CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

6 THỰC PHẨM NÊN ĂN CHÍN, KHÔNG NÊN ĂN SỐNG
03

Th 10

6 THỰC PHẨM NÊN ĂN CHÍN, KHÔNG NÊN ĂN SỐNG

  • admin
  • 0 bình luận

Có một số loại thực phẩm không nên ăn sống vì nó có chứa các chất độc tự nhiên và đường khó tiêu hóa. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng và một số triệu chứng khác. 1.KHOAI TÂY Khoai tây, đặc biệt là khoai tây xanh, có nồng độ cao chất độc nguy hiểm, solanine. Khi ăn khoai tây còn sống, chất độc này sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và các vấn đề về dạ dày. Ngoài ra, tinh bột trong khoai tây sống có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, đầy hơi. Bởi vậy, bạn cần hạn chế những rủi ro này bằng cách nấu chín khoai tây như nướng, hấp, xào… 2.HẠT MẦM Hạt chưa nở là miếng mồi ngon cho các vi khuẩn như Salmonella, E.coli và Listeria. Vì vậy hạt mầm nên được rửa sạch và nấu chúng trước khi ăn. 3.CỦ MÌ (SẮN) Củ mì (sắn) rất nguy hiểm khi ăn sống hoặc chưa chín vì nó chứa các hợp chất được chuyển đổi thành hydro xyanua trong cơ thể. Hydro xyanua có thể gây ra các triệu chứng như hô hấp nhanh, tụt huyết áp, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, nhầm lẫn và co giật. 4.MẬT ONG Đừng bao giờ cho trẻ em dùng mật ong nguyên chất chưa qua xử lý tạp chất vì nó có thể chứa grayanotoxin, chất độc thần kinh được tìm thấy trong mật ong hoa đỗ quyên. 5.THỊT LỢN, THỊT GÀ Thịt lợn có chứa nhiều giun sán, vi khuẩn… Nếu không được nấu chín, nó có thể truyền kí sinh trùng vào cơ thể, gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu. Giống như thịt lợn, thịt gà có nguy cơ cao gây hại cho cơ thể nếu ăn sống. Vì vậy bạn cần phải đảm bảo thịt gà cần được nấu chín ít nhất ở 165 độ C. Lưu ý bạn không nên rửa thịt gà trước khi nấu vì nước có thể làm bắn vi khuẩn từ thịt gà ra xung quanh. 6.DƯA MUỐI CHƯA KĨ Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này có vị cay, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.    

9 THÓI QUEN SỐNG LÀNH MẠNH ĐỂ LUÔN CẢM THẤY YÊU ĐỜI VÀ SỨC KHỎE TỐT
03

Th 10

9 THÓI QUEN SỐNG LÀNH MẠNH ĐỂ LUÔN CẢM THẤY YÊU ĐỜI VÀ SỨC KHỎE TỐT

  • admin
  • 0 bình luận

Thói quen sống - những điều tưởng như đơn giản ta làm thường ngày lại có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Thói quen sống lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Hãy cùng Hadu điểm qua những thói quen sống lành mạnh qua bài viết dưới đây! 1.TẬP THỂ DỤC Tập thể dục thường xuyên có lẽ là cách ngắn nhất mà chúng ta có thể đến với suối nguồn của tuổi trẻ. Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, duy trì xương, cơ khớp khỏe mạnh, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim và tiểu đường. Tập thể dục 30 phút, 5-6 ngày một tuần, cho cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Một điều gì đó đơn giản như đi bộ nhanh 30 phút có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu cho sức khỏe của bạn và thực sự đã làm bạn thêm nhiều năm vào cuộc đời. Và nó có thể được bổ sung bằng cách đi cầu thang ở nơi làm việc, đi bộ 10-15 phút trong bữa trưa, hoặc có một thiết bị đạp nhỏ ở bàn làm việc của bạn. Điều chỉnh là tìm một bài tập thể dục mà bạn yêu thích, không phải thứ gì đó là một thử thách. 2.NGỦ ĐÚNG GIẤC VÀ ĐỦ GIẤC Giấc ngủ là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Một giấc ngủ ngon và sâu giúp bạn hồi phục sức lực đã tiêu hao trong một ngày lao động, làm việc mệt mỏi, giúp cho thần kinh dễ chịu, không bị căng thẳng. Ngủ đủ giấc giúp cho tinh thần con người thoải mái, tính tình ôn hòa, trí nhớ tốt hơn so với những người đang thiếu ngủ. Tuy nhiên hiện nay các bạn trẻ đang có thói quen thức đêm để học tập hay làm việc, đây là một thói quen không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe. Thức đêm khiến cơ thể mệt mỏi, gây rối loạn quá trình trao đổi chất khiến bạn lão hóa nhanh hơn. Nó cũng gây nên sự đãng trí, hay quên, chậm tiếp thu ở những người hay thức đêm. Do đó để có một sức khỏe tốt hơn bạn nên ngủ đúng và đủ giấc. 3.ĂN CHẬM Một trong những lối sống lành mạnh tốt cho sức khỏe mà mọi người nên áp dụng là ăn chậm. Thông thường, não bộ sẽ mất 20 phút để nhận tín hiệu thông báo cơ thể đã no, do đó việc ăn từ từ sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ tiêu thụ calo và khẩu phần ăn quá mức. Theo nghiên cứu cho biết, thói quen ăn chậm có thể giúp bạn thưởng thức hương vị món ăn tốt hơn và mang lại lợi ích tích cực cho dạ dày. Ăn chậm nhai kỹ giúp chức năng hệ tiêu hóa hoạt động bớt áp lực hơn và cơ thể cũng mất ít năng lượng hơn cho việc tiêu thụ đồ ăn. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống chậm cũng góp phần giúp bạn đưa ra những suy nghĩ và lựa chọn thực phẩm lành mạnh, hợp lý hơn. Bạn có thể nghĩ về những gì mình đang tiêu thụ và hạn chế tối đa thực phẩm gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như khoai tây chiên, nước có gas, bánh kem, đồ chiên rán… 4.LUÔN ĂN SÁNG Nghiên cứu cho thấy những người ăn sáng có xu hướng hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất hơn, đồng thời ít chất béo và cholesterol. Những thứ giàu chất xơ và protein giúp bạn cảm thấy no và tràn đầy năng lượng. Chúng bao gồm ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, sữa ít béo, trái cây và sữa chua. 5.ĂN TRỰC TIẾP TRÁI CÂY THAY VÌ UỐNG NƯỚC ÉP Thực tế ngay cả nước ép trái cây nguyên chất 100% cũng có thể mất đi chất dinh dưỡng sau khi chế biến và thậm chí khiến bạn tiêu thụ nhiều đường hơn trong chế độ ăn uống hằng ngày. Do đó, cách tốt nhất để nhận được lượng vitamin C, chất xơ, kali và axit folic dồi dào là ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép. Mặt khác ăn trực tiếp trái cây cũng giúp bạn tiêu thụ ít chất béo, calo và natri hơn. Ăn trực tiếp trái cây thay vì uống nước ép 6.KHÔNG DÙNG KHĂN MẶT, BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG, ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN CHUNG Dùng chung các đồ cá nhân sẽ làm lây lan các bệnh do vi khuẩn, virus và nấm. Đặc biệt những đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt dễ làm lây lan các bệnh về mắt như thương hàn, chắp, lẹo, những bệnh này thường tái đi tái lại nhiều lần. Sử dụng chung bàn chải đánh răng cũng có thể gây bệnh. Khi dùng bàn chải đánh răng quá mạnh sẽ khiến cho lợi bị xước và dẫn đến chảy máu, các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây ra các bệnh như Herpes, bệnh viêm gan, HIV cũng có thể lây truyền qua con đường này. 7.UỐNG RƯỢU Ở MỨC VỪA PHẢI, TRÁNH LẠM DỤNG Nhiều người cho rằng rượu là một đồ uống gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên thực tế việc uống rượu ở mức vừa phải mang lại nhiều lợi ích bất ngờ. Đây cũng được cho là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của cả nam và nữ giới. Theo các chuyên gia, nam giới không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày và 1 ly đối với nữ giới. Việc uống rượu ở mức hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường đời sống tình dục và giảm sự căng thẳng. 8.GIỮ ĐỦ NƯỚC Nhận đủ lượng nước là vô cùng quan trọng vì mọi tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể chúng ta đều cần nước. Theo truyền thống, chúng ta được nói rằng chúng ta cần 8 cốc nước mỗi ngày, một lượng chưa bao giờ được chứng minh về mặt y học. Có lẽ hướng dẫn tốt hơn là cố gắng uống đủ nước mà bạn đi tiểu sau mỗi 2-4 giờ và nước tiểu có màu nhạt. Uống đủ nước mỗi ngày là rất cần thiết 9.TÍCH CỰC BỔ SUNG NHIỀU RAU XANH TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG Rau xanh là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho các hoạt động sống trong cơ thể, bao gồm chất xơ, vitamin và một số khoáng chất thiết yếu khác. Hơn nữa, rau xanh cũng chứa rất ít calo, giúp giảm lượng calo tiêu thụ quá mức, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thèm ăn, thừa cân và béo phì. Bạn có thể lựa chọn một số loại rau xanh như rau bina, cải xoăn, cải thìa, cải bắp…  

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG TRÁNH MẮC CÁC CĂN BỆNH “MÙA THU”
03

Th 10

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG TRÁNH MẮC CÁC CĂN BỆNH “MÙA THU”

  • admin
  • 0 bình luận

Mùa thu được coi là mùa đẹp nhất, tuy nhiên với nhiều người, sức khỏe lúc giao mùa từ hạ sang thu lại là lúc cơ thể dễ mắc bệnh nhất. Nên phòng bệnh mùa thu, chủ động tăng cường sức đề kháng để cơ thể tăng cường sức khỏe. 1.MÙA THU - THỜI TIẾT THUẬN LỢI CHO VI SINH VẬT PHÁT TRIỂN  Mỗi khi chuyển mùa, nhiều người dễ bị nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, chất nhầy chảy từ mũi xuống cổ họng, sốt cao, đau nhức cơ bắp, mỏi khớp. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm là hai lý do quan trọng. Mặc dù thời tiết mùa thu là giai đoạn dễ chịu nhất trong năm nhưng đây lại là thời điểm thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm bùng dịch và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Trong đó phổ biến là các nhóm bệnh như sốt và cảm lạnh, cảm cúm, bệnh tim mạch gia tăng do cơ thể thay đổi để thích ứng với thời tiết thay đổi đột ngột làm quá tải hệ thống tim mạch, nhóm các bệnh đường hô hấp dễ bùng phát, đau nhức xương khớp và bệnh dị ứng cũng rất dễ mắc. Đặc biệt là sự gia tăng virus và chất gây dị ứng trong không khí gây nhiều phiền toái, khó chịu và cả sự sa sút về sức khỏe. Bị ho hoặc cảm cúm khi thay đổi theo mùa thường là do sự thay đổi nhiệt độ tạo điều kiện cho virus phát triển.  2.CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP MÙA THU Viêm họng, đau họng Viêm họng hay đau họng là bệnh lý thường thấy do hệ miễn dịch suy yếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Hay nói cách khác, một khi sức đề kháng suy giảm do sự chủ quan dưới tác động của thời tiết có thể khiến bạn dễ nhiễm các loại virus hơn. Đau họng thường có các biểu hiện như: họng sưng đau, khó nuốt, buồn nôn, nhức đầu, đôi khi kèm sốt và có hạch nổi lên hoặc amidan sưng rõ to. Bệnh hen suyễn, dị ứng Nhiều nghiên cứu cho biết, mùa thu có tỷ lệ người bị dị ứng cao hơn hẳn so với mùa hè hay là mùa đông. Nguyên nhân gây ra bệnh mùa thu phổ biến này là do thời tiết khô hanh các dị nguyên dễ tiếp xúc và đi vào cơ thể bạn thông qua đường mũi. Hen suyễn dị ứng có thể xảy ra khi mũi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc… Điều này cũng đặc biệt nhấn mạnh với những người không có thói quen đeo khẩu trang, bảo vệ mũi khi ra ngoài. Nhất là với những người có tiền sử dị ứng hay hen suyễn khi trời đang khô hanh cao. Triệu chứng của các cơn hen suyễn là khó thở. Loét dạ dày, tá tràng Đây cũng là một trong những bệnh thường gặp vào mùa thu do hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể không chống chọi lại được với vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể qua đường ăn uống hay tiếp xúc khác… Ngoài ra, khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp hoặc bị thay đổi đột ngột khiến hàm lượng histamin trong máu bị tăng nhanh. Chúng kích thích niêm mạc dạ dày, kích thích việc bài tiết acid khiến lớp nhầy bảo vệ dạ dày bị mỏng đi gây đau. Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng do có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay căng thẳng hoặc chế độ ăn quá nghèo nàn chất dinh dưỡng, người đang mắc các bệnh mãn tính hay bị nhiễm HP. Người bị mắc viêm loét dạ dày tá tràng thường hay bị đau bụng kèm theo nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon. Các cơn đau có thể xuất hiện vào khoảng thời gian sau khi ăn vài giờ. Suy tim Suy tim xảy ra khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới quá tải. Đau mắt đỏ Nguyên nhân khiến đau mắt đỏ trở thành bệnh mùa thu thường gặp là do thay đổi thời tiết thất thường, đan xen nắng mưa khiến độ ẩm của không khí cao hơn kết hợp với các tác nhân khác như khói bụi, ô nhiễm… dẫn tới dịch bệnh bùng phát. Đau mắt đỏ thường phổ biến khi tới mùa mưa bão, điều kiện vệ sinh kém từ nguồn nước khiến bệnh lây lan nhanh hơn từ giai đoạn mùa hè sang thu. Biểu hiện của đau mắt đỏ là có nhiều gỉ (dử) mắt màu vàng hoặc xanh, mi mắt bị sưng to, mọng và mắt bị đỏ, chảy nước mắt thậm chí là đau nhức gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt. 3.CÁC CÁCH CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH MÙA THU -Tiêm phòng: Hãy đảm bảo bạn và gia đình được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phù hợp, như vaccine cảm cúm mùa thu, vaccine Covid-19 và bất kỳ loại vaccine nào được khuyến nghị. -Rửa tay thường xuyên: rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các bề mặt có thể bị nhiễm bệnh hoặc sau khi ho, hắt hơi. -Đeo khẩu trang: đeo khẩu trang khi bạn tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trong các nơi công cộng hoặc khi không thể duy trì khoảng cách với xã hội.  -Khoảng cách xã hội: Tránh tiếp xúc gần với những người không phải là thành viên trong gia đình bạn. Hãy cố gắng duy trì khoảng cách ít nhất là 2 mét với người khác có thể.  -Thường xuyên thông gió: mở cửa sổ và cửa nhà để thông gió, giúp làm sạch không khí và loại bỏ vi khuẩn, virus. -Tăng cường dinh dưỡng: ăn một chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ thống miễn dịch. Uống nhiều nước và hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn. -Tập thể dục: Vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và duy trì sức khỏe toàn diện. -Ngủ đủ giấc: Hãy đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ hằng đêm, vì điều này giúp cơ thể phục hồi và củng cố hệ thống miễn dịch.  -Tránh tiếp xúc với người bệnh: Nếu bạn biết ai đó đang bị bệnh, hạn chế tiếp xúc với họ và đeo khẩu trang khi cần. -Vệ sinh cá nhân: Hãy duy trì vệ sinh cá nhân tốt bằng cách tắm rửa hằng ngày, thay đồ sạch sẽ và gọn gàng. -Uống nhiều nước: Hãy duy trì cơ thể luôn uống đủ nước để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. -Tránh tiếp xúc với khói thuốc: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bởi khói thuốc có thể làm yếu hệ thống miễn dịch.  

BÍ KÍP CỦA CÁC MẸ THÔNG THÁI ĐỂ CON LUÔN KHỎE MẠNH
02

Th 10

BÍ KÍP CỦA CÁC MẸ THÔNG THÁI ĐỂ CON LUÔN KHỎE MẠNH

  • admin
  • 0 bình luận

Đau mắt đỏ, tay chân miệng, thủy đậu, cảm cúm, sốt xuất huyết… Đến hẹn lại lên, chưa bao giờ các dịch bệnh chịu “ngủ yên” đặc biệt trong giai đoạn giao mùa. Đây cũng là thời điểm mà số ca trẻ nhập viện vì dịch bệnh gia tăng đáng kể. Vậy làm sao để bảo vệ con luôn khỏe mạnh, thách thức mọi dịch bệnh bủa vây? Trẻ ốm vặt quanh năm, dịch nào cũng mắc… vì đề kháng kém Những ngày gần đây, tỷ lệ trẻ nhập viện do các bệnh truyền nhiễm tăng cao. Bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, đau mắt đỏ, tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… là những cái tên thường được nhắc tới. Dịch chồng dịch, bệnh nối tiếp bệnh. Không ít trẻ phải nghỉ học, nằm viện cả tháng. Có lớp quá nửa học sinh nghỉ học ngay trong tuần đầu tựu trường. Và không ít gia đình phải rơi vào tình trạng khủng hoảng vì con ốm liên tục, dịch nào cũng mắc. Đáng lo ngại hơn cả chính là ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh tới sức khỏe của trẻ. Hậu quả của những chuỗi ngày ốm là sức khỏe của con ngày càng xuống dốc. Trẻ lười ăn hơn, xanh xao, người mệt mỏi, kém tập trung và đối mặt với nguy cơ biến chứng khi bệnh trở nặng… Thậm chí, trong nhiều trường hợp, sức khỏe của trẻ sẽ giảm sút, thể trạng suy nhược và kém phục hồi. Vậy tại sao trẻ lại dễ mắc bệnh đến vậy? Có thể nói dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, các biến thể của virus ngày càng thông minh hay do sự thất thường của thời tiết? tất cả khiến cho trẻ dễ bị ốm hơn. Nhưng trên tất cả, có một nguyên nhân mà bất kì ông bố, bà mẹ nào cũng đều nhận thức rõ là đề kháng trẻ kém. Tại sao đề kháng trẻ kém, dễ mắc bệnh hơn? Sau khi chào đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Khi trẻ lớn lên, hệ miễn dịch dần phát triển hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị tác động từ thay đổi môi trường bên ngoài. Trẻ có đề kháng kém tức là ít có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên hay bị ốm hơn.  Nguyên nhân khiến trẻ có đề kháng kém thường do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, môi trường sống ô nhiễm, biếng ăn, lạm dụng thuốc kháng sinh… Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng hay bị ốm. Thường gặp là các bệnh đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, viêm họng… Thậm chí, khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh dịch như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng, thủy đậu… Cơ thể đủ vi chất - Nền tảng vững chắc giúp tăng đề kháng từ gốc cho trẻ  Để tăng đề kháng cho trẻ, giúp con chống lại virus, vi khuẩn, dịch bệnh, trước hết ba mẹ cần luôn đồng hành cùng con với một chế độ sinh hoạt hợp lý. Cụ thể đó là: -Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây: Bữa ăn của trẻ cần cân đối 4 nhóm dưỡng chất: chất béo, chất đạm, chất đường bột, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. -Tiêm phòng đầy đủ, sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ: Trẻ được tiêm phòng đủ các mũi phòng bệnh. Không lạm dụng kháng sinh vì khi đó, cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. -Ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên: ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ tạo điều kiện cho cơ thể và não bộ của trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ…  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: