CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

BÉ LƯỜI KHÔNG THÍCH UỐNG SỮA CÔNG THỨC, MẸ PHẢI LÀM SAO?
03

Th 11

BÉ LƯỜI KHÔNG THÍCH UỐNG SỮA CÔNG THỨC, MẸ PHẢI LÀM SAO?

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều mẹ thấy lo lắng khi bé lười uống sữa, vì sợ con hấp thụ ít chất dinh dưỡng sẽ chậm lớn, thấp còi so với các bạn đồng trang lứa. Vậy mẹ phải làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng Hadu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết nhé! 1.SỮA CÔNG THỨC LÀ GÌ? Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột, là sữa tươi đã qua công nghệ xử lý chế biến sữa ở dạng nước thành dạng bột để dễ bảo quản, mang đi và hạn sử dụng lâu hơn. Sữa công thức được thay đổi về thành phần nên có thể dùng cho trẻ sơ sinh và dưới 1 năm tuổi. Sữa công thức được phân chia thành các sản phẩm theo nhóm tuổi (0-6 tháng tuổi, 6-12 tháng tuổi, 1-3 tuổi…) hay theo nhu cầu dinh dưỡng (sữa cho trẻ béo phì, sữa cho trẻ nhẹ cân thấp còi, trẻ tiêu hóa kém….) với đa dạng nhãn hiệu của trong và ngoài nước. 2.NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÉ LƯỜI UỐNG SỮA CÔNG THỨC Mùi vị sữa không hợp khẩu vị của bé Lý do khiến bé lười uống sữa có thể đến từ việc mùi vị không hợp khẩu vị của bé. Cụ thể nếu chọn sữa có vị lạ (quá béo hay quá ngọt), không hợp khẩu vị có thể dẫn đến việc trẻ lười uống sữa. Bé có vấn đề sức khỏe Tình trạng sức khỏe cũng là một trong những lý do khiến trẻ lười uống sữa. Cụ thể, khi bị suy giảm miễn dịch, trẻ có thể mắc bệnh lý liên quan đến đường hô hấp (cảm cúm, viêm họng…), bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đau bụng…). Lúc này trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, và lười uống sữa hơn. Bé đang trong giai đoạn mọc răng Nếu trẻ có dấu hiệu lười uống sữa thì có thể con đang trải qua quá trình mọc răng. Vì khi mọc răng, phần nướu có thể bị sưng đau nhức làm trẻ khó chịu, mệt mỏi từ đó lười uống sữa. Lượng sữa cho quá nhiều Bé lười uống sữa do số lượng sữa trong mỗi cữ quá nhiều. Cụ thể nếu sữa ở mỗi cữ quá nhiều so với nhu cầu, trẻ có thể không tiếp nhận hết. Nếu mẹ vẫn ép bé uống thì có thể dẫn đến tình trạng bé lười, thậm chí sợ uống sữa. Tác dụng phụ của thuốc Mẹ có biết, 70% các cơ quan tạo miễn dịch của cơ thể nằm ở đường ruột. Vì thế nếu bé sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài thì có thể gây phá vỡ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khiến tỷ lệ lợi khuẩn giảm đi, thúc đẩy sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Điều này khiến con gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, chướng bụng… dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười uống sữa. 3.LƯỜI UỐNG SỮA ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI SỨC KHỎE CỦA TRẺ? Nếu bé đang bình thường, bỗng nhiên biếng uống sữa vài ngày nhưng không biểu hiện mệt mỏi, khóc lóc, bức rức khó chịu, vẫn chơi đùa thì mẹ không nên quá lo lắng. Tình trạng này có thể gọi là biếng ăn sinh lý. Thông thường, sau vài ngày trẻ sẽ trở lại bình thường. Song song đó, mẹ không nên chủ quan để kéo dài tình trạng này. Bởi sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu biếng uống sữa, trẻ có thể kém hấp thụ một số chất, chẳng hạn như canxi - rất cần thiết trong việc phát triển chiều cao và hệ xương khỏe mạnh. Ngoài ra, trẻ dễ có nguy cơ sụt cân, chậm phát triển, còi cọc, thậm chí là suy dinh dưỡng. 4.GỢI Ý CHO MẸ CÁCH GIÚP TRẺ UỐNG SỮA CÔNG THỨC TỐT HƠN Không nên vội vàng ép bé uống theo ý cha mẹ Sữa bột cho bé cần mỗi ngày 400-600ml, nhưng bố mẹ lưu ý không được để bé uống dồn dập. Nếu như bình thường, các bạn chia thành 5 lần uống, mỗi lần 100ml thì lúc này bạn nên linh động chia nhỏ hơn, có thể mỗi lần uống 30-50ml một lần. Hãy để cho bé nhà bạn tập quen dần, khi nào thói quen đã được hình thành bé sẽ không lười uống sữa nữa. Khi bé mọc răng hãy cho bé có quyền lựa chọn thức ăn cho mình Khi bé mọc răng, là lúc ý thức của bé cũng bắt đầu hình thành. Bố mẹ hãy tôn trọng sở thích của con bằng cách hỏi con thích uống loại sữa nào. Bố mẹ hãy linh động gợi ý một số loại sữa cần thiết cho bé lúc này để bé lựa chọn. Điều này không những giúp cho bé thích thú hơn mà còn cảm thấy có trách nhiệm với lời nói của mình. Khả năng cao bé sẽ uống hết loại sữa mà mình chọn. Cho bé chọn mùi vị sữa mà bé thích Các ông bà bố mẹ thường cho rằng sữa bột cho bé phát triển chỉ nên uống sữa vị truyền thống, nhưng đâu biết rằng vị sữa này bé không thích, đặc biệt đối với những bé bắt đầu có ý thức sẽ có sự kháng cự mạnh mẽ, có thể bé sẽ không chịu uống sữa. Vì thế bố mẹ cũng nên linh động chọn mùi vị sữa yêu thích của con. Khi con dị ứng sữa, nên tìm gặp bác sĩ khám - tư vấn Khi con lười uống sữa kèm theo những dấu hiệu khác như nôn trớ hoặc tiêu chảy… thì rất có thể nguyên nhân này do dị ứng với sữa. Bố mẹ cần phải đưa đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám và điều trị. Dụng cụ uống bắt mắt Có một số bé sẽ rất hào hứng với bình bú hoặc cốc uống sữa đẹp, có nhiều hình ảnh sinh động bắt mắt. Bố mẹ hãy thử thay đổi dụng cụ uống sữa, có thể cải thiện tình trạng tốt hơn.  

CÓ NÊN CHO TRẺ UỐNG DHA THƯỜNG XUYÊN KHÔNG?
03

Th 11

CÓ NÊN CHO TRẺ UỐNG DHA THƯỜNG XUYÊN KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

DHA là chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện chức năng của não bộ và mắt của trẻ. DHA được bổ sung sớm và liên tục sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tuy nhiên mẹ có nên cho trẻ uống DHA thường xuyên không và bổ sung như thế nào là đủ? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.DHA LÀ GÌ? DHA có tên gọi đầy đủ là DocosaHexaenoic Acid - đây là một acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega-3 (acid béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3). DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ nhỏ. Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm. 2.VAI TRÒ CỦA DHA ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ Hỗ trợ phát triển não bộ Não bộ là trung tâm điều khiển của tất cả các hoạt động tư duy, học hỏi và tập trung. DHA giúp tạo cấu trúc cho màng tế bào thần kinh, hỗ trợ việc hình thành và duy trì mạng lưới liên kết thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và phát triển trí tuệ. Tăng cường sức khỏe đôi mắt Mắt là cửa sổ của tâm hồn và DHA có khả năng hỗ trợ phát triển thị lực. Nó là một thành phần quan trọng của võng mạc mắt, giúp tăng cường sự linh hoạt và cường độ ánh sáng mắt nhạy bén. Hỗ trợ sự phát triển thể chất Ngoài tác động đến não bộ và mắt, DHA còn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cơ bắp, xương và hệ tiêu hóa của trẻ. Mặc dù vậy, việc bổ sung DHA cho trẻ cần đúng cách, đúng liều và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả tốt nhất. 3.NHU CẦU DHA CỦA TRẺ  Nhu cầu DHA của trẻ bắt đầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Do đó khi mang thai từ khoảng tháng thứ 5, não và cơ quan thị giác của thai nhi đã phát triển, vì vậy cần cung cấp DHA cho trẻ ngay từ thời kỳ mang thai, nghĩa là thai phụ cần ăn nhiều thức ăn hoặc uống sữa có hàm lượng DHA cao. Đối với trẻ sinh non, nhu cầu bổ sung DHA cho bé càng cao để giúp cho não và thị giác phát triển tốt. Khi trẻ ra đời, nhu cầu về DHA tăng rất cao, đó là thời kỳ hệ thần kinh trung ương phát triển tốt nhất thì nhu cầu cung cấp DHA lại càng quan trọng. 4.CÓ NÊN CHO TRẺ UỐNG DHA THƯỜNG XUYÊN KHÔNG? Theo khuyến nghị từ tổ chức Y Tế thế giới (WHO), lượng DHA mà mẹ bầu cần hấp thu mỗi ngày là khoảng 100-200mg. Hơn nữa DHA cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung DHA cho trẻ trong giai đoạn này có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của não bộ và khả năng thị giác của trẻ. Các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu và kết quả cho thấy, trẻ nhỏ trong khoảng từ 1-8 tuổi cần được bổ sung khoảng 70-150mg DHA mỗi ngày, đối với trẻ từ 9 tuổi trở lên, lương DHA được bổ sung sẽ tương đương với người trưởng thành, tương đương 200-250mg mỗi ngày. Chính vì vậy, việc thường xuyên bổ sung DHA cho trẻ là một điều vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động hiệu quả của các chức năng trong cơ thể. Ngay cả khi mang thai, mẹ bầu cũng cần bổ sung đủ lượng DHA cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của hệ thống xương khớp, não bộ và trí tuệ của thai nhi. 5.NÊN CHO TRẺ UỐNG DHA BAO LÂU THÌ NGỪNG? Trong giai đoạn phát triển đầu đời, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, DHA được khuyến nghị để sử dụng hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ. Điều này cũng góp phần vào việc tạo nên sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Mẹ có thể bổ sung DHA theo chu kỳ kéo dài từ 2 đến 3 tháng thông qua thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên chế độ hằng ngày của bé để đảm bảo bổ sung đủ lượng DHA từ thực phẩm thì việc bổ sung từ TPCN là không cần thiết. Tuy vậy việc ngưng sử dụng DHA cần được xem xét dựa trên những yếu tố như tuổi của bé, tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Trong trường hợp này, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được đánh giá và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp. 6.THỰC PHẨM DHA MÀ MẸ NÊN BỔ SUNG CHO BÉ Các loại cá: một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá basa, cá kiếm… có chứa hàm lượng DHA và Omega-3 cao. Vì vậy mẹ nên bổ sung thêm cá vào thực đơn và tập cho trẻ thói quen ăn cá hằng ngày. Sản phẩm TPCN từ cá: Nếu trẻ không ưa thích ăn cá, sản phẩm từ cá như dầu cá, viên uống DHA là một phương án thay thế hiệu quả. Sữa mẹ: Sữa mẹ có chứa hàm lượng DHA dồi dào, nhưng lượng DHA trong sữa mẹ phụ thuộc rất lớn vào lượng DHA mà mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung các loại sữa công thức có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, trong đó có DHA. Các loại hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt mè, hạt hồ đào… có chứa hàm lượng acid alpha linolenic cao. Khi trẻ ăn các loại hạt này, cơ thể sẽ chuyển hóa thành DHA dễ hấp thu.  

UỐNG SỮA NHIỀU CÓ G Y DẬY THÌ SỚM KHÔNG?
02

Th 11

UỐNG SỮA NHIỀU CÓ G Y DẬY THÌ SỚM KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Dậy thì sớm là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ, bởi việc dậy thì sớm có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện và ảnh hưởng tâm lý chung của trẻ. Nhiều người lo lắng việc cho trẻ sử dụng nhiều sữa và các chế phẩm từ sữa làm cho trẻ bị dậy thì sớm, liệu điều này có đúng không? 1.DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ? Dậy thì là một quá trình thay đổi thể chất, qua đó mà cơ thể của một đứa trẻ phát triển thành cơ thể trưởng thành và có khả năng sinh sản bởi các tín hiệu nội tiết tố từ não đến tuyến sinh dục. Sự tăng trưởng thể chất bao gồm chiều cao và khối lượng cơ thể sẽ mạnh mẽ nhất vào nửa đầu tuổi dậy thì và hoàn thành khi cơ thể được phát triển hoàn toàn. Trung bình các bé gái bắt đầu thời gian dậy thì từ 10 đến 11 tuổi và kết thúc dậy thì vào khoảng 15 đến 17 tuổi, các bé trai bắt đầu muộn hơn khoảng 11 đến 12 tuổi và kết thúc cũng muộn hơn khoảng 16 đến 17 tuổi. Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể phát triển diễn ra sớm hơn so với bình thường. Trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 9 tuổi đối với bé trai. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng dậy thì sớm ở trẻ bao gồm: Đối với bé gái: Ngực bắt đầu lớn hơn, có vùng lông nách và lông mu, sau những phát triển như trên thì thấy có kinh nguyệt 1 đến 2 năm sau đó. Đối với trẻ trai: thấy tinh hoàn tăng kích thước, có lông vùng kín, vỡ giọng, xuất hiện mộng tinh và kích thước dương vật lớn hơn. Khi có các biến đổi trên cơ thể của trẻ nghi ngờ tình trạng dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Làm chậm lại quá trình này giúp trẻ phát triển thể chất và tránh ảnh hưởng tới sinh lý. 2.UỐNG NHIỀU SỮA DẬY THÌ SỚM KHÔNG? Vào thời gian trước đây người ta nhận thấy tỷ lệ dậy thì sớm ở trẻ tăng một cách đáng kể, đặc biệt là đối với trẻ gái. Ngay lúc đó các nhà khoa học đã vào công cuộc nghiên cứu các tác nhân, đặc biệt là lưu ý tới sữa, và các chế phẩm từ sữa. Nguyên nhân người ta nghĩ tới việc sữa có thể gây ra dậy thì sớm đó là bởi vì trong sữa có hormone tăng trưởng, các chất này là IGF-I có cấu trúc tương tự như với insulin trong cơ thể người. Trong suốt 20 năm qua, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, nhưng không tìm được mối liên quan rõ ràng nào. Người ta chỉ thấy béo phì mới làm cho trẻ gái dậy thì sớm. FDA cũng đã kết luận rằng chất IGF-I được chuyển hóa và không hấp thụ trực tiếp vào cơ thể, do đó nó không gây ra tác động trực tiếp với cơ thể. Một mối liên quan rõ rệt qua các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa dậy thì sớm và béo phì ở trẻ em. Nghĩa là những trẻ béo phì sẽ có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn những trẻ khác. Một số nguyên nhân khác có thể là nguyên nhân gây ra dậy thì sớm như: Liên quan tới yếu tố chủng tộc: một số chủng tộc trên thế giới có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn những chủng tộc khác. Những bất thường trong não của trẻ: Như khối u vùng dưới đồi, tuyến yên có thể làm tăng việc sản xuất hormone giới tính. Dùng các sản phẩm bôi trên da của người lớn có chứa thành phần nội tiết. Sử dụng không đúng cách các sản phẩm từ nhựa, đặc biệt là nhựa tái chế. Nhưng đa số các trường hợp thì dậy thì sớm không cho thấy nguyên nhân rõ ràng. Như vậy trẻ sử dụng sữa không cho thấy bất kỳ mối liên quan nào được nghiên cứu làm tăng nguy cơ dậy thì sớm hay gây ra dậy thì sớm ở trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý là không nên dùng quá nhiều sữa, bởi nó làm giảm lượng dinh dưỡng từ các nguồn dinh dưỡng khác. Đặc biệt nếu cho trẻ uống nhiều sữa có đường có thể khiến trẻ bị tăng cân, nguy cơ béo phì. Chính điều này là yếu tố làm trẻ bị dậy thì sớm. Cho nên, bố mẹ nên để trẻ ăn uống đa dạng các thực phẩm từ nguồn khác nhau, chứ không nên chỉ tập trung vào sữa. 3.NHỮNG LƯU Ý HẠN CHẾ NGUY CƠ DẬY THÌ SỚM Cho trẻ ăn uống cân đối, sử dụng vừa đủ đạm động vật, sử dụng vừa đủ đạm động vật. Uống vừa đủ sữa bò, không nên lạm dụng sản phẩm này để thay thế cho các nguồn dinh dưỡng khác. Khuyến khích trẻ tập thể dục để tránh tình trạng thừa cân và béo phì. Ưu tiên dùng các sản phẩm từ hữu cơ. Tránh dùng đồ có chứa chất BPaphthalate ví dụ như đồ nhựa tái chế. Đi khám và tư vấn sớm nếu trẻ có các dấu hiệu dậy thì sớm ở cả nam và nữ.  

VÌ SAO UỐNG SỮA TƯƠI BỊ TIÊU CHẢY?
02

Th 11

VÌ SAO UỐNG SỮA TƯƠI BỊ TIÊU CHẢY?

