CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

THIẾU MÁU NÊN ĂN GÌ?
05

Th 10

THIẾU MÁU NÊN ĂN GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây mệt mỏi, choáng váng khiến chất lượng cuộc sống, công việc giảm sút. Nguy hiểm hơn, bệnh còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng của cơ thể, đe dọa sự sống. Vậy người thiếu máu nên ăn gì để hỗ trợ bệnh cải thiện ngày càng tốt hơn? 1.NHỮNG TÁC HẠI DO THIẾU MÁU GÂY RA Khi số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và lượng huyết sắc tố giảm khiến lượng oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu gọi là thiếu máu. Đây là một bệnh lý gây ra nhiều tác động nguy hại, điển hình có thể kể đến gồm: -Cơ thể mệt mỏi Thiếu máu ở mức nghiêm trọng khiến cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ nên các hoạt động chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm người bệnh luôn mệt mỏi, không có đủ sức để hoàn thành công việc trong ngày. Ngoài ra họ còn cảm thấy đầu óc choáng váng khi đi bộ, đi chơi… -Người bị thiếu máu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc Mặt khác, người bị thiếu máu rất khó tập trung vào bất kỳ việc gì, dễ quên. Điều này là do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ bị giảm. Hậu quả sinh ra từ đó năng suất công việc giảm sút, hệ thần kinh bị tổn hại. -Rối loạn vận động Người bị thiếu máu thường xuyên cảm thấy chân tay nhức mỏi, tê bì nên vận động kém. Ngoài ra họ còn bị đau cổ, gáy, xương sống nên khả năng vận động cũng khó tránh bị ảnh hưởng. -Rối loạn thị giác Do lượng máu không đáp ứng được và không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu cầu hoạt động của mắt nên người bị thiếu máu thường xuyên bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực. -Bệnh tim mạch Do bị thiếu máu nên tim không được cung cấp đủ oxy từ đó, đập nhanh hơn bình thường, dễ bị đau thắt lưng, tăng cảm giác chóng mặt và hoa mắt. Thiếu máu trong thời gian dài gây suy tim cùng suy nhiều nội tạng khác, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong. -Thai kỳ gặp nhiều nguy hiểm Phụ nữ mang thai bị thiếu máu ở mức độ cao vô cùng nguy hiểm bởi nó không chỉ khiến cả mẹ và bé thiếu dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, bào thai suy dinh dưỡng. -Tử vong Thiếu máu nặng dễ gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Bệnh thiếu máu cấp tính khiến lượng máu mất đi quá nhiều và quá nhanh, rất khó tránh khỏi tử vong. 2.THIẾU MÁU NÊN ĂN GÌ ĐỂ HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG LƯỢNG MÁU CHO CƠ THỂ Thực phẩm giàu sắt Các thực phẩm có chứa sắt là những thực phẩm tốt để bổ sung máu. Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hồng cầu - một loại tế bào chuyên chở oxy đi nuôi khắp cơ thể. Chính vì thế, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thiếu máu. May mắn thay, bạn hoàn toàn có thể bổ sung sắt vào khẩu phần ăn hằng ngày để gia tăng trữ lượng sắt trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: Thực phẩm giàu sắt tốt cho máu Thịt đỏ: gồm có thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt vịt, thịt cừu… Các loại hải sản: gồm có cá mòi, cá thu, sò điệp, tôm, cua, hàu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá tuyết và các loại hải sản khác… Rau củ: gồm có cải bó xôi, cải xoăn, rau muống, cải thìa, cải ngọt, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, bắp cải và củ cải đường. Quả hạch: gồm có hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt lựu, hạt dẻ, hạt chia, hạt cải dầu, hạt đậu nành, hạt hướng dương… Trái cây: gồm có lựu, táo, nho, dâu tây, nho khô, hồng, quả anh đào, quả lê, chôm chôm, bơ và dưa hấu… Sữa và sản phẩm từ sữa: gồm có sữa, phô mai, sữa chua và bơ động vật. Thực phẩm giàu vitamin B12 Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tạo ra những tế bào hồng cầu. Theo nghiên cứu, nồng độ vitamin B12 thấp làm giảm quá trình sản xuất hồng cầu, đồng thời ngăn cho tế bào hồng cầu phát triển bình thường. Ở trạng thái khỏe mạnh, các tế bào hồng cầu thường có hình dạng tròn và kích thước nhỏ. Ngược lại, khi nồng độ vitamin B12 suy giảm, các tế bào hồng cầu thường có hình bầu dục với kích thước to, khiến chúng ì ạch và rất khó di chuyển từ tủy xương vào máu, gây ra bệnh thiếu máu đặc thù - được gọi là bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. May mắn thay, vitamin B12 có thể giúp bạn ngăn ngừa được căn bệnh thiếu máu này - một tình trạng rối loạn thường khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược. Một số thực phẩm giàu vitamin B12 thường gặp là gan động vật (gan bò, gan ngỗng, gan cá tuyết…). Thực phẩm giàu folate Folate (acid folic) - hay còn gọi là vitamin B9 - là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu nói riêng và sự phát triển các tế bào nói chung. Vì thế thiếu folate làm sụt giảm mật độ hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu do thiếu folate. Khi thiếu folate, các tế bào hồng cầu thường có kích thước lớn bất thường, khiến chúng dễ bị tắc nghẽn ở tủy xương, khó lưu thông để cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể và gây ra bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Cơ thể bạn không thể lưu trữ folate với số lượng lớn. Vì vậy bạn cần liên tục ăn các thực phẩm giàu acid folic hằng ngày để duy trì hàm lượng chuẩn của vi chất này trong máu. Các loại thực phẩm giàu folate có thể kể đến như:  Rau có màu xanh đậm: gồm xà lách xoong, cải ngọt, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, rau răm, rau ngót, cải chíp… Trái cây: gồm cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, dâu tằm, dứa, chuối, xoài, lê, táo, nho… Đậu và hạt: gồm đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc: gồm bánh mì, gạo lứt, mì ống, mì trứng, bột mì, các loại sữa từ đậu và bột ngũ cốc… Thực phẩm giàu protein Protein có vai trò là thành phần cấu tạo nên khung tế bào, tham gia vào các phản ứng sinh học bên trong tế bào. Protein có mặt cả trong chất nền ngoại bào cũng như trong nhân tế bào, giúp duy trì và phát triển mô. Nhờ đó, protein là dưỡng chất quan trọng định hình và duy trì hoạt động của tế bào máu. Nhóm thực phẩm giàu protein tốt cho máu  Thực phẩm giàu vitamin C Vitamin C không đóng góp trực tiếp hay cấu tạo sự phát triển tế bào máu. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C giúp cơ thể bạn hỗ trợ hấp thụ sắt hiệu quả hơn, từ đó sản xuất ra nhiều hồng cầu hơn. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần tiêu thụ 100mg vitamin C mỗi ngày là bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể lên 67%. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm các loại rau củ quả như: ổi, ớt chuông, cam, chanh, quýt, cà chua, dưa lưới, kiwi và những loại rau như bông cải xanh, bắp cải đỏ, cải bó xôi… Thực phẩm giàu đồng Đồng là thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Đồng giúp tạo ra một enzyme mang tên laccase - một loại enzyme có khả năng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt hiệu quả hơn. Nhờ đó, đồng gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái tạo máu. Thiếu đồng, cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.  Thực phẩm giàu kẽm Kẽm là chất xúc tác cho nhiều enzyme cần thiết trong quá trình hình thành hồng cầu. Do vậy, một chế độ ăn thiếu kẽm sẽ làm suy giảm khả năng tái tạo hồng cầu khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ kẽm với các loại thực phẩm giàu kẽm như nấm, thịt đỏ, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu và các loại hạt. Thực phẩm giàu vitamin A Cũng giống như kẽm, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hằng ngày để ngăn ngừa thiếu máu như gan động vật, cà rốt, bơ thực vật, khoai lang, bí đỏ, ớt đỏ, dưa lưới, bưởi, cải bó xôi.  

THUỐC KHÁNG SINH: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG
04

Th 10

THUỐC KHÁNG SINH: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG

  • admin
  • 0 bình luận

Vi khuẩn sống trong môi trường tự nhiên và ở khắp bên trong và bên ngoài cơ thể chúng ta. Hầu hết các vi khuẩn đều vô hại và thậm chí hữu ích đối với con người, nhưng một số có thể gây ra bệnh nhiễm trùng, như viêm họng liên cầu khuẩn. Thuốc kháng sinh là loại thuốc chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn ở người và động vật gây ra bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm cho vi khuẩn khó phát triển hoặc nhân lên. Dùng thuốc kháng sinh ngoài những lợi ích biết đến còn có những tác hại tiềm ẩn, vậy tác hại khi dùng thuốc kháng sinh là gì? 1.TÌM HIỂU VỀ THUỐC KHÁNG SINH Như thế nào được gọi là kháng sinh? Kháng sinh là những chất có khả năng kháng khuẩn, có nguồn gốc từ các chủng vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn, actinomycetes. Kháng sinh được sử dụng để ức chế, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi sinh vật khác một cách toàn diện. Ngày nay kháng sinh còn được tạo ra bằng các biện pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các chất hóa học. Thuốc kháng sinh là gì? Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Các loại thuốc kháng sinh được chế xuất dưới dạng viên nén, dạng lỏng được  truyền hoặc tiêm vào cơ thể. Tùy theo cơ thể của người bệnh để lựa chọn các loại thuốc sử dụng mang đến hiệu quả. 2.TÁC DỤNG CỦA THUỐC KHÁNG SINH Điều trị nhiễm trùng Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh chóng. Ngăn ngừa biến chứng Sử dụng đúng cách, thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng từ các nhiễm trùng, như viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết. Cải thiện chất lượng cuộc sống Bằng cách loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, thuốc kháng sinh có thể giảm triệu chứng và đau đớn, làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. 3.HẠN CHẾ VÀ TÁC HẠI KHI LẠM DỤNG THUỐC KHÁNG SINH Lạm dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng: tác dụng chính của thuốc kháng sinh là diệt khuẩn và nấm chính vì thế nếu lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng không đúng cách, liều lượng, tự ý dùng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Kháng sinh không chỉ diệt những vi khuẩn có hại mà chúng còn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có lợi bên trong khu vực niêm mạc, lợi, hầu, cơ quan tiêu hóa… Vì vậy sử dụng kháng sinh quá nhiều lần gây nên hiện tượng loạn khuẩn, khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với người cao tuổi sử dụng kháng sinh không đúng cách, sai nguyên tắc còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, có thể tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề khi dùng kháng sinh sai cách, khiến cho các bé bị hen suyễn, sức đề kháng yếu đi… nên bé khó có thể phát triển khỏe mạnh. Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến cộng đồng: việc sử dụng kháng sinh một cách dễ dãi, hễ có bệnh lại đi mua kháng sinh. Không những thế một người còn sử dụng 2-3 loại kháng sinh khác nhau để giúp bệnh nhanh khỏi. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng, vi khuẩn sinh ra tình trạng kháng kháng sinh, kháng lại tác dụng của thuốc. Một vi khuẩn đã phát triển đến tình trạng kháng thuốc sẽ dễ dàng lây lan từ người sang người và tạo ra những vi khuẩn mới, vô cùng nguy hiểm.  Lạm dụng kháng sinh gây khó khăn trong điều trị: Một số người tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà, sau một thời gian bệnh không dứt mới lựa chọn đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Điều này khiến cho bệnh tình của bệnh nhân trở nên nặng hơn, thời gian phục hồi lâu hơn đồng thời khiến cho chi  phí chữa bệnh trở nên cao hơn. Như vậy người bệnh chỉ không những không giúp mình mà còn vô tình tự hại bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.    

VÌ SAO CẦN CHÚ Ý THÀNH PHẦN LỢI KHUẨN TRONG SỮA CHO TRẺ?
04

Th 10

VÌ SAO CẦN CHÚ Ý THÀNH PHẦN LỢI KHUẨN TRONG SỮA CHO TRẺ?

  • admin
  • 0 bình luận

Lợi khuẩn đường ruột có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, nhu cầu bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Câu hỏi đặt ra là cần chọn lợi khuẩn trong sữa cho trẻ như thế nào và cần lưu ý những gì? 1.LỢI KHUẨN LÀ GÌ? Lợi khuẩn là đội quân của các chủng vi khuẩn có lợi trú ngụ tại đường ruột. Lợi khuẩn hỗ trợ chuyển hóa một số chất đường, tinh bột hay chất xơ… mà cơ thể không tự chuyển hóa được. Một trong những chuẩn vi khuẩn có lợi đầu tiên được phát hiện trong đường ruột của trẻ có tên là Bifidobacteria với nhiệm vụ tiêu hóa một số loại đường có trong sữa mẹ. Bên cạnh khả năng chuyển hóa các chất, vi khuẩn có lợi trong đường ruột còn có khả năng tổng hợp một số dưỡng chất quan trọng như vitamin K, vitamin B12 và tăng cường hấp thụ các khoáng chất có trong thức ăn như magie, canxi và sắt. Một số loại lợi khuẩn “hiệp đồng tác chiến” với hệ thống miễn dịch khi cơ thể bị tấn công bởi các mầm bệnh. 2.VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN CÓ LỢI Nhiều bà mẹ thắc mắc tại sao phải bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Theo các chuyên gia, việc sử dụng sữa lợi khuẩn hay các dòng sản phẩm khác sẽ mang đến những tác dụng như sau: Hỗ trợ hệ tiêu hóa Lợi khuẩn, cụ thể là các vi khuẩn có lợi như lactobacillus và bifidobacterium, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này có thể giúp trẻ tránh được các vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy. Tăng cường hệ miễn dịch Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa và tạo môi trường không thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển. Điều này giúp tạo điều kiện cho trẻ củng cố hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh truyền nhiễm. Cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi khuẩn có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tổng thể của trẻ, bao gồm cả tác động tích cực đến tinh thần và thể trạng. Giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột Các lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, đặc biệt sau khi trẻ sử dụng kháng sinh hoặc trải qua các sự kiện gây stress cho hệ tiêu hóa. 3.CÁCH BỔ SUNG LỢI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT CHO BÉ Tăng cường thực phẩm giàu lợi khuẩn tự nhiên Những thực phẩm quen thuộc như sữa chua, phô mai, và thức ăn lên men như kim chi, bánh mì lên men chua tự nhiên, thức uống lên men… chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Để tăng hiệu quả bổ sung lợi khuẩn, ngoài các món kể trên, phụ huynh hãy cho con ăn đa dạng các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thực phẩm họ đậu… Đây là những nhóm thực phẩm rất giàu chất xơ hòa tan, nguồn dinh dưỡng chính giúp đội quân lợi khuẩn sinh sôi và phát triển. Bổ sung sữa lợi khuẩn cho bé Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa công thức giàu lợi khuẩn tự nhiên. Lợi khuẩn được đánh giá là những chiến binh mạnh mẽ tham gia vào hàng rào nhầy niêm mạc ruột với những vai trò quan trọng như hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy/ táo bón, chống lại các tác nhân xâm nhập.  

6 MẸO GIÚP TRẺ ĂN NHIỀU RAU HƠN
04

Th 10

6 MẸO GIÚP TRẺ ĂN NHIỀU RAU HƠN

  • admin
  • 0 bình luận

Nếu con bạn chỉ thích ăn thịt và ngại ăn rau, thói quen kén chọn thức ăn này sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Bởi rau củ là nguồn dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất xơ nhiều nhất cho trẻ trong mỗi khẩu phần ăn. Vậy làm sao để trẻ có thói quen chắc hẳn là câu hỏi nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhất. Hãy cùng Hadu giải đáp qua bài viết dưới đây nhé! 1.TẠI SAO ĂN RAU LẠI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TRẺ? Rau cung cấp cho trẻ năng lượng, vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước. Chúng giúp bảo vệ con bạn chống lại các bệnh sau này trong cuộc sống, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là ăn nhiều rau, cộng với nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm chính khác. Chế độ ăn uống cho trẻ ở độ tuổi: 1-2 tuổi: có 2-3 khẩu phần rau mỗi ngày. 2-3 tuổi: có 3 khẩu phần rau mỗi ngày. 4-8 tuổi: ăn 4 khẩu phần rau mỗi ngày. Nếu con bạn cảm thấy khó ăn đủ lượng rau, điều quan trọng là bạn cần phải tiếp tục thực hiện. Nếu bạn giúp con bạn phát triển thói quen ăn uống lành mạnh ngay bây giờ, nó sẽ thiết lập những thói quen lành mạnh cho cuộc sống. 2.VẬY VÌ SAO TRẺ LƯỜI ĂN RAU? Đa số trẻ nhỏ không thích ăn rau mà thích ăn bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có gas… Có phải bé yêu thích ăn bánh kẹo hơn rau xanh và các thói quen ăn uống lành mạnh, an toàn khác? Nguyên nhân làm cho trẻ không thích ăn rau là trên gai lưỡi của trẻ có “núm vị giác” và số lượng “núm vị giác” ở trẻ lớn hơn người trưởng thành rất nhiều. Vì vậy trẻ cũng nhạy cảm với các mùi vị như chua, cay, ngọt, mặn hơn người lớn. Khi tập cho trẻ ăn các loại rau xanh, cần tránh đưa các loại rau có vị nồng hay đắng như mướp đắng, diếp cá, ngải cứu… để hạn chế tối đa việc gây ấn tượng xấu từ bé về rau xanh ở lần đầu tiếp xúc. Hoặc phải tìm cách khử bớt vị cay, nồng ở rau. 3.LÀM GÌ ĐỂ TRẺ THÍCH ĂN RAU? Cả gia đình cùng ăn rau Con bạn học về cách lựa chọn thực phẩm từ bạn, vì vậy cách tốt nhất để khuyến khích con bạn ăn rau là để con thấy bạn ăn rau và tự thưởng thức từ chúng. Bữa ăn gia đình là thời điểm tốt nhất để bạn dạy con cách ăn uống lành mạnh, bao gồm cả ăn rau. Các món ăn gia đình như món xào, cà ri, thịt nướng và mì ống đều có hương vị tuyệt vời khi có thêm rau. Một bát salad bên cạnh cũng là một lựa chọn nhanh chóng và ngon miệng. Nếu con bạn nhìn thấy bạn và anh chị em của mình bày đầy các đĩa rau để thưởng thức, có thể sẽ muốn bắt chước bạn. Cả gia đình cùng ăn rau tạo không khí cho trẻ thích ăn rau Tạo hình rau củ sáng tạo Hãy tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào việc chế biến thức ăn như nhặt rau, rửa rau, nạo củ hoặc bày biện hoa quả, xào nấu. Điều này không chỉ có ích cho việc tạo thói quen làm việc nhà cho trẻ, mà còn giúp tạo hứng thú khi được thưởng thức thành quả của chính mình từ thói quen sống khỏe mạnh.  Ba mẹ có thể cùng bé trang trí món rau và hoa quả để nhìn trông thật bắt mắt mới mẻ, như tạo hình thú cưng, các nhân vật hoạt hình, để kích thích bé ăn nhiều rau hơn. Thêm gia vị, nước chấm, nước sốt Nếu việc cho thêm nước chấm hay nước sốt vào rau khiến bé từ chán sang thích ăn rau hãy thường xuyên áp dụng phương pháp này nhé. Trẻ thường rất thích tự chấm đồ ăn, vì vậy hãy khuyến khích bé ăn những loại rau củ nhiều màu sắc được nhúng với các loại nước chấm ưa thích. Cần lưu ý tránh cho bé dưới 2 tuổi ăn rau củ sống vì có thể gây ra tình trạng sặc, hóc. Nấu súp rau củ Có thể bé không thích ăn rau luộc hay xào nhưng lại mê súp rau củ. Nếu như vậy thì khi nấu súp bạn nên cho rau củ tươi, hoặc đóng hộp hay đông lạnh vào để tăng lượng rau trong khẩu phần ăn của trẻ. Nước ép Nước ép cà chua hay nước ép xay từ rau cũng được xem là cách bổ sung chất xơ hiệu quả. Vì uống trực tiếp nhưng vẫn giữ nguyên vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ. Nước ép rau củ cũng là cách bổ sung chất xơ cho trẻ Ăn nhiều trái cây Nếu trẻ vẫn không ăn rau củ có thể tiếp tục tập cho bé ăn nhiều trái cây. Vì trái cây cũng có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giống như rau xanh gồm: vitamin A, vitamin C, chất xơ. Bạn cần cho bé ăn gấp đôi lượng trái cây để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: