CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

VAI TRÒ CỦA PROTEIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ
09

Th 10

VAI TRÒ CỦA PROTEIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ

  • admin
  • 0 bình luận

Protein được xem là chất căn bản của sự sống, đảm nhiệm nhiều chức năng/ vai trò quan trọng trong cơ thể. Để biết protein là gì, chức năng của protein đối với cơ thể ra sao, bổ sung protein thế nào cho đúng… Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1.PROTEIN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA PROTEIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ Protein là những đại phân tử, cấu tạo từ một hoặc nhiều mạch acid amin liên kết với nhau bằng liên kết peptid. Trình tự các chuỗi acid amin khác nhau sẽ tạo ra các loại protein khác nhau, trong tự nhiên hiện có khoảng hơn 20 loại acid amin trong đó có 9 loại thiết yếu cơ thể con người bắt buộc phải hấp thu từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Protein được hình thành bởi sự gắn kết của các chuỗi acid amin nên sau khi được tạo ra, protein chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, khi liên kết giữa các acid amin bị phá hủy thì protein cũng bị thoái hóa. Protein là thành phần cấu trúc, chiếm đến 50% tổng khối lượng thô của tế bào, có vai trò duy trì, tái tạo cơ thể nên việc bổ sung protein hằng ngày là vô cùng cần thiết. Một số tình trạng sức khỏe thường gặp do thiếu hụt protein như: suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm hay ốm đau, chậm lớn, người gầy ốm… Một số vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể như sau: PROTEIN CẤU TẠO KHUNG TẾ BÀO, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ Protein là thành phần cấu trúc tạo nên khung tế bào, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào. Trong khi đó, sinh vật được cấu tạo bởi vô số tế bào, ngoài ra protein cũng có mặt trong chất gian bào, nhân tế bào với duy trì và phát triển mô. Protein tham gia vào quá trình phát triển của cơ thể từ việc cấu tạo hình thành cơ, đổi mới phát triển, phân chia tế bào. Hơn nữa, protein còn là xúc tác cho các phản ứng sinh hóa và trao đổi chất trong cơ thể. PROTEIN THAM GIA VẬN CHUYỂN OXY VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Một số chất dinh dưỡng như glucose, cholesterol, oxy, vitamin và khoáng chất ra vào tế bào thuận lợi theo dòng máu là nhờ protein. Các chất cụ thể sẽ chỉ liên kết được với mỗi phân tử protein đặc hiệu. Cụ thể như nếu một protein có vai trò vận chuyển glucose thì không thể nhận thêm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol. PROTEIN GIÚP TĂNG TRƯỞNG VÀ DUY TRÌ CÁC MÔ Vai trò của protein là thực hiện chức năng tăng trưởng và duy trì các mô. Khi cơ thể ở trạng thái bình thường sẽ hoạt động theo cách phá vỡ lượng protein nhất định nhằm mục đích xây dựng và sửa chữa các mô. Nhu cầu protein trong cơ thể ở trạng thái thay đổi liên tục, sẽ tăng cao khi nhu cầu sử dụng protein cao hơn mức bình thường. Trường hợp này sẽ thường thấy ở các đối tượng như: vận động viên, người lớn tuổi, người mắc bệnh, sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú… PROTEIN HỖ TRỢ TRUYỀN TÍN HIỆU GIỮA CÁC TẾ BÀO Vai trò của protein là kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, gắn kết các mô với cơ quan. Cụ thể các mô, các tuyến nội tiết tạo ra hormone rồi vận chuyển theo đường máu đến mô, các cơ quan đích. Khi này, hormone sẽ liên kết với thụ thể protein trên bề mặt tế bào. TẠO PHẢN ỨNG SINH HÓA Vai trò của protein là tạo ra các enzyme cùng tham gia hỗ trợ rất nhiều phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong cũng như bên ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme cùng các phân tử khác bên trong tế bào đóng vai trò là chất xúc tác cho những phản ứng cần thiết giúp quá trình trao đổi chất được thuận lợi. Một số enzyme như lactase, sucrase,... sẽ có vai trò hoạt động bên ngoài tế bào nhằm thúc đẩy các phân tử khác như vitamin, khoáng chất để phản ứng được diễn ra. DUY TRÌ ĐỘ pH Vai trò của protein cũng vô cùng quan trọng trong việc duy trì nồng độ pH trong cơ thể. Bởi độ pH giúp cân bằng lượng axit và bazo mà protein lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh nồng độ axit và bazo trong máu cùng các chất dịch khác trong cơ thể. Nồng độ pH cũng chịu sự tác động của một số protein. Cụ thể như phân tử protein hemoglobin sẽ liên kết với axit giúp duy trì nồng độ pH ở mức bình thường trong máu người. TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH Các globulin miễn dịch là các kháng thể sẽ do protein đóng vai trò chống lại nhiễm trùng. Kháng thể protein trong máu sẽ giúp cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus. Khi có những yếu tố khác lạ xâm nhập vào tế bào, khi này kháng thể protein sẽ giúp tiêu diệt những yếu tố khác lạ đó. Nếu không có sự có mặt của các kháng thể thì virus vi khuẩn sẽ có môi trường thuận lợi để nhân lên và gây ra những mầm bệnh nhiễm trùng. Các kháng thể khi đã chống lại được một loại virus cũng như vi khuẩn cụ thể thì chức năng ghi nhớ ở các tế bào sẽ được kích hoạt. Bởi vậy khi có một tác nhân gây bệnh cũ xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể sẽ phản ứng nhanh hơn để chống lại tác nhân này và được gọi là khả năng miễn dịch. GIÚP CƠ THỂ LUÔN TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG Một trong những vai trò của protein là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, protein còn tham gia vào rất nhiều hoạt động, chức năng khác trên khắp cơ thể nên nguồn năng lượng mà protein tạo ra được cơ thể sử dụng sau cùng. Như chúng ta có thể thấy khi cung cấp protein cần thiết cho cơ thể sẽ cảm thấy khỏe mạnh và nhiều năng lượng hơn. Cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải nếu như thiếu đi dưỡng chất này. 2.NGUỒN THỰC PHẨM NÀO CUNG CẤP PROTEIN? Thịt gia cầm và trứng Thịt ức gà không da hoặc gà tây cốt lết có chứa hàm lượng protein rất lớn, một khẩu phần ăn 3 ounces ức gà nướng cung cấp đến 25g protein. Một quả trứng lớn cung cấp cho cơ thể khoảng 6g protein, chế độ ăn 1 quả trứng hằng ngày đã được nhiều người áp dụng vì cung cấp đều đặn protein mà không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguồn protein từ thịt gia cầm và trứng rất dồi dào, tuy nhiên nên hạn chế hấp thu nếu bạn có nồng độ cholesterol cao, mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường. Hải sản Hải sản không những giàu protein mà hàm lượng chất béo bão hòa thấp vô cùng phong phú, nhất là omega 3.  Sữa và chế phẩm từ sữa Các thực phẩm chế biến từ sữa có hàm lượng protein rất lớn, có vai trò phát triển cơ bắp, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Hàm lượng protein có trong sữa gầy và sữa béo là khác nhau, trong đó sữa béo chứa lượng protein cao với khoảng 18-20g cho mỗi ly sữa uống thông thường. Dù chứa nhiều protein nhưng sữa không phù hợp với một số đối tượng không dung nạp lactose, trong đó có người cao tuổi.   

NHẬN BIẾT DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ Ở TRẺ VÀ CÁCH XỬ LÝ
06

Th 10

NHẬN BIẾT DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ Ở TRẺ VÀ CÁCH XỬ LÝ

  • admin
  • 0 bình luận

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng khác nhau gồm vấn đề tiêu hóa, phát ban, những vết sưng tấy ở mặt hoặc mẩn ngứa. Các triệu chứng diễn ra ở từng trẻ có mức độ nặng nhẹ khác nhau, và có những triệu chứng xảy ra có thể không nhất thiết do bé bị dị ứng đạm sữa bò mà có thể vì nguyên nhân khác. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm dinh dưỡng uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác khi trẻ có những dấu hiệu bất thường. 1.DỊ ỨNG ĐẠM LÀ GÌ? Dị ứng đạm sữa bò là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có những phản ứng quá nhạy cảm với thành phần có trong sữa bò. Đây là hiện tượng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì sữa bò là thực phẩm có chứa đạm lạ đầu tiên mà nhóm trẻ này phải hấp thụ với một lượng lớn, nhất là những trẻ đã từng uống sữa bột trước đó. Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải chứng dị ứng đạm sữa bò, hệ miễn dịch của trẻ sẽ nhận diện sai lầm đạm trong sữa bò là chất có hại và sẽ có những phản ứng lại với những loại đạm này, gây ra những dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. 2.DẤU HIỆU NÀO CHO THẤY BÉ BỊ DỊ ỨNG PROTEIN TRONG SỮA BÒ? Để nhận biết chính xác triệu chứng bé bị dị ứng đạm sữa bò khá khó khăn vì các triệu chứng lâm sàng khá đa dạng. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay khi trẻ uống sữa (trong vòng 2 giờ) gọi là phản ứng nhanh, hoặc muộn hơn (trên 48 giờ) được gọi là phản ứng dị ứng chậm. PHẢN ỨNG DỊ ỨNG NHANH Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò loại phản ứng nhanh thường có các biểu hiện như: Da nổi mẩn đỏ: nổi mẩn đỏ là biểu hiện thường gặp ở các loại dị ứng. Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ cũng có những vết mẩn đỏ làm da bé như bị bỏng hay phát ban, điều đó chứng tỏ hệ miễn dịch của bé đang phản ứng lại các thành phần có trong sữa. Vấn đề về hô hấp: trẻ có những biểu hiện như thở khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng thì có thể đây là dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. PHẢN ỨNG DỊ ỨNG CHẬM Các triệu chứng bị dị ứng đạm sữa bò lúc này thường không rõ ràng, cha mẹ cần theo dõi để có hướng điều trị kịp thời. Trẻ quấy khóc: việc quấy khóc ở trẻ là bình thường, nhưng nếu trẻ quấy khóc kéo dài, đó có thể là bé đang bị đau bao tử do dị ứng đạm sữa bò. Tiêu chảy: đây cũng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài tới 5-7 lần/ ngày và trong phân có máu thì có thể bé đang bị dị ứng đạm sữa bò. Nôn trớ: khi cơ thể trẻ đang bị dị ứng đạm sữa bò, trẻ sẽ rất dễ gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Chậm lớn: trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường đi ngoài nhiều lần, lười ăn, quấy khóc… đồng nghĩa với cảm giác ngon miệng khi ăn uống cũng giảm, trẻ hấp thu dưỡng chất từ bữa ăn kém, thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến trẻ bị sụt cân, chậm lớn. 3.NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại, từ đó cơ thể tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE có tác dụng trung hòa các protein này (chất gây dị ứng). Có 2 loại protein chính trong sữa có thể gây dị ứng: Casein: được tìm thấy trong phần rắn (sữa đông) của sữa đông vón lại. Whey (váng sữa): được tìm thấy trong phần lỏng của sữa sau khi đông vón lại. Khi cơ thể tiếp xúc với đạm sữa bò ở những lần tiếp theo, kháng thể IgE nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây dị ứng khác. Đây là nguyên nhân gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng đạm sữa bò như chảy nước mũi, ngứa mắt, khô họng, phát ban, nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở và sốc phản vệ… Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò rất có khả năng mắc một số bệnh lý khác như dị ứng với thực phẩm (thịt bò, trứng, đậu phộng…), viêm da cơ địa, hen và viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, dị ứng đạm sữa bò có tính chất di truyền, bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò hoặc bé có cha mẹ mắc các bệnh tiền sử dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, hen, viêm mũi dị ứng… thường có nguy cơ mắc dị ứng đạm sữa bò cao hơn những trẻ khác. 3.CÁCH CHĂM SÓC KHI BÉ BỊ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ Các trường hợp bị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi: ở độ tuổi này thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ và cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Do đó, cách xử lý an toàn nhất là trẻ tránh hoàn toàn sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò khỏi chế độ ăn. Kiểm soát tốt những thực phẩm mà mẹ ăn uống. Sữa có thể là thành phần trong rất nhiều sản phẩm khác, do đó cha mẹ nên kiểm tra kỹ nhãn mác các sản phẩm trước khi dùng để giúp trẻ tránh trường hợp “bé bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò” vì những gì mẹ ăn và uống có những thành phần sữa bò. Những trẻ bị dị ứng đạm sữa bò được khuyến cáo tránh sử dụng các loại sữa động vật khác. Ví dụ như đạm sữa dê cũng có thành phần tương tự như đạm sữa bò, vì thế cũng có khả năng gây dị ứng ở trẻ như dị ứng đạm sữa bò. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò được các bác sĩ khuyến cáo tiếp tục duy trì nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với chế độ ăn dặm hợp lý. Nếu trẻ không thể tiếp tục bú mẹ, trẻ có thể được hướng dẫn sử dụng sữa có đạm thủy phân hoàn toàn để thay thế. Đây là loại sữa chứa chứa protein đã được phân tách thành các phần nhỏ hơn, dễ tiêu hóa hơn và ít gây dị ứng. Ngoài ra, các loại sữa công thức amino acid không chứa bất kỳ một chuỗi protein nào cũng có thể được sử dụng nếu trẻ khó sử dụng sữa thủy phân hoặc trẻ có triệu chứng dị ứng đạm sữa bò nghiêm trọng. Một điểm đáng lưu ý là tình trạng dị ứng đạm sữa bò chỉ là một tình trạng tạm thời và hầu hết các trẻ sẽ khỏi khi trẻ 1-4 tuổi. Khi trẻ được 1 tuổi hoặc khi có chỉ định của bác sĩ, trẻ có thể lại dùng các sản phẩm dinh dưỡng thông thường có chứa sữa bò. Điều này phải được thực hiện kĩ lưỡng dưới sự theo dõi của các bác sĩ để có thể thực hiện thêm các xét nghiệm về dị ứng đạm sữa bò cho trẻ. Nếu không có phản ứng nào xảy ra, trẻ từng bị dị ứng đạm sữa bò đã có thể bắt đầu dùng lại chế độ ăn uống bình thường, bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa.  

DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO TRẺ EM VÀ BÀ BẦU?
06

Th 10

DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO TRẺ EM VÀ BÀ BẦU?

  • admin
  • 0 bình luận

DHA là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, chưa chắc mọi người đã hiểu rõ DHA là gì, vai trò và tác dụng của DHA đối với cơ thể nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. 1.DHA LÀ GÌ? DHA (hay còn được gọi là axit docosahexaenoic) là một loại axit béo không no thuộc nhóm Omega 3. DHA thường có nhiều trong thịt của các loại cá biển như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá bơn, cá voi, cá hồi, gan cá tuyết… DHA thường bị nhầm lẫn với axit eicosapentaenoic (EPA), một loại axit béo khác thuộc nhóm Omega 3. Mặc dù DHA có thể chuyển hóa thành một lượng EPA, nhưng hai loại chất axit béo này không giống nhau. Cơ thể chỉ có thể tự tổng hợp lượng ít DHA từ ALA, do đó cần được bổ sung thông qua khẩu phần ăn hằng ngày hoặc thực phẩm chức năng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, DHA giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị lực và các mô thần kinh. Ngoài ra, loại axit béo này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tim và hệ tuần hoàn. 2.TÁC DỤNG CỦA DHA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE GIA ĐÌNH DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH? Đối với người trưởng thành nói chung, DHA có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời, axit béo DHA cũng hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu triglycerid, giảm huyết áp và tăng lượng cholesterol có lợi, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh đái tháo đường… DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO BÀ BẦU? DHA được cho là loại dưỡng chất quan trọng hàng đầu đối với phụ nữ mang thai, vì DHA tham gia vào quá trình xây dựng tế bào não, thần kinh, và võng mạc. Bên cạnh những tác dụng được nêu trên, DHA còn giúp cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm và tăng tốc độ hồi phục cơ thể sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu khẳng định, nếu người mẹ bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA trong thai kỳ có thể giảm nguy cơ sinh non lên đến hơn 64% so với người không được bổ sung đủ chất. Do đó phần lớn các tổ chức y tế trên thế giới thường khuyến cáo người mẹ nên bổ sung tối thiểu 200mg DHA mỗi ngày xuyên suốt quá trình mang thai. Việc bổ sung đủ DHA cũng có tác dụng ngăn trầm cảm sau sinh, tiền sản giật, các vấn đề loãng xương, mãn kinh và bệnh tim mạch. Vì vậy bác sĩ thường khuyên bổ sung DHA vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu. DHA CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO TRẺ? DHA là dưỡng chất đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển thị lực và não bộ của trẻ ngay từ giai đoạn nằm trong bụng mẹ. Các chức năng này phát triển rất nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ và những năm đầu đời của trẻ. Cụ thể hơn, tác dụng của DHA cho bé là đảm bảo những phản ứng dẫn truyền thần kinh, tăng độ nhanh nhạy của trí não, chỉ số trí tuệ, thị lực, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và cải thiện ADHD. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của axit béo DHA trong 1000 ngày đầu đời của trẻ. Ví dụ như, trẻ được bổ sung đầy đủ DHA có khả năng xử lý các vấn đề tốt hơn khi được 9 tháng tuổi, chỉ số IQ phát triển nhanh hơn ở 18 tháng tuổi và sẽ tiếp tục tăng trưởng tối ưu đến khi trẻ được 8-9 tuổi. Vì vậy phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú cần chú ý bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA để tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé. 3.THIẾU DHA ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA MẸ VÀ BÉ NHƯ THẾ NÀO? DHA thuộc nhóm các axit béo đối với cơ thể nên việc thiếu hụt DHA có thể làm giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh đồng thời gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. ĐỐI VỚI MẸ BẦU Đối với phụ nữ có thai, thiếu hụt DHA có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Sản phụ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non, mắc bệnh trầm cảm sau sinh, tiền sản giật và nhiều vấn đề nguy hiểm khác sau khi sinh. Thai nhi hấp thụ DHA và các chất dinh dưỡng khác thông qua nhau thai khi ở trong bụng mẹ bởi vậy khi cơ thể mẹ thiếu chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. ĐỐI VỚI THAI NHI VÀ TRẺ EM Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần được bổ sung một lượng lớn DHA để tăng sản xuất tế bào hồng cầu, từ đó cung cấp đầy đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Nếu lượng DHA trong cơ thể không đủ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai, trong đó võng mạc và hệ thần kinh trung ương chịu tác động nghiêm trọng nhất. 4.NHU CẦU DHA VỚI MẸ BẦU TRONG THỜI KỲ THAI KỲ NHƯ THẾ NÀO? 3 THÁNG ĐẦU Giai đoạn này là lúc người mẹ cần được bổ sung cân bằng và đầy đủ các loại dưỡng chất DHA, vitamin, các loại khoáng chất… Ở giai đoạn này mẹ nên bổ sung 100-120mg DHA mỗi ngày. Nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong ăn uống vì đây là thời điểm ốm nghén, vì vậy cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và bổ sung thêm thực phẩm chức năng nếu cần thiết. 3 THÁNG GIỮA Trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, thị giác của thai nhi phát triển nhanh chóng. Thai nhi có thể mở mắt và cảm nhận ánh sáng ngay cả khi ở trong bụng mẹ. Đây cũng là giai đoạn người mẹ cần tăng cường bổ sung DHA, tối thiểu từ 200mg mỗi ngày. Vì cơ thể chỉ có khả năng hấp thụ tối đa 25% lượng dinh dưỡng từ khẩu phần ăn hằng ngày, nên chế độ ăn khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu DHA của mẹ. Do đó mẹ nên dùng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng cho bà bầu. 3 THÁNG CUỐI Vào 3 tháng cuối, mẹ bầu cần tăng cường duy trì bổ sung DHA cho cơ thể, liều lượng tối thiểu là 200mg mỗi ngày. Điều này đảm bảo cơ thể mẹ cung cấp đủ DHA để hoàn thiện quá trình phát triển cơ thể nói chung và não bộ của trẻ nói riêng. Thai nhi cần đến DHA để hình thành nên các tế bào thần kinh, bổ sung chất xám, xây dựng hệ thống tư duy và nhận thức cơ bản cho não bộ.  

CÁC LOẠI SỮA BẦU TỐT CHO CẢ MẸ VÀ BÉ
05

Th 10

CÁC LOẠI SỮA BẦU TỐT CHO CẢ MẸ VÀ BÉ

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa bầu là một loại thực phẩm bổ sung quan trọng của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Sữa dành cho bà bầu cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ, hệ xương, hệ miễn dịch và các cơ quan khác của thai nhi, đồng thời giúp mẹ bầu duy trì cân nặng, ngăn ngừa thiếu máu và các biến chứng khác. Vậy  uống sữa bầu như thế nào cho hiệu quả? Tiêu chí lựa chọn sữa bầu là gì? Sữa dành cho bà bầu loại nào tốt, dễ uống? Trong bài viết này, Hadu sẽ giới thiệu cho bạn những loại sữa bầu tốt nhất hiện nay, cũng như cách lựa chọn và uống sữa bà bầu tốt cho cả mẹ và bé. 1.SỮA BẦU LÀ GÌ? Sữa bầu là loại sữa được đặc chế theo công thức, dành riêng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Sữa bầu thường được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như protein, canxi, sắt, acid folic, DHA, ARA cùng các vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác, có vai trò hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, đảm bảo thai nhi phát triển tối ưu ngay khi còn trong bụng mẹ. 2.TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI NÊN UỐNG SỮA CHO BÀ BẦU? Sữa bầu là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cao, giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh trong suốt giai đoạn thai kỳ. Những lợi ích mà mẹ bầu và thai nhi có thể nhận được thông qua việc sử dụng sữa tốt cho bà bầu bao gồm: Đối với thai nhi: Hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ xương và răng cho bé. Hỗ trợ bé đạt được chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu chuẩn theo bảng chỉ số. Hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đóng vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển hệ thần kinh của bé. Góp phần vào quá trình tạo xương, cơ và máu cho thai nhi. Có vai trò quan trọng vào quá trình tạo máu và vận chuyển oxy trong cơ thể. Đóng vai trò phát triển não bộ cho bé. Đối với mẹ bầu: Đảm bảo sức khỏe và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Ngăn ngừa thiếu hụt canxi, giảm đau lưng, và ngăn ngừa chuột rút ở mẹ bầu. Giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.  Hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa và giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa nhờ chất xơ được bổ sung trong thành phần sữa bầu. Hạn chế tình trạng táo bón xảy ra. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho những mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tiếp nhận dinh dưỡng từ thức ăn do nghén nặng. 3.NÊN UỐNG SỮA BẦU VÀO THÁNG THỨ MẤY? Có 3 giai đoạn quan trọng mẹ nên uống sữa bầu. Cụ thể như sau: Giai đoạn trước khi mang thai: Phụ nữ nên bổ sung sữa tốt cho bà bầu khi có kế hoạch mang thai để nâng cao tỷ lệ thụ thai và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, ống thần kinh của thai nhi được hình thành rất sớm (trong giai đoạn 28 ngày đầu tiên của thai kỳ), việc hỗ trợ dinh dưỡng từ sữa cho bà bầu trước khi mang thai vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ. Giai đoạn mang thai: Uống sữa dành cho bà bầu hằng ngày tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi. Do đó mẹ bầu nên bắt đầu uống sữa ngay từ tháng đầu tiên sau khi mang thai để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bảo đảm thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển lành mạnh. Giai đoạn sau sinh: Việc uống sữa tốt cho bà bầu, không chỉ nên thực hiện trong giai đoạn trước và trong quá trình mang thai, mà cũng rất quan trọng vào thời kỳ sau sinh - khi đang cho con bú. Lúc này sữa bầu chứa đựng nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau quá trình sinh con, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và căng thẳng, đồng thời cải thiện chất lượng nguồn sữa cho con.  4.CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SỮA BẦU TỐT NHẤT  Làm sao để có thể lựa chọn sữa bầu nào vào con không vào mẹ? Sữa bầu dễ uống là những loại sản phẩm nào? Mẹ bầu cần quan tâm đến những tiêu chí dưới đây để có thể lựa chọn được loại sữa bầu vào con không vào mẹ: Chọn sữa bầu theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mẹ Hiện nay, việc theo dõi sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé trở nên dễ dàng hơn thông qua những lần thăm khám định kỳ. Tùy theo tình trạng cân nặng và sức khỏe: Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, có thể lựa chọn sữa cho bà bầu có hàm lượng sắt và kẽm cao, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng này giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi. Nếu mẹ bầu hay bị chuột rút và nhức mỏi cơ thể, có thể lựa chọn bổ sung sữa bà bầu canxi, giúp giảm triệu chứng chuột rút và cân bằng hệ thống xương. Nếu thấy bé phát triển chậm hơn so với tiêu chuẩn, mẹ nên lựa chọn sữa bầu tốt giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Chọn sữa bầu tốt đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé Sữa bầu tốt có thể là lựa chọn thay thế cho thực phẩm khi mẹ đang trong giai đoạn thai nghén và không muốn ăn thịt hoặc cá. Do đó việc lựa chọn sữa tốt cho bà bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất dễ hấp thụ, bao gồm:  Sắt: giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.  Axit folic: hỗ trợ giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi. DHA: tăng cường thị lực cho cả mẹ và thai nhi. Canxi: quan trọng cho sự phát triển xương và răng chắc khỏe. Chất xơ: giúp hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sự ổn định của tiêu hóa. Chọn sữa bầu hợp khẩu vị và dễ uống Một yếu tố khác cần xem xét là khi lựa chọn sữa bầu tốt mẹ cần quan tâm là hương vị của sữa, nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có hương vị quen thuộc, thanh mát và dễ uống. Mẹ bầu cũng nên đọc kỹ bảng thành phần của sữa để tránh những thành phần có nguy cơ gây dị ứng hoặc không dung nạp tốt cho mẹ bầu. Chọn sữa bầu từ thương hiệu uy tín Nên chọn sữa bầu tốt từ các thương hiệu nổi tiếng, uy tín, được nhiều người tin dùng và đánh giá cao trên thị trường. Các thương hiệu uy tín thường sử dụng quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo an toàn và đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất chất lượng cao cho sản phẩm. Tránh hoàn toàn việc mua sữa bà bầu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nên mua tại các địa chỉ uy tín, chính hãng để đảm bảo chất lượng, và sự an toàn cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. 5.CÁC LOẠI SỮA BẦU GIÀU DƯỠNG CHẤT VÀ ĐƯỢC ƯA CHUỘNG JUNO MILK MAMA  JUNOMAMA vị ngọt thanh, dễ uống, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là sữa non Colostrum 24h giúp tăng cường hệ miễn dịch, tạo nền tảng cho bé khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ. Juno Mama Milk - sữa tốt cho bà bầu JUNOMAMA còn mang đến nhiều dưỡng chất quý giá như: Whey Protein, Kẽm, Selen, DHA, Canxi, Photpho… giúp:  Tiêu hoá dễ dàng  Cân nặng kiểm soát  Phát triển trí não  Bảo vệ hệ xương Nano IQ Mama  Hỗ trợ cho mẹ cả trước và sau khi sinh với công thức cải tiến bổ sung axit folic, FOS, sắt, 2’FL HMO, Aquamin F, MK7, sữa non Colostrum, Inulin, bột yến sào, đông trùng hạ thảo tác động sâu, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch khỏe mạnh, tốt cho thai nhi và mẹ. Nano IQ Mama - sữa tốt cho bà bầu Happy Care Colos 24h Mama Sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai, định mang thai và cho con bú với công thức dinh dưỡng cải tiến bổ sung hàm lượng sữa non cao lên đến 4.000mg, 2’FL HMO, Aquamin F, MK7, Sữa non colostrum, Inulin, Bột yến sào, Chiết xuất tổ yến tác động sâu, giúp bổ sung canxi tối đa cho người lớn và trẻ nhỏ. Happy care colos 24h mama - sữa tốt cho bà bầu    

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: