CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

4 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC TRẺ TRONG MÙA ĐÔNG
12

Th 01

4 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC TRẺ TRONG MÙA ĐÔNG

  • admin
  • 0 bình luận

Mùa đông trời lạnh, ẩm, mưa gió thất thường khiến trẻ nhỏ hay mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản… Dưới đây Hadu chia sẻ cho các mẹ 4 tips bảo vệ sức khỏe trẻ khi mùa đông đến. 1.GIỮ ẤM CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH Mùa đông thời tiết giá lạnh, vì vậy cần phải giữ ấm cho trẻ đúng cách. Cần giữ ấm cho trẻ ở các vị trí như: bàn chân, cổ, ngực và đầu… nhất là khi đi ngoài đường và đêm khi nhiệt độ xuống thấp. Cần chú ý phòng ngủ của trẻ, tránh hiện tượng trẻ mặc nhiều quần áo, mở điều hòa nóng quá trẻ sẽ dễ bị ra mồ hôi, dẫn đến bị cảm. Hoặc để phòng ngủ bị gió lạnh lùa, mặc quần áo mỏng, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu mặc áo cao cổ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, có thể quàng khăn giữ ấm phần cổ cho trẻ. Trẻ đi học khi trời lạnh nên nhớ mặc đủ quần áo ấm, với nguyên tắc giữ ấm cho trẻ là mặc nhiều lớp áo. Với lớp áo trong cùng nên chọn chất liệu cotton thoáng, dễ thấm mồ hôi. Tiếp đến có thể là áo len, áo dệt kim, và áo khoác dày. Tuy nhiên, nếu mặc quá nhiều quần áo hay ủ trẻ quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến trẻ bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy cần thường xuyên kiểm tra xem trẻ có bị ra mồ hôi hay không, để kịp thời lau khô và thay áo trong cho trẻ. 2.GIỮ VỆ SINH CHO TRẺ Mùa đông để tránh gió lùa vào phòng, chúng ta thường có thói quen đóng kín các cửa, điều đó sẽ gây ô nhiễm không khí trong phòng, bất lợi cho sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, thi thoảng vẫn nên mở cửa sổ, giúp cho không khí trong phòng lưu thông. Do trời lạnh và nước giá buốt, trẻ ngại chạm tay vào nước, nhiều bậc  cha mẹ cũng ít tắm gội cho trẻ vì sợ trẻ nhiễm lạnh. Nhưng nếu không tắm rửa thường xuyên, rất dễ gây viêm da. Bởi vậy, vẫn nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ hằng ngày hoặc cách ngày, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh. Chú ý tắm cho trẻ cần ở trong phòng kín gió, nhiệt độ nước tắm vừa đủ. Cần tắm nhanh chóng, không cho trẻ tắm quá lâu. Không tắm cho trẻ bằng nước quá nóng với xà phòng nhiều kiềm, vì sẽ khiến trẻ bị khô da. Có thể bật quạt sưởi trong phòng tắm để tăng nhiệt độ. Chú ý không nên đặt bếp than trong phòng tắm kín, tránh bị ngộ độc. Cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh mũi hằng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nếu trẻ bị ngạt mũi, chỉ làm thông với cách nhỏ nước muối sinh lý ấm. Tránh tùy tiện dùng các thuốc nhỏ mũi khi bác sĩ chưa chỉ định. Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Với những trẻ đã biết tự chải răng, hãy pha nước ấm để trẻ đánh răng với kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Cũng có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý 0,9% vào họng trẻ mỗi sáng, điều này có giá trị sát khuẩn nhẹ, giúp phòng bệnh viêm họng. 3.MÙA ĐÔNG VẪN PHẢI TẮM NẮNG Khi trời lạnh, mưa gió hoặc hanh khô, phần lớn thời gian của trẻ sẽ ở trong phòng kín. Việc này càng dễ khiến sức đề kháng của trẻ yếu hơn, dễ ốm hoặc mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Trẻ cần được vận động ngoài trời, nhằm tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết. Từ đó tăng sức đề kháng và tránh được một số bệnh lây nhiễm. Hãy cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng hằng ngày. Điều này nhằm hấp thụ vitamin D có lợi cho sự phát triển chiều cao, cơ xương của trẻ. Thời điểm lý tưởng đón nhận ánh nắng mặt trời trong mùa đông là khoảng 8-9h30 sáng, hoặc buổi chiều từ 15-17h. Khi trẻ chơi ngoài trời, chú ý mặc vừa đủ, nếu đổ mồ hôi thì nên thay áo cho trẻ kịp thời. 4.TĂNG CƯỜNG THỰC PHẨM BỔ DƯỠNG Thời tiết mùa đông lạnh giá và ẩm sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh, vì vậy cha mẹ cần tăng cường cho trẻ thức ăn bổ dưỡng để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật và đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ. Với nguyên tắc các món ăn cho trẻ mùa đông cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt ngũ cốc nguyên hạt có khả năng cung cấp năng lượng lâu dài. Chất đạm trong thịt, cá, trứng, sữa và chất béo trong dầu thực vật giúp trẻ không bị đói, tránh suy kiệt cơ thể. Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm sẽ kích thích cơ thể sinh nhiệt nhiều hơn các thực phẩm khác. Vì vậy, cho trẻ ăn những thực phẩm có hàm lượng đạm cao vào mùa đông sẽ giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn. Ngoài thịt, cá, trứng, sữa và các nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu khác. Ngoài bổ sung tinh bột từ cơm, gạo, mì… hãy cho trẻ ăn thêm tinh bột từ khoai tây, khoai lang, bí đỏ… Đây là các loại thực phẩm giúp no lâu hơn, cung cấp nhiều năng lượng hơn. Thực phẩm giàu protein sẽ kích thích sản sinh nhiệt giữ ấm tốt hơn thực phẩm chứa tinh bột, chất béo. Ngoài thịt, cá, trứng, sữa… bổ sung chất đạm, có thể tăng cường chất béo từ mỡ, dầu mè, dầu đậu nành,... Rất đơn giản bằng cách thêm vài thìa nhỏ dầu thực vật trộn vào món ăn (cháo, canh, món xào)... Ngoài ra, nên để trẻ ăn nhiều rau, hoa quả để củng cố hệ miễn dịch. Nên chọn loại chứa vitamin C (súp lơ, nước cam, dâu tây) và vitamin D (sữa công thức, cá thu và ngũ cốc). Ăn sữa chua cũng cung cấp men vi sinh tự nhiên để tăng hệ miễn dịch. Cần nhắc trẻ duy trì thói quen uống nước để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tránh rối loạn cơ thể, táo bón…  

VÌ SAO BÁC SĨ KHUYÊN MẸ SAU SINH VẪN NÊN BỔ SUNG SẮT?
12

Th 01

VÌ SAO BÁC SĨ KHUYÊN MẸ SAU SINH VẪN NÊN BỔ SUNG SẮT?

  • admin
  • 0 bình luận

Bổ sung sắt khi mang thai là điều được khuyến khích nhưng lại ít khi được chú ý trong giai đoạn sau sinh. Thực tế, bổ sung sắt sau sinh cũng rất quan trọng. Bởi nếu không có đủ sắt, mẹ có thể bị thiếu máu và tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Sắt là khoáng chất được cơ thể sử dụng để tạo ra huyết sắc tố, một loại protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể. Thiếu sắt thường dẫn đến thiếu máu, lúc này các tế bào hồng cầu sẽ nhỏ hơn, chứa ít huyết sắc tố hơn và kết quả là lượng oxy được vận chuyển đi khắp cơ thể bị giảm đi. 1.VÌ SAO MẸ SAU SINH VẪN NÊN BỔ SUNG SẮT? So với giai đoạn mang thai, nhu cầu sắt của người mẹ thường giảm đi trong thời kỳ hậu sản, giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi sinh con và trong suốt 6 tuần tiếp theo. Tuy nhiên thời gian này là giai đoạn để cơ thể mẹ phục hồi lượng sắt bị mất trong quá trình mang thai và sinh nở. Hơn nữa, nếu mẹ bị thiếu máu mang thai và đặc biệt là nếu mẹ bị mất một lượng máu đáng kể khi sinh con có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu sau sinh. Thiếu máu và thiếu sắt sau sinh đều là những vấn đề gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh. Về mặt thể chất, thiếu máu sau sinh sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt, tăng nguy cơ nhiễm trùng… Về mặt tâm lý - hành vi, thiếu máu sau sinh có thể gây suy giảm chức năng nhận thức, lo âu, bồn chồn, trầm cảm sau sinh… ở người mẹ. Thiếu máu sau sinh làm suy yếu đi sự tương tác giữa mẹ và bé. Một vấn đề quan trọng đáng chú ý nữa là thiếu máu ở người mẹ có thể làm suy giảm khả năng tiết sữa, từ đó ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng tự nhiên dành cho con và cản trở sự phát triển của em bé. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ thiếu máu khi mang thai và sau sinh ở các nước đang phát triển là khá cao. Chẳng hạn như ở Đông Nam Á, tỷ lệ thiếu máu sau sinh có thể lên đến 50-60%. Chính vì những điều này, các bác sĩ có thể khuyên mẹ tiếp tục bổ sung sắt sau sinh để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt. 2.CÁCH BỔ SUNG SẮT CHO MẸ SAU SINH AN TOÀN, HẠN CHẾ TÁC DỤNG PHỤ Sắt là khoáng chất có sẵn trong nhiều loại thực phẩm cũng như được bào chế thành dạng thuốc bổ sung sắt. Vì vậy mẹ sau sinh có thể bổ sung sắt qua những cách sau đây: BỔ SUNG SẮT QUA THỰC PHẨM Sắt được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Bạn cũng có thể nhận được lượng sắt cần thiết khi ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như: Thịt nạc, thịt gia cầm và hải sản Ngũ cốc, bánh mì tăng cường chất sắt Rau lá xanh đậm (rau bina)... và các loại đậu như đậu lăng, đậu thận, đậu Hà Lan Các loại hạt và một số loại trái cây khô chẳng hạn như nho khô Sắt từ động vật, chẳng hạn thịt, thường được hấp thu dễ hơn so với sắt từ thực vật. Ngoài ra, nếu muốn cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, mẹ nên kết hợp với thực phẩm hoặc đồ uống giàu vitamin C như nước cam, nước ép cà chua hoặc dâu tây. BỔ SUNG SẮT QUA VIÊN UỐNG Viên uống bổ sung sắt vẫn được ưa chuộng vì sự tiện lợi và chi phí vừa phải. Ngoài ra, việc sử dụng viên uống bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu máu sau sinh được khuyến nghị thực hiện càng sớm càng tốt và nên tuân theo chế độ (liều lượng, tần suất bổ sung sắt) như khi bổ sung sắt trong thai kỳ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), liều lượng sắt bổ sung đối với phụ nữ đang cho con bú sẽ dao động từ 10 đến 30mg mỗi ngày và nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau sinh. Để hấp thu sắt tốt nhất, mẹ nên uống viên bổ sung sắt ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc 2 giờ trước khi dùng các loại thuốc khác. Lưu ý rằng dù bổ sung sắt là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh nhưng việc dùng viên sắt đường uống được cho là gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn. Để giảm tác dụng phụ, nhiều mẹ bỉm có xu hướng giảm tần suất uống thuốc và ngưng dùng thuốc. Để khắc phục vấn đề này trong dự phòng thiếu máu do thiếu sắt, mẹ bầu hoặc sau sinh nên chọn viên uống bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài thay vì viên uống thông thường.  

ĐAU DẠ DÀY UỐNG SỮA ĐƯỢC KHÔNG?
11

Th 01

ĐAU DẠ DÀY UỐNG SỮA ĐƯỢC KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhiều đối tượng, thuộc mọi độ tuổi khác nhau. Trẻ em đến người lớn tuổi đều nên uống sữa để bổ sung dưỡng chất, tăng cường miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, uống sữa lại có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Vậy đau dạ dày uống sữa được không và nên uống sữa như thế nào để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày? 1.ĐAU DẠ DÀY UỐNG SỮA ĐƯỢC KHÔNG? Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) là một trong số những bệnh tiêu hóa khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như: đau và nóng rát vùng bụng, buồn nôn, nôn, ợ chua… Vì là một bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Ăn uống lành mạnh, đúng cách có thể giúp triệu chứng bệnh được giảm nhẹ, còn nếu ăn uống nhiều những loại thực phẩm gây kích thích dạ dày, chẳng hạn như đồ cay nóng có thể khiến triệu chứng đau thêm nặng. Nếu bạn đang thắc mắc bị dạ dày uống được sữa không thì câu trả lời là tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Các nguyên nhân có thể bao gồm: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều đồ cay nóng, lạm dụng nhiều bia rượu và chất kích thích. Viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn có tên gọi là Helicobacter pylori. Các bệnh lý về đường tiêu hóa khác như táo bón, khó tiêu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng kích thích ruột, viêm tụy, viêm túi thừa… 2.ĐAU DẠ DÀY CÓ UỐNG ĐƯỢC SỮA KHÔNG? KHI NÀO NÊN UỐNG? Nếu nguyên nhân đau dạ dày là do dư thừa lượng axit trong dạ dày gây viêm loét dạ dày thì đau dạ dày uống được sữa không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Trong trường hợp này, sữa có thể ổn định lại lượng pH và bao phủ niêm mạc dạ dày, góp phần ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và tạm thời làm dịu cơn đau dạ dày do vết loét. Ngoài ra, sữa cũng có thể giúp giảm cảm giác nóng rát khi bạn đã ăn nhiều thức ăn cay như ớt. Các hoạt chất như capsaicin. Nguyên nhân là do sữa chứa một loại protein gọi là casein, có thể phân hủy capsaicin trong ớt gây cay, giống như cách mà nước rửa chén có thể loại bỏ dầu mỡ trên chén bát. 3.KHI NÀO KHÔNG NÊN UỐNG SỮA? Bệnh nhân không dung nạp đường sữa thì phải lưu ý đặc biệt đến việc đau dạ dày có uống sữa được không. Bạn tuyệt đối nên tránh uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa. Những trường hợp này, uống sữa có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh như đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn… Trong trường hợp đau do viêm loét dạ dày, bạn cũng không nên uống quá nhiều sữa. Lúc đầu, sữa có thể tạm thời làm dịu cơn đau vì nó bao phủ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, sữa cũng khiến dạ dày phải tiết ra một lượng axit và dịch tiêu hóa lớn, khiến cơn đau và vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn. Đồng thời, tình trạng này có thể khiến dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Đau dạ dày uống sữa tươi được không thì câu trả lời là KHÔNG nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn E.coli, Listeria hoặc một trong các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Lúc này bạn chỉ nên uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên thay vì uống ngụm nước lớn. 4.NGƯỜI BỊ ĐAU DẠ DÀY NÊN UỐNG SỮA NHƯ THẾ NÀO? Bạn đừng chỉ quan tâm người đau dạ dày uống được sữa không mà cũng cần phải hết sức lưu ý đến cách uống sữa như thế nào. Uống sữa không đúng cách có thể làm cơn đau thêm trầm trọng, gây ra thêm các triệu chứng bất thường khác. Còn nếu uống sữa đúng cách sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết, kích thích vị giác, cải thiện hệ tiêu hóa, và sức khỏe tổng thể. Người bị đau dạ dày khi uống sữa nên: Uống khoảng 400-500ml sữa tươi mỗi ngày, và chia làm 2-3 lần uống trong ngày để có thời gian hấp thụ dưỡng chất từng chút một. Đau dạ dày uống sữa đậu nành được không? ĐƯỢC. Bạn nên ưu tiên sữa tươi không đường, sữa tách béo hoặc thay thế bằng các loại sữa khác như sữa hạt, sữa bắp, sữa bí đỏ, sữa chua ít béo hoặc không béo… Tuyệt đối không uống sữa để qua đêm hay có dấu hiệu bị hư hỏng để tránh các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng. Ưu tiên dùng sữa tươi ấm khoảng 30-35 độ C sẽ tốt hơn so với sữa lạnh. Không nên uống sữa ngay khi vừa thức dậy hay khi đang đói bởi có thể gây hại cho dạ dày. Bạn có thể ăn kèm cùng một số loại thực phẩm khác cùng với sữa tươi, như bánh mì, ngũ cốc, trái cây… Sữa có thể làm dịu cơn đau dạ dày, nhưng trong một số trường hợp, nó sẽ khiến cơn đau trầm trọng hơn. Nếu cơn đau không biến mất sau 1 ngày hoặc lâu hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để hỏi ra nguyên nhân và xem đau dạ dày của bạn uống được sữa không, và điều trị khi cần.  

VÌ SAO NGƯỜI GIÀ HAY MẮC CHỨNG TIỂU ĐÊM, CÁCH KHẮC PHỤC?
11

Th 01

VÌ SAO NGƯỜI GIÀ HAY MẮC CHỨNG TIỂU ĐÊM, CÁCH KHẮC PHỤC?

  • admin
  • 0 bình luận

Tiểu đêm là hội chứng phổ biến ở người già. Do phải thức dậy nhiều lần giữa đêm, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì sao người già hay mắc chứng tiểu đêm, làm cách nào để hạn chế? 1.TIỂU ĐÊM LÀ GÌ? Giấc ngủ ban đêm có vai trò rất lớn đối với sức khỏe. Chu kỳ ngủ ban đêm nhằm phục hồi sức khỏe và cân bằng hệ nội tiết của con người.  Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm với lượng nước tiểu mỗi lần tương đương 300ml. Nếu phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ thì được gọi là hội chứng tiểu đêm. 2.NGUYÊN NHÂN GÂY TIỂU ĐÊM Ở NGƯỜI GIÀ -Đa niệu đêm (chiếm 70%): do não vừa giảm sản sinh ADH vừa giảm chất lượng ADH, đồng thời thận cũng kém nhạy cảm với ADH làm cho thận tăng thải nước tiểu xuống bàng quang, bàng quang nhanh chóng bị căng đầy buộc bệnh nhân phải thức dậy để đi tiểu. -Các bệnh  lý tiết niệu: phì đại tuyến tiền liệt, xơ hẹp cổ bàng quang, các nguyên nhân gây ra chứng bàng quang tăng hoạt. -Các bệnh lý khác: suy tim, do sử dụng thuốc lợi tiểu, chứng ngừng thở khi ngủ… -Các thói quen xấu: uống nước, ăn canh nhiều ban đêm, sử dụng các thức uống lợi tiểu ban đêm như rượu, bia, nước chè, cà phê… 3.TIỂU ĐÊM Ở NGƯỜI GIÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO? -Mất ngủ: Mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác nhanh chóng bào mòn sức khỏe người bệnh, làm giảm sức đề kháng, nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần. -Tăng 1,5 lần tỷ lệ tử vong do đột quỵ: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, ngã chấn thương cổ, gãy xương đùi. Nguyên nhân là do khi thức dậy ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, các giác quan đều kém tinh tế, do thay đổi đột ngột nhiệt độ trên giường và bên ngoài, do mất thân nhiệt qua việc đi tiểu nhiều… -Gây mất ngủ cho người thân do việc thức dậy đi tiểu. 4.KHẮC PHỤC CHỨNG TIỂU ĐÊM Ở NGƯỜI GIÀ BẰNG CÁCH NÀO? Khi mắc chứng tiểu đêm, người bệnh cần xác định nguyên nhân bệnh tiểu đêm do nguyên nhân gì mới có thể cải thiện được tình trạng này. Đối với nhóm nguyên nhân tiểu đêm thực thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ điều trị bệnh lý để làm giảm triệu chứng tiểu đêm. Trong trường hợp tiểu đêm là do suy giảm chức năng, bệnh nhân nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt như: -Bỏ thói quen uống nhiều nước, rượu bia, cà phê hoặc trà vào buổi tối. -Tăng cường rau xanh và chất xơ, giảm ăn các loại canh có thành phần lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu… vào bữa cơm chiều. -Không ăn quá nhiều thịt hoặc ăn quá mặn. -Hạn chế ăn trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… trước khi đi ngủ. -Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức dẫn đến mất ngủ. -Tạo thói quen trước khi đi ngủ và đúng giờ trong ngày.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: