CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NHỮNG AI KHÔNG NÊN UỐNG TINH DẦU THÔNG ĐỎ
09

Th 01

NHỮNG AI KHÔNG NÊN UỐNG TINH DẦU THÔNG ĐỎ

  • admin
  • 0 bình luận

Tinh dầu thông đỏ là một loại tinh dầu thiên nhiên thường được dùng để chăm sóc da, thư giãn tinh thần, hoặc hỗ trợ điều trị bệnh lý. Tuy vậy, không phải đối tượng nào cũng phù hợp sử dụng tinh dầu thông đỏ vì có thể gặp phải các rủi ro tiềm ẩn. Vậy những ai không nên uống tinh dầu thông đỏ? 1.TINH DẦU THÔNG ĐỎ LÀ GÌ? Cây thông đỏ có tên khoa học là Taxus wallichiana, xuất xứ từ Bắc Mỹ và được tìm thấy ở một số vùng núi cao Việt Nam như: Đức Dương, Đơn Dương, Lạc Dương, và thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Tinh dầu thông đỏ được chiết xuất từ lá của cây thông đỏ - một loại cây quý. Một số đặc tính nổi bật của tinh dầu thông đỏ bao gồm:  Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm Kích thích sản sinh tế bào mới cho vết thương nhanh lành Có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả Có tiềm năng ngăn ngừa các tế bào ung thư Mặc dù tinh dầu thông đỏ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng tinh dầu thông đỏ. Hơn nữa, người dùng cũng cần chú ý đến liều lượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là thông tin giúp giải đáp câu hỏi những ai không nên dùng tinh dầu thông đỏ? 2.NHỮNG AI KHÔNG NÊN UỐNG TINH DẦU THÔNG ĐỎ? Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp Cây thông đỏ chứa các thành phần độc tố như các loại taxane khác nhau. Trong khi đó, bản chất của chúng là các alkaloid có hại, thậm chí có thể gây chết người. Theo các chuyên gia, taxane xuất hiện nhiều nhất trong lá và vỏ cây thông đỏ, khi vào cơ thể sẽ có tiềm ẩn tác động lên tim mạch, thần kinh gây ra các triệu chứng như: Đau cơ và cứng khớp Phát ban tại chỗ Buồn nôn và nôn Giảm tiểu cầu Thiếu máu Làm huyết áp thấp, nhịp tim chậm, ảnh hưởng đến não bộ và các cơ quan khác Nếu để các độc tố từ lá thông đỏ ảnh hưởng đến hệ thần kinh sẽ rất nguy hiểm, gây ra hiện tượng co giật, run người, thậm chí là bất tỉnh và tử vong. Do đó, người mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp là đối tượng đầu tiên trong danh sách những ai không nên uống tinh dầu thông đỏ. Người bị thiếu máu không nên uống tinh dầu thông đỏ Như đã đề cập, taxane trong tinh dầu thông đỏ có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, làm giảm số lượng bạch cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh cho điều này nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bị thiếu máu nên tránh sử dụng tinh dầu thông đỏ. Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú Hiện chưa có báo cáo, nghiên cứu nào về độ an toàn khi sử dụng tinh dầu thông đỏ cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn không nên sử dụng sản phẩm này cho những đối tượng trên Người đang sử dụng các TPCN và điều trị bệnh lý Mặc dù tinh dầu thông đỏ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ và hiệu quả của loại tinh dầu này trong điều trị ung thư hay thay thế các liệu trình trị bệnh khác. Vì thế nếu đang trong quá trình điều trị bệnh, khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng tinh dầu thông đỏ. Điều này giúp tránh việc tinh dầu thông đỏ làm giảm hiệu quả thuốc trị bệnh. Hơn nữa, bạn cũng không nên sử dụng chung tinh dầu thông đỏ với TPCN để tránh các phản ứng giữa các thành phần với nhau. Người có phản ứng, dị ứng với tinh dầu thông đỏ Những người nhạy cảm hay có tiền sử dị ứng với tinh dầu thông đỏ không nên sử dụng để tránh các phản ứng gây khó chịu. Những người đang sử dụng liên tục theo đúng liệu trình, nếu có bất kỳ phản ứng mẫn cảm, kích thích nào cũng nên ngưng ngay lập tức. 3.TÁC DỤNG CỦA TINH DẦU THÔNG ĐỎ Nếu được dùng đúng cách, đúng đối tượng, tinh dầu thông đỏ có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, bao gồm: Có tiềm năng chống ung thư Một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy thành phần taxol trong thông đỏ có tác dụng trong việc chống ung thư, làm chậm sự phát triển của nhiều tế bào ung thư như ung thư gan, ruột kết, buồng trứng và vú. Tuy nhiên do quy trình bào chế và sản xuất chưa đảm bảo trong lúc nghiên cứu nên vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả cần được cân nhắc và nghiên cứu thêm. Chống oxy hóa và làm đẹp da Tinh dầu thông đỏ nó chứa các hợp chất chống oxy mạnh, có khả năng trung hòa các gốc tự do. Từ đó, nó được sử dụng để chăm sóc da, làm chậm quá trình lão hóa. Tăng cường hệ miễn dịch Chính nhờ đặc tính chống oxy hóa cao, tinh dầu thông đỏ có lợi cho cơ thể về mặt tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh cảm cúm, hỗ trợ sức đề kháng cho người đang điều trị bệnh ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Kháng khuẩn, kháng nấm Chiết xuất từ các taxus trong thông đỏ có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Đồng thời, taxol trong thông đỏ cũng có hoạt tính sinh học có tác dụng kháng khuẩn. Cuối cùng, hoạt chất nhóm polyphenol trong tinh dầu thông đỏ có tác dụng tích cực trong việc khử trùng, chống oxy hóa và chống viêm cao. 4.CÁCH SỬ DỤNG TINH DẦU THÔNG ĐỎ HIỆU QUẢ Thoa tinh dầu lên da Tận dụng đặc tính chống oxy hóa, bạn có thể bôi tinh dầu lên da bằng cách pha loãng với nước hoặc với các tinh dầu khác. Tuy nhiên, bạn nên thử trên vùng da tay trước để kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi áp dụng lên da mặt. Uống viên nang Hiện nay tinh dầu thông đỏ còn được bào chế dưới dạng viên nang, bạn có thể uống sau ăn 30 phút, trong vòng 3-6 tháng. Song bạn vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi uống loại viên nang này để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm định của cơ quan chức năng, tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.  

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH ĐƯỢC KHÔNG?
09

Th 01

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH ĐƯỢC KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Người tiểu đường uống sữa đậu nành được không là câu hỏi khá quen thuộc ở những người không may mắc phải căn bệnh mãn tính này và cần phải chú ý đến chế độ ăn nhiều hơn.  Sữa đậu nành là một thức uống vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Chúng vừa thơm, vừa bùi và có giá cả bình dân, phù hợp với tất cả mọi người, có thể dùng nóng hay đá đều ngon. Thế nhưng, một số người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường (đái tháo đường) cần phải kiêng khem một số thực phẩm thường khá lo lắng không biết còn được thưởng thức những món khoái khẩu như trước. Trong đó, việc người bị tiểu đường uống sữa đậu nành được không là việc mà khá nhiều người quan tâm tìm hiểu. 1.NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĐƯỢC UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH KHÔNG? Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành Sữa đậu nành là thức uống giàu dinh dưỡng, trong 100g sữa nguyên chất có hàm lượng: Calo: 54 Nước: 88,05g Carbohydrate: 6,28g Protein: 3,27g Chất béo: 1,75g Phospho: 52mg Canxi: 25mg Magie: 25mg Kali: 118mg Natri: 51mg Choline: 23,6mg Selen: 4,8mg Kẽm: 0,12mg Đồng: 0,128mg Cùng với nhiều loại vitamin nhóm A, B, E khác Bị tiểu đường có uống được sữa đậu nành không? Sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật nên chứa các isoflavone mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Hàm lượng protein trong sữa đậu nành gần bằng với sữa bò, đồng thời lượng canxi cao hơn sữa bò nên đây là một thức uống giàu dưỡng chất. Một số nghiên cứu cho thấy sữa đậu nành giúp giảm cholesterol, hạn chế tăng đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết thực phẩm GI của sữa đậu nành là 30, tương đối thấp nên người bệnh không bị tăng đường huyết đột ngột sau khi uống. Vậy nên, người tiểu đường hoàn toàn có thể uống được sữa đậu nành với lượng đủ. Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết người bệnh tiểu đường tốt nhất nên lựa chọn sữa đậu nành không đường. 2.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA SỮA ĐẬU NÀNH VỚI NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG Không chỉ có thể uống giải khát mà sữa đậu nành còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của người đái tháo đường. Giảm lượng đường trong máu Cellulose thực phẩm có trong đậu nành có khả năng làm giảm đường huyết. Đồng thời, các isoflavone ngăn ngừa sự hấp thu đường vào máu cũng giúp mức đường huyết ổn định. Người bệnh tiểu đường uống sữa đậu nành còn cho thấy có hiệu quả cải thiện nồng độ glucose sau bữa ăn. Giảm mỡ máu ở người tiểu đường Người bị bệnh tiểu đường thường hay gặp biến chứng liên quan đến thừa cân, béo phì. Việc uống sữa đậu nành giúp tạo cảm giác no lâu, giảm ham muốn thèm ăn vặt, đồng thời các vi chất trong sữa có thể phân giải lượng mỡ thừa trong máu. Sữa đậu nành cũng giảm cholesterol xấu, giúp người tiểu đường giảm mỡ máu và giảm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan như gan nhiễm mỡ, tác nghẽn mạch, tăng huyết áp… Giảm nguy cơ gặp biến chứng tim mạch ở người tiểu đường Mỗi ngày tiêu thụ khoảng 50g protein đậu nành có thể làm giảm 3% cholesterol LDL - loại cholesterol xấu, một tác nhân gây ra bệnh tim mạch. Tuy nhiên, 50g tương đương với khoảng 8 cốc sữa đậu nành là một lượng dùng khá lớn và cao hơn mức khuyến nghị cho người bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể uống sữa đậu nành nhưng không uống nhiều để giảm các nguy cơ biến chứng tim mạch. Người tiểu đường uống sữa đậu nành sẽ giảm nguy cơ dị ứng lactose Lactose là một loại đường thường có trong các loại sữa thông thường và có khả năng gây dị ứng cũng như tăng đường huyết. Tuy nhiên, sữa đậu nành lại không chứa lactose nên đây là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho các loại sữa thường. Đồng thời, lượng carbohydrate của sữa đậu nành cũng thấp hơn và an toàn cho người tiểu đường. Phòng ngừa tăng huyết áp Người bệnh tiểu đường cũng rất dễ gặp phải biến chứng tăng huyết áp, tỷ lệ có thể chiếm 40-60%. Uống sữa đậu nành với nhiều khoáng chất như natri, kali, magie có thể làm giảm đường huyết, xơ vữa động mạch khiến cho huyết áp ổn định hơn. Bổ sung dưỡng chất cho người tiểu đường Sữa đậu nành chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất và ít chất béo nên là nguồn bổ sung dưỡng chất phù hợp cho người tiểu đường để nâng cao sức đề kháng. Vì hàm lượng chất béo thấp nên sữa đậu nành cũng có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 3.NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĐƯỢC UỐNG BAO NHIÊU SỮA ĐẬU NÀNH MỖI NGÀY? Bên cạnh việc người tiểu đường uống được sữa đậu nành không thì uống bao nhiêu mỗi ngày cũng rất quan trọng. Không có khuyến cáo cụ thể chính xác là người bệnh tiểu đường được uống bao nhiêu sữa đậu nành mỗi ngày. Tùy lượng đường huyết của mỗi người mà điều chỉnh lượng sữa đậu nành uống vào. Duy trì lượng dùng vừa phải sẽ giúp người bệnh nhận được lợi ích từ sữa đậu nành, tốt nhất là nên uống sữa đậu nành nguyên chất không đường. Người bệnh tiểu đường nếu muốn uống các loại sữa đậu nành đóng gói như Fami thì hãy chọn dạng không đường và cũng không nên dùng quá nhiều để tránh hấp thu quá nhiều carbohydrate khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Ngoài ra, sau đây là một số lưu ý bạn cần biết khi dùng sữa đậu nành để không làm giảm những lợi ích có thể đem lại hoặc gây ra nhiều vấn đề không mong muốn: Đọc hàm lượng carbohydrate ghi trên nhãn sản phẩm sữa đậu nành chế biến sẵn để lựa chọn loại phù hợp. Uống sữa đậu nành trước bữa ăn để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa. Đun sôi sữa đậu nành trước khi uống nếu sữa xay trực tiếp từ các cửa hàng đậu nành, đậu phụ. Lý do là trong sữa có chứa các men trypsin, saponin dễ gây đau bụng, tiêu chảy nên việc đun sôi nhằm hạn chế gặp phải các vấn đề trên. Hạn chế thêm đường vào sữa đậu nành. Sữa đậu nành càng nguyên chất thì chỉ số đường huyết GI càng thấp và tốt hơn cho người bệnh tiểu đường. Nếu muốn thêm đường, hãy sử dụng đường ăn kiêng. Không uống sữa đậu nành cùng với trứng vì dễ bị kết tủa, gây đầy bụng, khó tiêu. Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc để tránh gây ra tương tác thuốc không mong muốn.  

UỐNG SỮA TRƯỚC KHI ĐI NGỦ CÓ TỐT KHÔNG?
08

Th 01

UỐNG SỮA TRƯỚC KHI ĐI NGỦ CÓ TỐT KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh nhiều cách cải thiện giấc ngủ như tập yoga nhẹ nhàng, thiền định, đọc sách trước khi ngủ, tắt đèn, sử dụng bịt mắt, chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Có nên uống sữa trước khi đi ngủ cũng là thắc mắc của nhiều người. 1.UỐNG SỮA TRƯỚC KHI ĐI NGỦ CÓ NHỮNG LỢI ÍCH GÌ? Bạn có nên uống sữa trước khi đi ngủ? Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mỗi người. Việc uống một ly sữa trước khi đi ngủ được coi là một phương pháp truyền thống giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn. Vậy sữa mang lại tác dụng gì đối với giấc ngủ? SỮA GIÚP BẠN DỄ NGỦ HƠN THEO PHÂN TÍCH KHOA HỌC Các thành phần tryptophan, melatonin và casein trypsin hydrolysate trong sữa giúp củng cố chu kỳ giấc ngủ: Tryptophan  Theo cấp độ phân tử, tryptophan là một axit amin cần thiết nhưng cơ thể con người không tự sản sinh, mà phải lấy từ chế độ ăn uống cùng với nhiều thực phẩm chứa protein. Khi bạn tiêu thụ tryptophan từ sữa hoặc thực phẩm, cơ thể sẽ tiếp nạp và sản sinh serotonin (cân bằng và cải thiện tâm trạng cảm xúc của con người). Từ đó được chuyển đổi thành hormone melatonin hỗ trợ giấc ngủ. Việc tiêu thụ thực phẩm hoặc uống sữa giàu tryptophan có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Nguyên nhân là vì cơ thể chuyển đổi tryptophan thành hormone ngủ khiến bạn dễ buồn ngủ hơn. Ví dụ, lý do cho việc mọi người thường thấy buồn ngủ sau bữa ăn là do tiêu thụ nhiều lượng tryptophan  Melatonin Melatonin là một loại hormone ngủ, thường được sản xuất bởi phản ứng của não bộ khi cơ thể ngủ trong bóng tối và có liên quan đến việc điều chỉnh nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể (đồng hồ sinh học trong 24h của cơ thể). Casein trypsin hydrolysate (CTH) CTH là thành phần của sữa - tên gọi khác là casein trypsin hydrolysate thủy phân đã được chứng minh có tác dụng tăng cường chất lượng giấc ngủ. Theo nghiên cứu, hàng trăm peptide - chuỗi axit amin có thể được tìm thấy trong CTH có khả năng cải thiện khả năng ngủ nhanh hơn, sâu hơn và làm giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ. Những peptide này liên kết với thụ thể GABA - A. Đây là thụ thể trong não giúp ức chế tín hiệu thần kinh và thúc đẩy giấc ngủ.  SỮA GIÚP DỄ NGỦ THEO HIỆU ỨNG TÂM LÝ Bên cạnh những phân tích khoa học về tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, sữa cũng có hiệu ứng tâm lý về giờ giấc và thói quen đi ngủ. Việc uống một ly sữa trước khi đi ngủ có thể gợi nhớ về một thói quen thời thơ ấu. Những cảm giác nhẹ nhàng này có thể báo hiệu cho não bộ của bạn rằng đã đến lúc đi ngủ. Từ đó nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. 2.NÊN UỐNG LOẠI SỮA NÀO TRƯỚC KHI ĐI NGỦ? Nhiều ý kiến cho rằng uống sữa ấm trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ nhanh và ngủ sâu hơn. Thực tế có đúng như vậy? Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh nhiệt độ của sữa quyết định chất lượng giấc ngủ. Các hợp chất trong sữa, như các peptide (chuỗi axit amin) trong CTH vẫn hoạt động và liên kết với các thụ thể GABA-A ngay cả khi bạn uống sữa lạnh. Tuy nhiên, uống sữa ấm có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể bên trong. Điều này làm tăng lưu thông máu và giúp cơ thể được thư giãn, đưa bạn vào giấc ngủ hiệu quả hơn so với đồ uống lạnh. 3.UỐNG SỮA TRƯỚC KHI ĐI NGỦ CÓ TĂNG CÂN KHÔNG? Uống một ly sữa trước khi đi ngủ không có khả năng gây ra bất kỳ thay đổi nào về cân nặng của bạn. Trừ khi bạn uống quá nhiều sữa khiến cơ thể thu nạp năng lượng calo lớn trong ngày. Lý do chính khiến bạn tăng cân có thể là do thiếu ngủ. Theo nghiên cứu, chất lượng giấc ngủ thấp có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn và ăn vặt nhiều hơn trong suốt ngày hôm sau. Điều này càng khiến bạn tăng cân không lành mạnh theo thời gian. Một nghiên cứu khác cho thấy uống sữa trước khi đi ngủ giúp phục hồi cơ bắp, làm tăng tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi, hoặc giúp đốt cháy calo nhanh vào sáng hôm sau. Lượng calo của một ly sữa (237ml) không đáng kể và không có khả năng gây ra bất kỳ sự gián đoạn lớn nào trong nhịp sinh học hay cân nặng sinh học của bạn. 4.DỊ ỨNG SỮA NÊN UỐNG GÌ TRƯỚC KHI ĐI NGỦ? Người bị dị ứng sữa (hoặc bệnh không dung nạp lactose) không thể tiêu hóa đường lactose trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm thay thế không chứa lactose. Bạn có thể bổ sung nước uống giúp ngủ ngon hơn như trà hoa cúc, ashwagandha, hoặc nước trái cây… Giấc ngủ ngon không những giúp cơ thể và đầu óc tỉnh táo mà còn giúp chúng ta vui vẻ tích cực, có đủ năng lượng cho các hoạt động ngày mới.   

BẮP CẢI - VỊ THUỐC CỦA NGƯỜI NGHÈO
08

Th 01

BẮP CẢI - VỊ THUỐC CỦA NGƯỜI NGHÈO

  • admin
  • 0 bình luận

Bắp cải ưa lạnh nên phát triển mạnh vào mùa đông, trở thành loại rau phổ biến vào thời điểm này. Nhưng ngoài dùng làm rau ăn, bắp cải còn có thể được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Bắp cải cò có tên gọi khác là quyển tâm thái, cải bắp, sú, thuộc họ cải Brassicaceae. Bắp cải thuộc cây rau ôn đới được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu. Những giống cải bắp chính vụ, chỉ cuốn bắp khi nhiệt độ dưới 20 độ C. Tuy nhiên những giống cải bắp chịu nhiệt (chủ yếu những giống lai) vẫn vào bắp ở nhiệt độ 25 độ C đến 27 độ C. Bắp cải được trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc. Ở miền Nam trước đây bắp cải là đặc sản của Đà Lạt nhưng ngày nay nhiều huyện ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long đã trồng bắp cải rất nhiều, thu hoạch được một lượng rau đáng kể. Những giống bắp cải dùng để xuất khẩu có giá trị đang được trồng phổ biến ở nước ta hầu hết là những giống nhập từ nước ngoài và đều ăn ngon. 1.THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ DINH DƯỠNG CỦA BẮP CẢI Người ta đã xác định được trong bắp cải tươi có: Nước 90%, Protid 1,8%, Glucid 5,4%, Chất xơ 1,6%, calo 50 (từ 100g bắp cải). Bắp cải cũng giàu về muối khoáng, nhất là calcium, phospho. Lượng vitamin C cũng cao, chỉ kém cà chua, nhưng lại gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Bắp cải thường dùng chế biến các loại món ăn như luộc, xào, làm nộm, muối xổi ăn giòn. 2.NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ BẮP CẢI Bắp cải có vị ngọt, nhạt, tính hàn. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây đã cuốn trên mặt đất. Bắp cải có tác dụng lợi tiểu tiện, hoạt tràng, lọc máu, giải độc, liền sẹo vết thương, cung cấp một lượng lưu huỳnh nhất định cho cơ thể.  Bắp cải dùng để trị đau dạ dày, ho viêm họng khản tiếng, sâu bọ cắn, chữa khớp, thống phong, đau thần kinh hông, giun sán, mụn nhọt… -Trị đau dạ dày, viêm ruột, bệnh đường ruột, viêm họng, ho: Trong bắp cải có chất chống loét là vitamin U, tuy nhiên nó rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. -Đái buốt, đái rắt, đại tiện táo: Rau cải bắp luộc tùy dùng. Luộc ăn và uống nước. -Nhiễm khuẩn đầu da móng tay: Rửa bằng nước ép bắp cải.  -Chữa bỏng hoặc mụn nhọt: Lá bắp cải tùy dùng. Hơ nóng cho mềm hoặc luộc cho mềm đắp vào vết thương. 4.LƯU Ý KHI DÙNG BẮP CẢI Bắp cải có tính hàn, do vậy những ai yếu người, lạnh tay chân hoặc gặp các vấn đề liên quan đến phong hàn không nên ăn bắp cải vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn ăn bắp cải thì có thể cho thêm một vài lát gừng đập dập và luộc cùng bắp cải sẽ khiến trung hòa bớt tính hàn có trong bắp cải. Ngoài ra, người bệnh thận cần phải lọc máu, người có hệ tiêu hóa kém, người bệnh cường giáp bướu cổ, người dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc… khi ăn bắp cải cần chú ý, vì ở các dạng chế biến khác nhau, bắp cải có khả năng làm trầm trọng thêm bệnh. Tốt nhất để sử dụng bài thuốc có bắp cải bạn cần được sự tư vấn hướng dẫn và chỉ định của những người có chuyên môn.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: