Th 02
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y Khoa quốc gia Hoa Kỳ, chế độ ăn bao gồm chủ yếu là rau, trái cây và các loại hạt có hàm lượng calo thấp giúp làm giảm rõ rệt các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên quan đến chất béo. Cụ thể là giảm cholesterol toàn phần trong máu và LDL cholesterol. Vậy nên ăn rau gì để giảm mỡ máu? 1.CÁC LOẠI RAU GIẢM MỠ MÁU THEO CƠ CHẾ NÀO? Các loại thực phẩm khác nhau sẽ làm giảm mỡ máu theo nhiều cách khác nhau. Với các loại rau giảm mỡ máu, cơ chế là: cung cấp chất xơ hòa tan, liên kết cholesterol và tiền chất của nó trong hệ thống tiêu hóa, từ đó kéo cholesterol ra khỏi cơ thể trước khi chúng đi vào máu. 5-10 gram chất xơ hòa tan trở lên mỗi ngày sẽ là giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu là thành phần chính của xơ vữa động mạch. Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng có hiệu quả hạ mỡ máu theo các cơ chế sau đây: Cung cấp chất béo không bão hòa đa, trực tiếp làm giảm LDL cholesterol Chứa sterol và stanol thực vật, ngăn cơ thể hấp thu cholesterol 2.ĂN RAU GÌ ĐỂ GIẢM MỠ MÁU CÀ TÍM Cà tím chứa nhiều chất xơ hòa tan, nhiều nước, ít calo hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp kali tốt cho hoạt động của tim, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Những điều này đều có lợi cho những người mắc các bệnh về chuyển hóa như tiểu đường, hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng tim mạch. ĐẬU BẮP Loại rau này có chứa ít calo, là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào. CÁC LOẠI ĐẬU Ăn rau gì để giảm mỡ máu tại sao lại nhắc đến các loại đậu? Bởi vì trong bữa ăn của người Việt có nhiều món chế biến các loại đậu thành canh hoặc thành giá đỗ. Vì vậy bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ đậu xanh, đậu tây, đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan… vừa làm rau tốt cho người mỡ máu cao, vừa cung cấp nhiều đạm thực vật tốt cho sức khỏe. Đậu đặc biệt giàu chất xơ hòa tan. Có thể mất khá nhiều thời gian để tiêu hóa đậu nên bạn sẽ thấy no lâu hơn sau bữa ăn. TRÁI BƠ Sở dĩ trái bơ cũng nằm trong danh sách ăn rau gì để giảm mỡ máu vì nó có thể ăn như rau trong món salad, kẹp bánh mì sandwich. RAU DIẾP CÁ Rau diếp cá được dùng trong dân gian để lợi tiểu và thải độc. Nghiên cứu trên chuột cho thấy dịch chiết nước của lá diếp cá ức chế sự hấp thu axit béo và glycerol, giảm lượng chất béo trung tính trong máu, chống béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra. Dù chưa có nghiên cứu trên người về tác dụng của rau diếp cá trị mỡ máu. Tuy nhiên đây cũng là một loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ, bạn hoàn toàn nên bổ sung vào danh sách ăn rau gì để giảm mỡ máu. MỌI LOẠI RAU CỦ KHÁC Hãy ăn nhiều loại trái cây và rau củ nhiều màu sắc mỗi ngày. Điều này góp phần bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm nguy cơ ung thư. Chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm sự hấp thu cholesterol tại ruột và giảm LDL cholesterol trong máu. Một mẹo nhỏ là bạn có thể để lại vỏ của các loại củ quả nếu ăn được để nhận tối đa chất xơ, sử dụng nước cùng vỏ cam và chanh trong khi làm nước sốt. 3.NHỮNG MÓN ĂN KHÁC CÓ THỂ GIẢM MỠ MÁU Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì chỉ tập trung vào rau sẽ không đủ. Bạn cần phải cân bằng chế độ ăn với đa dạng thực phẩm lành mạnh, tốt cho tình trạng mỡ máu cao. Chúng nên bao gồm: BỘT YẾN MẠCH, CÁM YẾN MẠCH Bột yến mạch có chất xơ hòa tan, làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Một khẩu phần ngũ cốc ăn sáng với bột yến mạch hoặc cám yến mạch cung cấp 3 đến 4 gam chất xơ. Nếu bạn thêm trái cây, chẳng hạn như chuối hoặc quả mọng, bạn sẽ nhận được nhiều chất xơ hơn. TÁO, NHO, DÂU TÂY, TRÁI CÂY HỌ CAM QUÝT Những loại trái cây này rất giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan làm giảm cholesterol LDL. CÁ VÀ AXIT BÉO OMEGA 3 Cá béo có hàm lượng axit béo omega 3 cao, có thể làm giảm chất béo trung tính - một loại chất béo có trong máu. Omega 3 cũng có thể giúp làm giảm huyết áp và nguy cơ phát triển cục máu đông. Ở những người đã từng bị nhồi máu cơ tim, axit béo omega 3 có thể làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột. Axit béo omega 3 không ảnh hưởng đến mức cholesterol LDL nhưng có thể giúp giảm chất béo trung tính và tăng HDL. HDL là cholesterol tốt giữ vai trò vận chuyển LDL cholesterol đi tiêu thụ. Vì lợi ích cho tim mà các bác sĩ tim mạch khuyến nghị nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần. Bạn hãy hấp hoặc nướng cá, tránh thêm chất béo không lành mạnh. QUẢ HẠCH Hạnh nhân, óc chó, đậu phộng và các loại hạt có thể cải thiện cholesterol trong máu. Trong đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả óc chó có chứa chất béo omega-3, giúp bảo vệ tim và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho những người đã mắc bệnh tim. Tuy nhiên, tất cả các loại hạt đều có chứa hàm lượng calo cao, vì vậy, bạn chỉ nên thêm một ít vào món salad hoặc ăn như một món ăn vặt là đủ. DẦU OLIU Hãy thử sử dụng dầu oliu thay cho các chất béo khác trong chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể xào rau bằng dầu oliu, thêm vào nước xốt hoặc trộn với giấm làm nước sốt salad. Bạn cũng có thể sử dụng dầu oliu thay thế bơ khi phết thịt hoặc làm nước chấm cho bánh mì. Uống dầu oliu nguyên chát cũng làm giảm nhồi máu cơ tim.
Th 02
Theo Đông Y, sâm là một vị thuốc đại bổ, giúp bồi bổ ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận). Không chỉ vậy, sâm còn giúp hỗ trợ phục hồi, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh lý khác nhau. Vậy người bị bệnh tuyến giáp có uống sâm được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Hadu Pharma nhé! 1.NGƯỜI BỊ TUYẾN GIÁP CÓ UỐNG SÂM ĐƯỢC KHÔNG? Bệnh tuyến giáp là tình trạng rối loạn về cấu trúc, chức năng của tuyến giáp gây ra việc sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp. Từ đó có thể kéo theo các bệnh lý về tuyến giáp như: bệnh suy giáp, cường giáp, bướu nhân tuyến giáp, u nang tuyến giáp lành tính, ung thư tuyến giáp. Trong khi đó, sâm được biết đến là một vị thuốc quý, giúp phục hồi, tăng cường và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư, ung bướu… Sâm hay nhân sâm chứa các thành phần hóa học như: Saponin, ginsenosides,... Trong đó thành phần ginsenosides RH2 có khả năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư. Điều thú vị là RH2 có thể hoạt động bổ sung hoặc hiệp đồng với các loại thuốc hóa trị trên tế bào ung thư. Đặc biệt nó làm tăng mẫn cảm các tế bào ung thư đa kháng thuốc. 2.TÁC DỤNG CỦA SÂM ĐỐI VỚI BỆNH TUYẾN GIÁP Sâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus giúp ngăn ngừa các loại bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, trong sâm còn chứa các thành phần khác như: kali, natri, vitamin B1, vitamin B2, B12, vitamin C và axit folic, sắt cùng các axit béo và các axit amin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol, chống lão hóa… Đối với người bệnh tuyến giáp, việc uống sâm có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và ức chế quá trình phát triển của virus gây bệnh nhờ vào các thành phần chính như đã đề cập. 3.CÁCH SỬ DỤNG SÂM CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TUYẾN GIÁP Để sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số gợi ý về liều lượng và cách dùng dưới đây. LIỀU DÙNG Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 1-2g mỗi ngày, hạn chế dùng quá 3g mỗi ngày. Ban đầu bạn nên sử dụng nhân sâm với liều lượng thấp và tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể nào về liều lượng sử dụng nhân sâm cho tất cả mọi đối tượng. Do đó, tùy vào vấn đề sức khỏe đang gặp phải mà bạn có thể trao đổi với bác sĩ/ thầy thuốc để biết liều lượng dùng thích hợp. 4.NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NHÂN SÂM Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh nhân tuyến giáp có uống được sâm không, bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đấu sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào. Sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người kê đơn. Theo Đông Y, bạn không nên tự ý kết hợp sử dụng nhiều loại dược liệu cùng nhau. Điều đó có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, buồn nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa… Những đối tượng không nên sử dụng sâm: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc, bệnh về huyết áp, bệnh tim mạch, bất thường về rối loạn đông cầm máu, rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị chuyên khoa… Xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục, rèn luyện sức khỏe, ăn uống đầy đủ và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe nhanh chóng phục hồi.
Th 02
Đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc do ăn một số thực phẩm. Vậy những loại thực phẩm nào có thể khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng? 1.NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN BỊ ĐẦY HƠI, CHƯỚNG BỤNG Đầy hơi, chướng bụng có thể là kết quả của các quá trình bình thường của cơ thể nhưng nhiều khi cũng do các vấn đề ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng phần lớn do cách chúng ta ăn uống như: nuốt không khí khi ăn, nuốt nước bọt, do trào ngược acid… Khí cũng có thể phát sinh trong quá trình tiêu hóa một số loại thức ăn hoặc khi thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn dẫn tới đầy hơi, chướng bụng. 2.NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÊN TRÁNH XA KHI BỊ ĐẦY HƠI CÁC LOẠI ĐẬU Các loại đậu rất giàu chất xơ nhưng carbohydrate phức tạp trong đậu được gọi là oligosaccharides, đặc biệt nhất là loại raffinose rất khó tiêu hóa. Những loại đường chuỗi dài này không thể bị phân hủy dễ dàng. Chúng được tiêu hóa bởi các vi sinh vật trong ruột và tạo khí mê-tan. Khi carbohydrate phức tạp đến ruột dưới, vi khuẩn sẽ ăn chúng và tạo ra khí. Do vậy ăn nhiều các loại đậu dễ dẫn đến đầy hơi. Bạn nên ngâm đậu trước khi nấu có thể loại bỏ một lượng raffinose đáng kể mà không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của đậu. NẤM Nấm chứa các loại đường khó tiêu, đặc biệt nhất là loại đường mannitol, được tìm thấy ở các loại nấm trắng thông thường. Mannitol được hấp thu kém ở ruột non. Tuy nhiên, những loại khác như nấm sò có chứa trehalose, thường chỉ gây ra vấn đề đối với người thiếu một loại enzyme tiêu hóa cụ thể gọi là trehalase. Nếu bị đầy hơi sau khi ăn nấm, có thể thử các loại khác như nấm hương có thể sẽ cải thiện. SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA Trong trường hợp không dung nạp lactose, khi ăn các sản phẩm từ sữa có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Nhưng những người không dung nạp lactose, enzyme cần thiết để phân hủy lactase, enzyme cần thiết để phân hủy lactose (một loại đường sữa). Điều này dẫn đến đầy hơi và chướng bụng cùng với các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng. ĐỒ UỐNG CÓ GAS Đồ uống có gas và bia có thể gây tích tụ khí trong đường ruột gây đầy hơi sau uống. CHẤT LÀM NGỌT NHÂN TẠO Chất làm ngọt nhân tạo là chất thay thế đường được sử dụng trong nhiều thực phẩm và đồ uống. Ví dụ như sorbitol và mannitol có trong kẹo, kẹo cao su và thức ăn ngọt không đường. Đây là những loại rượu đường được thêm vào thực phẩm và đồ uống để làm chúng ngọt hơn. Một số người bị tiêu chảy, đầy hơi hoặc cả hai khi họ tiêu thụ những chất này. Nguyên nhân là loại đường chuỗi dài này cần được phân hủy ở gan để chuyển hóa thành glucose, nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nhưng quá trình này rất khó khăn và để lại nhiều đường lên men trong ruột kết. Vì vậy, nếu thường xuyên bị đầy hơi, nên cắt giảm những thực phẩm này. 3.NÊN ĂN GÌ KHI BỊ ĐẦY HƠI Trong hầu hết các trường hợp, việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát tình trạng đầy hơi quá mức. Trước hết, nên tránh ăn các loại thực phẩm như đã nói ở trên và thay bằng thực phẩm chứa carbohydrate dễ tiêu hóa hơn như: chuối, trái cây họ cam quýt, nho, dứa, kiwi, đu đủ, sữa chua, bạc hà, gừng… Ngoài ra, nên ăn chậm, nhai kỹ. Ăn nhanh khiến mọi người nuốt nhiều không khí hơn dẫn đến đầy hơi. Đảm bảo uống đủ nước cũng giúp tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Ăn uống theo khẩu vị, phù hợp với khả năng tiêu hóa cũng rất quan trọng. Ăn uống đúng theo khẩu vị sẽ giúp hệ tiêu hóa tiết ra nhiều loại dịch và men tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Tránh ăn nhiều đồ nướng, đồ chiên quay, đồ hộp, thức ăn quá nhiều tinh bột hoặc quá nhiều đường… Những thực phẩm này rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Th 02
Ăn thực phẩm giàu kẽm là giải pháp tốt cho tình trạng thiếu kẽm, nhất là đối với người cao tuổi thường có chế độ dinh dưỡng kém hơn. Kẽm là một loại khoáng chất thiết yếu có trong nhiều loại thực phẩm. Sự thiếu hụt khoáng chất này có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như giảm chức năng miễn dịch, giảm trí nhớ, chán ăn, kém hấp thu… 1.LÝ DO NGƯỜI CAO TUỔI DỄ THIẾU KẼM Kẽm là một khoáng chất có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể. Kẽm giúp làm chậm quá trình oxy hóa, giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về tim mạch. Kẽm là yếu tố cần thiết trong dẫn truyền thần kinh, giúp trí não người cao tuổi minh mẫn, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc. Bên cạnh canxi kẽm cũng là yếu tố cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương khớp. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như sự thay mới của collagen ở sụn khớp nên có tác dụng phòng ngừa loãng xương và các bệnh lý thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Kẽm cũng là yếu tố cần thiết cho quá trình vận chuyển vitamin A ở võng mạc, giúp phòng ngừa các bệnh về mắt, ngăn ngừa suy giảm thị lực do tuổi tác. Ngoài ra, kẽm còn giúp ngăn chặn các bệnh lý ở mắt như phù võng mạc, mờ đục võng mạc, thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. Các nghiên cứu đã chứng minh lượng kẽm thấp có thể đe dọa hệ thống miễn dịch. Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp kẽm mà chủ yếu hấp thu từ thực phẩm hằng ngày thông qua hệ tiêu hóa. Trong khi đó, hệ tiêu hóa ở người cao tuổi không còn hoạt động tốt như trước kèm theo một số bệnh lý lão hóa dẫn đến chán ăn, ăn kém dẫn tới bị thiếu kẽm. 2.HẤP THU ĐỦ KẼM GIÚP TĂNG MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI Chức năng miễn dịch suy giảm làm tăng tính nhạy cảm với viêm phổi và cúm, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn và ung thư. Duy trì lượng kẽm đầy đủ có thể hạn chế sự suy giảm chức năng miễn dịch thường xảy ra theo tuổi tác. Nghiên cứu cho thấy rằng, đối với những người lớn tuổi, việc duy trì tình trạng kẽm đầy đủ có tầm quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm phổi, đặc biệt trong mùa đông. Đối với người cao tuổi, các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, là những dạng bệnh thường gây nguy hiểm. Trong một nghiên cứu về người lớn tuổi ở viện dưỡng lão, những người có lượng kẽm huyết thanh bình thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi thấp hơn và được kê đơn kháng sinh bằng một nửa so với những người có lượng kẽm huyết thanh thấp. Người cao tuổi cần duy trì khả năng miễn dịch khỏe mạnh thông qua một chế độ ăn uống giàu chất phytochemical và các chất dinh dưỡng cần thiết. Ăn uống lành mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp vì nhiều vi chất dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ chức năng miễn dịch thích hợp. Kẽm không tồn tại trong cơ thể dưới dạng dự trữ nên thường xuyên phải bổ sung hằng ngày. Trong khi đó, người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu và thường hay ăn kiêng nên có nguy cơ thiếu kẽm cao. 3.THỰC PHẨM GIÀU KẼM TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm. Một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh bao gồm các thực phẩm giàu kẽm sẽ đáp ứng nhu cầu của mọi người. Đối với những người không ăn một chế độ ăn uống tối ưu để tăng cường chức năng miễn dịch của họ, khả năng miễn dịch bắt đầu suy giảm ở độ tuổi 60-65. Nhưng ngay cả những người đang ăn một chế độ ăn uống thích hợp cũng có thể cần bổ sung kẽm. Nhu cầu kẽm được ước tính cao hơn khoảng 50% đối với những người theo chế độ ăn hoàn toàn dựa trên thực vật do giảm sinh khả dụng từ thực phẩm thực vật. Phytate - một hợp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt, ngăn chặn sự hấp thụ một số khoáng chất, bao gồm cả kẽm. Ngoài ra, các khoáng chất khác như sắt và canxi cản trở quá trình hấp thụ kẽm. Đồng cũng cạnh tranh với kẽm để liên kết các protein trong tế bào của cơ thể. CÁC LOẠI THỨC ĂN GIÀU KẼM NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN HẰNG NGÀY -Thịt bò, thịt lợn nạc, thịt cừu cung cấp nhiều kẽm. Trong 100g thịt bò xay sống chứa 4,8mg kẽm, chiếm 44% nhu cầu hằng ngày. Người cao tuổi nên tiêu thụ một lượng vừa đủ thịt đỏ với một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và chất xơ. -Động vật có vỏ là nguồn cung cấp kẽm ít calo và lành mạnh. Các loài động vật có vỏ như: hàu, trai, sò, ốc, hến, sò, cua, tôm… Trong đó hàu chứa một lượng kẽm tương đối cao, chỉ một con hàu cỡ trung bình cung cấp tới 5,3mg kẽm, tương đương 48,5% nhu cầu hằng ngày. -Trứng cũng chứa một lượng kẽm vừa phải. Một quả trứng cỡ lớn chứa khoảng 5% nhu cầu kẽm hằng ngày. -Sữa và các thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là những nguồn chứa lượng kẽm sinh học cao, có nghĩa kẽm trong những thực phẩm này có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. -Một số loại rau củ, trái cây nhiều màu sắc và các loại thực phẩm thực vật khác ngoài kẽm còn giàu chất phytochemical cũng có tác dụng chống vi khuẩn và tăng cường miễn dịch. -Các loại hạt và quả hạch như đậu phộng, hạt điều và hạnh nhân cũng chứa lượng kẽm đáng kể và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác, bao gồm chất béo lành mạnh và chất xơ. -Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng đều chứa một lượng kẽm đáng kể. Tuy nhiên, trong đậu cũng chứa phylates làm ức chế sự hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác, có nghĩa là kẽm từ các loại đậu không được hấp thụ tốt như các sản phẩm từ động vật.