CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

QUAN NIỆM SAI LẦM LÀM HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO Ở TRẺ
08

Th 09

QUAN NIỆM SAI LẦM LÀM HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO Ở TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và trong 2 năm đầu đời). Sau này còn một giai đoạn nữa cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Vậy một số quan điểm sai lầm nào của cha mẹ làm hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tránh nhé các cha mẹ! 1.GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO NHIỀU NHẤT Chỉ số phát triển chiều cao hiện nay được các nhà dinh dưỡng đánh giá là một chỉ tiêu phát triển quan trọng bậc nhất ở trẻ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất trong các loại suy dinh dưỡng sau rất nhiều nỗ lực của ngành y tế và xã hội trong suốt hơn bốn thập kỷ qua. Bởi vì đây là một vấn đề cần được quan tâm một cách tổng thể, mới có thể dần dần giải quyết. Vậy giai đoạn nào là giai đoạn quan trọng cho phát triển chiều cao của con người: câu trả lời hiện nay là giai đoạn 1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời) và sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. 2.NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO Ở TRẺ SUY NGHĨ RẰNG GEN DI TRUYỀN LÀ TẤT CẢ Theo các nghiên cứu trên thế giới thì chiều cao lúc trưởng thành là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố chính: yếu tố gen di truyền, giới tính, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe, hoạt động thể chất, giấc ngủ. Trong đó, đóng góp của yếu tố gen trong việc quyết định chiều cao sau này của một con người chỉ chiếm khoảng 25% còn lại là các yếu tố kể trên. Nói như vậy không có nghĩa là nếu trẻ mang gen thấp mà đảm bảo được tất cả các yếu tố còn lại thì trẻ sẽ đạt được chiều cao chuẩn hoặc trên trung bình mà chỉ có giá trị rằng nếu trẻ có gen thấp nhưng được tạo mọi điều kiện phát triển thì sẽ phát huy được tối đa khả năng bộ gen của trẻ đó.  Do vậy không nên có quan niệm sai lầm rằng cha mẹ thấp thì đương nhiên con thấp: vì có thể cha mẹ, ông bà có gen chiều cao bình thường nhưng do điều kiện sống trước đây thiếu thốn nên chưa bộc lộ được gen này, khi thế hệ con cháu được nuôi dưỡng tốt sẽ cải thiện tốt chiều cao. Tương tự như vậy nếu trẻ có gen cao mà không có được các điều kiện chăm sóc kể trên thì cũng sẽ không phát huy được ưu điểm bộ gen và trẻ đó vẫn có khả năng thấp dưới trung bình nhiều. KHÔNG TẠO ĐIỀU KIỆN CHO BÀO THAI PHÁT TRIỂN TỐT Chưa có ý thức chăm sóc bà mẹ mang thai trong chế độ ăn, nghỉ ngơi, sinh hoạt. Với những bà nghén nhiều, kém lên cân không đạt 12kg/ 9 tháng mang thai, cần được bổ sung sữa và uống bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất như B, C, canxi, sắt, kẽm, A. KHÔNG ĐẢM BẢO ĐỦ SỮA MẸ CHO CON TRONG 6 THÁNG ĐẦU ĐỜI Nguyên nhân là do coi trọng sữa công thức, trong khi đó sữa mẹ của những người mẹ khỏe mạnh, ăn tốt là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho trẻ. Thứ hai là do mẹ ăn uống kiêng khem nhiều gây thiếu chất. Mẹ cho con bú nên uống thêm sữa tối thiểu 400ml/ ngày và ăn đủ chất (thịt các loại, trứng, tôm, cua, rau củ…) chỉ kiêng những loại gia vị chua cay, tỏi và những thực phẩm lên men có thể gây rối loạn tiêu hóa. Và mẹ cần được gia đình hỗ trợ để ngủ đủ, tinh thần thoải mái mới có nhiều sữa. CHẾ ĐỘ ĂN DẶM CHƯA HỢP LÝ VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG Điều này khiến trẻ không có đủ năng lượng để phát triển và đặc biệt thiếu hụt các vi chất quan trọng cho phát triển chiều cao là vitamin A, canxi (và vitamin D), sắt và kẽm. -Thời gian ăn dặm quá sớm: một số gia đình cho trẻ ăn dặm 2-3 tháng là quá sớm, khuyến nghị là tròn 6 tháng. Trường hợp đặc biệt trẻ không dung nạp sữa tốt và bị suy dinh dưỡng có thể ăn sớm hơn nhưng cũng phải tròn 4 tháng tuổi, nếu ăn dặm trước thời gian đó thì trẻ không đủ men tiêu hóa sẽ có thể bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và suy dinh dưỡng nặng. -Thời gian ăn dặm quá muộn: sau 6 tháng, chỉ bú mẹ vì trẻ lười ăn bột, cháo: gây thiếu năng lượng và vi chất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ vì giai đoạn này sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất. -Sử dụng nước hầm xương và bột, ngoài ra không cho ăn thêm thịt, trứng, tôm, cá. Về điều này, gia đình có thể pha thêm nước hầm xương vào đồ ăn như bột, cháo, canh của trẻ nếu trẻ thấy ngon miệng hơn, tuy nhiên, lưu ý là không có giá trị dinh dưỡng trong nước hầm xương vì không có canxi, đạm ở đây. -Xay nhuyễn, hầm thịt rồi rây, lọc chỉ còn rất ít cái hoặc ninh nước nấu bột. Như vậy các chất bổ như bột, đạm bị giữ lại trong bã bị bỏ đi, khiến hiệu quả dinh dưỡng không cao. Cần thay đổi là xay nghiền nhỏ cả thịt, cá hoặc đánh trứng tra vào quấy bột hòa lẫn nước để trẻ có thể ăn đủ cả nước lẫn cái mới đầy đủ dinh dưỡng. -Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa ăn trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. BỔ SUNG QUÁ NHIỀU CANXI CHO TRẺ Nhiều gia đình chỉ quan tâm đến chiều cao của trẻ nên chỉ nghĩ đơn giản là chỉ cần bổ sung nhiều canxi, thậm chí ở dạng thuốc. Khi phát hiện thấy bé có một số biểu hiện như táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn hoặc đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều, các mẹ nên đưa con đi khám xem lượng canxi huyết của bé có quá cao hay không để có cách điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cơ thể thừa canxi, trẻ có thể bị lùn. Điều này được lý giải là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cốt hóa các đầu xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển chiều cao. ĐỂ TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN (ĐƯỜNG HÔ HẤP, TIÊU HÓA) TÁI PHÁT NHIỀU LẦN (1-2 LẦN/ THÁNG) Các nghiên cứu cho thấy đây là nguyên nhân hàng đầu làm hạn chế phát triển chiều cao. Do các trẻ này thường biếng ăn, dùng nhiều kháng sinh ảnh hưởng đến phát triển sụn xương… KHÔNG TẠO ĐIỀU KIỆN CHO TRẺ VẬN ĐỘNG VÀ CHƠI THỂ THAO Lúc bé bế ẵm quá nhiều, khi trẻ lớn lên thì cho trẻ chơi máy tính nhiều, khiến trẻ không có lối sống năng động: không thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa, giúp cơ thể phát triển tốt. Cần tăng cường vận động: khuyến khích trẻ tham gia việc nhà, chơi các môn thể thao ưa thích (nhất là những môn có tác động kéo dãn như bóng rổ, xà đơn, bơi lội, chạy nhảy, xe đạp…) hàng ngày (20-60’) tùy thể trạng của trẻ, việc này giúp tăng tiết dịch ổ khớp dẫn đến tăng hormone tăng trưởng. Môi trường sống: môi trường sống tự nhiên tốt, đủ ánh sáng, không gian đủ rộng cho sự vui chơi vận động, sẽ tạo điều kiện kích thích cho sự phát triển. TÂM THẦN KINH Tinh thần ổn định, phấn chấn, giấc ngủ sâu sẽ giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt trong giấc ngủ đêm tuyến yên tiết ra hormone GH, hormone này sẽ kích thích sự tăng trưởng của trẻ. Nhưng thực tế các trẻ thành phố thường ngủ rất khuya do mải chơi hoặc lo học quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng phát triển chiều cao ở trẻ. Cần cho trẻ ngủ sớm trước 10 giờ tối và giờ ngủ đều đặn, tránh giờ ngủ thất thường.  

VAI TRÒ CỦA VITAMIN D VỚI CƠ THỂ
07

Th 09

VAI TRÒ CỦA VITAMIN D VỚI CƠ THỂ

  • admin
  • 0 bình luận

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì và nâng cao sức khỏe của cơ thể đã và đang được nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây Hadu sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vai trò và tầm quan trọng của vitamin D đối với sức khỏe của cơ thể. 1.VITAMIN D LÀ GÌ? Vitamin D gồm một nhóm seco-sterol tan trong chất béo, được tìm thấy rất ít trong thức ăn tự nhiên. Vitamin D được quang hợp trong da của động vật có xương sống nhờ tác động bức xạ B của tia tử ngoại. Vitamin D có nhiều cấu trúc, tuy nhiên có 2 loại cấu trúc chính là vitamin D2 và D3. Vitamin D2 có nguồn gốc từ men nấm và sterol thực vật, ergosterol, vitamin D3 được tổng hợp từ 7-dehydrocholesterol ở da. Xét theo góc độ dinh dưỡng, 2 loại này có giá trị sinh lý tương tự nhau. 2.CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN D Đây được xem là một trong những chất không thể thiếu trong quá trình phát triển cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thiếu hụt vitamin D làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường Type 1, đau cơ, xương hay dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt, vú, đại tràng… Vai trò của vitamin D đối với cơ thể Một số công dụng của vitamin D đối với cơ thể: ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC XƯƠNG Chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ ở giai đoạn phát triển. Công dụng hình thành và tạo nên cấu trúc xương, răng thông qua việc phân phối, điều chỉnh, hấp thụ lượng canxi, phospho. Sự kết hợp giữa vitamin D và hormone của tuyến cận giáp PTH giúp gia tăng sự lắng đọng canxi trong xương. Qua đó có thể thấy, vitamin D là điều kiện cần thiết giúp canxi và phospho được gắn vào các tế bào xương, cân bằng nội mô giữa các hợp chất trên. PHÂN CHIA TẾ BÀO Thực tế cho thấy, nồng độ dưỡng chất trên giúp quá trình phân chia tế bào, bài tiết, chuyển hóa hormone (bao gồm hormone PTH và insulin) diễn ra hiệu quả, thuận lợi. Đặc biệt, duy trì ổn định nồng độ vitamin có trong cơ thể sẽ làm tăng khả năng biệt hóa của một số nhóm ung thư liên quan đến da, xương và vú. MỘT SỐ CÔNG DỤNG KHÁC Tăng cường khả năng miễn dịch. Hạn chế các cơn đau nửa đầu, tình trạng viêm xoang. Phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố làm tổn thương thị lực. Cải thiện khả năng cân bằng với người lớn tuổi. Điều trị vảy nến, loãng xương. 3.ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU LẠM DỤNG VITAMIN D TÁC DỤNG PHỤ Cung cấp lượng chất vitamin D với hàm lượng phù hợp theo nhu cầu của cơ thể sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên, lạm dụng vượt quá mức cho phép sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn và nôn. Chán ăn, ăn không ngon. Rối loạn tiêu hóa, táo bón. Xuất hiện tình trạng giảm cân. Một số đối tượng trở nên lú lẫn, mệt mỏi. Gây nên các tổn thương về tim mạch, thận. TƯƠNG TÁC THUỐC Quá trình sử dụng nếu có kết hợp với một số nhóm thuốc khác cần lưu ý về liều lượng, tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh gây hậu quả đáng tiếc.  Sử dụng với chất kết dính phốt phát có chứa nhôm sẽ làm gia tăng mức độ nhôm trong cơ thể, gây hại cho bệnh nhân suy thận. Nhóm thuốc có tác dụng chống co giật như: Phenobarbital, Phenytoin,... gây phân hủy và giảm khả năng hấp thụ các loại vitamin A, D,... Hàm lượng Calcipotriene có trong thuốc trị vẩy nến nếu sử dụng kết hợp với các loại vitamin E, D sẽ làm gia tăng lượng canxi trong máu. Tuyệt đối không sử dụng vitamin gốc D liều cao với thuốc điều trị bệnh tim có chứa Digoxin. Sự kết hợp trên làm tăng lượng canxi trong máu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.  

NGUYÊN TẮC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM GIÚP BẢO TOÀN DƯỠNG CHẤT
07

Th 09

NGUYÊN TẮC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM GIÚP BẢO TOÀN DƯỠNG CHẤT

  • admin
  • 0 bình luận

Để thực phẩm tươi, ngon giàu dưỡng chất thì khâu bảo quản và chế biến là vô cùng quan trọng, phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. 1.NHỮNG VI CHẤT BẮT BUỘC PHẢI CÓ TRONG THỰC PHẨM Chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng hiện nay là kết hợp đồng thời các giải pháp. Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp quan trọng, cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và đa dạng hóa bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng một cách lâu dài và bền vững. 4 vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm i-ốt, sắt, kẽm và vitamin A và những thực phẩm gồm: muối dùng ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt, bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sất và kẽm, dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vitamin A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp. Có một số mẹo để bảo tồn chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Tránh cắt rau thành từng miếng nhỏ. Thay vào đó cắt các miếng rau lớn hơn và đồng đều sao cho thành tế bào không bị cắt đứt nhiều và ít chất dinh dưỡng bị mất khi nấu bằng nhiệt và nước. Ngay sau khi bạn cắt rau, bạn nên nấu chúng vì các vitamin và khoáng chất được an toàn trong tế bào của chúng. Khi rau, củ tiếp xúc với ánh sáng và không khí trong một thời gian dài, chất dinh dưỡng có thể bị phá hủy. Không vứt bỏ lượng nước dư thừa sau khi đun sôi cơm hoặc rau, củ vì nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng. Bạn có thể sử dụng nước dư thừa làm canh, bột nhào hoặc phục vụ nó như một thức uống giải khát. Tránh hâm nóng các loại rau nấu chín vì nó tiếp tục làm phá hủy các loại vitamin. Thức ăn được nấu chín sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Chẳng hạn như: protein trong trứng nấu chín dễ tiêu hóa hơn 180% so với trứng sống. Tuy nhiên, một số phương pháp nấu ăn có thể làm giảm chất dinh dưỡng quan trọng. Hàm lượng dinh dưỡng thường bị giảm trong quá trình chế biến. Điều quan trọng khi chế biến thực phẩm là chọn đúng phương pháp nấu ăn để tối đa hóa chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn. Tuy nhiên, không có phương pháp nấu ăn được coi là hoàn hảo mà vẫn giữ được tất cả chất dinh dưỡng. Nói chung nấu ăn đúng cách trong thời gian ngắn ở nhiệt độ thấp hơn với lượng nước tối thiểu sẽ tạo ra kết quả tốt nhất. Đừng để các chất dinh dưỡng trong thức ăn bị mất đi. 2.CÁCH SƠ CHẾ THỰC PHẨM Việc sơ chế thực phẩm cần được lưu ý trong quá trình chế biến món ăn. Việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm của thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm. Đối với rau, nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất tan vào trong nước. Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ngay ở lớp vỏ. Đối với nhóm thịt cá tươi, cần rửa sạch dưới vòi nước, tránh ngâm quá lâu thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh, nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để bảo đảm giữ lại chất dinh dưỡng. 3.CÁCH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đánh giá về khả năng giữ được các chất dinh dưỡng thông qua cách chế biến món ăn. Trong số các cách chế biến món ăn thì cách ăn tươi sống hoặc hấp được cho là tốt hơn vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc, hầm, nướng, rang, rán, chiên xào lại làm mất chất dinh dưỡng. Ăn sống, trộn salad: đây được xem là cách ăn giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm. Những món ăn này chỉ áp dụng đối với những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những thực phẩm thực sự tươi ngon. Tuy nhiên cần chú ý chỉ sơ chế đồ tươi sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu làm mất chất dinh dưỡng. Hấp: đây cũng được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn. Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi ở nhiệt độ cao. Cần ăn ngay các món khi vừa nấu xong. Luộc và hầm: thực phẩm chế biến theo cách này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun. Nên sử dụng cả nước luộc/ hầm để ăn hoặc tận dụng để chế biến thành món ăn khác. Nên dùng nồi áp suất để hầm vì đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước. Nướng và rang: là 2 phương pháp dùng nhiệt để làm khô và chín thực phẩm. Để hạn chế sự mất chất dinh dưỡng nên sử dụng thực phẩm được nướng dưới lò chuyên dụng. Rán/ chiên: các thực phẩm khi chiên/ rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên/ rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe. 4.NHỮNG QUY TẮC GIÚP THỰC PHẨM HẠN CHẾ SỰ HAO HỤT CHẤT DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN Giảm lượng nước sử dụng trong nấu ăn: trong các cách chế biến thì hấp tốt hơn luộc, nướng tốt hơn rán. Giảm thời gian nấu ăn: do nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt, dễ bị phá hủy trong quá trình nấu, nên cần lưu ý thời gian nấu để tránh thất thoát chất dinh dưỡng. Ví dụ có thể đậy vung khi đun nấu để giúp thực phẩm chín nhanh, giảm thời gian thực phẩm bị tiếp xúc quá lâu với nhiệt. Giảm diện tích bề mặt của thực phẩm đó được tiếp xúc với không khí: nên cắt rau củ thành miếng to để giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, từ đó giữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nên nghiền và xay nhỏ thức ăn sau khi đã nấu chín, không nên nghiền xay trước khi nấu. Đối với mỗi loại thực phẩm, nên biết lựa chọn cách chế biến phù hợp sẽ làm giảm tối thiểu lượng các chất dinh dưỡng bị hao hụt của thực phẩm và hạn chế tạo ra bất lợi về mặt sức khỏe. Đối với chất đạm (protein): Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành liên kết khó tiêu. Do đó với thực phẩm giàu chất đạm đều phải sử dụng nhiệt độ trên 70 độ C, tốt nhất là 100 độ C để nấu chín và diệt khuẩn. Đối với chất béo (lipid): Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, rất có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao. Đối với nhóm vitamin: Các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Đối với nhóm vitamin (gồm vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu) thì giữa thực phẩm sống và thực phẩm sau chế biến có hàm lượng thường không giống nhau, do đó nhóm vitamin thường bị hao hụt bởi nhiệt, không khí, nước, chất béo. Một số nghiên cứu cho thấy, lượng vitamin mất do quá trình nấu nướng. Đối với nhóm khoáng chất: Các chất khoáng (canxi, phốt pho, kali, magie…) trong quá trình nấu có thể biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy khi ăn nên ăn cả cái với nước mới tốt cho sức khỏe.  

NGUYÊN NHÂN TRẺ THIẾU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT VÀ CÁCH BỔ SUNG
06

Th 09

NGUYÊN NHÂN TRẺ THIẾU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT VÀ CÁCH BỔ SUNG

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin và khoáng chất là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể của trẻ em. Với trẻ có dinh dưỡng thiếu hụt, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là cần thiết. 1.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THIẾU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT -Do cung cấp thiếu: -Bữa ăn cho trẻ không đảm bảo chất lượng, không được chế biến đúng cách. -Trẻ không được bú sữa mẹ. -Do mắc một số bệnh lý: những trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật. -Ngoài ra một số bậc phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ cũng có thể vô tình làm cho trẻ bị thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng cần thiết do tương tác thuốc. 2.LIỀU LƯỢNG BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CHO TRẺ Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hằng ngày, trừ trường hợp trẻ đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể phải dùng liều cao hơn, trường hợp này phải uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải biết nhu cầu hằng ngày các vitamin và khoáng chất này là bao nhiêu. Các chế phẩm vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao khi sử dụng cần tham khảo và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Các bậc phụ huynh khi sử dụng vitamin và khoáng chất ở dạng phối hợp (đa vitamin, đa khoáng chất) phải phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi. Vitamin là những yếu tố luôn sẵn có trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá…) nên nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa thì không thiếu, không cần bổ sung. Tuy nhiên việc quảng cáo quá mức về thuốc bổ, vitamin và khoáng chất đang làm tình trạng lạm dụng thuốc tràn lan, phổ biến hơn, gây những tai biến khó đo lường do thừa vitamin và khoáng chất. Bổ sung vitamin và khoáng chất quá liều gây hại cho trẻ. Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Vitamin A cũng có thể gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho mẹ ngay trước thời kỳ mang thai và đặc biệt không nên dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa vitamin C, nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy. Dùng đường tiêm với liều cao có thể gây tan máu, đặc biệt ở những người thiếu men G6PD. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp gây thiểu năng, trí tuệ kém. Có trường hợp bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh.  Thừa vitamin K chỉ thường gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da… Thừa canxi dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp… xương cốt hóa sớm có thể bị thấp chiều cao. Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim. Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra một số bậc phụ huynh có thói quen tùy tiện sử dụng các loại thuốc bổ có thể vô tình làm cho trẻ bị thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng do tác dụng của thuốc.  Do vậy cần cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng xấu do dùng quá liều. Điều này vô cùng quan trọng. Thiếu vitamin và khoáng chất đã không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thừa còn nguy hiểm không kém. Trong trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều cuối cùng cần lưu ý là sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.    

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: