấn đề. -Thiếu vitamin mãn tính có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng, một tình trạng mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. SẼ THẾ NÀO NẾU CƠ THỂ CÓ QUÁ NHIỀU VITAMIN A? Bởi vì vitamin này là loại tan trong chất béo cho nên việc đào thải nó ra khỏi cơ thể cũng rất khó khăn vì lượng dư thừa sẽ được tích lũy trong tế bào mỡ và gan có thể gây ra ngộ độc gan (thậm chí gây tử vong). Các triệu chứng của việc dư thừa nó bao gồm: -Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. -Đau cơ, đau xương, khớp. -Móng tay dễ gãy. -Thay đổi thị lực, nhìn mờ. -Khó ngủ, mất tập trung, thay đổi tính cách dễ cáu gắt. -Da trở nên vàng, khô, nứt, bong vảy, xung huyết, nhạy cảm với ánh sáng. -Giảm cân, tóc rụng và các viêm ở lưỡi. -Các bà mẹ đang mang thai có tình trạng thừa vitamin này lâu ngày có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Mặc dù có thể tiêu thụ quá nhiều vitamin A thông qua các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như gan, nhưng phần lớn dư thừa vitamin A là do bổ sung từ việc dùng thuốc, hoặc các thực phẩm chức năng tương tự. Cho nên việc bổ sung vitamin này từ thực phẩm không gây hại.
Th 09
Axit béo Omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và não bộ. Các tổ chức y tế khuyến cáo nên dùng tối thiểu từ 250-500mg Omega 3 mỗi ngày cho người trưởng thành. 1.VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA OMEGA 3 Omega 3 là dưỡng chất quan trọng cho sự hình thành và phát triển não bộ bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo omega 3. Tuy nhiên, Omega 3 là chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài. Những thực phẩm “rẻ như cho” nhưng cực giàu Omega sẽ làm cho bạn bất ngờ. Cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo. Omega cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh. Omega quan trọng quan trọng như vậy nhưng cơ thể không tự tổng hợp được, mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm. Omega là một trong nhóm các axit béo chưa no cần thiết đa nối đôi, đó là DHA - EPA - ALA. Trong đó DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là một chất béo omega có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA theo nhu cầu, giúp cung cấp năng lượng và là nguyên liệu xây dựng cấu trúc não bộ, bảo vệ não, làm tăng các dẫn truyền thần kinh. Với trẻ em, Omega có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ, giúp tăng cường trí nhớ, tăng cường phản xạ thần kinh. Không chỉ trẻ em mà người lớn vẫn cần Omega, nhất là Omega 3 và 6 cho phát triển trí não, phát triển thị giác. Nếu thiếu Omega sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não và thần kinh, làm giảm hiệu quả của các dẫn truyền thần kinh từ cơ quan đích đến não, giảm tính lưu động của màng tế bào. Với trẻ em thiếu Omega sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm… Omega tốt cho da, làm cho làn da tươi trẻ, săn chắc. Trong đó DHA và EPA là 2 loại Omega giúp ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm. Omega giúp bạn ngủ ngon hơn, một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc là do thiếu Omega. Khi được bổ sung Omega, cơ thể sẽ sản xuất ít hormone melatonin hơn. Trong khi đó melatonin lại vô cùng cần thiết để giúp bạn đi vào giấc ngủ và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Omega giúp phát triển não bộ và tăng cường thị lực, DHA là thành phần chính của não bộ và võng mạc mắt. Vì thế DHA rất cần thiết và quan trọng trong việc phát triển não bộ, hệ thần kinh và cải thiện thị lực, nhất là phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng. Omega cũng có tác dụng cải thiện một số bệnh về thần kinh và chống lại một số bệnh tự miễn, đồng thời góp phần hỗ trợ điều trị một số bệnh như thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh vảy nến… Ngoài ra Omega cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Chính vì thế việc bổ sung Omega cho cơ thể là rất cần thiết. 2.NHỮNG THỰC PHẨM GIÀU OMEGA NÊN DÙNG Dầu hạt lanh Một muỗng canh dầu hạt lanh chứa 7,26g ALA omega 3 (một loại axit béo Omega phổ biến nhất), gấp 7 lần khuyến nghị hằng ngày của bạn. Bạn cũng có thể nhận được 2,35g omega 3 từ một thìa hạt lanh. Vì dầu hạt lanh có điểm bốc khói thấp nên dùng để nấu nướng sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, giải phóng các chất độc hại. Tốt nhất bạn nên dùng dầu hạt lanh để làm nước sốt, nước chấm, sinh tố… Cá thu Ở các nước phương Tây, cá thu thường được hun khói và phi lê cả miếng để ăn trong bữa sáng. Cá thu rất giàu chất dinh dưỡng, Một miếng cá thu 100g cung cấp tới 200% vitamin B12 và 100% selen cần cho một ngày. Hơn thế nữa, loại cá này thực sự rất ngon và ít phải sơ chế. Dầu hạt cải Nếu dầu hạt lanh không thích hợp để nấu ở nhiệt độ cao thì dầu hạt cải là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng làm các món chiên, xào, nướng thay cho các loại dầu ăn khác. Với mỗi thìa dầu hạt cải, bạn nhận được 1,28g ALA Omega 3. Cá hồi Cá hồi chứa hàm lượng protein cao và gồm nhiều chất dinh dưỡng như magie, kali, selen, vitamin B. Các nghiên cứu đã cho thấy, những người thường xuyên ăn cá hồi sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, mất trí hay chứng trầm cảm… Hạt chia Mỗi thìa canh hạt chia chứa 2,53g omega 3, là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những người không thích mùi hạt lanh. Chúng cũng chứa hàm lượng chất xơ và protein cao. Điều này trở thành nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho những người theo chế độ ăn thuần thực vật. Cá mòi, cá trích Cá mòi, cá trích có hàm lượng EPA và DHA omega-3 cao nhất. Động vật có vỏ Động vật có vỏ là nguồn cung cấp Omega-3 đặc biệt tốt vì nhiều loại chứa cả 3 dạng ALA, DHA và EPA. Chúng bao gồm hàu (85g hàu chứa 0,67g omega-3), tôm hùm (85g tôm hùm chứa 0,21g omega-3), sò điệp (85g sò điệp chứa 1,15g omega-3). Quả óc chó Quả óc chó rất giàu dinh dưỡng, bao gồm cả omega-3 và 7. Quả óc chó chứa tới 1,28g ALA omega-3. Nếu bạn cho chúng vào món thịt gà, hàm lượng ALA omega-3 sẽ tăng lên hơn nữa. Mặc dù phần ức gà nặng 85g chỉ chứa 0,03g omega 3 nhưng là DHA và EPA, giúp cân bằng bữa ăn của bạn rất tốt.
Th 09
Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường lúc mưa lúc ẩm, lúc nắng nóng nên tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏe? 1.LÝ DO SỐT XUẤT HUYẾT CẦN BỔ SUNG NHIỀU DƯỠNG CHẤT? Sốt xuất huyết là bệnh lý phổ biến ở người lớn lẫn trẻ em với nhiều ca tử vong trong 5 năm trở lại đây. Kể từ năm 2020, trên toàn quốc ghi nhận hơn 52.000 ca bị sốt xuất huyết, trong đó tử vong 29 ca. Ngoài ra, đợt bùng phát vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự như các bệnh lý thông thường do virus gây ra khác, nhưng triệu chứng của nó có một chút đặc biệt. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ bị thấy nhức đầu, đau toàn thân, hốc mắt sưng đau. Sau đó, sốt cao, đau bụng, phát ban, phân đen, chảy máu cam, da đỏ, cơ thể mệt mỏi… Người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không may bị sốt xuất huyết. Do đó, nếu nghi ngờ bị mắc bệnh sốt xuất huyết cần đi khám sớm để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Khi không may mắc bệnh sốt xuất huyết, việc tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân sốt xuất huyết cũng hỗ trợ bệnh mau khỏi. 2.NÊN ĂN GÌ KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT Uống nhiều nước hoặc chất lỏng: uống nhiều chất lỏng và nước là cần thiết để cung cấp nước cho cơ thể, duy trì sự cân bằng nước và điện giải, uống ít nhất 3 lít (khoảng 12 cốc) chất lỏng mỗi ngày. Dùng thức uống pha chế ấm, trà thảo dược, ăn cháo, súp. Cùng với những chất lỏng nóng này, những chất lỏng lạnh như nước chanh, sữa, nước dừa, nước cam… đều có lợi cho việc cải thiện số lượng tiểu cầu. Những đồ uống này có tác dụng bù nước, giúp duy trì cân bằng điện giải, và rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Một số loại trà như trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát các triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết như buồn nôn, nhức đầu, đau nhức cơ thể. Trái cây: Bổ sung thêm các loại trái cây như cam, quýt, lê, mận, đào, đu đủ, dưa hấu, chuối, xoài, lựu để hỗ trợ nhu cầu đáp ứng các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Những loại trái cây này cải thiện tiêu hóa, duy trì hệ thực vật đường ruột, kích hoạt phản ứng miễn dịch. Rau: Thêm nhiều loại rau có màu sắc khác nhau như củ cải, cải xoăn, cà rốt, rau diếp, rau bina… vào chế độ ăn uống thường xuyên giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hoạt động miễn dịch tốt. Nhiều loại vitamin có trong các rau có màu sắc khác nhau như vitamin A, C cùng với các khoáng chất như kẽm, magie,... là những chất chống oxy hóa tốt và tăng khả năng miễn dịch. Gia vị: Các loại gia vị, thảo mộc như nghệ, gừng, tỏi, quế, bạch đậu khấu và hạt nhục đậu khấu có tác dụng chống viêm, kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Bổ sung các loại gia vị này vừa đủ vào công thức nấu ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể. Quả hạch: Các loại hạt chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Probiotic: Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn uống như sữa chua, phô mai kefir, kombucha và đậu nành. Probiotic chứa nhiều vi khuẩn tốt hoạt động trên hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Protein: Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bị sốt xuất huyết như trứng, sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, các chế phẩm như thịt thăn bò, thịt gà, thịt vịt, cá cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất tốt và cần thiết cho người bệnh. Chế độ ăn nhiều calo: thực phẩm giàu năng lượng như gạo, khoai tây, sữa… rất cần thiết để cung cấp nhu cầu calo đầy đủ giúp lấy lại sức mạnh và năng lượng bị mất do nhiễm trùng. Những thực phẩm ở trên rất giàu protein và sắt là những chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa thiếu máu. Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu và huyết sắc tố do xuất huyết, đó là lý do tại sao việc tiêu thụ những thực phẩm này lại quan trọng với sức khỏe người bệnh. 3.CÁC LOẠI THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT Tránh đồ ăn dầu mỡ: thực phẩm nhiều chất béo sẽ tác động xấu đến cơ thể, gây ra tình trạng tăng cholesterol và cao huyết áp. Điều này làm quá trình cơ thể hồi phục bị ảnh hưởng và làm suy yếu miễn dịch. Ngoài ra, việc nạp nhiều thức ăn dầu mỡ còn gây khó tiêu hóa, dẫn đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Đồ cay nóng: Người bị sốt xuất huyết được chống chỉ định dùng đồ cay nóng, bởi nó sẽ khiến dạ dày tích tụ nhiều axit, gây loét thành mạch máu. Những thương tổn này ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Đồ uống có gas, chứa caffeine: Đây là các loại thức uống nằm trong danh sách bị sốt xuất huyết kiêng gì. Bởi chúng làm cho cơ bắp bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi… không còn sức đề kháng đối với bệnh. Thực phẩm có màu đỏ, màu đen hoặc đậm màu: Các loại thức ăn màu đậm như huyết hay các rau quả có màu đỏ như thanh long đỏ, cà chua, củ dền… là đáp án nên kiêng khi bị sốt xuất huyết. Bởi bệnh nhân thường bị xuất huyết tiêu hóa khi mắc sốt xuất huyết.
Th 09
Xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung để duy trì và cải thiện sức khỏe đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên ít người biết dùng sản phẩm đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. 1.THỰC PHẨM BỔ SUNG CÓ NHỮNG DẠNG NÀO? Thực phẩm bổ sung là sản phẩm nhằm mục đích bổ sung cho chế độ ăn uống. Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và không nhằm mục đích điều trị, chẩn đoán, giảm nhẹ, phòng ngừa hoặc chữa trị bệnh. Nhãn thực phẩm bổ sung có thể bao gồm một số loại liên quan đến sức khỏe. Ví dụ các nhà sản xuất được phép tuyên bố rằng thực phẩm bổ sung giúp tăng cường sức khỏe hoặc hỗ trợ một bộ phận hoặc chức năng của cơ thể (như sức khỏe tim mạch hoặc hệ thống miễn dịch). Thực phẩm bổ sung có nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, kẹo, bột, đồ uống, thanh năng lượng… Các chất bổ sung phổ biến bao gồm vitamin D, B12, khoáng chất như canxi và sắt, các loại thảo mộc. Các sản phẩm được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung có nhãn thông tin bổ sung liệt kê các thành phần như hoạt tính, số lượng trên mỗi khẩu phần (liều lượng), cũng như các thành phần khác, ví dụ như chất độn, chất kết dính và thương hiệu. 2.TÁC DỤNG CỦA THỰC PHẨM BỔ SUNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp kiểm soát một số tình trạng sức khỏe. Cụ thể như: Canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe và giảm tình trạng mất xương. Acid folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Acid béo omega-3 từ dầu cá có thể có lợi cho một số người mắc bệnh tim. Sự kết hợp của vitamin C và E, kẽm, đồng, lutein và zeaxanthin (được gọi là công thức AREDS) có thể làm chậm quá trình mất thị lực ở những người bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Ngoài ra có nhiều chất bổ sung khác cần được nghiên cứu thêm để xác định giá trị. Theo Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), thực phẩm bổ sung cần được xác định có hiệu quả hay không trước khi chúng đưa ra thị trường. FDA đã thiết lập các quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP) mà các công ty phải tuân theo giúp đảm bảo danh tính, độ tinh khiết, hàm lượng và thành phần của thực phẩm bổ sung. Các GMP này có thể ngăn chặn việc thêm sai thành phần (hoặc quá nhiều hoặc quá ít thành phần tiêu chuẩn) và giảm nguy cơ nhiễm bẩn hoặc đóng gói và dán nhãn sản phẩm không đúng cách. 3.NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG Hãy lưu ý thuật ngữ “tự nhiên” không phải lúc nào cũng có nghĩa là an toàn. Một số sản phẩm thực vật hoàn toàn tự nhiên vẫn có thể gây hại cho gan. Sự an toàn của thực phẩm bổ sung phụ thuộc vào nhiều thứ, ví dụ như thành phần hóa học, cách thức hoạt động trong cơ thể, cách chế biến và sử dụng. Nhiều chất bổ sung có chứa các hoạt chất có thể tác dụng mạnh trong cơ thể. Do đó, người sử dụng nên thận trọng và cảnh giác với khả năng xảy ra phản ứng xấu, đặc biệt là khi sử dụng sản phẩm mới. Chúng ta có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ từ thực phẩm bổ sung nếu dùng liều cao thay vì dùng thuốc kê đơn hoặc dùng nhiều loại thực phẩm bổ sung khác nhau. Một số chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc dùng trước khi phẫu thuật có thể làm thay đổi phản ứng của cơ thể với thuốc mê. Các chất bổ sung cũng có thể tương tác với một số loại thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề. Ví dụ như: -Vitamin K có thể giảm khả năng ngăn ngừa đông máu của warfarin. -Các chất bổ sung chống oxy hóa như vitamin C và E có thể làm giảm hiệu quả của một số loại hóa trị ung thư. 4.SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG? Các nhà sản xuất có thể thêm vitamin, khoáng chất và các thành phần bổ sung khác vào thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là ngũ cốc ăn sáng và đồ uống. Trong trường hợp này, bạn có thể nạp vào cơ thể các thành phần này nhiều hơn và chưa chắc đã tốt hơn. Hơn nữa dùng nhiều hơn mức cơ thể cần có thể tốn tiền hơn và cũng có thể tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Ví dụ, bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ra triệu chứng đau đầu và tổn thương gan, giảm sức mạnh của xương và gây dị tật bẩm sinh. Thừa sắt gây buồn nôn, nôn mửa, có thể làm tổn thương gan và các cơ quan khác. 5.CẦN THẬN TRỌNG KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG Hãy thận trọng khi dùng thực phẩm bổ sung, ngoài thực phẩm bổ sung tiêu chuẩn cho phụ nữ mang thai trước khi sinh, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra cha mẹ cần cẩn thận khi cho con uống chất bổ sung, trừ khi được các bác sĩ khuyến nghị. Vì nhiều chất bổ sung chưa được kiểm tra kỹ về độ an toàn ở trẻ em và những người đang mang thai hoặc cho con bú. Trong trường hợp phát hiện thấy mình có phản ứng xấu với thực phẩm bổ sung, nên ngừng sử dụng và báo cho cơ quan chăm sóc sức khỏe hoặc cơ quan quản lý về thực phẩm hoặc dược phẩm. Đồng thời, bạn cũng nên báo cáo phản ứng của mình với nhà sản xuất bằng cách sử dụng thông tin liên hệ trên nhãn sản phẩm. 6.NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRƯỚC KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG -Một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể giúp bạn có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết nếu bạn không ăn đầy đủ và cân bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung không thể thay thế được các loại thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. -Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về bất kỳ thực phẩm bổ sung nào bạn đang dùng để được tư vấn sử dụng các sản phẩm phù hợp, đúng cách, an toàn và hiệu quả. -Nên ghi chép đầy đủ về các loại thuốc và thực phẩm bổ sung bạn đang dùng tại nhà. Đối với mỗi sản phẩm, hãy ghi lại tên, liều lượng, tần suất dùng và lý do sử dụng. Bạn nên chia sẻ thông tin này cho bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn được chất bổ sung tốt nhất cho sức khỏe của mình.