CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ KHỎE TIM
20

Th 09

ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ KHỎE TIM

  • admin
  • 0 bình luận

Để bảo vệ trái tim khỏe mạnh, không nhất thiết phải tuân thủ theo một chế độ ăn kiêng cụ thể mà quan trọng bạn cần phải biết cách kết hợp các loại thực phẩm tốt cho tim trong bữa ăn hằng ngày. 1.KIỂM SOÁT KHẨU PHẦN ĂN ĐỂ GIỮ TRÁI TIM LUÔN KHỎE MẠNH Lượng thức ăn chúng ta tiêu thụ vào cơ thể cũng quan trọng như việc chúng ta ăn các loại thực phẩm nào. Nếu chúng ta ăn quá nhiều, hoặc ăn quá nhanh theo kiểu nhồi nhét đến căng tức bụng thì đều sẽ dẫn đến dư thừa lượng calo hơn mức cần thiết. Vậy ăn gì tốt cho tim? Tốt nhất nên chọn cho mình những thực phẩm ít năng lượng, giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây, rau quả tươi, hạn chế ăn thực phẩm chứa hàm lượng calo cao, giàu natri. Điều này giúp cải thiện chế độ ăn lành mạnh hơn, mang lại một trái tim khỏe mạnh và một vòng eo lý tưởng. Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi số lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể, hay gọi là khẩu phần. Lượng khẩu phần được khuyến nghị cho mỗi nhóm thực phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống cụ thể mà chúng ta đang tuân theo. Có thể ban đầu bạn chưa quen với việc xác định khẩu phần ăn, khi đó nên sử dụng cốc đo lường, thìa, bát hoặc cân cho đến khi cảm thấy tự tin với phán đoán của mình. 2.LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN GIÚP TIM KHỎE MẠNH Tăng lượng trái cây và rau quả Chế độ ăn hằng ngày cần tăng lượng tiêu thụ trái cây và rau quả. Chúng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ… Đây đều là những chất dinh dưỡng tốt giúp ngăn ngừa bệnh tật. Đối với người bệnh tăng huyết áp, chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc được đặc biệt khuyến khích. Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý: hãy hướng đến việc ăn tổng cộng 7-9 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, khoảng 4 phần hoặc nhiều hơn với rau và từ 2-4 phần với trái cây. Giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa gây hại tim Tất cả chúng ta đều cần chất béo trong chế độ ăn uống, nhưng không phải tất cả chất béo đều được tạo ra như nhau.  Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa được gọi là chất béo xấu. Những loại chất béo này làm tăng cholesterol LDL (hoặc cholesterol xấu), loại cholesterol khuyến khích sự tích tụ mảng bám trong động mạch, gây xơ vữa động mạch hoặc tắc lòng động mạch dẫn đến đột quỵ. Lựa chọn tốt hơn là tiêu thụ chất béo tốt hoặc chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Bạn sẽ tìm thấy những chất béo tốt này trong các loại hạt, quả bơ, oliu, hạt lanh, đậu nành, và cá béo. Nên lập thực đơn ăn uống hằng ngày Để có một thực đơn hữu ích cho tim mạch, chúng ta nên lập kế hoạch mỗi ngày. Trước hết xác định những thực phẩm nào cần có trong chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và những loại nào nên hạn chế.  Xây dựng thực đơn hằng ngày thông qua những lời khuyên dinh dưỡng. Hãy ưu tiên rau, trái cây, ngũ cốc khi lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Hạn chế các thực phẩm mặn, nhiều muối, nên chọn protein nạc và chất béo lành mạnh. Ngoài ra thường xuyên thay đổi thực đơn cho các bữa ăn thêm phần phong phú và đa dạng hơn. Điều này giúp đảm bảo cơ thể chúng ta được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ tốt và có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa huyết áp và sức khỏe của tim. Chúng ta có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn có lợi cho tim bằng cách thay thế các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.  Các loại ngũ cốc nên ăn: các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc giàu chất xơ (có hơn 5g trong mỗi khẩu phần ăn), yến mạch. Các loại ngũ cốc nên hạn chế sử dụng: bột mì tinh chế, bánh mì trắng, bánh bông lan, bánh quy, mì trứng, bắp rang bơ. Thay thế protein động vật bằng protein thực vật Protein động vật là protein có trong thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gia cầm, trứng, phô mai và sữa chua. Ăn nhiều protein động vật có nghĩa là bạn đang ăn nhiều cholesterol và chất béo bão hòa đơn - cả hai đều góp phần làm tăng cân, tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Ngoài việc ăn nhiều rau, bạn nên ăn nhiều protein thực vật. Protein được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, các loại hạt và quả hạch. Chọn các loại sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo Sữa rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương và huyết áp do đó nên duy trì từ 1-3 phần sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa chứa chất béo bão hòa, vì vậy tốt nhất nên chọn loại sữa tách béo, không thêm đường hoặc sữa chua, phô mai 1% hoặc không béo và phô mai ít béo. Không ăn mặn và các thực phẩm có nhiều muối Ăn nhiều muối có thể góp phần gây ra huyết áp cao, nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch. Để có một trái tim khỏe mạnh, nên giảm lượng muối tiêu thụ trong chế độ ăn hằng ngày. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị: với những người trưởng khỏe mạnh nên sử dụng không quá 2.300g muối mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối). Mức lý tưởng nhất là dưới 1.500mg muối mỗi ngày. Phần lớn lượng muối chúng ta tiêu thụ đến từ các thực phẩm đóng hộp hoặc đã chế biến, chẳng hạn như giò, chả, súp, đồ nướng, đồ đông lạnh. Chính vì vậy, chúng ta nên ăn những thực phẩm tươi và tự nấu những món ăn cho chính mình để giảm lượng muối.  

LƯU Ý VỀ DINH DƯỠNG BẢO VỆ SỨC KHỎE TRƯỚC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
20

Th 09

LƯU Ý VỀ DINH DƯỠNG BẢO VỆ SỨC KHỎE TRƯỚC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

  • admin
  • 0 bình luận

Sự xuất hiện của hàng loạt các dịch bệnh trong thời gian ngắn trong thời gian ngắn làm dấy lên nỗi lo ngại về sức khỏe trong cộng đồng. Trước những diễn biến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm như hiện nay, cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng cho cả gia đình? NỖI LO TỪ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM Những năm trở lại đây, sự xuất hiện của nhiều chủng virus, vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Tính riêng trong khoảng thời gian vừa qua, sự bùng phát của hàng loạt các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, đau mắt đỏ, sởi, thủy đậu… khiến nhiều người lo lắng. Tốc độ đột biến và lây nhiễm nhanh chóng của virus, vi khuẩn gây bệnh chính là một trong những yếu tố khiến bệnh truyền nhiễm càng thêm nguy hiểm và khó lường. Thực tế, cấu trúc của vi khuẩn là đơn bào, virus còn không có cấu trúc tế bào đặc trưng. Đây chính là lý do mà tốc độ đột biến của các chủng này xuất hiện nhanh. Trong một khoảng thời gian ngắn, từ virus, vi khuẩn ban đầu có thể đột biến thành nhiều chủng nguy hiểm tới sức khỏe con người. Tuy nhiên cơ thể mỗi người vẫn luôn khỏe mạnh là nhờ hệ thống miễn dịch bảo vệ. Nếu hệ thống này suy yếu, những tác nhân có hại sẽ tấn công và gây hại cho cơ thể. DINH DƯỠNG PHÙ HỢP HỖ TRỢ NÂNG CAO MIỄN DỊCH Duy trì ăn hoa quả và rau Hãy cố gắng mua những thực phẩm tươi bất cứ lúc nào có thể. Rau, quả tươi có thể ăn ngay cũng có thể làm đông lạnh để giữ được phần lớn chất dinh dưỡng và xương. Nấu súp, món hầm từ rau tươi hoặc những món khác giúp tăng cường dinh dưỡng. Chủ động bổ sung kháng thể từ sữa non Chủ động bổ sung kháng thể từ sữa non của bò bởi trong sữa non từ bò có chứa một lượng lớn kháng thể IgG tương tự như người. IgG là kháng thể chính được tìm thấy trong tuần hoàn máu và dịch ngoại bào, chiếm khoảng 75% tất cả các kháng thể trong huyết thanh. Với khả năng bắt dính mạnh mẽ với các mầm bệnh như vi khuẩn, virus hay nấm mà IgG có thể hỗ trợ kiểm soát được nhiễm trùng trong cơ thể. Do vậy chủ động bổ sung IgG từ sữa non của bò sẽ giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch thụ động, tức là khi có kháng nguyên xâm nhập thì các kháng thể có trong sữa non của bò sau khi được hấp thu sẽ phát huy tác dụng trong khi chờ đợi phản ứng miễn dịch của cơ thể được hình thành và hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các mối nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn Khi không thể mua thực phẩm tươi, bạn cũng nên hạn chế không mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Đồ ăn liền, đồ ăn vặt và đồ tráng miệng đóng gói thường có nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Nếu bạn phải mua đồ ăn chế biến sẵn, thì hãy nhìn kỹ nhãn sản phẩm và cố gắng chọn những sản phẩm chứa ít các chất này. Cố gắng tránh không uống đồ ngọt, thay vào đó uống thật nhiều nước. Cắt thêm lát hoa quả hay rau củ như chanh, chanh vàng, dưa chuột hoặc dâu vào nước uống là cách hay để tăng hương vị.  

RỦI RO TIỀM ẨN KHI NHỔ TÓC BẠC
20

Th 09

RỦI RO TIỀM ẨN KHI NHỔ TÓC BẠC

  • admin
  • 0 bình luận

Khi trên đầu xuất hiện một vài sợi tóc bạc bạn sẽ nhổ ngay lập tức. Việc làm này có ảnh hưởng gì tới nang tóc hay không? 1.TUỔI THỌ CỦA MỘT SỢI TÓC Tóc được chia thành 3 giai đoạn phát triển chính: giai đoạn phát triển (anagen) kéo dài vài năm, giai đoạn ngừng phát triển (catagen) kéo dài vài tuần, giai đoạn nghỉ (telogen) kéo dài vài tháng. Tóc phát triển liên tục, các giai đoạn nối tiếp nhau, khi tóc ở giai đoạn nghỉ các tế bào gốc sẽ nhận được tín hiệu kích thích để bắt đầu cho chu kỳ tóc mới. Trong quá trình phát triển đó thì tế bào gốc sắc tố cũng được truyền tín hiệu để bổ sung sắc tố. Khi tóc ở giai đoạn ngừng phát triển và giai đoạn nghỉ màu sắc của tóc nhạt màu hơn ở giai đoạn phát triển. 2.NGUYÊN NHÂN TÓC BẠC SỚM Theo Viện da liễu Hoa Kỳ, tóc bạc là kết quả của việc giảm sắc tố melanin trên tóc. Sự thật là một khi quá trình tóc bạc bắt đầu thì không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này ngưng xảy ra. Mặc dù chúng ta biết rằng lão hóa là một quá trình tự nhiên khiến cho các sợi tóc bạc xuất hiện. Nhưng cũng có những người bạc tóc khi đang ở tuổi đôi mươi, trong khi một số người khác mới có tóc bạc khi ở tuổi tứ tuần hoặc thậm chí là năm mươi. Điều này rất có thể là do di truyền đóng vai trò kiểm soát việc sản xuất melanin, từ đó dẫn đến việc quyết định tóc bạc đến sớm hay muộn. 3.CÓ NÊN NHỔ TÓC BẠC KHÔNG? Việc nhổ tóc bạc có thể giúp bạn loại bỏ được các sợi tóc bạc gây khó chịu trên mái tóc, tuy nhiên đó cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Nang tóc vẫn sẽ tạo ra một sợi tóc khác để thay thế cho sợi tóc bạc vừa bị nhổ đi. Tuy nhiên trong quá trình nhổ tóc bạc, bạn cần phải cẩn thận để không làm tổn thương nang tóc. Việc thường xuyên khiến cho nang tóc bị thoái triển (hỏng nang) khi nhổ có thể gây nhiễm trùng, hình thành sẹo, thậm chí để lại các mảng hói trên da đầu bạn. Và khi các sợi tóc mới mọc lên ở vị trí đã nhổ cũng sẽ rất yếu và dễ gãy rụng. Ngoài ra nhổ tóc bạc còn khiến tóc mọc ngược vào trong, làm mất đi lớp tế bào định hướng mọc tóc của xung quanh chân tóc. Lúc này tóc sẽ mọc ngược vào bên trong khiến da đầu ngứa ngáy khó chịu và thậm chí còn mọc mụn trên da đầu. Vì thế có thể cho rằng nhổ tóc bạc có hại cho sức khỏe da đầu nếu bạn nhổ quá nhiều lần hoặc nhổ quá mạnh khiến tóc không thể mọc lại/ mọc chậm đi ở vị trí ban đầu.  

8 LƯU Ý KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG
19

Th 09

8 LƯU Ý KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG

  • admin
  • 0 bình luận

Thực phẩm bổ sung đã ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống, bên cạnh những lợi ích chúng có những tác dụng phụ. Ví dụ, một số chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu không kiểm soát được trong khi phẫu thuật, một số khác có thể gây ra tác dụng phụ nhỏ hơn… Tuy nhiên chất bổ sung có những ảnh hưởng rất tích cực đến cuộc sống của bạn. Nhưng điều quan trọng, bạn vẫn phải có những thói quen lành mạnh trước khi bổ sung lần đầu tiên. KHÔNG KẾT HỢP CANXI VỚI SẮT Kết hợp canxi và sắt cùng lúc không có lợi cho cơ thể. Khoa học chứng minh sự hấp thụ sắt giảm đi khi uống kèm với canxi hoặc sản phẩm chứa nhiều canxi như sữa. Nếu bạn phải bổ sung hai chất này, nên uống cách nhau tối thiểu 2 giờ. UỐNG VITAMIN KHI BỤNG RỖNG Thời điểm uống phụ thuộc vào loại vitamin bạn đang dùng. Ví dụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K được hấp thụ tốt hơn khi dùng cùng lúc với thức ăn. Thực phẩm béo kích thích giải phóng dịch mật, giúp tiêu hóa, hấp thụ vitamin. Dầu cá hoặc chất bổ sung sắt nên uống sau khi ăn, vì có thể gây khó chịu khi dạ dày rỗng. Các vitamin tan trong nước, ví dụ vitamin B và C, được hấp thụ tốt hơn nếu uống lúc bụng đói. KHÔNG UỐNG KẼM CÙNG KHÁNG SINH Các thuốc kháng sinh như tetracyclin và quinolon sẽ kết hợp với kẽm, gây kém hấp thụ cả 2 chất này. Do đó bạn nên uống kháng sinh trước khi uống kẽm từ 2 đến 4 giờ. NÊN UỐNG VITAMIN C CÙNG SẮT Vitamin C và sắt liên kết với nhau để tạo thành một phức hợp giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Khi sắt được tiêu thụ cùng với 25mg đến 100mg vitamin C, khả năng hấp thụ sắt của cơ thể tăng gấp 4 lần so với việc chỉ bổ sung sắt. VITAMIN HÒA TAN TRONG CHẤT BÉO KHÔNG TỐT HƠN Nhiều người cho rằng vitamin hòa tan trong chất béo thì hấp thụ tốt hơn, do vitamin được lưu trữ trong gan hoặc mô mỡ để sử dụng sau. Trong khi đó, các vitamin tan trong nước, nếu dư thừa sẽ bị đào thải ra cơ thể. Tuy nhiên, mỗi loại vitamin có mục đích và liều lượng riêng, vitamin hòa tan trong nước vẫn được hấp thụ vào cơ thể. Bạn có thể không cần bổ sung loại vitamin nào nếu có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. TRÁNH UỐNG VI CHẤT CÙNG TRÀ VÀ CÀ PHÊ Trà và cà phê có chứa caffeine, làm giảm sự hấp thu một số khoáng chất. Bên cạnh đó, caffeine gây lợi tiểu, khiến các vitamin tan trong nước như B và C bị đào thải khỏi cơ thể nhanh hơn. Để đảm bảo hấp thu, bạn nên uống TPBS vi chất tối thiểu sau 2 giờ uống ngụm trà, cà phê cuối cùng. KHÔNG UỐNG BÙ VI CHẤT Nếu bỏ lỡ lịch uống vi chất, bạn không nên uống gấp đôi liều lượng vào hôm sau. Lý do là các vi chất bổ sung qua đường uống cần thời gian để tích tụ trong máu và phát huy tác dụng. Vi chất không giống như các loại thuốc điều trị bệnh, không có tình trạng một liều sẽ gây triệu chứng nặng cấp tính. Do đó, mọi người sẽ không gặp tác dụng phụ nếu lỡ quên uống một liều. UỐNG DẦU CÁ CÙNG VITAMIN E Một số người cho rằng không nên uống dầu cá cùng vitamin E vì sẽ gây chảy nhiều máu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chứng minh kết hợp dầu cá và vitamin E sẽ giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện lượng đường trong máu ở các bệnh nhân mạch vành. Song bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu tăng lượng dầu cá hoặc vitamin E trong bữa ăn để tránh tác dụng phụ.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: