CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NHẬN BIẾT BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA CÚM A VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
22

Th 01

NHẬN BIẾT BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA CÚM A VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Cúm A (còn được gọi là cúm mùa, do virus cúm gây ra) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi các biến chứng của chúng. Trên thế giới hiện nay, cúm A (còn được gọi là cúm mùa, do virus cúm gây ra) vẫn là một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến tính mạng bởi các biến chứng của chúng. 1.DIỄN BIẾN CỦA BỆNH CÚM A Mới đây, bộ Y tế đã lưu ý người dân về dịch cúm gia cầm và bệnh hô hấp gia tăng ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia… Trong đó đáng chú ý Trung Quốc và Campuchia là hai nước có cùng biên giới với nước ta. Đặc biệt ở Campuchia đã có 3 trường hợp tử vong. Hiện tại thời tiết ở nước ta đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, chuyển mùa thay đổi thất thường. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, điển hình là cúm. Cục Y Tế dự phòng (Bộ Y Tế) cho biết, ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A tăng cao tại Hà Nội. Cụ thể trong 2 tuần gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội tiếp nhận nhiều bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi đến khám, được xét nghiệm và chẩn đoán mắc bệnh cúm A. Đây là một loại cúm mùa nó biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. 2.CÚM A LÀ GÌ? Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện vì nhiễm virus này do cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu có sức đề kháng kém. Đường lây truyền của virus cúm A từ người bệnh sang người lành rất đơn giản. Virus cúm A lan truyền chủ yếu từ người này sang người khác bởi các hạt bụi, các giọt nước bọt nhỏ li ti dính virus của người bệnh thông qua việc ho hoặc hắt hơi hoặc đôi khi người bệnh có thể nhiễm bệnh do chạm vào một bề mặt cứng như nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang… có virus cúm sau đó chạm lại vào miệng hoặc mũi của họ. Bệnh cúm A có thể lây truyền từ 1 ngày trước khi phát hiện các triệu chứng đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Trẻ em, người cao tuổi có sức đề kháng kém có khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn. 3.TRIỆU CHỨNG KHI MẮC CÚM A Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các tác nhân khác, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, chảy nước mũi), đau họng và sốt. Đặc biệt bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40 độ C, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng còn có thể khó thở và kèm theo các biến chứng khác. Đại đa số bệnh nhân sẽ được khám bệnh, kê đơn thuốc về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị. 4.BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CÚM A Cúm A có thể gây biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm, trong đó một số trường hợp dễ gặp phải biến chứng cúm A như trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi, nhất là người có sức đề kháng kém. Do đó, trẻ em và người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng khi mắc bệnh. Một đối tượng khác nếu mắc cúm A cũng có thể gặp nguy hiểm, đó là phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể bà bầu cũng bị suy giảm miễn dịch nên rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm virus cúm A. Bệnh cúm A có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan. Cần lưu ý ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiến triển nặng biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy tạng và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai có thể gây ra chứng viêm phổi và những dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch hay bệnh lý van tim, sảy thai… Ngoài ra, cúm A còn có thể gây ra bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phù phổi, tím tái. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng có tỷ lệ tử vong cao. 5.NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN BỆNH CÚM A Khi thấy sốt, đau họng, chảy nước mũi, nhất là đang ở trong vùng dịch cúm hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Theo thường quy khi nghi bị cúm A, tại phòng khám bệnh viện người bệnh sẽ được lấy bệnh phẩm là chất ngoáy họng, nếu có điều kiện sẽ nuôi cấy xác định virus cúm, song song sẽ lấy máu người bệnh để xét nghiệm huyết thanh nhằm phát hiện kháng nguyên của virus cúm, đặc biệt là tiến hành phản ứng sinh học phân tử hoặc miễn dịch huỳnh quang. Đây là những phương pháp khá chuẩn xác để xác định và phân loại virus cúm. 6.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CÚM A Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy vậy, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Lưu ý những loại thuốc, vitamin này cần được kê đơn từ bác sĩ khám bệnh cho người bệnh, tránh trường hợp tự ý mua thuốc về điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe nhanh hơn như nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường sạch sẽ, an toàn. Cần được bổ sung nhiều nước, uống thêm các nước hoa quả như chanh, cam, dưa hấu…  

NGƯỜI BỊ CÚM NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG?
22

Th 01

NGƯỜI BỊ CÚM NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Mặc dù không có cách nào chữa khỏi bệnh cúm ngay lập tức nhưng chế độ ăn uống khi bị bệnh có thể giúp cảm thấy tốt hơn và tăng tốc độ phục hồi. Các triệu chứng cảm cúm bao gồm sốt, đau họng, ho, nghẹt mũi và đau nhức cơ thể. Trong một số trường hợp, cúm còn có thể gây tiêu chảy, nôn và buồn nôn… Khi bị bệnh cúm nên ở nhà nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn ngừa lây lan virus cúm sang người khác. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng giúp giảm bớt ảnh hưởng của bệnh cúm và có khả năng giúp cơ thể sớm trở lại trạng thái bình thường. 1.CHÍN THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG GIÚP LÀM DỊU TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CÚM Nước ấm Các triệu chứng của bệnh cúm, bao gồm sốt, tiêu chảy và nôn có thể dẫn đến mất nước và chất điện giải nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy cơ thể cần thật nhiều nước để bù nước. Nước ấm có tác dụng tốt hơn nước lạnh trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã so sánh tác dụng của cả đồ uống nóng và đồ uống ở nhiệt độ phòng ở 30 người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Đồ uống nóng giúp làm giảm ngay lập tức và lâu dài các triệu chứng sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi, trong khi đồ uống tương tự ở nhiệt độ phòng chỉ giúp giảm các triệu chứng sổ mũi, ho và hắt hơi. Do đó, lợi ích có thể là do chất lỏng nóng thúc đẩy tiết nước bọt và tiết chất nhầy đường thở để bôi trơn và làm dịu đường hô hấp trên. Các bác sĩ lưu ý uống nước ấm là một lựa chọn tuyệt vời khi bị cúm vì nước giàu chất dinh dưỡng và tính nóng, ấm có thể làm dịu cơn đau họng. Nước ấm có thể là nước đun sôi để ấm, nước luộc gà, rau hay xương thì lợi ích vẫn như nhau. Tuy nhiên, nên lựa chọn loại có hàm lượng natri thấp. Khi cơ thể mệt mỏi cần tránh những thực phẩm có hàm lượng natri cao, có thể dẫn đến sưng tấy và mệt mỏi. Súp gà Tùy thuộc vào các triệu chứng cúm, có thể bổ sung thêm dinh dưỡng, thêm một số nguyên liệu tốt cho sức khỏe để nấu súp. Súp gà là một phương thuốc y học cổ truyền để chữa các bệnh như cúm. Nhiều nghiên cứu cho thấy các thành phần trong súp gà có thể làm giảm viêm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch vì nó chống lại nhiễm trùng cúm. Khi nấu súp gà nên dùng một bát cân bằng để có được lượng dinh dưỡng tối ưu để cơ thể phục hồi. Chọn những món súp có chứa protein, rau không chứa tinh bột và carbohydrate. Để có một ựa chọn nhanh chóng và cân bằng, hãy cho một ít rau và thịt gà cắt nhỏ vào nước dùng có hàm lượng natri thấp. Tỏi Tỏi có lịch sử lâu đời được sử dụng cho các mục đích y học ở các nền văn hóa trên thế giới. Tỏi được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa, một số người coi nó như một phương thuốc chữa viêm khớp, đau răng, ho mãn tính… Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể hữu ích trong việc giúp chống lại bệnh cúm. Một nghiên cứu cho thấy 146 tình nguyện viên khỏe mạnh bổ sung tỏi hoặc giả dược trong 3 tháng. Nhóm ăn tỏi có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn 63%. Một nghiên cứu khác cho thấy, thời gian mắc bệnh cảm lạnh cũng giảm đáng kể ở những người dùng 2,56g chiết xuất tỏi già mỗi ngày trong mùa lạnh và cúm so với nhóm dùng giả dược. Mức độ mắc bệnh cũng ít nghiêm trọng hơn. Bổ sung tỏi có thể tăng cường chức năng tế bào miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm và giúp phục hồi nhanh hơn. Có thể ăn tỏi sống hoặc tỏi nấu chín. Gừng và nghệ Một số loại gia vị và thảo mộc có thể có lợi khi bị cúm. Trong các nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất gừng có đặc tính kháng khuẩn, trong khi chất curcumin, một hợp chất tự nhiên trong nghệ, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Nhưng loại gia vị này không hẳn là phương pháp chữa trị bệnh cúm nhưng chúng có thể hữu ích khi thêm vào các loại trà, súp, hoặc các món ăn khác khi bị cúm, ốm. Việc bổ sung gừng được coi là an toàn nhưng có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm khó chịu ở bụng, ợ nóng, tiêu chảy, kích ứng miệng và cổ họng nếu dùng với liều lượng lớn. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung gừng. Theo một tài liệu nghiên cứu về tác dụng an toàn và sức khỏe của gừng, do hoạt tính chống đông máu, chất bổ sung curcumin có thể gây chảy máu quá nhiều nếu dùng chung với  thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel hoặc warfarin. Các nguồn vitamin C khác Vitamin C giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn và virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vốn là một chất chống oxy hóa mạnh nên vitamin C cũng giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, bổ sung vitamin C nhưng gồm cả sắt tăng cường miễn dịch, chống viêm là rau lá xanh như rau bina, bắp cải, cải xoăn. Sắt rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thêm rau xanh vào súp để tăng thêm khối lượng và tăng cường dinh dưỡng. Mật ong Mật ong là một phương thuốc phổ biến tại nhà để làm dịu cơn đau họng, chất làm ngọt tự nhiên của mật ong có thể giúp đóng vai trò chống lại nhiễm trùng đường hô hấp. Mật ong có thể hiệu quả hơn trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và giống cúm so với các loại thuốc không kê đơn. 14 nghiên cứu phân tích gần 1.800 người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên đang được điều trị bằng mật ong hoặc các biện pháp thông thường như thuốc kháng histamin và thuốc giảm ho. Các tác giả kết luận rằng mật ong có vẻ vượt trội hơn so với việc điều trị các triệu chứng của những bệnh nhiễm trùng này nhờ đặc tính kháng khuẩn. Mật ong cũng bao phủ cổ họng và có thể làm dịu triệu chứng kích ứng. Trà nóng Đồ uống ấm này có tác dụng làm dịu cổ họng bị nghẹt. Trà có chứa một nhóm chất chống oxy hóa gọi là polyphenol, được nghiên cứu cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính. Trong các nghiên cứu, hoa cúc đã được phát hiện có đặc tính kháng khuẩn, trong khi nghiên cứu cho thấy trà bạc hà có thể giúp làm dịu các triệu chứng tiêu hóa. Trà xanh có chứa một loại polyphenol gọi là catechin, nghiên cứu cho thấy có thể làm tăng số lượng tế bào T điều hòa, giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch.  Có nhiều loại trà để lựa chọn nhưng nên tránh xa những loại có chứa caffeine, chẳng hạn như trà đen, vì có thể góp phần gây mất nước. Protein nạc Ngay cả khi cơ thể không bị bệnh, protein vẫn rất cần thiết để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Sức mạnh đó rất quan trọng để chống lại các bệnh nhiễm trùng như cúm. Protein giúp chúng ta duy trì khối lượng cơ nạc, bao gồm cả cơ bắp. Ăn đủ protein khi bị ốm, để ngăn ngừa tình trạng teo cơ, thúc đẩy quá trình lành vết thương, và thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu ăn thực phẩm giàu chất béo có thể làm chậm thời gian rỗng dạ dày, do đó, có nhiều khả năng thực phẩm đó có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Cúm có thể gây khó chịu cho dạ dày, vì vậy nên lựa chọn các thực phẩm ít béo và protein nạc là lựa chọn tốt. Các nguồn cung cấp protein nạc ít chất béo bao gồm thịt gia cầm không da, cá và đậu phụ… Sữa chua Hy Lạp Cúm có thể đi kèm với một số triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, nôn và chế phẩm sinh học có thể hữu ích để khôi phục vi khuẩn lành mạnh sống trong đường ruột và cải thiện sức khỏe. Một số loại thực phẩm có chứa men vi sinh một cách tự nhiên, bao gồm sữa chua, kombucha và tempeh. Probiotic cũng có sẵn ở dạng bổ sung. Để bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn uống khi cảm thấy không khỏe, sữa chua Hy Lạp là một lựa chọn tuyệt vời. Sữa chua Hy Lạp có hàm lượng protein gấp đôi so với sữa thông thường và ít đường lactose hơn, vì vậy hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.  2.NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI BỊ BỆNH CÚM Trong một số loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp giảm bệnh cúm, những loại khác có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Khi cảm thấy không khỏe, hãy cố gắng tránh xa những điều sau:  Đồ uống chứa caffeine: Chất caffeine có tác dụng lợi tiểu, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước, vì vậy nên hạn chế hoặc tránh các đồ uống như cafe, soda hoặc trà đen khi bị cúm. Đồ uống có cồn: Rượu làm suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có thể khiến việc chống lại nhiễm cúm trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, giống như caffeine, rượu có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Các sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm có chứa sữa như sữa, phomai, và kem được biết là làm đặc chất nhầy nếu bị nghẹt mũi và có nhiều triệu chứng về đường hô hấp. Nhờ có men vi sinh, sữa chua Hy Lạp là một ngoại lệ với quy tắc này. Nếu muốn tránh xa hoàn toàn sữa, hãy cân nhắc thử dùng các nguồn lợi khuẩn lành mạnh, không có nguồn gốc từ sữa như kombucha ít đường. Thực phẩm chế biến sẵn: Những món ăn này có xu hướng chứa nhiều natri và chất béo bão hòa, những nghiên cứu cho thấy có thể dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể. Việc sử dụng thực phẩm nguyên chất có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất là tối ưu cho sức khỏe.  

MÁCH BẠN 6 MẸO DÂN GIAN CHỮA ĐAU MỎI VAI GÁY CỰC HIỆU QUẢ
22

Th 01

MÁCH BẠN 6 MẸO DÂN GIAN CHỮA ĐAU MỎI VAI GÁY CỰC HIỆU QUẢ

  • admin
  • 0 bình luận

Không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ ngày nay cũng thường gặp phải tình trạng đau vai gáy. Nguyên nhân chủ yếu do tính chất công việc phải ngồi nhiều, sai tư thế hay vác nặng quá sức… Thông thường, cơn đau dai dẳng ảnh hưởng đến sinh hoạt và đôi khi cả giấc ngủ của họ. Vì vậy bỏ túi các mẹo dân gian chữa đau vai gáy sẽ rất hữu ích để giảm cơn đau ngay tại nhà. 1.MẸO CHỮA ĐAU VAI GÁY BẰNG DƯỢC LIỆU Nhắc đến những mẹo dân gian chữa đau vai gáy phải kể đến dược liệu đầu tiên. Vườn nhà của chúng ta có rất nhiều loại cây trị liệu đau cơ xương khớp hiệu quả. NGẢI CỨU Nhờ tính ấm và khả năng hoạt huyết, giảm đau mà ngải cứu có mặt trong nhiều bài thuốc chữa đau vai gáy dân gian. Bạn có thể áp dụng bằng cách: Mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng cách uống nước ngải cứu: lấy 1 nắm ngải cứu tươi đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo. Bạn cắt nhỏ, xay với nước lọc sau đó chắt lấy nước cốt để uống. Hãy áp dụng cách chữa đau mỏi cổ vai gáy tại nhà mỗi ngày một lần. Chườm nóng: Lấy 1 nắm ngải cứu to rửa sạch, sao khô rồi thêm một chén muối hạt vào rang chung. Trút hỗn hợp còn nóng vào túi vải, chườm lên vùng vai gáy dễ bị đau ngày 3 lần. Khi hỗn hợp hết nóng, bạn có thể sao lại và chườm tiếp. Tuy nhiên, mẹo dân gian chữa đau mỏi vai gáy bằng cách uống ngải cứu sẽ không phù hợp với phụ nữ mang thai, người có vấn đề về đường ruột, bệnh gan, người thể âm hư nhiệt huyết. GỪNG Nhắc đến khả năng làm ấm, kháng viêm, giảm đau cơ xương khớp thì không thể bỏ qua gừng. Bạn có thể đắp gừng hoặc xoa bóp với rượu gừng để giảm đau mỏi vai cổ. HẠT GẤC Hạt gấc dùng trong y học cổ truyền để điều trị viêm khớp, chấn thương, đau mỏi vai gáy nhờ tác dụng giảm đau, tiêu viêm. Để thực hiện bài thuốc này, bạn lấy khoảng 50g hạt từ quả gấc chín, một lớp màng ngoài rồi phơi khô. Cho hạt gấc vào chảo, sao đến khi có mùi thơm thì lấy ra để nguội, giã nát. Thêm vào bình 2 lít rượu trắng trên 40 độ, ngâm 1 tuần. Bạn dùng rượu này xoa bóp vùng bị đau 2-3 lần mỗi ngày. Bạn lưu ý rằng mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng hạt gấc chỉ được dùng ngoài, tuyệt đối không uống vì hạt gấc có độc. 2.BÀI TẬP ĐAU VAI GÁY Bài tập yoga chữa đau vai gáy dễ dàng thực hiện tại nhà bao gồm: ĐỘNG TÁC LUỒN KIM Bạn bắt đầu với tư thế cái bàn, hai đầu gối và hai bàn tay chạm sàn để nâng phần cơ thể lên song song với mặt sàn. Lấy một tay phải làm trụ, giữ thẳng, hạ bên vai trái xuống để luồn qua ngực sang phía bên phải. Đẩy vai qua bên trái hết mức có thể, cánh tay trái áp sát dưới sàn với lòng bàn tay hướng lên trên. Bạn giữ nguyên tư thế trong 30 giây, sau đó đổi bên. Mỗi ngày bạn tập 5 hiệp là đủ. TƯ THẾ EM BÉ Đây là mẹo trị liệu cổ vai gáy nhẹ nhàng, phù hợp với mọi người. Bạn thực hiện như sau: Bạn bắt đầu với tư thế cái bàn, hai đầu gối và hai bàn tay chạm sàn để nâng phần cơ thể lên song song với mặt sàn. Lùi mông ra sau đến khi chạm gót chân, duỗi thẳng hai tay ra trước, cúi đầu úp xuống mặt sàn. Ép ngực và vai xuống sàn. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. TƯ THẾ MÈO - BÒ Bạn bắt đầu với tư thế cái bàn, hai đầu gối và hai bàn tay chạm sàn để nâng phần cơ thể lên song song với mặt sàn. Hít vào, đồng thời cong lưng, ngửa mặt hết mức có thể. Thở ra từ từ, hóp bụng, cong lưng, cúi đầu hết mức có thể. Lặp lại liên tục các động tác. Với các bài tập yoga chữa đau mỏi vai gáy này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày song song với mẹo chữa đau lưng vai gáy bằng thảo dược. Khi biến nó thành thói quen hằng ngày, bạn sẽ bất ngờ khi chứng đau vai gáy được cải thiện hiệu quả.      

THỰC HƯ CHUYỆN VITAMIN C GÂY BỆNH SỎI THẬN
15

Th 01

THỰC HƯ CHUYỆN VITAMIN C GÂY BỆNH SỎI THẬN

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin C (còn được gọi là axit ascorbic) là một loại vitamin. Một số loài động vật có thể tạo ra vitamin C cho riêng mình, nhưng con người phải lấy vitamin C từ thực phẩm và các nguồn khác. Nguồn vitamin C hữu ích là trái cây tươi và rau quả, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt. Vitamin C cũng có thể được tạo ra qua thí nghiệm. Vitamin C được sử dụng thường xuyên nhất để ngăn ngừa và điều trị chứng cảm lạnh thông thường. Nó có thể được sử dụng để điều trị các chứng nhiễm trùng, mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác, viêm phế quản, chứng virus suy giảm miễn dịch cho con người (HIV), viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori, bệnh lao, bệnh kiết lị và nhiễm trùng da gây mụn nhọt. Vitamin C cũng được dùng cho các bệnh nhiễm trùng bàng quang và tuyến tiền liệt. Vitamin C còn có thể được sử dụng trong một số chứng rối loạn hoặc điều trị bệnh tâm thần. 1.SỎI THẬN LÀ GÌ? Sỏi thận là một khối rắn hình thành bên trong thận khi các chất thường có trong nước tiểu trở nên cô đặc. Hòn sỏi có thể ở bên trong thận hoặc đi xuống đường tiết niệu. Sỏi thận có kích thước đa dạng. Một hòn sỏi có thể tự thải ra ngoài, chỉ gây đau nhẹ hoặc thậm chí không đau. Sỏi lớn hơn có thể bị kẹt ở dọc theo đường tiết niệu và có thể chặn dòng chảy của nước tiểu gây đau nặng hoặc chảy máu. 2.VITAMIN C CÓ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH SỎI THẬN HAY KHÔNG? Qua một số nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng việc dùng liều cao vitamin C có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Nghiên cứu đã được thực hiện ở nam giới, nam giới thường dễ bị hình thành sỏi thận hơn ở nữ giới. Các nghiên cứu cho thấy rằng ở những người cho biết dùng vitamin C bổ sung thường có nguy cơ bị đau sỏi thận gấp đôi những người không dùng. Nguy cơ tăng cao chỉ có ở những người dùng thêm vitamin C và không xảy ra ở những người chỉ sử dụng chất bổ sung đa vitamin. Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy chất bổ sung vitamin tổng hợp không chứa vitamin C mức cao không làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Sỏi thận hình thành do nhiều lý do: ảnh hưởng gen di truyền cũng như giới tính (nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn so với nữ giới), trọng lượng (béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh) và chế độ ăn uống (ăn nhiều protein động vật, không uống đủ nước). Các loại sỏi thận thường gặp nhất là hỗn hợp canxi và oxalat, một chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Khi vitamin C dư thừa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Khi vitamin C dư thừa được bài tiết trong cơ thể, nó thường có ở dạng oxalate và điều này có thể dẫn đến sỏi thận hơn. Không có lý do vitamin C gây bệnh sỏi thận nào được chỉ rõ cho người dùng lượng lớn vitamin C. Các kết quả nghiên cứu này không áp dụng đối với vitamin C có trong thực phẩm. Mọi người nên biết những rủi ro liên quan với việc dùng vitamin C liều cao. Nếu bạn có tiền sử sỏi thận, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung vitamin C ở mức độ cao.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: