Th 02
Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do một loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc và lây lan bệnh cúm. Hầu hết mọi người mắc bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn hoặc các bệnh phổi khác, nó có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn, hoặc thậm chí gây tử vong. 1.NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH CÚM LÀ DO VIRUS Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do virus tấn công vào mũi, họng và phổi. Virus cúm thường gây bệnh nhiều nhất vào những tháng lạnh hơn trong năm. Virus là nguyên nhân gây ra bệnh cúm liên tục thay đổi và xuất hiện các chủng mới qua mỗi năm. Nếu bạn đã từng bị cúm trước đây hoặc đã tiêm phòng cúm, cơ thể đã tạo ra các kháng thể để chống lại chủng virus cúm cụ thể đó. Sau đó, khi bạn bị nhiễm virus cúm có chủng tương tự thì kháng thể trong cơ thể có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên. mức độ kháng thể có thể suy giảm theo thời gian. Trong một số trường hợp, các kháng thể chống lại chủng virus cúm bạn đã từng gặp trong quá khứ có thể không bảo vệ bạn khỏi các chủng virus cúm mới, có thể là những virus rất khác với loại bạn đã mắc phải trước đây. 2.NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH CÚM LÀ DO LÂY LAN Nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do virus tấn công vào hệ hô hấp. Đây là loại virus rất dễ lây lan từ người này sang người khác không qua không khí. Khi một người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, họ sẽ phun ra những giọt nước nhỏ li ti mang virus. Những người ở gần đó có thể bị rơi những giọt nước nhỏ li ti mang virus. Những người ở gần đó có thể bị rơi những giọt nước chứa virus vào miệng hoặc hít phải chúng vào mũi và bị lây bệnh. Một nguyên nhân bị cảm cúm khác ít phổ biến hơn là bị lây bệnh khi vô tình chạm vào một bề mặt hoặc đồ vật có chứa virus cúm, chẳng hạn như tay nắm cửa, bút viết, bàn phím, điện thoại, cốc, ly, dụng cụ ăn uống… và sau đó chạm vào miệng, mắt hoặc mũi của chính mình. Khi biết nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do lây lan thì bạn sẽ thắc mắc cảm cúm lây lan qua đường nào và lây trong bao lâu? Người bị cúm có thể lây lan cho người khác trước khi biết mình mắc bệnh. Người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm virus gây bệnh từ khoảng 1 ngày trước khi các biểu hiện bệnh xuất hiện cho đến khoảng 5-7 ngày sau mới hết lây. Thời điểm dễ lây lan bệnh nhất là trong 3-4 ngày đầu tiên sau khi khởi phát triệu chứng. Một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ, và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, có thể lây nhiễm bệnh trong thời gian dài hơn. 3.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ngoài những nguyên nhân gây ra bệnh cúm đã đề ra ở trên, thì một số yếu tố nguy cơ sau đây có thể khiến bạn hay bị cảm cúm hơn so với người khác: Tuổi tác: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, và người lớn trên 65 tuổi trở lên là những đối tượng dễ bị mắc bệnh. Môi trường sống hoặc làm việc: Những người sống hoặc làm việc trong các cơ sở với nhiều cư dân, chẳng hạn như viện dưỡng lão, bệnh viện hoặc doanh trại quân đội. Hệ thống miễn dịch suy yếu: Người đang điều trị ung thư, sử dụng thuốc chống thải ghép, sử dụng steroid trong thời gian dài, cấy ghép nội tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và dễ bị virus xâm nhập. Mắc các bệnh mãn tính: Người mắc các bệnh mãn tính như COPD, hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, hệ thần kinh, rối loạn chuyển hóa, bất thường đường thở, bệnh thận, bệnh gan hoặc thiếu máu nặng, có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng cúm. Sử dụng aspirin dưới 19 tuổi: Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi đang được điều trị aspirin dài hạn có nguy cơ phát triển hội chứng Reye nếu bị nhiễm virus cúm. Thai kỳ: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba có nhiều khả năng phát triển các biến chứng liên quan đến cúm trong vòng hai tuần sau sinh. Béo phì: Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên có nguy cơ mắc các biến chứng cúm cao hơn. 4.PHÒNG NGỪA Hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do virus lây lan thì bạn sẽ biết rằng cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là chích ngừa cúm hằng năm để thúc đẩy cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus và giảm mức độ nguy hiểm của bệnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên tiêm phòng cúm hằng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Thuốc chủng ngừa cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, giảm mức độ nghiêm trọng của bạn và giảm nguy cơ phải nằm viện. Ngoài ra, để phòng ngừa nguyên nhân gây ra bệnh cúm là do lây lan virus, bạn nên có những thói quen tốt sau đây: Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi, trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn. Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ vào thùng rác. Ho hoặc hắt hơi vào cánh tay trên, không phải bàn tay, nếu không có sẵn khăn giấy. Không bao giờ nhặt khăn giấy đã qua sử dụng. Không bao giờ dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống với người khác. Hạn chế ra ngoài khi đang bị cúm.
Th 01
Trà táo đỏ kỷ tử quen thuộc với rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách loại đồ uống này để đạt được lợi ích tối đa. Hơn thế nữa, đây không phải là loại trà dành cho tất cả mọi người. Vậy tác dụng của trà táo đỏ kỷ tử là gì, nên uống khi nào, ai không nên uống? 1.TRÀ TÁO ĐỎ KỶ TỬ CÓ TÁC DỤNG GÌ? Táo đỏ (hay còn gọi là đại táo) được thu hái trực tiếp từ trên cây táo tàu. Đây là một vị thuốc rất phổ biến trong y học cổ truyền, có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tỳ và vị, tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân, điều hòa doanh vệ… Táo đỏ được dùng hỗ trợ điều trị táo bón, khó ngủ, suy nhược cơ thể… Trong đại táo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng: protid, chất béo, carbohydrate, canxi, photpho, sắt, vitamin A, C, B1, B2, Nicotinic acid và các axit amin cùng một số hoạt chất khác: polyphenol, alkaloid, terpenoid, flavonoid, Saponin Glycoside… Các chất dinh dưỡng và các phytochemical thu được từ quả táo tàu có chức năng sinh lý bao gồm: Điều hòa miễn dịch, chống dị ứng: Nhờ các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Người ta ghi nhận những người thường xuyên dùng táo đỏ ít có nguy cơ bị hen suyễn hơn người khác. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng mỡ máu: Táo đỏ chứa kali và vitamin C có tác dụng giúp bảo vệ thành mạch máu, trong khi đó các hợp chất polyphenol và chất xơ có thể chống lại việc tích tụ mảng xơ vữa động mạch. Giảm cân và hỗ trợ điều trị tiểu đường: Nhờ lượng chất xơ dồi dào, tăng cường chuyển hóa đường, cholesterol và giảm mỡ máu nên ăn táo đỏ vừa phải trước bữa ăn có thể hỗ trợ giảm cân và ổn định đường huyết khá hiệu quả. Đẹp da: Táo đỏ giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp bạn có làn da mịn màng, giảm nhăn và nám, giảm ngứa da do chàm, giúp tóc mượt. Hỗ trợ tiêu hóa: Cũng là chất xơ sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tránh táo bón và ngăn ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng. An toàn, bảo vệ thần kinh: Ăn táo đỏ là cách chữa mất ngủ hiệu quả và giúp bạn ngủ ngon hơn. Bởi táo đỏ có chứa saponin giúp an thần, giảm lo âu và bảo vệ não bộ. Tốt cho trí nhớ. Chống virus nhờ các hợp chất flavonoid. Dược liệu này giúp bạn chống lại virus cúm. Y học cổ truyền dùng táo đỏ để trị ho, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, kiết lị, hồi hộp lo âu. Kỷ tử là quả khởi tử đem phơi khô, có tên khoa học là Lycium sinense Mill. Khởi tử được coi là một vị thuốc bổ toàn thân. Theo tài liệu cổ, khởi tử có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh phế, can và thận, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt, bổ tinh huyết… Hiệu quả hỗ trợ của nó bao gồm: Tăng cường thị lực: Hợp chất chống oxy hóa tuyệt vời cho mắt là zeaxanthin giúp cải thiện thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do lão hóa, giúp mắt nhìn rõ hơn khi ánh sáng kém, trì hoãn tiến triển của bệnh võng mạc do tiểu đường. Giảm cân: Nhờ chất xơ nhiều, dinh dưỡng nhiều nhưng calo thấp sẽ giúp người dùng no lâu, hạn chế ăn vặt. Tăng cường chức năng sinh lý nhờ tác dụng ôn thận tráng dương, giúp nam giới điều trị di tinh, hoạt tinh và mộng tinh. Bảo vệ tế bào thần kinh trên một số nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên. Giải độc gan, tốt cho thận, nâng cao sức khỏe tổng thể. Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư, làm chậm lão hóa, giúp đẹp da. Giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch. Hỗ trợ ổn định đường huyết. Như vậy, việc dùng trà táo đỏ kỷ tử là cách tuyệt vời để làm đẹp da và tóc, giúp ngủ ngon, giảm lo âu, hỗ trợ giảm cân, cải thiện trí nhớ, tăng cường miễn dịch và chống lại tình trạng tăng mỡ máu… Ngoài ra, trà này còn tốt cho người tiểu đường, người có cơ địa táo bón, người bệnh hen suyễn. 2.UỐNG TÁO ĐỎ KỶ TỬ CÓ NÓNG KHÔNG? Cả táo đỏ và kỷ tử đều có vị ngọt, tính bình. Vì vậy, uống trà táo đỏ kỷ tử không nóng. Vào những ngày nóng bức, bạn thậm chí còn có thể tự pha cho mình một bình trà táo đỏ kỷ tử để hạ hỏa. 3.TRÀ TÁO ĐỎ KỶ TỬ NÊN UỐNG KHI NÀO? UỐNG NƯỚC TÁO ĐỎ KỶ TỬ MỖI NGÀY CÓ TỐT KHÔNG? Bạn có thể uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày nếu không thuộc nhóm đối tượng cần kiêng kỵ. Hãy uống vào những thời điểm sau đây: Buổi sáng khi vừa thức dậy, giúp bạn bổ sung nước sau một đêm dài. Sau một bữa ăn nhiều dầu mỡ, để tránh khó tiêu và góp phần giảm tình trạng tăng mỡ máu. Khoảng 30 phút trước giờ đi ngủ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. 4.NHỮNG AI KHÔNG NÊN UỐNG TÁO ĐỎ KỶ TỬ? Nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong trà, bạn tuyệt đối không sử dụng. Dù loại trà này là lành tính, nhưng nếu có vấn đề sức khỏe hoặc muốn dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay thầy thuốc đông y uy tín trước khi dùng.
Th 01
Thân gửi Quý khách, Trong không khí chào đón năm mới 2024 đang đến gần, HADU PHARMA xin trân trọng gửi đến Quý khách hàng lời chúc mừng năm mới, chúc Quý khách một năm mới sức khỏe dồi dào, công việc kinh doanh năm 2024 gặp nhiều thuận lợi và thành công. Trong dịp Tết Âm Lịch 2024, Công ty cổ phần quốc tế dược phẩm Hadu Pharma trân trọng thông báo tới Quý khách về lịch nghỉ lễ như sau: Thời gian nghỉ Tết âm lịch: Từ Thứ 4 ngày 7/02/2024 (Âm lịch ngày 28/12/2023) đến hết thứ 4 ngày 14/02/2024 (Âm lịch ngày 05/01/2024). Chúng tôi sẽ quay trở lại làm việc bình thường từ thứ 5, ngày 15/02/2024 (Âm lịch ngày 06/01/2024). Trong thời gian này, quý khách cần trợ giúp có thể liên hệ với chúng tôi qua email hotro.hadu@gmail.com. Trong khoảng thời gian này, nếu chúng tôi chưa kịp phản hồi tới quý khách như ngày làm việc bình thường, chúng tôi rất mong quý khách thông cảm. HADU PHARMA sẽ phản hồi các yêu cầu của quý khách chậm nhất vào ngày 15/02/2024. Chúc Quý khách và gia đình một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý
Th 01
Đau khớp hay viêm khớp khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Một số thực phẩm sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng. Do vậy bạn cần biết đau nhức xương khớp không nên ăn gì để chủ động hơn trong bữa ăn của mình. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Một số người vì không nắm rõ thông tin dinh dưỡng dành cho người đau khớp mà khiến bệnh trở nặng. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần hết sức lưu ý cần tránh hoặc hạn chế sử dụng. 1.THỨC ĂN CHIÊN VÀ ĐỒ CHẾ BIẾN SẴN Người bị đau xương khớp không nên ăn gì? Nghiên cứu về chế độ ăn và phòng tránh bệnh cho thấy người đau xương khớp nên tránh dùng các thực phẩm như thịt chiên hay các món ăn đông lạnh được chế biến sẵn để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, việc này cũng giúp khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể được phục hồi. Giải pháp cho bạn là cần cắt giảm lượng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên hay đồ chế biến sẵn. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ, đặc biệt là các loại quả mọng giàu chất chống viêm và oxy hóa. 2.GIẢM LƯỢNG AGE - SẢN PHẨM GLYCAT HÓA BỀN VỮNG AGE là các sản phẩm glycat hóa bền vững. Nó là một chất độc được sản sinh khi chúng ta hâm nóng, nướng hay diệt khuẩn thực phẩm ở nhiệt độ cao. Sự xuất hiện của AGE sẽ dẫn đến sự phá hủy protein trong cơ thể. Để phá hủy AGE, cơ thể cần sử dụng cytokine - một chất chuyển viêm. Do đó sự hình thành AGE cũng làm phát triển chứng viêm khớp và các loại viêm nhiễm khác. Giải pháp lúc này là bạn cần hạn chế sử dụng các sản phẩm được nấu ở nhiệt độ quá cao hay sử dụng đồ ăn được hâm lại nhiều lần. Ngoài ra nên tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, giàu đường, nấu quá lâu, đã bị caramen hóa, giảm ăn chất béo bão hòa, thịt mỡ và thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao. 3.ĐƯỜNG VÀ CÁC THỰC PHẨM CHỨA CARBOHYDRATE CHẾ BIẾN SẴN Lượng đường trong cơ thể cũng đại diện cho lượng AGE xuất hiện trong máu. Như đã nói, AGE dẫn đến sự viêm nhiễm, viêm khớp hay đau khớp. Do đó người bị viêm xương khớp nên tránh ăn bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm làm từ bột mì, các loại nước ngọt có gas. 4.SẢN PHẨM LÀM TỪ SỮA Sản phẩm làm từ sữa chứa nhiều protein dẫn đến viêm khớp. Protein có thể gây hại cho các mô xung quanh khớp. Vì nguyên nhân này, một vài bệnh nhân viêm khớp chọn chế độ ăn chay trong cuộc sống thường ngày. Giải pháp: người bị đau khớp có thể hấp thụ protein từ các nguồn thay thế khác như rau củ và đậu. Cải bó xôi, bơ đậu phộng, đậu hũ, các loại hạt, đậu lăng, và hạt diêm mạch là nguồn thực phẩm tốt. 5.MUỐI VÀ CÁC CHẤT BẢO QUẢN Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều muối và chất bảo quản bằng cách tìm hiểu thật cẩn thận về các thực phẩm mà bạn dùng. Bởi ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp. Giải pháp: Đọc thông tin dinh dưỡng trên bao bì cẩn thận khi mua thực phẩm. Hãy đảm bảo những thực phẩm đó chứa ít hoặc không chứa các chất bảo quản và chất phụ gia. Các món ăn chế biến sẵn đều không phải lựa chọn tốt vì chúng chứa quá nhiều muối. 6.DẦU BẮP Các món nướng và đồ ăn vặt chứa nhiều dầu bắp và các loại dầu chứa nhiều axit béo omega 6. Chúng đều là chất gây viêm. Nếu bị đau khớp, bạn nên tránh ăn các món đồ ăn vặt chứa nhiều dầu bắp, thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm có chứa axit béo chống viêm omega 3. Bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu oliu, đậu phộng, hạt lanh và hạt bí đỏ. Những nghiên cứu cho thấy omega 3 có khả năng làm giảm đau khớp đối với nhiều người. 7.ĐỒ UỐNG CÓ CỒN VÀ THUỐC LÁ Đồ uống có cồn gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe xương khớp, bao gồm việc gây hại cho xương khớp. Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có khả năng mắc bệnh thấp khớp, trong khi những người uống rượu sẽ bị bệnh gout. Giải pháp: Nếu đang bị bệnh đau khớp, tốt nhất bạn nên ngưng uống rượu bia và hút thuốc lá. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi thích hợp, ngủ đủ giấc góp phần hạ giảm các triệu chứng đau khớp. Nhìn chung, các bệnh nhân viêm khớp nên duy trì cân nặng lý tưởng và sử dụng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Nếu bệnh trở nặng và gây ra cơn đau dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn được gọi là NSAIDs) để giảm đau. Tuy nhiên, bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh hoặc bệnh lý đi kèm trước khi sử dụng thuốc NSAIDs nhé.