  • admin
  • 0 bình luận

Nếu bạn uống sữa tươi bị tiêu chảy, ngoài chất lượng sữa thì nguyên nhân còn lại do cơ địa. Tình trạng không dung nạp lactose và dị ứng sữa có thể là thủ phạm chính gây ra tình trạng tiêu chảy. Hai rối loạn này nghe có vẻ giống nhau nhưng lại khác biệt về cơ chế bệnh sinh và đều gây tiêu chảy sau khi tiêu thụ sữa. 1.NGUYÊN NHÂN UỐNG SỮA TƯƠI BỊ TIÊU CHẢY Uống sữa tươi bị tiêu chảy do không dung nạp Lactose Lactose là loại đường đôi xuất hiện nhiều trong sữa (cả sữa mẹ và sữa bò). Đường lactose khi vào đến ruột non sẽ được men Lactase phân chia thành 2 loại đường đơn (galactose và glucose) hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, đường lactose và men lactase không cân xứng (lượng lactase nhiều vượt ngưỡng khả năng tiêu hóa của men lactase) thì sẽ dẫn tới tình trạng kém hấp thu lactose, gây ra các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi và đi ngoài lỏng (tiêu chảy). 3 triệu chứng này gọi là tình trạng không dung nạp lactose. Triệu chứng khó chịu trên thường diễn ra từ 15 phút đến vài giờ sau khi dùng các sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose (như sữa tươi, sữa chua, sữa đóng hộp). Tùy vào lượng lactose đưa vào cơ thể và tình trạng cơ địa của người dùng mà triệu chứng đau bụng, tiêu chảy sẽ diễn ra với mức độ khác nhau. Mặc dù tình trạng này không được xem là nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất ở trẻ nhỏ, dễ nhiễm trùng do giảm sức đề kháng. Uống sữa tươi bị tiêu chảy do dị ứng sữa Dị ứng sữa là tình trạng xảy ra khi cơ thể có phản ứng với một loại protein có trong sữa (như chất whey hoặc casein) và gây ra tình trạng tiêu chảy. Sữa của bất kỳ động vật có vú nào cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng này, nhưng sữa bò là nguyên nhân phổ biến. Các phản ứng như khó thở, nôn, nổi mề đay… sẽ xuất hiện khoảng từ 5 phút đến 3 giờ sau khi ăn hoặc dùng thức ăn chứa sữa. Ngoài tiêu chảy, các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: đau bụng, đi ngoài lẫn máu, ho, chảy nước mũi, phát ban da… 2.LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE VÀ DỊ ỨNG SỮA? Nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose chứng tỏ bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa đường có trong sữa. Đây là một vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, dị ứng sữa lại có liên quan đến hoạt động miễn dịch. Cụ thể, trong trường hợp này các kháng thể IgE (globulin miễn dịch) nhận nhầm các protein trong sữa như chất lạ và tìm cách loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, gây ra đáp ứng miễn dịch. Không dung nạp lactose và dị ứng sữa nghe có vẻ giống nhau nhưng thực sự rất khác nhau, người bệnh không nên tự chẩn đoán. Uống sữa tươi bị tiêu chảy, ăn sữa chua bị tiêu chảy đều là triệu chứng của cả 2 rối loạn trên và chỉ có bác sĩ mới có thể xác định được bạn đang mắc phải loại nào. 3.TIÊU CHẢY CÓ NÊN UỐNG SỮA? CÁCH PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY KHI DÙNG CÁC SẢN PHẨM SỮA? Nếu bạn uống sữa tươi bị tiêu chảy do dị ứng sữa, cách duy nhất là kiêng sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày. Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để xác định loại sản phẩm sữa nào nên tránh xa. Trong trường hợp bạn vô tình ăn một thứ gì đó có chứa sữa, hãy luôn chuẩn bị thuốc kháng Histamin sẵn sàng trong người để ngăn chặn phản ứng dị ứng. Trong trường hợp dị ứng sữa nghiêm trọng, bạn có thể bị sưng phù cổ họng và các đường dẫn khí, gây khó thở cấp, sốc quá mẫn. Để cấp cứu kịp thời, bạn cần mang theo thuốc mà bác sĩ chỉ định hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời. Đối với trẻ uống sữa tươi bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose, nhiều bậc cha mẹ giữ quan điểm là nên loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của con. Đây là quan điểm chưa đúng, bởi còn tùy thuộc vào sữa trẻ đang dùng. Nếu đột ngột ngừng sữa có thể khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng và kém phát triển. Do vậy, chỉ nên kiêng sữa cho trẻ lớn nếu trẻ uống sữa bị tiêu chảy, còn không hãy tham khảo các loại sữa lactose free (sữa không chứa đường lactose cho trẻ nhỏ) để đảm bảo chất dinh dưỡng. Các dòng sữa lactose free được đặc chế loại bỏ hoàn toàn hoặc chỉ một lượng nhỏ đường lactose, nhờ vậy sẽ thân thiện với hệ tiêu hóa.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: