CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

4 SAI LẦM KHI CHO BÉ UỐNG THUỐC GÂY HẠI MÀ NHIỀU CHA MẸ THƯỜNG MẮC PHẢI
06

Th 11

4 SAI LẦM KHI CHO BÉ UỐNG THUỐC GÂY HẠI MÀ NHIỀU CHA MẸ THƯỜNG MẮC PHẢI

  • admin
  • 0 bình luận

Việc trẻ nhỏ bị bệnh và sử dụng thuốc là điều bất cứ bố mẹ nào cũng từng đối diện. Để đảm bảo sức khỏe cho con, bố mẹ nhất định nên tránh phạm phải 4 sai lầm sau đây khi cho bé dùng thuốc. Cùng Hadu tìm hiểu ngay 4 sai lầm này nhé! 1.TẠI SAO TRẺ LẠI KHÓC KHI UỐNG THUỐC? Vị giác của bé được hình thành từ rất sớm, ngay khi ở tuần thai thứ 13-16 và phát triển dần tới sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh thích nếm vị ngọt giống như sữa mẹ và không hề ưa vị đắng. Ngoài ra cách mà cha mẹ uống thuốc giống như hình phạt khiến trẻ sợ hãi mỗi khi uống thuốc.  Nhiều cha mẹ còn có thói quen quát nạt, dọa đánh trẻ, điều này hình thành phản xạ sợ thuốc của trẻ. 2.NHỮNG SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHI CHO TRẺ UỐNG THUỐC Sử dụng đơn thuốc cũ Thông thường, nhiều phụ huynh sau khi đưa trẻ đến khám bệnh tại cơ sở y tế sẽ giữ lại đơn thuốc để sử dụng phòng khi trẻ mắc bệnh tương tự. Tình trạng này xảy ra vô cùng phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Đối với mỗi đơn thuốc, liều lượng và loại thuốc sẽ được kê toa dựa trên tình trạng bệnh thực tế ở trẻ và nó chỉ mang tính chất nhất thời, không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp. Nếu sử dụng lại đơn thuốc cũ khi trẻ tái phát bệnh có thể khiến trẻ không khỏi bệnh, tệ hơn là xuất hiện nhiều biến chứng do dùng thuốc không phù hợp. Cho trẻ dùng đơn thuốc của người khác Trên thực tế, không hiếm trường hợp phụ huynh xin đơn thuốc của người mắc bệnh tương tự cho con sử dụng, vì nghĩ đơn thuốc hiệu quả với người khác cũng sẽ hiệu quả đối với trẻ. Tuy nhiên, mỗi đơn thuốc sẽ được bác sĩ kê riêng cho từng bệnh nhân để đáp ứng những yếu tố về tình trạng bệnh, nguy cơ dị ứng, độ tuổi… Việc bố mẹ sử dụng đơn thuốc không phải do bác sĩ kê đơn trực tiếp cho trẻ sẽ khiến quá trình điều trị gặp khó khăn, không mang lại hiệu quả. Tình trạng cho trẻ sử dụng đơn thuốc của người khác khi chưa hiểu rõ về cách dùng, công dụng còn có khả năng khiến cho trẻ bị kháng thuốc, bệnh tình trở nặng, thậm chí có nguy cơ gây hại đến sức khỏe tổng thể và tính mạng của con. Uống thuốc quá liều, không đủ liều Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà phụ huynh thường mắc phải là cho trẻ uống thêm liều hoặc tự ý cắt giảm liều. Nguyên nhân thường đến từ việc bố mẹ nghĩ tăng liều sẽ giúp trẻ nhanh khỏi, thấy trẻ khó uống thuốc nên giảm liều, lười cho trẻ uống thuốc… Dù xuất phát từ nguyên do gì thì khi bố mẹ tự ý tăng giảm liều lượng cho trẻ là điều hoàn toàn không được phép. Khi bị bệnh, trẻ cần thực hiện uống thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ kê đơn để đảm bảo hiệu quả hồi phục cũng như an toàn sức khỏe. Bên cạnh đó bố mẹ cũng cần quan tâm đến thời gian tái khám của trẻ sau khi uống xong một đơn thuốc, để hiểu rõ tình trạng bệnh của con và xác định hướng điều trị phù hợp. Không uống đủ ngày Hầu hết các bệnh phụ huynh sau khi nhận thấy tình trạng bệnh của con thuyên giảm đáng kể sẽ ngừng cho uống thuốc, dù trẻ vẫn còn chưa uống đủ số ngày theo đơn. Đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay đa số thuốc cần được sử dụng liên tiếp đúng số ngày theo đơn kê. Việc ngừng sử dụng đột ngột có khả năng gây ra tình trạng kháng kháng sinh - nguyên nhân chính khiến bệnh kéo dài, tái phát hoặc trở nặng.  

BỎ TÚI 6 CÁCH TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH KHI MANG THAI CHO BÀ BẦU
06

Th 11

BỎ TÚI 6 CÁCH TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH KHI MANG THAI CHO BÀ BẦU

  • admin
  • 0 bình luận

Tăng cường miễn dịch là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu có thể dễ bị bệnh do sự suy yếu của hệ miễn dịch hoặc những thay đổi thời tiết. Vì vậy việc tự bảo vệ sức khỏe và tăng cường miễn dịch là rất quan trọng. Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ với mẹ 6 cách tăng cường đề kháng cho mẹ bầu, nhất là thời điểm giao mùa như hiện nay. 1.NHỮNG NGUY HẠI SỨC KHỎE KHI HỆ MIỄN DỊCH MẸ BẦU SUY YẾU Hệ miễn dịch là một trong những hệ thống vô cùng quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò như một vệ sĩ bảo vệ chống lại bệnh tật, vi khuẩn, virus, độc tố và các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường bị suy giảm do sự thay đổi nội tiết tố. Điều này có thể làm cho mẹ bầu dễ gặp phải một số vấn đề sức khỏe, ví dụ: Nhiễm trùng: khi các mẹ bầu bị vi khuẩn và virus như viêm gan A, mụn rộp và sốt rét, virus bại liệt… tác động sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Viêm khớp dạng thấp (RA) và lupus ban đỏ: nếu mẹ bầu mắc hai chứng bệnh này khi mang thai, bệnh có thể bùng phát khi hệ miễn dịch yếu. Dễ bị viêm: hệ miễn dịch suy yếu trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị viêm, ví dụ như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm đường tiêu hóa và viêm nhiễm đường hô hấp. Tăng huyết áp: hệ miễn dịch có thể phản ứng với các kích thích và gây tăng huyết áp trong thai kỳ. Cảm lạnh và cúm: hệ miễn dịch yếu khi mang thai làm cho mẹ bầu khó có thể chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh và cảm cúm. 2.BỎ TÚI 6 CÁCH TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH KHI MANG THAI DÀNH CHO MẸ BẦU Chế độ ăn giàu dinh dưỡng Duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng là rất quan trọng trong thời gian mang thai, để tăng cường miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số thực phẩm giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ ăn: Thực phẩm giàu vitamin C: vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phát triển đối với thai nhi. Bà bầu nên ăn cam, chanh, ớt chuông, nho, ổi và các loại trái cây và rau có chứa vitamin C. Thực phẩm giàu sắt: Sắt quan trọng để ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường sức đề kháng. Bà bầu nên ăn thịt đỏ, rau lá xanh đậm, các loại đậu để bổ sung sắt. Thực phẩm giàu vitamin A: để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung vitamin A từ thực phẩm tự nhiên. Các thực phẩm như cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân là những nguồn vitamin A mà bà bầu nên ăn. Bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm: bà bầu có thể ăn sữa chua và bột yến mạch để bổ sung lợi khuẩn. Chế độ sinh hoạt hợp lý Chế độ sinh hoạt hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Dưới đây là một số thói quen lành mạnh bạn nên tuân thủ: Kiểm soát giấc ngủ: chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch khi mang thai. Theo nghiên cứu, mẹ bầu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày có nguy cơ cao hơn bị cảm lạnh so với những phụ nữ mang thai khác. Hãy tạo điều kiện để có giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cần giữ tinh thần vui vẻ, thư thái: khi mẹ bầu trở nên căng thẳng, buồn phiền có thể làm tăng hormone cortisol, qua đó nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Mẹ bầu có thể hạn chế căng thẳng bằng cách tập yoga cho bà bầu, thiền, đọc sách, nghe nhạc, hoặc tham gia các hoạt động giải trí tích cực. Tránh sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê và thuốc lá có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Hãy tránh sử dụng hoặc hạn chế tiếp xúc với những chất này trong suốt quá trình mang thai. Uống đủ nước Uống đủ nước chính là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch khi mang thai. Việc uống đủ nước giúp giải độc cơ thể, duy trì độ ẩm cần thiết và loại bỏ độc tố qua việc bài tiết mồ hôi và nước tiểu. Một lượng nước hằng ngày từ 2-3l là lượng nước khuyến nghị để đảm bảo cơ thể bạn và thai nhi được cung cấp đủ nước. Vận động thường xuyên Vận động thường xuyên cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Theo chuyên gia, việc dành ít nhất 20 phút mỗi ngày và duy trì 5 ngày/ tuần để vận động thể chất khi mang thai có thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh trong thời tiết chuyển mùa. Đồng thời, tập thể dục cũng giúp cơ thể linh hoạt hơn, tăng sức chịu đựng, thúc đẩy quá trình loại bỏ độc tố trong cơ thể và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể. Tuy nhiên, khi tập thể dục, mẹ bầu nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tinh thần sức khỏe của mình. Tự bảo vệ sức khỏe khi mang thai Để tự bảo vệ sức khỏe khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau: Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh về đường hô hấp như hắc xì, cảm cúm hay bị ho. Nếu bạn phải tiếp xúc với họ trong nơi công cộng, hãy cố gắng di chuyển đến một chỗ khác để tránh nguy cơ lây nhiễm. Nếu không thể thay đổi chỗ, hãy đeo khẩu trang và sau đó rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc. Hạn chế việc tới những nơi đông người, vì nơi đó là nơi dễ lây lan bệnh tật và vi khuẩn. Nếu không thể tránh được hãy đảm bảo mang theo khẩu trang và sử dụng nó đầy đủ để bảo vệ mình khỏi các tác nhân gây bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào có tiềm ẩn vi khuẩn và virus. Rửa tay đúng cách trong ít nhất 20 giây và đảm bảo rửa sạch cả lòng bàn tay, ngón tay và giữa các ngón tay. Tăng cường đề kháng cho da Tăng cường đề kháng cho da là một phương pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe khi mang thai. Để làm điều này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: Duy trì độ ẩm cho da bằng các sản phẩm thích hợp với làn da của mẹ bầu. Da khô có thể dễ bị tổn thương và mất đi khả năng đề kháng. Mẹ bầu nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên và không gây kích ứng da. Hãy thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm và trước khi đi ngủ để giữ cho làn da luôn mịn màng và đề kháng. Duy trì vệ sinh da hằng ngày bằng cách tắm sạch và sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng không kích ứng da. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều chất hóa học và hạn chế việc tắm quá nhiều lần trong ngày để tránh làm mất tinh dầu tự nhiên trên da. Tránh tiếp xúc quá mức với các chất gây kích ứng da như hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, hay các chất dễ gây dị ứng. Đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất này để bảo vệ da. Hãy ăn một chế độ ăn cân đối và giàu chất dinh dưỡng, bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein giàu dinh dưỡng như cá, đậu, thịt và các sản phẩm từ sữa. Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và đề kháng da. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói thuốc, hóa chất trong môi trường làm việc hoặc hóa chất trong các sản phẩm làm đẹp không an toàn. Điều này giúp giảm nguy cơ da bị tổn thương và mất đi khả năng đề kháng.  

BÀ BẦU UỐNG SỮA NGHỆ CÓ TỐT KHÔNG?
04

Th 11

BÀ BẦU UỐNG SỮA NGHỆ CÓ TỐT KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa nghệ là một trong những thức uống được nhiều người tin dùng thời gian gần đây. Vậy bà bầu có uống được sữa nghệ không? Sữa nghệ mang lại lợi ích gì cho bà bầu trong thai kỳ? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.BÀ BẦU UỐNG SỮA NGHỆ CÓ TỐT KHÔNG? Nghệ là một trong những loại thực phẩm chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe như mangan, sắt, kali, vitamin C, vitamin B6… Trong nghệ cũng có chất xơ giúp ngừa táo bón, cải thiện tiêu hóa trong quá trình mang thai. Sữa nghệ là sự kết hợp giữa các chất dinh dưỡng trong nghệ bên cạnh việc bổ sung canxi, hỗ trợ sự tăng trưởng và hình thành hệ thống xương ở thai nhi. Do đó, bà bầu có thể uống sữa nghệ trong thai kỳ với lượng vừa phải. Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng sữa nghệ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai nhi. 2.NHỮNG LỢI ÍCH KHI BÀ BẦU UỐNG SỮA NGHỆ Giảm đau và chống viêm hiệu quả Sữa nghệ thừa hưởng khả năng chống viêm hiệu quả từ nghệ, giúp giảm sưng, phù ở chân và đau ở các khớp do tình trạng giữ nước và thay đổi nội tiết tố ở các bà bầu. Giúp chống nhiễm trùng và cảm lạnh thông thường Nghệ sở hữu tính sát khuẩn cao nên có khả năng hạn chế các vấn đề nhiễm khuẩn, đồng thời hỗ trợ duy trì sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai. Bên cạnh đó, sữa nghệ là một trong những phương pháp chữa đau họng và ho nhẹ rất hiệu quả. Uống sữa nghệ giúp kích thích nhu động ruột, giảm táo bón Hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng táo bón khi mang thai. Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng cao khi mang thai dẫn đến cản trở nhu động ruột, gây ra hoạt động kém của hệ tiêu hóa. Ngoài ra áp lực ngày càng lớn lên tử cung trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Củ nghệ từ lâu đã được dùng để hạn chế táo bón cho các bà bầu nên bà bầu cũng có thể dùng sữa nghệ để hạn chế tình trạng này. Dù vậy sữa nghệ không hoàn toàn ngăn táo bón và dùng với lượng vừa phải, vì thế bà bầu nên chọn uống nhiều nước đồng thời bổ sung các thực phẩm chứa chất xơ như rau củ, trái cây… Tăng sức đề kháng Trong củ nghệ có chứa chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch ở mẹ bầu thông qua việc ngăn ngừa nhiễm trùng và loại bỏ gốc tự do. Điều hòa nồng độ cholesterol máu Trong giai đoạn mang thai, nồng độ cholesterol máu có xu hướng tăng lên, có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng ở bà bầu. Khi bà bầu dùng sữa nghệ sẽ góp phần kiểm soát lượng cholesterol có trong máu giúp hạn chế biến chứng về sau. Cải thiện giấc ngủ nhờ uống sữa nghệ Nếu dùng sữa nghệ trước khi đi ngủ, bà bầu có thể có một giấc ngủ thật ngon nhờ công dụng loại bỏ cảm giác khó chịu, trằn trọc trong thai kỳ của nghệ. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bà bầu tỉnh táo, có nhiều năng lượng vào hôm sau. Cải thiện lưu thông máu Sữa nghệ còn có tác dụng hỗ trợ quá trình lưu thông máu đồng thời giữ cho các động mạch không bị tắc nghẽn nhờ thành phần curcumin có trong củ nghệ. Bên cạnh đó, sữa nghệ còn có khả năng hạn chế tình trạng chóng mặt và buồn nôn hay gặp ở các mẹ đầu trong những tháng đầu thai kỳ. Cải thiện sức khỏe cho làn da Một số mẹ bầu gặp phải vấn đề liên quan đến da như xuất hiện những vết thâm nám, nổi nhiều mụn trong thai kỳ. Với tính kháng viêm và sát khuẩn từ nghệ, sữa nghệ có khả năng hạn chế các vấn đề này. Từ đó giúp mẹ bầu sở hữu làn da khỏe mạnh và sáng bóng hơn. 3.NHỮNG RỦI RO KHI MẸ BẦU UỐNG SỮA NGHỆ Dù mang đến nhiều lợi ích, nhưng mẹ bầu vẫn có thể gặp phải những rủi ro dưới đây khi uống sữa nghệ không đúng liều lượng: Gây sảy thai Sử dụng sữa nghệ quá mức có thể khiến bà bầu gặp phải những cơn co thắt cơ trơn nói chung và cơn tử cung nói riêng. Những cơn co thắt này là một trong những nguy cơ dẫn đến sảy thai trong vài tháng đầu thai kỳ. Vì vậy các bà bầu nên cân nhắc khi dùng sữa nghệ nhé. Dị tật bẩm sinh Khi tiêu thụ lượng lớn sữa nghệ khi mang thai có thể gây cản trở sự phát triển của thai nhi, thậm chí là các dị tật sau sinh. Do đó mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng trước khi sử dụng sữa nghệ.  Buồn nôn và khó chịu khi uống sữa nghệ Sử dụng quá nhiều sữa nghệ trong thai kỳ cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Rối loạn chảy máu Ngoài những nguy cơ trên, việc lạm dụng sữa nghệ trong khi mang thai cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chảy máu, khiến quá trình đông máu trở nên bất thường, có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn. 4.NHỮNG LƯU Ý KHI BÀ BẦU UỐNG SỮA NGHỆ Mỗi ngày chỉ nên dùng một ít sữa nghệ. Chỉ nên dùng ½ muỗng cafe tinh bột nghệ mỗi ngày. Không nên giữ lại sữa nghệ khi uống một lần không hết, vì sữa để ở ngoài môi trường trong vài giờ sẽ bị nhiễm khuẩn, mẹ bầu uống vào sẽ gây ra tiêu chảy. Nếu có dị ứng với các thành phần trong sữa nghệ thì không nên dùng. Có thể dùng sữa nghệ khi đói, vì nghệ tốt cho bao tử. Các mẹ sau sinh và trẻ nhỏ có thể dùng sữa nghệ với lượng vừa phải.  

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI ĐAU BỤNG SAU KHI UỐNG SỮA, ĐẶC BIỆT DÙNG VÀO BUỔI SÁNG?
04

Th 11

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI ĐAU BỤNG SAU KHI UỐNG SỮA, ĐẶC BIỆT DÙNG VÀO BUỔI SÁNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa có thể dùng kết hợp trong bữa sáng, còn việc dùng nguyên sữa cho bữa sáng mà không có các thực phẩm khác là không nên. Bởi chỉ uống sữa không ăn gì buổi sáng có thể gây đau bụng sau khi uống sữa bởi rất nhiều nguyên nhân mà Hadu liệt kê dưới đây: 1.UỐNG SỮA KHI ĐÓI Khi protein của sữa đi vào dạ dày sẽ được phân giải thành các axit amin để cơ thể hấp thụ dễ dàng. Tuy nhiên khi dạ dày còn rỗng quá trình phân giải protein thành axit amin không thực hiện được. Lúc này lượng protein cung cấp vào cơ thể sẽ không thể hấp thụ và bị đẩy vào đại tràng và chuyển hóa thành hợp chất độc hại khiến nhiều người bị đau bụng. 2.SỮA KÉM CHẤT LƯỢNG HOẶC ĐÃ HẾT HẠN SỬ DỤNG Nếu sữa được bảo quản không đúng cách dẫn đến hư hại sẽ khiến cho dạ dày của bạn phải lên tiếng cầu cứu. Ngoài ra các dòng sữa làm giả, hàng nhái hoặc hết hạn sử dụng chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng. Vậy nên, trước khi uống bạn nên kiểm tra thông tin kỹ càng về nguồn gốc và thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bảo quản sữa đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến cấu trúc, chất lượng và giá trị dinh dưỡng bên trong sản phẩm. 3.DỊ ỨNG SỮA Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với sữa và các sản phẩm có chứa sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của chứng không dung nạp protein sữa hoặc không dung nạp đường lactose bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi hoặc tiêu chảy, sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa. Sử dụng sữa chua: quá trình lên men trong đường ruột sẽ giúp đường lactose dễ hấp thụ hơn, góp phần làm giảm các biểu hiện khó dung nạp lactose. Mặt khác, lợi khuẩn trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Bạn nên dùng sữa chua hằng ngày để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Chia nhỏ lượng sữa: nếu cơ thể chưa thể thích ứng ngay với một lượng sữa lớn thì tốt nhất nên giảm lượng sữa mỗi lần uống để cơ thể tập làm quen dần. Bên cạnh đó, bạn nên uống sữa sau khi ăn. Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa các dưỡng chất có trong sữa, tránh trường hợp bị tiêu chảy sau khi uống sữa.  Không uống chung sữa với một số thực phẩm như quýt, đường, chocolate, nước ép hoa quả. Bạn cũng nên uống sữa vào buổi tối, vì trong sữa chứa thành phần tryptophan L khiến cơ thể dễ buồn ngủ hơn. 4.DO UỐNG SỮA KHÔNG ĐÚNG CÁCH Nghe có vẻ vô lý nhưng uống sữa cũng cần phải đúng cách. Nếu bạn uống sữa bị đau bụng thì lý do đôi khi là vì bạn uống sữa sai thời điểm. Nếu bạn bị đau dạ dày và uống sữa khi đang đói bụng thì tỷ lệ bạn bị đau bụng là rất cao. 5.DO PHA SỮA SAI CÁCH Nhiều người cho rằng, việc pha sữa vô cùng đơn giản, nhưng khi sữa bột được pha sai cách thì sẽ khiến cho cấu trúc cũng như chất lượng sản phẩm bị thay đổi. Nếu bạn sử dụng nước quá nóng sẽ khiến cho bảng thành phần dinh dưỡng của sữa bị thay đổi. Ngược lại, nếu sử dụng nước không đủ nhiệt thì sẽ khiến cho sữa không được nấu chín. Và nếu người có hệ tiêu hóa yếu kém khi uống sữa chưa chín sẽ rất dễ bị đau bụng. Vậy nên, với từng loại sữa, bạn hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng và học cách pha đúng chuẩn quy định sản xuất.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: